Tổng Quan Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân



107. Quang Toàn (2019), Tìm lối ra cho ngành đường sắt, truy cập ngày 14/9/2019, tại https://bnews.vn/tim-loi-ra-cho-nganh-duong-sat-bai-1-lieu-co-can-mot-cuoc-dai-phau-/121052.html.

108. Ramirez, M. D. (1991), ‘The impact of public investment on private capital formation: A study relating to Mexico’, Eastern Economic Journal, Vol. 17(4), pp. 425-437.

109. Ribeiro, M. B., and Teixeira, J. R. (2001), ‘An econometric analysis of private- sector investment in Brazil’, Cepal Review, No. 74, pp. 153-166.

110. Roache, S. K. (2006), Domestic Investment and the Cost of Capital in the Caribbean, International Monetary Fund Working Paper, No. 06/152.

111. Romer, P. (1993), ‘Idea gaps and object gaps in economic development’, Journal of monetary economics, Vol. 32(3), pp. 543-573.

112. Sagdic, E. N., Sasmaz, M. U., and Tuncer, G. (2019), ‘Wagner versus Keynes: Empirical evidence from Turkey’s provinces’, Panoeconomicus, pp. 1-18.

113. Samuelson P. A. (1954), ‘The pure theory of public expenditure’, Review of economics and statistics, Vol. 34(4), pp. 387-389.

114. Schuknecht, L. (2000), ‘Fiscal policy cycles and public expenditure in developing countries’, Public Choice, Vol. 102(1-2), pp. 113-128.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

115. Stasavage, D. (2002), ‘Private investment and political institutions’, Economics and Politics, Vol. 14, pp. 41-63.

116. Serven, L. (1999), Does public capital crowd out private capital? Evidence from India. World Bank Policy Research Working Paper WPS1613.

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 18

117. Serven, L. (2003), ‘Real-exchange-rate uncertainty and private investment in LDCs’, Review of Economics and Statistics, Vol. 85(1), pp. 212-218.

118. Shaw E. (1973), Financial Deepening in Economic Development, New York: Oxford University Press.

119. Smith A. (1976), The wealth of nations, (4th ed.), JSTOR, University of Chicago Bookstore.

120. Stiglitz J. E. (1997), ‘The role of government in economic development’, Conference: Annual World Bank Conference on Development Economics, Washington, D.C., pp. 11-23.



121. Su, D. T., and Bui, T. M. H. (2016), ‘Government size, public governance and private investment: The case of Vietnamese provinces’, Economic Systems, Vol. 41(4), pp. 651-666.

122. Sử Đình Thành (chủ biên) (2009), Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

123. Sử Đình Thành (2013), ‘Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - kiểm định bằng phương pháp bootstrap’, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 268, tr. 12-22.

124. Tadeu, H. F. B., and Silva, J. T. M. (2013), ‘The determinants of the long term private investment in Brazil: an empyrical analysis using cross-section and a Monte Carlo simulation’, Journal of Economics Finance and Administrative Science, Vol. 18, pp. 11-17.

125. Tiến Dũng (2017), Thấy gì từ chỉ số niềm tin doanh nhân (CEO.CI) 2017, trên Tạp chí Thuế, truy cập ngày 14/9/2019, tại http://tapchithue.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/12002-thy-gi-t-ch-s-nim-tin-doanh-nhan-ceoci-2017.html.

126. Tô Trung Thành (2011), ‘Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM’, Kỷ yếu hội thảo: Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn, Cần Thơ tháng 3/2011, Việt Nam.

127. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2009, truy cập ngày 14/9/2009, tại https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=9458.

128. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, truy cập ngày 14/9/2009, tại https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=10835

129. Tổng cục Thống kê (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

130. Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017, truy cập ngày 14/9/2019, tại https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&idmid=&ItemID=18945.

131. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm.

132. Udomkerdmongkol, M., and Morrissey, O. (2008), Political regime, private investment, and foreign direct investment in developing countries, WIDER Research Paper No. 2008/109.



