Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 6


tư bản, như chúng ta giả định trước đây. Lượng cầu về lao động giảm xuống một cách tương đối so với đại lượng của tổng tư bản và giảm xuống theo một cấp số ngày càng nhanh cùng với sự tăng lên của đại lượng ấy. Thật ra, cùng với sự tăng lên của tổng tư bản thì phần khả biến của nó, hay sức lao động kết hợp vào nó, cũng tăng lên, nhưng lại tăng lên theo một tỷ lệ không ngừng giảm sút [4, tr. 886-887].

Nghiên cứu số nhân khẩu thừa trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, ông đưa ra nhận định về dân số cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng, trong khi giai cấp làm thuê tạo ra tích luỹ tư bản, và theo chừng mực mà nó thành công trong công việc đó, thì giai cấp làm thuê chính mình cũng tạo ra những công cụ để sa thải mình hay biến mình thành nhân khẩu thừa tương đối, có nghĩa là những người thất nghiệp. Ông viết, “cùng với sự tích luỹ tư bản do bản thân nó đẻ ra, nhân khẩu công nhân cũng sản xuất ra với một quy mô ngày càng lớn những phương tiện làm cho họ trở thành nhân khẩu thừa tương đối”. Dân cư dôi dư này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo lao động thường xuyên cần thiết cho xã hội và cũng là đòn bẩy quan trọng cho việc đẩy mạnh bóc lột, cùng tồn tại và không thể tránh khỏi của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông viết:

Nhưng nếu nhân khẩu công nhân thừa là sản phẩm tất yếu của tích luỹ, hay của sự phát triển của cải trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, thì ngược lại, nhân khẩu thừa này lại trở thành một đòn bẩy của tích luỹ tư bản chủ nghĩa và thậm chí còn là điều kiện tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nữa. Số nhân khẩu thừa đó tạo thành một đội quân công nghiệp trù bị có sẵn, cũng hoàn toàn thuộc về tư bản một cách tuyệt đối, tựa hồ như thể tư bản đã bỏ công của ra nuôi dưỡng nên đội quân công nghiệp trù bị ấy. Đội quân công nghiệp trù bị này cung cấp cho những nhu cầu hay thay đổi của việc làm tăng giá trị của tư bản một nguồn sức người bao


giờ cũng sẵn sàng có thể bóc lột được, và không phụ thuộc vào giới hạn của số tăng nhân khẩu thực tế. [4, tr. 891]

Gắn với hình thức thừa nhân khẩu tương đối, ông cho rằng nhân khẩu tương đối (thất nghiệp) luôn có 3 hình thức: lưu động, ngấm ngầm và ứ đọng. Hình thức thứ nhất gồm những công nhân khi thì bị xô đẩy ra khỏi chỗ việc làm, khi thì bị lôi kéo với số lượng tương đối lớn vào công việc trong cả khi số lượng việc làm tăng lên. Hình thức thứ hai gồm những nhân khẩu thừa trong nông nghiệp, nơi mà người lao động giống như người đang làm việc nhưng việc làm không đầy đủ, khi có cơ hội họ chuyển vào các khu vực đô thị, hoặc tìm kiếm các công việc khác. Hình thức thứ ba gồm những người làm việc không thường xuyên, tức là thường không có việc làm trong một thời gian dài. Hình thức thất nghiệp ứ đọng này tạo ra một tầng lớp vô sản lưu manh, những kẻ lang thang, tội phạm, từ đó làm bất ổn xã hội.

* Lý thuyết tạo việc làm và thất nghiệp của một số nhà kinh tế học hiện đại

- Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ của Keynes:

J.M.Keynes là người sáng lập ra lý thuyết việc làm và kinh tế tư bản có sự điều tiết của Nhà nước, ông được đánh giá là là nhà kinh tế lỗi lạc nhất của nhân loại thế kỷ XX.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công trình “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" của ông xuất bản năm 1936 [32] nghiên cứu đề cập đến vấn đề việc làm và xác định mức độ việc làm được quy định bởi những nhân tố nào. Cơ sở lý thuyết việc làm của J.M.Keynes được tổng hợp từ phân tích có phê phán và so sánh với lý thuyết việc làm của trường phái tân cổ điển về cân bằng cung cầu. Ồng cho rằng, cầu có hiệu quả kết hợp với việc làm đầy đủ là một trường hợp đặc biệt chỉ được thực hiện nếu không ngừng tăng tiêu dùng và mong muốn đầu tư trong một tỷ lệ nhất định.

Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa thu nhập, tiết kiệm, tiêu dùng đầu tư và

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 6

việc làm, ông cho rằng, quy mô tiết kiệm và đầu tư không tương thích với nhau,


không tạo ra được cân bằng, bởi vì chúng có dao động đáng kể của khối lượng sản xuất chung và việc làm. Ông không đồng ý với quan điểm giảm lương để tăng việc làm, theo ông, giảm lương sẽ dẫn đến giảm thu nhập, giảm sức mua và thu hẹp thị trường tiêu thụ, từ đó không thúc đẩy phát triển sản xuất và việc làm sẽ không tăng, ông nêu ra nguyên nhân của khủng hoảng và thất nghiệp là do thiếu hụt hiệu quả của tập hợp cầu, ông khẳng định, cần thiết phải tăng quy mô chung của tập hợp cầu. Thiếu hụt hiệu quả của tập hợp cầu sẽ dẫn đến sản xuất sụt giảm, xuất hiện khủng hoảng và thất nghiệp.

Ông cũng chỉ ra rằng, việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm. Có như vậy mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp. Mở rộng lượng cầu, nhà nước sẽ góp phần làm giảm thất nghiệp. Đây là lần đầu tiên trong khoa học kinh tế ông đã chứng minh và xác định được những phương hướng cơ bản của nền kinh tế thị trường, mà ý nghĩa về sự can thiệp của nhà nước vào sự vận hành của nó đang được nhiều nước áp dụng.

Nghiên cứu về tác động của lãi suất, J.M.Keynes khẳng định, lãi suất có liên quan mật thiết đến đầu tư và việc làm. Ông lý giải, khi khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông càng tăng thì lãi suất càng giảm, vì vậy, để kích thích đầu tư, cần tìm biện pháp giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất có tác dụng kích thích đầu tư và do đó sẽ mở rộng quy mô việc làm, hạn chế thất nghiệp. Ông khẳng định, lãi suất cao là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất dẫn đến thất nghiệp.

Nghiên cứu về thất nghiệp, ông nói đến 3 hình thức, bên cạnh 2 hình thức thất nghiệp cấu trúc và thất nghiệp tự nguyện (tức là thất nghiệp do di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác và do khước từ mức lương không hợp lý) được lý thuyết cổ điển đưa ra, ông cho rằng có hình thức thứ 3 tức là thất nghiệp bắt buộc. Hình thức thất nghiệp bắt buộc này do tập hợp cung lao động


của những người lao động sẵn sàng chấp nhận mức lương hiện hành nhưng do

thu hẹp sản xuất nên không thể có được việc làm.

J.M.Keynes đặc biệt chú trọng xác lập mối quan hệ khối lượng đầu tư, tiêu thụ và thu nhập quốc dân. Ông đã sử dụng khái niệm số nhân đầu tư để chứng minh và xác định, tăng hoặc giảm đầu tư có thể đem lại tăng hoặc giảm nhiều lần GDP. Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Nó cho chúng ta biết rằng khi có thêm một lượng về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng K lần mức gia tăng đầu tư.

Sự thay đổi giá trị đầu tư sẽ sinh ra phản ứng dây chuyền, làm tăng việc làm ở các ngành được đầu tư, đồng thời tác động đến gia tăng đầu tư và gia tăng việc làm ở các ngành khác. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất, do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây chuyền, nó khuếch đại thu nhập quốc dân lên. Quá trình đó là quá trình tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới. Quá trình số nhân làm phóng đại thu nhập lên.

Để tạo điều kiện tăng đầu tư và việc làm, J.M.Keynes đưa ra các biện pháp sau:

- Thứ nhất, giảm lãi suất. Giảm lãi suất sẽ cho phép gia tăng tín dụng vào sản xuất, làm tăng tuyệt đối khoản đầu tư.

- Thứ hai, xã hội hoá đầu tư, đầu tư đúng địa chỉ và cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp từ quỹ quốc gia, và nhà nước sẽ mua lại hàng hoá và dịch vụ từ nó.

