thể, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nhà nước đã tiến hành xã hội hóa nguồn vốn để đảm bảo dự án được thực hiện, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu; chủ yếu là do hành lang pháp lý chưa thật sự tạo điều kiện cho nhà đầu tư. Việc cắt giảm chi đầu tư cũng là điều không nên vì thiếu nguồn lực đủ mạnh để thay thế vai trò của ngân sách trong việc tạo dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.
Thứ ba, nhiều khoản chi tiêu công gặp phải hạn chế về tính hiệu quả. Dù rằng chi tiêu công còn phải đảm nhận nhiệm vụ chính trị, xã hội, cung ứng hàng hóa công cộng… nhưng tính hiệu quả cũng là vấn đề vướng mắc khi sự lãng phí, thất thoát còn tồn tại. Nhiều công trình sử dụng vốn công bị tăng vốn so với dự toán, hoặc kéo dài tiến độ, chất lượng công trình chưa đảm bảo, vừa gây áp lực cho ngân sách, vừa ảnh hưởng đến chất lượng vốn và hiệu quả dự án. Không chỉ tại các dự án, mà các khoản chi tiêu công ở nhiều địa phương được phân bổ ngân sách từ trung ương cũng chưa hiệu quả. Điều đó phần nào đến từ những hạn chế về năng lực của bộ máy chính quyền; cũng như năng lực thực thi, giám sát, giải trình trách nhiệm còn yếu nên các công tác này chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Vướng mắc này thể hiện tính “khuyến khích ngược” khi tạo cơ hội cho một số địa phương, dự án tăng chi tiêu thay vì tiết kiệm.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tính hiệu quả không cao của chi tiêu công là do tốc độ giải ngân vốn. Tốc độ giải ngân vốn công khá chậm cũng là một điểm nghẽn của tăng trưởng kinh tế những năm gần đây. Nó xuất phát từ những rắc rối liên quan đến hành lang pháp lý như Luật Đầu tư công, Luật quy hoạch. Đồng thời, từ ngày 21/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 5 năm và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2017. Nghị định này nhằm khắc phục hạn chế của cách lập dự toán NSNN hàng năm hiện nay. Thế nhưng, ở nhiều đơn vị, kế hoạch ngân sách hàng năm và kế hoạch trung hạn còn chưa hoàn toàn tương thích, dẫn đến việc lên kế hoạch sử dụng vốn thiếu nhất quán. Ngoài ra, một số dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài, cụ thể là các khoản viện trợ phát triển chính thức - ODA. Đôi khi, sự không thống nhất giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà tài trợ ODA về quy trình đầu tư, vốn đối ứng, tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án… cũng khiến các nhà tài trợ chậm chuyển giao vốn.
Thứ tư, quá trình sử dụng vốn nhà nước còn chưa minh bạch ở nhiều khoản, nhiều nơi, dẫn tới tình trạng tham nhũng, thất thoát vẫn diễn ra. Sự thiếu minh bạch thể hiện nhiều ở các dự án BOT giao thông, khi việc lựa chọn nhà thầu thi công còn chưa rõ ràng, thiếu năng lực thi công cũng như quản lý vận hành khai thác dự án. Một là, việc chỉ định thầu (chiếm 58% số dự án PPP tính đến năm 2017) là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch. Hai là, thông tin bất cân xứng. Phía chủ đầu tư không
nắm rõ hoặc cố tình mập mờ thông tin về khả năng hoạt động, tiềm lực tài chính của nhà thầu, từ đó lựa chọn nhà thầu theo mục đích riêng. Nhiều doanh nghiệp năng lực kém, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện dự án PPP nhưng đã giấu giếm thông tin và vẫn tham gia đấu thầu. Những khuất tất trong nhiều hạng mục đầu tư công dẫn đến một số doanh nghiệp hiệu quả bị đẩy ra khỏi cuộc chơi; thay vào đó là các doanh nghiệp thân hữu - một minh chứng tiêu biểu cho “lựa chọn ngược”. Quá trình lựa chọn nhà thầu cũng tiềm ẩn rủi ro đạo đức khi một số quan chức vun vén cho lợi ích tư, gây lãng phí vốn công, không đem lại hiệu quả thực sự cho dự án, thậm chí đi ngược lại với quyền lợi của người dân - vốn là tôn chỉ mà chính quyền hướng tới, gây trục trặc cho nguyên tắc “người ủy quyền - người thừa hành”. Ba là, sự thiếu minh bạch còn xuất phát từ năng lực yếu, buông lỏng trách nhiệm của cơ quan quản lý dự án. Một số dự án còn để cho nhà đầu tư tự lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát; trong khi công tác kiểm tra giám sát không được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, dẫn đến không đảm bảo tính khách quan.
