Kết Quả Kiểm Định Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định Cfa


Bảng 4.1: Kết quả chung về mẫu (N = 446)



Đặc điểm

Tần suất

Phần trăm

Giới tính

Nam

255

57.2%

Nữ

191

42.8%


Độ tuổi

Dưới 20 tuổi

10

2.2%

Từ 21 - 35 tuổi

401

89.9%

Từ 36 - 45 tuổi

31

7.0%

Từ 46 tuổi trở lên

4

0.9%


Trình độ học vấn

Phổ Thông

10

2.2%

Trung cấp, Cao đẳng

62

13.9%

Đại học

280

62.8%

Sau Đại học

94

21.1%


Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

55

12.3%

Du lịch, nhà hàng, khách sạn

93

20.9%

Nhân viên văn phòng

231

51.8%

Khác

67

15.0%


Nơi sống

Tp Hồ Chí Minh

328

73.5%

Tp Hà Nội

33

7.4%

Tp Đà Nẵng

14

3.1%

Khác

71

15.9%


Thu nhập

Dưới 4 triệu

84

18.8%

Từ 4 triệu - dưới 10 triệu

170

38.1%

Từ 10 triệu - dưới 20 triệu

143

32.1%

Từ 20 triệu trở lên

49

11.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Từ kết quả phân tích, xử lý mẫu ở nghiên cứu chính thức


4.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA

Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đồng thời thể hiện giá trị khác biệt của các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu: chức năng, hữu dụng, sự hài lòng và ý định mua, nghiên cứu sẽ thực hiện phân tích nhân


tố khẳng định CFA cho mô hình tới hạn (saturated model là mô hình mà các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau).

Kết quả kiểm định CFA lúc ban đầu cho mô hình tới hạn với các trọng số hồi quy chuẩn hóa và mức độ phù hợp của mô hình được thể hiện trên (Hình 4.1)

Về mức độ phù hợp chung của mô hình nghiên cứu, các chỉ số Chi-square = 599.350, df = 224, P =.000, Chi-square/df = 2.676 <3, GFI = 0.895, TLI = 0.894,

CFI = 0.906, RMSEA = 0.061. Các chỉ số GFI và TLI đều < 0.9 thể hiện mô hình chưa phù hợp với dữ liệu thị trường.

Thang đo chức năng website (CN) có trọng số hồi quy chuẩn hóa của biến quan sát CN6 (Độ bảo mật cao và an toàn) = 0.48 < 0.5 không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn trọng số chuẩn hóa nên sẽ bị loại ra khỏi mô hình theo tiêu chuẩn kiểm định CFA. Xét về mặt ý nghĩa thực tiễn, các giao dịch thanh toán thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam vẫn chưa được phổ biến, đa số khách du lịch trực tuyến truy cập website chỉ chú trọng xem thông tin trên website, nhờ tư vấn hay tìm thông tin để liên hệ với các công ty lữ hành nhưng hình thức mua tour chủ yếu vẫn theo truyền thống bằng cách gọi điện theo thông tin liên hệ nhanh để đặt chỗ trước và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Do đó, đa số khách hàng vẫn chưa am hiểu về an ninh mạng khi phương thức kinh doanh thương mại điện tử đang lấn dần phương thức kinh doanh truyền thống để bắt kịp với xu hướng thời đại cũng như lợi nhuận mà thương mại điện tử đem lại cho cả doanh nghiệp du lịch và khách hàng. Cho nên ở thị trường Việt Nam hiện tại, độ bảo mật cao và an toàn vẫn chưa được khách hàng quan tâm và chú trọng nên bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa và nội dung tổng quan của thang đo chức năng của website.