133. UNDP (2016), Development Finance for the 8th National Socio-Economic Development Plan and the Sustainable Development Goals in Lao PDR - A Development Fiannce and Aid Assessment.

134. Văn Chúc (2017), Năm 2017: Các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại hơn 1,351 tỷ đồng, trên báo Nhân dân điện tử, truy cập ngày 14/9/2019, tại https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/33990102-nam-2017-cac-vu-an-vu-viec-tham-nhung-gay-thiet-hai-hon-1-351-ty-dong.html.

135. VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017.

136. Vũ Thành Tự Anh (2017), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương, Bài

đọc môn Phát triển vùng lãnh thổ, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright.

137. Xu, G., and Wang, R. (2007), ‘The effect of foreign direct investment on domestic capital formation, trade, and economic growth in a transition economy: evidence from China’, Global Economy Journal, Vol. 7(2).

138. Yoshino, N., and Taghizadeh-Hesary, F. (2018), The Role of SMEs in Asia and Their Difficulties in Accessing Finance, ADBI Working Paper Series, No. 911.

139. Von-Hagen, J. (1998), Budgeting institutions for aggregate fiscal discipline, ZEI Working paper, No. B 01-1998.

140. Woodford, M. (2003), Interest and Prices: Foundations of a Theory of Monetary Policy, Princeton: Princeton University Press.

141. World Bank (2019), World Development Indicators (WDI) database, Retrieved from http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators.

142. World Bank (2019), Worldwide Governance Indicators (WGI) database, Retrieved from https://datacatalog.worldbank.org/dataset/worldwide-governance-indicators.

143. World Bank (2019), Logistics Performance Index (LPI) Index, Retrieved from https://lpi.worldbank.org/.

144. Wuhan, L. S., and Khurshid, A. (2015), ‘The effect of interest rate on investment; Empirical evidence of Jiangsu Province, China’, Journal of International Studies, Vol. 8(1).

145. Zandi, M., Cheng, X., and Packard, T. (2011), Special Report: Fiscal Space. Moody’s Analytics, 12/2011.



146. Zellner, A., and Theil H. (1962), ‘Three-Stage Least Squares: Simultaneous Estimation of Simultaneous Equations’, Econometrica, Vol. 30, pp. 54-78.

147. Zouhaier, H., and Kefi, M. K. (2012), ‘Interaction between political instability and investment’, Journal of Economics and International Finance, Vol. 4(2), pp. 49.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Tổng quan một số phương pháp nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân

Phụ lục 2. Một số kiểm định của mô hình

Phụ lục 3. Một số đặc điểm của một số tuyến cao tốc ở Việt Nam Phụ lục 4. Một số kết quả kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2009

Phụ lục 5. Các dự án thuộc Đề án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng

đường sắt” của Việt Nam

Phụ lục 6. Một số vụ án tham nhũng, thất thoát vốn nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2000-2017


Phụ lục 1. Tổng quan một số phương pháp nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân

Để phân tích những ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp bình phương bé nhất, tác động cố định, tác động ngẫu nhiên…

* Mô hình bình phương bé nhất - OLS

Mô hình bình phương bé nhất (OLS - Ordinary Least Squares) hoặc Pooled OLS (áp dụng cho dữ liệu bảng) được xem là mô hình tuyến tính cơ bản nhất. Vì tính cơ bản của mình nên OLS được rất nhiều nhà nghiên cứu tin tưởng sử dụng để phân tích, từ các nghiên cứu trong nước đến nước ngoài. Chẳng hạn, xuất phát từ nền kinh tế Mỹ, Aschauer (1989), Blanchard và Perotti (2002) cùng lựa chọn mô hình OLS để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. Với 4 biến số là đầu tư tư nhân, đầu tư công, chi tiêu dùng của chính phủ, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư tư nhân, Aschauer (1989) khám phá ra sự bổ trợ lẫn nhau giữa 2 nguồn vốn này trong giai đoạn 1953-1986. Đây cũng là nhận định của Blanchard và Perotti (2002). Hai tác giả này khẳng định chi tiêu chính phủ sẽ kích thích sự gia tăng trong đầu tư lẫn tiêu dùng của khu vực tư nhân.