- Thứ ba, kích cầu tiêu dùng. Tìm kiếm biện pháp không ngừng tăng tiêu

dùng, tiêu dùng phải vượt trội so với mức đầu tư.


Từ những nghiên cứu trên cho thấy, theo J.M.Keynes, để tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, cần gia tăng cầu tiêu dùng và đầu tư. Tăng cầu tiêu dùng và đầu tư nhằm kích thích lượng tiền cất trữ đưa vào lưu thông, từ đó sẽ giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, làm tăng thu nhập. Và đến lượt nó, thu nhập tăng sẽ làm gia tăng đầu tư, tăng việc làm và tăng tiêu dùng.

Tuy nhiên, mô hình J.M.Keynes có những vấn đề đáng quan tâm sau:

- Nó chỉ có khả năng đúng đối với các nước có nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế hợp lý. Còn đối với các nước chậm phát triển, khó khăn cơ bản trong việc tăng sản lượng và tạo công ăn, việc làm không phải là mức tổng cầu không đủ cao, mà là do những hạn chế về mặt cơ cấu và thể chế đối với khâu cung ứng vốn đầu tư. Hơn nữa do quy mô nhỏ bé của nền kinh tế ở các nước đang phát triển, việc kích cầu tiêu dùng sẽ rất khó. Ngân sách quốc gia nghèo nàn, tiềm lực kinh tế nhỏ bé, việc thực hiện vốn vay để phát triển rất khó khăn, trong khi đó nếu nhà nước tăng cường in tiền để tiêu dùng sẽ làm cho giá cả và lạm phát gia tăng triền miên.

- Trong kích cầu, nếu quá chú ý kích cầu khu vực thành thị sẽ làm gia tăng dòng di chuyển nhân khẩu từ vùng nông thôn bỏ ra đô thị để kiếm sống, điều đó sẽ gia tăng áp lực tìm kiếm việc làm cho khu vực thành thị. Như vậy, kích cầu để gia tăng việc làm và giảm thất nghiệp ở thành thị không đạt mục tiêu đề ra.

- Lý thuyết đường cong Philip của Philip:

Vào những năm 1970, nền kinh tế thế giới xuất hiện lạm phát cao, và trở thành nhân tố thường xuyên trong nền kinh tế các nước đang phát triển. Nghiên cứu sự phụ thuộc giữa lạm phát và thất nghiệp, giáo sư Philip (người Anh) đã đưa ra phát hiện về mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tốc độ lạm phát và mức độ thất nghiệp. Ông giới thiệu sự phụ thuộc này dưới dạng gọi là “vòng cung đơn giản” và sau này nó được điều chỉnh và đặt tên là “đường cong Philip”.

Lý thuyết đường cong Philip cho rằng, mức độ lạm phát càng cao thì mức độ thất nghiệp càng thấp và ngược lại, việc làm đầy đủ không thể có nếu thiếu thất nghiệp. Song thực tế phát triển kinh tế thời gian quan nhất là trong cuộc đại


khủng hoảng đang diễn ra từ 2008 đến nay cho thấy lạm phát sẽ kéo theo tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí sẽ dẫn đến tăng giá thành, giảm khối lượng thực tế GDP và tăng thất nghiệp.

Khi nghiên cứu về mối quan tương quan giữa thất nghiệp và lạm phát theo lý thuyết đường cong Philip trong nền kinh tế nước Nga thời kỳ chuyển đổi những năm sau 1991, các nhà kinh tế Nga phát hiện ra rằng nó không phải như vậy. Ở Nga thất nghiệp tăng lên cùng với gia tăng của lạm phát, kìm chế lạm phát đã giúp cho nền kinh tế Nga kìm chế được nạn thất nghiệp. Một vấn đề quan tâm là, trong lý thuyết đường cong Philip, ông không đánh giá giữa lạm phát và thất nghiệp cái nào đáng lo hơn? Nhiều nhà khoa học cho rằng, thất nghiệp là vấn đề đáng lo ngại hơn cả. Chấp nhận lạm phát mà giảm được thất nghiệp sẽ tốt hơn cho nền kinh tế. Và nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ có thể đúng trong thời kỳ ngắn hạn, và rất ít xảy ra trong thời gian dài.