Thứ năm, hoạt động chi tiêu công còn thiếu sự giám sát một cách chặt chẽ của các cấp, các quy hoạch chưa đảm bảo chất lượng, quy hoạch treo còn nhiều. Điều đó dẫn đến việc chi tiêu dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả. Tình trạng này khi kết hợp với phân cấp mạnh cho địa phương như trên thì càng đe dọa sự an toàn, ổn định tài khóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Của Chi Thường Xuyên Và Chi Đầu Tư Phát Triển
- Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân Ở Việt Nam
- Khả Năng Tiếp Cận Đất Đai Của Doanh Nghiệp - Pci 2017
- Afonso A., And Miguel S.a. (2008), Macroeconomic Rates Of Return Of Public And Private Investment: Crowding‐In And Crowding‐Out Effects, European Central Bank (Ecb) Working Paper Series, No.
- Nakao, T. (2020), ‘The Asia And Pacific Region: Development Achievements, Challenges And The Role Of The Adb’, Asian‐Pacific Economic Literature, 34(1), 3-11.
- Tổng Quan Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Tác Động Của Chi Tiêu Công Đến Đầu Tư Tư Nhân
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Thứ sáu, một số doanh nghiệp trong khu vực công có thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, điều kiện kinh doanh cùng một số yếu tố đầu vào khác đã tạo cơ hội cho nhóm này có lợi thế cạnh tranh trước khu vực tư nhân. Điều này thể hiện hiệu ứng lấn át của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân.
Ngoài ra, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, không đủ trang trải cho chi đầu tư phát triển vì phải cung ứng nguồn lực cho chi thường xuyên và chi trả nợ cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến vai trò của chi tiêu công trong quá trình phát triển kinh tế. Thu không đủ bù chi nên đôi khi nhiều hoạt động chi tiêu buộc phải bỏ qua vì thiếu kinh phí. Hơn nữa, tình trạng bội chi cũng khiến nhà nước phải vay mượn nhiều hơn, dẫn đến áp lực về nợ công.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân không lớn bằng tác động tích cực mà chi tiêu công mang lại. Do vậy, nhìn chung, chi tiêu công vẫn có ảnh hưởng thuận chiều lên hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân.
5.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Trong thực tế, có rất nhiều giải pháp có thể thực hiện nhằm cải thiện hoạt động chi tiêu công của Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả chỉ
tập trung vào một số điểm hạn chế nhất định của chi tiêu công và cố gắng hướng về các hạn chế có liên quan đến đầu tư tư nhân. Từ kết quả nghiên cứu trên cộng với việc đánh giá và lý giải nguyên nhân của các hạn chế trong chi tiêu công, một số vấn đề quan trọng có thể được xem xét để tiếp tục mở rộng tác động tích cực của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân như sau:
5.2.1. Đối với hoạt động chi tiêu công
Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động chi tiêu công và thu ngân sách (riêng giải pháp thu ngân sách được trình bày ở phần sau) được thực hiện chủ yếu theo hướng mở rộng tiềm năng cho các khoản chi tiêu phục vụ phát triển, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến tính ổn định, bền vững của hệ thống tài chính công và nền kinh tế.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng
Tái cơ cấu đầu tư công là cần thiết nhưng không phải theo xu hướng cắt giảm chi đầu tư phát triển, đặc biệt là chi cho cơ sở hạ tầng. Việc phát triển và duy trì một cơ sở hạ tầng có tính kết nối là điều quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo những điều kiện cơ bản để khu vực tư nhân thể hiện sức bật của mình. Chính phủ vẫn phải tiếp tục đảm nhận vai trò chủ đạo trong đầu tư cho hạ tầng bởi vẫn chưa có nguồn lực nào đủ khả năng thay thế vị trí của chi tiêu chính phủ, cả về vai trò chính trị lẫn quy mô nguồn vốn. Do vậy, trong thời gian tới, vẫn phải tiếp tục gia tăng chi đầu tư phát triển hạ tầng cho nền kinh tế về quy mô lẫn tỷ trọng. Quan trọng là phải kiểm soát chất lượng, hiệu quả của khoản chi để đảm bảo chi tiêu công thật sự có lợi cho quá trình lớn lên của nền kinh tế và khu vực tư.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn vay ưu đãi trở nên khó khăn hơn vì Việt Nam đã “tốt nghiệp ODA”; nên nếu muốn đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng như hiện nay, nhà nước buộc phải huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân. Cách thức phổ biến hiện nay là thực hiện các hình thức hợp đồng đối tác công