Hình 4 1 Kết quả kiểm định CFA chuẩn hóa ban đầu Đối với thang đo sự hài 1


Hình 4.1: Kết quả kiểm định CFA chuẩn hóa ban đầu

Đối với thang đo sự hài lòng của khách hàng (HL), ở phân tích CFA ban đầu cho thấy biến quan sát HL2 (Nếu phải truy cập một lần nữa, Anh/Chị cảm thấy khác về việc truy cập các website du lịch lữ hành) = 0.49 < 0.5 không đạt yêu cầu về trọng số hồi quy chuẩn hóa theo tiêu chuẩn kiểm định CFA, như vậy biến quan sát HL2 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Xét về mặt ý nghĩa thực tiễn ở thị trường hiện tại, khách du lịch trực tuyến truy cập các website với mục đích chủ yếu là tìm thông tin về chuyến đi, thông tin về điểm đến, hay thông tin liên hệ nhanh với hãng lữ hành để đặt vé cho nên họ không quan tâm đến sự khác biệt mà chủ yếu về nội


dung và chất lượng thông tin, do vậy biến quan sát HL2 bị loại khỏi mô hình là phù hợp.

Sau khi loại bỏ các biến quan sát CN6 của thang đo CN và HL2 của thang đo HL, các kết quả kiểm định được thể hiện trên Hình 4.2.


Hình 4 2 Kết quả kiểm định CFA chuẩn hóa sau hiệu chỉnh Các chỉ số Chi square 2


Hình 4.2: Kết quả kiểm định CFA chuẩn hóa sau hiệu chỉnh


Các chỉ số Chi-square/df = 2.614 < 3; GFI = 0.906, TLI = 0.909, CFI = 0.921 đều > 0.9; RMSEA = 0.060 < 0.08 kết quả cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường. So sánh độ phù hợp của mô hình trước và sau khi loại bỏ biến quan sát CN6 và HL2 được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: So sánh độ phù hợp của mô hình trước và sau khi hiệu chỉnh



Các chỉ số đánh giá


Mô hình ban đầu

Mô hình phù hợp khi loại bỏ CN6 và

HL2.

Chi-square

599.35

473.322

df

224

183

Chi-square/df

2.676

2.614 <3

P-value

0.000

0.000 < 0.05

GFI

0.895

0.906 > 0.9

TLI

0.894

0.909 > 0.9

CFI

0.906

0.921 > 0.9

RMSEA

0.061

0.06 < 0.08

Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu ở kiểm định CFA


- Giá trị hội tụ: Trọng số hồi quy chuẩn hóa của tất cả các biến quan sát sau khi hiệu chỉnh CFA đều > 0.5 và p-value có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000 < 0.05) khẳng định thang đo đạt giá trị hội tụ.

- Tính đơn hướng: Mô hình CFA sau khi hiệu chỉnh đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và các sai số của các biến quan sát không tương quan với nhau trong tổng thể nên khẳng định được tính đơn hướng của các biến quan sát trong thang đo.

- Giá trị phân biệt: Để kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm CN, HD, HL và YDM bằng cách thực hiện kiểm định hệ số tương quan xét trên phạm vi tổng thể giữa các khái niệm có thực sự khác biệt so với 1 hay không. Nếu thực sự khác biệt thì thang đo đạt giá trị phân biệt.


Bảng 4.3: Kết quả hệ số tương quan của các khái niệm CN, HD, HL và YDM



Mối quan hệ

Giá trị ước lượng

(r)


Sai số chuẩn (SE)

Giá trị tới hạn (CR)


P-value

CN <--> HD

0.717

0.033

8.55

0.000

CN <--> HL

0.475

0.042

12.57

0.000

CN <--> YDM

0.422

0.043

13.43

0.000

HD <--> HL

0.57

0.039

11.03

0.000

HD <--> YDM

0.453

0.042

12.93

0.000

HL <--> YDM

0.791

0.029

7.20

0.000

Trong đó: SE= SQRT((1-r2)/(n-2)), CR=(1-r)/SE

Nguồn: Từ kết quả phân tích, tính toán dữ liệu ở kiểm định CFA

Kết quả P-value của từng cặp khái niệm đều < 0.05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1, kết luận các khái niệm CN, HD, HL và YDM đều đạt giá trị phân biệt.

- Độ tin cậy của các thang đo


Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn: hệ số tin cậy Cronbach ‘s Alpha, độ tin cậy tổng hợp (ρc ) và phương sai trích (ρvc ) được thể hiện ở Bảng 4.4.