- Lý thuyết nhị nguyên của W.Arthur Lewis:

W.Arthur Lewis, nhà kinh tế được giải thưởng Nobel 1979, đã đưa ra mô hình kinh tế nhị nguyên. Sau đó được các nhà kinh tế học John Fei và Gustar Ranis áp dụng phân tích quá trình tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tư tưởng cơ bản của mô hình này là chuyển số lao động dư thừa từ các ngành truyền thống sang các ngành hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho các nước lạc hậu phát triển kinh tế nước mình. Bởi vì trong nền kinh tế truyền thống đất đai vốn chật hẹp, lao động dư thừa, số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập. Vì vậy khi có một mức lương cao hơn trong khu vực này thì các nhà đầu tư sẽ có ngay nguồn lao động vô hạn từ nông nghiệp chuyển sang. Do chỉ trả lương theo năng suất cận biên nên phần còn lại sẽ thuộc về các nhà đầu tư, từ đó các nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn nhanh, có lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất mở rộng.


Theo họ, việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp có hai tác dụng:

+ Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, chỉ để lại một số lao động đủ tạo ra sản lượng cố định. Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp.

+ Hai là, việc di chuyển này sẽ tạo điều kiện làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, đẩy mạnh sức tăng trưởng kinh tế nói chung.

Như vậy, theo lý thuyết này, các nước đang phát triển có thể đạt sự tăng trưởng khi tập trung vào phát triển khu vực kinh tế hiện đại, kinh tế công nghiệp mà không cần quan tâm đến khu vực kinh tế truyền thống.Và nhịp độ tăng trưởng của khu vực hiện đại cũng quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Lý thuyết nhị nguyên của Lewis được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng khác (như G.Ranis, J.Fei, Harris) tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận cứ của họ xuất phát từ khả năng phát triển và tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn công nghệ sản xuất, trong đó có công nghệ sử dụng nhiều lao động nên về nguyên tắc, có thể thu hút hết lượng lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do chênh lệch về thu nhập giữa lao động của hai khu vực kinh tế trên quyết định (các tác giả giả định rằng thu nhập của lao động công nghiệp tối thiểu cao hơn 30% so với lao động trong khu vực nông nghiệp). Như vậy, khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hút lao động nông nghiệp khi có sự dư thừa lao động nông nghiệp và chênh lệch tiền công giữa hai khu vực đủ lớn. Nhưng khi nguồn lao động nông nghiệp dư thừa ngày càng cạn dần thì khả năng duy trì sự chênh lệch về tiền lương này sẽ ngày một khó khăn. Đến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp và làm cho giá cả nông sản tăng lên, và kéo theo đó là mức tăng tiền công tương ứng trong khu vực công nghiệp. Sự tăng lương của khu vực


công nghiệp này đặt ra giới hạn về mức cầu tăng thêm đối với lao động của khu vực này. Như thế, về mặt kỹ thuật, mặc dù khu vực công nghiệp có thể thu hút không hạn chế lượng lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang nhưng xét về mặt thu nhập và độ co giãn cung cầu, thì khả năng tiếp nhận lao động từ khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp là có hạn.

- Lý thuyết di chuyển lao động của Todaro:

Một hướng phân tích khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên của w. Arthur Lewis là phân tích khả năng di chuyển lao động từ nông thôn (khu vực nông nghiệp) ra thành thị (khu vực công nghiệp) mà Todaro là một điển hình. Quá trình dịch chuyển lao động chỉ diễn ra suôn sẻ khi tổng cung về lao động từ nông nghiệp phù hợp với tổng cầu ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển lao động này không những phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập mà còn dựa vào xác suất tìm được việc làm đối với lao động nông nghiệp.

Lý thuyết của Todaro nghiên cứu sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu.

Mô hình này cho thấy ở các nước nông nghiệp muốn đẩy mạnh tăng trưởng cần phải tập trung vào việc phát triển, trước hết là ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, để tạo ra thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Điều này càng có ý nghĩa trong thời kỳ hiện nay khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chậm lại, nhiều ngành kinh tế hầu như không phát triển. Do đó, một trong các biện pháp thoát ra khủng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024