- tư (PPP). Đây cũng không phải là giải pháp mới hoàn toàn, nhưng trong thời gian qua PPP chưa phát huy hết vai trò của mình nên vẫn cần tiếp tục đưa ra biện pháp để tăng hiệu quả của PPP và hạ thấp rào cản của PPP đối với khu vực tư nhân. Cụ thể, để đảm bảo chất lượng công trình lẫn hiệu quả của vốn đầu tư công, trước hết cần thực hiện đấu thầu rộng rãi và công khai. Điều này đồng thời giúp tăng cơ hội để khu vực tư nhân tiếp cận với các dự án hạ tầng, giảm bớt tác động lấn át của khu vực công như đã phân tích ở trên. Tiếp tục thực hiện hoạt động đấu thầu qua mạng trên cổng thông tin Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Đây là cách hữu hiệu để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong danh sách các nhà thầu, do vậy cần được duy trì và đẩy
mạnh hơn nữa. Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Kiểm tra cả trước, trong và sau khi dự án hoàn thành, tránh việc một số nhà đầu tư tăng phí BOT tùy tiện khi vận hành nhằm kiếm lời như thời gian qua.
Hơn nữa, yếu tố con người là rất quan trọng trong công tác xây dựng dự án và lựa chọn nhà thầu. Vì thế, cần nâng cao năng lực, nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của những người làm công tác xây dựng và quản lý dự án, từ khâu quy hoạch, soạn thảo văn bản pháp lý đến khâu thẩm định, phê duyệt, thực hiện, quản lý và vận hành dự án. Để làm tốt công việc, nên có công cụ hỗ trợ là hệ thống thông tin hoặc phần mềm quản lý các dự án. Như vậy, ở giai đoạn đấu thầu, người phụ trách có thể thu thập được lượng thông tin đầy đủ hơn về nhà thầu, từ đó tiến hành so sánh và lựa chọn nhà thầu được chính xác hơn. Sau khi dự án hoàn thành, cơ quan chủ quản vẫn có thể tiếp tục theo dõi quản lý dự án. Phần mềm này giúp tiết giảm hệ thống văn bản giấy tờ phức tạp, có thể lưu trữ được lâu dài. Ngoài việc đánh giá nhà thầu trong giai đoạn đấu thầu, phần mềm một mặt còn giúp đơn vị quản lý theo dõi lịch sử, quá trình hoạt động của nhà thầu; giúp loại bỏ các nhà thầu có kết quả không tốt hoặc có vấn đề tiêu cực trong quá khứ. Mặt khác, làm cơ sở đánh giá các nhà thầu ở những dự án trong tương lai. Hơn nữa, các cấp chủ quản cũng thuận tiện hơn trong việc theo dõi mà không phải phụ thuộc vào việc chờ đợi văn bản báo cáo.
Kiểm soát chi thường xuyên để có thêm nguồn lực chi đầu tư cơ sở hạ tầng
Việc kiểm soát chi thường xuyên một cách chặt chẽ sẽ giúp tăng hiệu quả khoản chi, tiết kiệm vốn, từ đó có thêm nguồn lực cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Điều này có thể được thực hiện bằng một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, sáp nhập một số cơ quan chuyên môn.
Chi thường xuyên có thể coi là điểm yếu nhất trong hoạt động chi tiêu công, đặc biệt là chi cho quản lý hành chính và tiền lương. Bộ máy hành chính càng cồng kềnh thì việc quản lý càng trở nên khó khăn và gây tốn kém trong chi tiêu. Do vậy, giải pháp là tiếp tục thắt chặt chi thường xuyên theo hướng tinh giản bộ máy, kể cả về mặt nhân sự lẫn cấu trúc tổ chức. Việc sáp nhập một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện là một cách hữu hiệu để giảm tải bộ máy quản lý 12. Tuy nhiên, hợp nhất không phải là động tác kết hợp cơ học các đơn vị với nhau, làm tăng số lượng các chức danh quản lý. Cách sáp nhập hiện tại đa phần là cộng dồn các đơn vị với nhau, hình thành một trưởng và
12 Việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở như Chi cục, Trung tâm hay các phòng trong Sở vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Riêng việc sáp nhập các Sở với nhau thì đã tạm dừng từ cuối năm 2018, chờ Nghị định hướng dẫn mới.