Ở góc độ dữ liệu bảng, các tác giả lại có cái nhìn khá khác nhau khi bàn luận về sự tương tác của chi tiêu chính phủ và đầu tư tư nhân. Với quy mô quan sát rất lớn, gồm 145 nước và trải dài gần 50 năm, từ năm 1960 đến năm 2007, Furceri và Sousa (2011) tìm thấy bằng chứng về hiện tượng lấn át đầu tư. Ngược lại, khi thu hẹp quy mô thành nhóm các nước đang phát triển trong khoảng thời gian tương tự nhau, Blejer và Khan (1984), Greene và Villanueva (1991) khá đồng quan điểm với nhau. Blejer và Khan (1984) phân tích dữ liệu của 24 nước đang phát triển từ năm 1971 đến năm 1979, còn Greene và Villanueva (1991) xem xét 23 nước đang phát triển giai đoạn 1975-1987. Các tác giả này thống nhất ở tác động hỗ trợ lên đầu tư tư nhân từ chi tiêu công, đặc biệt là các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

Điểm chung trong nhiều nghiên cứu hiệu ứng lấn át đầu tư bằng phương pháp OLS là đa số các mô hình được thiết kế khá ít biến số. Các biến số chủ yếu là đầu tư tư nhân, chi tiêu chính phủ và giá trị GDP ở các dạng tính khác nhau như logarit, biến trễ, tốc độ tăng, tỷ lệ… Điều này sẽ hạn chế việc đánh giá tác động của các nhân tố khác lên hoạt động của khu vực tư nhân, bởi lẽ trong nền kinh tế có rất nhiều nhân tố chi phối lẫn nhau chứ không chỉ có 3 biến số vĩ mô trên.



* Mô hình tác động cố định (FE) và ngẫu nhiên (RE)

Đối với dữ liệu bảng có T thời điểm và N quan sát, một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tác động không quan sát được. Mô hình tác động cố định (FE

- Fixed Effect) và tác động ngẫu nhiên (RE - Random Effect) được thiết kế để xử lý vấn đề này. Đây là các dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển. Trong quá trình thực hiện hồi quy, các tác giả thường kết hợp cả 3 phương pháp OLS, FE, RE trong cùng một nghiên cứu để có thể so sánh và cân nhắc mô hình phù hợp nhất (Ahmed và Miller, 2000; Ghura và Goodwin, 2000; Erden và Holcombe, 2005; Furceri và Sousa, 2011). Nhiều nghiên cứu đã lựa chọn FE làm mô hình ước lượng cuối cùng. Điều này được giải thích bởi mô hình sử dụng dữ liệu từ nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia lại có những đặc tính cá nhân của nước đó không thể quan sát được. Nếu sử dụng mô hình OLS, những đặc điểm này có thể bị bỏ qua và làm cho ước lượng bị chệch.

Một điểm trùng hợp nữa là các tác giả trên đều lựa chọn đầu tư tư nhân làm biến phụ thuộc, nhưng kết luận đưa ra lại không giống nhau. Hoạt động chi tiêu công có tác dụng thúc đẩy đầu tư tư nhân khi nghiên cứu bình diện chung của 31 nước đang phát triển khu vực châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh (Ghura và Goodwin, 2000). Chi tiết hơn, các biến giả cho từng khu vực còn được thiết kế trong mô hình để xem xét tác động cụ thể tại từng châu lục. Qua đó, xu hướng ảnh hưởng của chi tiêu từ nhà nước đã có sự thay đổi khi có tác động cùng chiều với đầu tư tư nhân ở khu vực cận Sahara, nhưng lại ngược chiều ở các nước châu Á và châu Mỹ Latinh. Mô hình này cũng đưa thêm vào rất nhiều biến kiểm soát, như độ mở thương mại, lãi suất thị trường thế giới, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tín dụng trong nước….