Kết quả cho thấy phương sai trích của các khái niệm dao động từ 0.45 đến

0.5 (< 0.5) nhưng các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (đều > 0.7) và hệ số tin cậy Cronbach ‘s Alpha (đều > 0.7). Do vậy, kết luận các khái niệm đạt yêu cầu độ tin cậy.


Bảng 4.4: Kết quả độ tin cậy tổng hợp (ρc ), hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (α) và phương sai trích (ρvc)



γ

γ2

1 - γ2

Cronbach’s Alpha (α)

Độ tin cậy tổng hợp

(ρc )

Phương sai trích (ρvc )

CN1CN

0.723

0.523

0.477

0.801

0.814

0.47

CN2 CN

0.767

0.588

0.412

CN3 CN

0.703

0.494

0.506

CN4 CN

0.649

0.421

0.579

CN5 CN

0.564

0.318

0.682

HD1 HD

0.546

0.298

0.702

0.863

0.867

0.45

HD2 HD

0.569

0.324

0.676

HD3 HD

0.647

0.419

0.581

HD4 HD

0.796

0.634

0.366

HD5 HD

0.744

0.554

0.446

HD6 HD

0.777

0.604

0.396

HD7 HD

0.591

0.349

0.651

HD8 HD

0.664

0.441

0.559

HL1 HL

0.556

0.309

0.691

0.726

0.739

5.0

HL3 HL

0.741

0.549

0.451

HL5 HL

0.783

0.613

0.387

YD1 YDM

0.733

0.537

0.463

0.804

0.808

0.46

YD2 YDM

0.772

0.596

0.404

YD3 YDM

0.622

0.387

0.613

YD4 YDM

0.609

0.371

0.629

YD5 YDM

0.638

0.407

0.593

Nguồn: Từ kết quả phân tích, tính toán dữ liệu ở kiểm định CFA


4.3 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình SEM


Kết quả SEM cho thấy mô hình nghiên cứu với 183 bật tự do với các chỉ số: Chi-square = 478.322 (p-value = 0.000), Chi-square/df = 2.614 < 3, GFI = 0.906, CFI = 0.921, TLI = 0.909 đều > 0.9 và RMSEA = 0.60 < 0.8. Các kết quả ước

lượng (chuẩn hóa) mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê. Như vậy mô hình nghiên cứu đạt được độ tương thích dữ liệu với thị trường.


Kết quả cho thấy, chất lượng website bao gồm 2 thành phần: chức năng và hữu dụng, trong đó thành phần hữu dụng (γ = 0.519) là yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng mạnh hơn thành phần chức năng (γ = 0.136). Kết quả này hàm ý rằng: ở thị trường Việt Nam, đối với một website có chất lượng cung cấp đầy đủ nội dung, thông tin trên website nhưng nếu không có các thành phần của hữu dụng như: điều hướng chỉ dẫn cho khách hàng tìm đến được nội dung họ cần tìm một cách dễ dàng thì dường như đối với khách hàng Việt Nam vẫn chưa đánh giá cao với một website có chất lượng. Điều này cũng cho thấy rằng, giữa chức năng và hữu dụng có mối liên quan chặt chẽ với nhau và chất lượng website là sự kết hợp không thể thiếu giữa hai yếu tố chức năng và hữu dụng.


Hình 4 3 Kết quả SEM chuẩn hóa – Mô hình nghiên cứu Đối với thành phần 3


Hình 4.3: Kết quả SEM chuẩn hóa – Mô hình nghiên cứu

Đối với thành phần chức năng của website, kết quả cho thấy khách hàng trực tuyến của Việt Nam quan tâm đến yếu tố “cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của website” (CN2, γ = 0.77) nhiều hơn đối với chức năng “cung cấp thông tin chính xác, được cập nhật thường xuyên và kịp thời” (CN1, γ = 0.72) trong việc tìm kiếm thông tin khi truy cập website du lịch. Có vẻ như khi khách hàng truy cập các website du lịch trực tuyến, thì việc cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm đến cũng là vấn đề mà khách du lịch trực tuyến quan tâm, có thể có nghĩa như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023