nhiều phó đơn vị. Các phó đơn vị này sẽ được giữ nguyên hàm để hưởng phụ cấp chức vụ trong thời gian chờ bố trí nhiệm vụ mới; chỉ khi không bố trí được (sau một khoảng thời gian khá dài, thậm chí là 24 tháng) thì họ mới trở về vị trí chuyên viên. Quy trình ngược này cần phải điều chỉnh lại theo hướng trước hết phải dự kiến cơ cấu nhân sự mới, đảm bảo theo đề án vị trí việc làm cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị mới. Đồng thời, trước khi sáp nhập cần đánh giá hiệu quả tổ chức bộ máy, vị trí của từng bộ phận trong đơn vị để xem xét điều chỉnh cơ cấu đơn vị mới cho phù hợp. Điều cần thiết nhất là phải tránh tình trạng triển khai theo phong trào, lấy thành tích báo cáo. Sau đó mới thực hiện sáp nhập các cơ quan chuyên môn với nhau. Cách thức này một mặt tiết giảm chi phí trả lương - vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong chi thường xuyên; mặt khác việc phân công nhiệm vụ rõ ràng theo vị trí việc làm là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng công việc. Quan trọng là cần phải thực thi chính sách này một cách chặt chẽ thay vì chỉ tinh gọn trong hình thức.
Thứ hai, áp dụng KPI trong khu vực công.
Việc triển khai Đề án vị trí việc làm tại các đơn vị công đã được thực hiện từ năm 2013 theo Thông tư số 05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/6/2013, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Đề án này đã giúp các đơn vị có cơ sở chính xác hơn nhằm đánh giá kết quả công việc của mỗi cá nhân trong đơn vị. Tuy nhiên việc đánh giá còn chưa thống nhất. Do đó một trong các hướng giải pháp có thể xem xét là áp dụng Chỉ số đánh giá hoạt động tổ chức - KPI (Key Performance Indicators). Chỉ số này đã được sử dụng cho bộ phận sản xuất trực tiếp và kinh doanh trong các doanh nghiệp từ cuối những năm 1990 nhằm kiểm soát hiệu suất lao động, từ đó tiến hành trả lương cho công nhân theo sản phẩm, kết quả công việc. Sau năm 2000, KPI mở rộng thành hệ thống thực thi chiến lược, trong đó không chỉ đánh giá kết quả, chất lượng công việc mà còn đi kèm hệ thống các biện pháp thực thi một cách chặt chẽ. Nhìn chung, chỉ số này được sử dụng để đo lường, đánh giá hiệu suất thực hiện công việc của mỗi cá nhân, tổ chức dựa trên bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc đã có trước đó. KPI giúp lượng hóa các kết quả làm việc của từng người và của cả tổ chức, do đó việc đánh giá sẽ công bằng và cụ thể hơn. Các giải pháp nhằm nâng cao năng suất làm việc của tổ chức cũng có thể được đưa ra từ những kết quả định lượng này. KPI có những ưu nhược điểm nhất định; nhưng đến thời điểm hiện tại, việc đánh giá theo KPI sẽ toàn diện hơn nhiều thang đánh giá hiện nay ở nhiều cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chỉ số KPI hiện chỉ mới áp dụng trong các doanh nghiệp mà chưa đưa vào khu vực công một cách thống nhất và triệt để. Nguyên nhân là vì gặp phải những vướng mắc về quy mô quá rộng lớn
khi triển khai trên toàn hệ thống; ràng buộc về hành lang pháp lý và chế độ chính sách; chi phí thực hiện cao… Nhiều đơn vị có sử dụng vốn ngân sách hiện nay đã xây dựng bảng mô tả công việc, hệ thống mục tiêu nhưng chưa thực sự rõ ràng và có thể định lượng một cách dễ dàng. Quá trình triển khai KPI cũng không hoàn toàn giống với các thang bậc đánh giá hiện tại, nên sẽ gây khó khăn khi áp dụng; thậm chí là tâm lý nghi ngờ về tính hiệu quả của KPI. Hơn nữa, năng lực và trình độ của người lãnh đạo đơn vị cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng triển khai KPI. Dù vậy, việc nghiên cứu triển khai KPI vào các cơ quan thuộc khối nhà nước nên sớm được thực hiện. Điều đó sẽ có tác dụng tốt hơn để nâng cao năng suất của khu vực công.