Chi tiết hơn, Ahmed và Miller (2000) đã xây dựng 2 phương trình hồi quy, một phương trình chứa các biến số liên quan đến chi tiêu công nói chung, và một phương trình chi tiết hóa từng khoản mục chi. Từ đây, đánh giá tình hình của 39 nước phát triển và đang phát triển thời kỳ hậu chiến 1975-1984. Mô hình FE được lựa chọn sau khi thực hiện các kiểm định F-test, Hausman. Kết quả thực nghiệm thể hiện rằng các khoản chi cho cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân trong khi chi thường xuyên thì ngược lại. Điều này đi ngược với kết luận của Devarajan và cộng sự (1996). Sự khác biệt trên có thể do các biến số đưa vào mô hình khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau vì Devarajan và cộng sự (1996) nghiên cứu 43 nước đang phát triển giai đoạn 1970-1990.



* Mô hình mô-men tổng quát (GMM)

Đối với dữ liệu bảng, một vấn đề có thể xảy ra là tình trạng thông tin không đồng nhất giữa các quốc gia. Lúc này, việc sử dụng các mô hình OLS, FE, RE… dễ dẫn tới tình trạng không xử lý được những sai sót phát sinh từ sự không đồng nhất này. Chính vì vậy, một số tác giả khác ưu tiên cho phương pháp mô-men tổng quát (GMM - Generalized Method of Moments) với kỳ vọng vừa thích hợp hơn với dữ liệu bảng không đồng nhất, vừa giải quyết được tính nội sinh của các biến trong mô hình. Mô hình này được phát triển bởi Arellano và Bover (1995) cùng với Blundell và Bond (1998) (tham khảo từ Ghosh và Gregoriou (2008)).

Bên cạnh việc sử dụng mô hình GMM để phân tích dữ liệu bảng động từ các địa phương trong một quốc gia, Su và Bui (2016) còn đưa vào giá trị bình phương của biến số chi tiêu công. Bằng cách đó, các tác giả này có thể xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa chi ngân sách và đầu tư tư nhân. Việc tìm ra điểm ngưỡng của chi tiêu công và mối quan hệ theo kiểu chữ U ngược này cũng là điểm phát hiện thú vị của nghiên cứu.

* Mô hình vectơ tự hồi quy

Mô hình vectơ tự hồi quy (VAR - Vector AutoRegression), mô hình vectơ tự hồi quy dạng cấu trúc (SVAR - Structural Vector Autoregression) được dùng để đo lường sự tương tác giữa nhiều biến số khác nhau, có thể ước lượng được cùng lúc nhiều phương trình trong cùng một hệ thống. Về bản chất, VAR kết hợp mô hình tự hồi quy (AR - Autoregression) và hệ phương trình đồng thời (SE - Simultaneous Equations). Ưu điểm của mô hình AR là dễ thực hiện bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS). Ưu điểm của mô hình SE là ước lượng được cùng lúc nhiều phương trình trong cùng một hệ thống. Mô hình VAR đã kết hợp được cả 2 ưu điểm trên. Trong mô hình VAR, mỗi biến số sẽ có một phương trình lý giải sự biến động dựa trên độ trễ của chính nó và độ trễ của các biến số khác trong mô hình. Tất cả các biến trong mỗi vectơ tự hồi quy được đối xử như nhau theo cấu trúc mặc dù các hệ số phản ứng được ước tính có thể sẽ khác nhau. Dữ liệu đưa vào mô hình phải là chuỗi dừng, nếu không thì sẽ tiến hành lấy sai phân cho đến khi đạt được tính dừng của chuỗi. Các mô hình này thường bắt gặp trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian.

Với những đặc điểm trên, Serven (1999), Kamps (2004), Afonso và St. Aubyn (2008), Ambler và cộng sự (2017) thử nghiệm mô hình VAR cho nhiều nghiên cứu. Kết luận từ Ambler và cộng sự (2017) là mỗi sự tăng lên của chi tiêu công có liên quan mật thiết đến sự tăng lên trong tiêu dùng tư nhân và tiền lương thực tế. Trong khi đó các tác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022