Tùy vào đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị cụ thể, bộ tiêu chí KPI có thể khác nhau, nhưng thông thường phải đảm bảo 5 tính chất - gọi tắt là SMART - bao gồm: Cụ thể (S - Specific), Có thể đo lường được (M - Measurable); Có thể đạt được (A - Achievable); Thực tế (R - Realistic); Có thời hạn rõ ràng (T - Time). Tuy nhiên, các tiêu chí này cơ bản phải dựa trên Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008; Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ban hành ngày 15/11/2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ban hành ngày 25/11/2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020); Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức ban hành ngày 27/7/2017. Bộ tiêu chí có thể khác nhau, nhưng nên đảm bảo các nội dung chính về: (1) - Phân công vị trí, việc làm dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi đơn vị và mỗi cá nhân trong đơn vị; (2) - Kỹ năng, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân tương ứng với từng vị trí công việc, trong đó yếu tố năng lực giải quyết công việc nên đặt lên hàng đầu, trên cả các bằng cấp chuyên môn; (3) - Số lượng, chất lượng sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành công việc; (4) - Tính tuân thủ các nội quy của đơn vị và khả năng liên kết với các cá nhân khác trong quá trình làm việc.
Bên cạnh đó, KPI phải thay đổi linh hoạt theo mục tiêu của đơn vị và bối cảnh thực tế. Do đó không thể xây dựng và áp dụng cứng nhắc một hệ thống KPI trong các đơn vị sử dụng vốn chi tiêu công cho mọi giai đoạn; và cũng không thể có được một bộ KPI hoàn chỉnh ngay từ năm đầu tiên thực hiện. Quá trình triển khai KPI là một quá trình vừa làm vừa sửa, nên cần có lộ trình phù hợp và kiên nhẫn khi tiến hành. Thực hiện KPI cũng đòi hỏi sự quyết liệt, đôi khi phải chấp nhận thay đổi tư duy và mô hình hoạt động trong toàn đơn vị, từ cấp quản lý đến từng người lao động để tránh việc triển khai KPI một cách nửa vời. Hơn nữa, điểm mạnh của KPI là lượng hóa các tiêu chí đánh giá để tạo cơ sở theo dõi một cách chính xác việc vận hành của hệ thống. Vì vậy, việc thực hiện KPI cần đi kèm với hạ tầng công nghệ thông tin trong đơn vị, đảm bảo thu
thập, xử lý dữ liệu về quá trình làm việc của từng cá nhân một cách đầy đủ, từ đó đánh giá chính xác kết quả công việc.
Tóm lại, việc kiểm soát chi thường xuyên sẽ góp phần giúp khoản chi này hiệu quả hơn, từ đó có thể tiết kiệm chi thường xuyên để chuyển sang tập trung nguồn lực cho chi đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thực hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động chi tiêu công
Việc công khai, minh bạch các khoản chi tiêu công đã phần nào được thể hiện trong các giải pháp trên. Tiếp nối các giải pháp đó, việc công khai, minh bạch trong hoạt động chi tiêu công nên được thực hiện theo hướng tạo điều kiện cho người dân theo dõi quá trình phân bổ và sử dụng ngân sách; đồng thời các cấp quản lý cũng có thể giám sát đảm bảo kỷ luật ngân sách được thực hiện. Cách thức giám sát “từ trên xuống, từ dưới lên” như vậy sẽ đưa ngân sách vào khuôn khổ, tránh rủi ro xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, giúp tăng hiệu quả các khoản chi.
Muốn minh bạch chi tiêu công, trước hết phải công khai các khoản này và cách đơn giản nhất là công bố rộng rãi thông tin. Ở cấp địa phương, một số đơn vị đã thực hiện công khai ngân sách tại bảng tin của Ủy ban nhân dân, nhưng điều này dường như chưa đạt hiệu quả như mong đợi vì người dân ít quan tâm. Trong khi đó, một bộ phận người dân khác, các nhà phân tích… lại ưa chuộng kênh thông tin trên các website chính thức của đơn vị. Việc công khai ngân sách đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây, nhưng vẫn có một số địa phương cung cấp thông tin khá cũ. Tính đến thời điểm hiện tại, có địa phương chỉ mới công bố Báo cáo quyết toán NSNN đến năm 2016, 2017 hoặc các năm không liên tục. Đây không phải là vấn đề quá khó để thực hiện, nhưng cần phải tiến hành rốt ráo hơn.
Bên cạnh đó, việc có một hệ thống cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư công nói riêng sẽ là công cụ cần thiết, quan trọng để nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý có thể theo dõi, điều chỉnh, đưa ra quyết định kịp thời đối với dự án. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lập Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, tại địa chỉ giamsatdautuquocgia.mpi.gov.vn. Tuy nhiên việc truy cập các thông tin trên website này còn khá khó khăn. Hầu hết là dành cho các đơn vị cập nhật các biểu mẫu, thông tin theo quy định, chứ chưa công khai rộng rãi cho mọi cá nhân muốn truy cập, tìm hiểu thông tin. Vì lý do đó, cổng thông tin này chưa thật sự trở thành công cụ kiểm soát từ phía xã hội và công chúng đối với hoạt động đầu tư, cung ứng dịch vụ công của chính phủ. Do vậy, một mặt, cần tăng cường nội dung, chất lượng thông tin trên cơ sở một nền
tảng và chuẩn mực chung, đảm bảo tính đồng nhất của dữ liệu. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý có thể trích xuất dữ liệu một cách thuận tiện và chính xác, phục vụ cho nhu cầu theo dõi, kiểm tra, giám sát cũng như ra quyết định kịp thời. Đó là cách giám sát “từ trên xuống”. Mặt khác, mở rộng phạm vi truy cập thông tin là việc cần thiết trong bối cảnh thông tin mở như hiện nay. Muốn tăng cường khả năng giám sát của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác theo kiểu “từ dưới lên”, cơ quan nhà nước ít nhất phải trao cho họ công cụ là hệ thống thông tin này. Nếu không, việc giám sát chỉ còn là hình thức trên giấy tờ.
5.2.2. Một số khuyến nghị khác
Tăng thu ngân sách bền vững
Như phần phân tích ở trên đã đề cập, thu ngân sách là yếu tố đảm bảo cơ sở cho chi tiêu công. Do vậy, hàm ý chính sách được đưa ra ở đây sẽ liên quan đến việc tăng thu ngân sách bền vững. Hiện nay, chính phủ vẫn đang tìm kiếm nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn tại một số đơn vị; bán, cho thuê tài sản nhà nước; phát hành trái phiếu ngắn hạn… nhưng đó chỉ là những cách thức xoay xở tạm thời trong ngắn hạn. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo tính bền vững của các khoản thu thì thu ngân sách mới có thể duy trì lâu dài. Do vậy, về mặt cơ sở thuế, cần thực hiện theo hướng ưu tiên các khoản thu có độ nổi cao, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả như thuế bất động sản… Tránh tăng các khoản thuế kém công bằng, gây ảnh hưởng đến đại đa số người dân như thuế giá trị gia tăng. Về mặt chất lượng hoạt động thu và tính khả thi của thuế, cần hạn chế gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế, thất thoát thuế, nhất là từ khu vực kinh tế phi chính thức. Điều này vừa để chống thất thoát nguồn thu ngân sách, vừa đảm bảo sự công bằng với mọi đối tượng trong nền kinh tế. Trong trường hợp này, việc kiểm soát quy mô nền kinh tế phi chính thức là nhằm giảm thất thu thuế, tăng thu ngân sách, ổn định nền kinh tế chứ không vì mục đích tính lại để nới lỏng con số GDP.
Tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ “lớn lên”
Như phần phân tích ở trên đã đề cập, một điểm hạn chế rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam là quy mô khá nhỏ, nguồn tài chính eo hẹp, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại gặp khó khăn… nên dễ bị tổn thương khi nền kinh tế có những biến động. Doanh nghiệp ở khu vực này cũng khó thể khai thác một cách triệt để những tiện ích do dòng vốn chi tiêu công cung cấp; ngược lại, dễ bị lấn át bởi chi tiêu công và bị cạnh tranh bởi chính các doanh nghiệp khác cũng trong khu vực tư nhân. Vì vậy, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ gia tăng quy mô hoạt động. Điều kiện ở đây không phải