6. Kết cấu của đề tài
Đề tài này cũng được kết cấu thành ba phần chính, gồm có: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, nội dung chính của đề tài được chia làm 03 chương, lần lượt là:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công ty và trách nhiệm của công ty mẹ.
- Chương 2: Những bất cập từ mô hình công ty mẹ - công ty con và quy định của các quốc gia về trách nhiệm của công ty mẹ.
- Chương 3: Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con và những lưu ý đối với nhóm công ty và các chủ thể liên quan.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ
1.1. Lý thuyết về công ty và sự xuất hiện của nhóm công ty
Có thể bạn quan tâm!
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 1
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Công Ty Mẹ Và Công Ty Con Theo Pháp Luật Một Số Quốc Gia
- Các Quan Điểm Lý Luận Về Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ Đối Với Hành Vi Của Công Ty Con
- Bất Cập Từ Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con Và Quy Định Của Các Quốc Gia Về Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
1.1.1. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn
Bàn về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con, cần phải hiểu được hai nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết về công ty là “tư cách pháp nhân” và “trách nhiệm hữu hạn”. Đây có lẽ là những lý thuyết nền tảng về công ty mà pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều công nhận và lịch sử của pháp luật doanh nghiệp hay pháp luật công ty của mọi quốc gia đều gắn liền với hai nguyên tắc cơ bản này.
Thuở sơ khai của lịch sử công ty, những người có cùng nhu cầu làm ăn kinh doanh cùng nhau tập hợp lại, cùng nhau tổ chức kinh doanh và cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung. Công ty mà họ lập ra lúc này giống như một cơ chế giúp cho việc hoạt động và phân chia lợi nhuận giữa những người góp vốn được dễ dàng và thuận tiện. Những cá nhân tham gia thành lập công ty vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ của công ty do không có sự tách bạch về mặt chủ thể giữa công ty và bản thân người thành lập công ty. Cùng với sự phát triển của kinh tế, việc kinh doanh dần trở nên phức tạp và rủi ro hơn khiến những người chủ công ty dần có tâm lý e ngại và thận trọng hơn khi quyết định lập công ty và đầu tư vốn vào kinh doanh. Nhằm thúc đẩy đầu tư để tăng trưởng kinh tế, các nhà làm luật đã nghĩ ra một phương án tháo gỡ tâm lý e ngại này của những nhà đầu tư, đó là tạo ra một cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong những giao dịch của công ty mà họ góp vốn. Cơ chế đó chính là việc cho phép nhà đầu tư không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của công ty. Theo đó, giới hạn trách nhiệm của nhà đầu tư đối với những khoản nợ của công ty chỉ nằm trong phạm vi số vốn đã góp, khi đã góp đủ vốn thì nhà đầu tư không phải chịu thêm bất cứ trách nhiệm nào về hoạt động của công ty. Để đảm bảo được tính trách nhiệm hữu hạn này, công ty đã được các nhà lập pháp coi là một chủ thể độc lập với người góp vốn thành lập ra nó mà trong khoa học pháp lý được gọi là “tư cách
pháp nhân”, một tấm màn che của công ty nhằm bảo vệ những người đứng đằng sau công ty đó.
Trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, án lệ Salomon v. Salomon & Co. Ltd năm 1897 tại Anh được coi là một dấu mốc mở ra một thời kỳ vận dụng linh hoạt và triệt để nguyên tắc thực thể pháp lý độc lập đối với công ty. Công ty Salomon & Co. Ltd được thành lập bởi ông c.hủ tiệm g.iày da Salo.mon bằng phần lớn tài sả.n của mình và hoạt động ki.nh doanh của công ty cũng được thực hiện bởi chính ông Salomon. Tuy nhiên, tòa án đã khẳng định công ty Salomon là một thực th.ể tồ.n tại đ.ộc l.ập, tá.ch bi.ệt với chính người thành lập ra nó. Do đó, công ty là chủ thể duy nhất phải ch.ịu trách nhiệm đối với chủ nợ của công ty còn ông Salomon không phải chịu t.rách nhiệm. Án lệ này khẳng định hai nội dung cơ bản mà sau này được các tòa án theo hệ t.hống t.h.ông l.uật cũng như pháp luật các quốc gia theo hệ thống dân luật kế thừa và vận dụng: Một là, công ty là một chủ thể pháp lý tồn tại độc lập và tách biệt với những người thành lập công ty, do đó, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng của nó (chính là tư cách p.háp nhân); Hai là, trách nhiệm của người chủ công ty chỉ gói gọn trong phạm vi số vốn mà người đó đã đầu tư vào công ty (tính trách nhiệm hữu hạn).
Để hiểu rõ hơn về “tư cách pháp nhân” và “trách nhiệm hữu hạn” trước khi đi vào những vấn đề chính, bài luận sẽ dành một phần nội dung dưới đây để tìm hiểu nguồn gốc pháp lý của hai khái niệm này.
1.1.2. Trách nhiệm hữu hạn và ý nghĩa của trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn chính là cơ chế đặc quyền mà luật pháp đã trao cho những nhà đầu tư để gạt đi tâm lý e ngại của họ khi quyết định góp vốn vào công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trách nhiệm hữu hạn ở đây là trách nhiệm của người đứng đằng sau công ty chứ không phải trách nhiệm của công ty. Công ty đương nhiên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các rủi ro trong kinh doanh, còn người góp vốn thì chỉ mất số tiền mà họ đã đầu tư vào công ty nếu công ty kinh doanh thua lỗ.
Cho đến nay, trách nhiệm hữu hạn dường như đã trở thành lý thuyết căn bản trong khoa học pháp lý và được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam. Thực vậy, ngay từ trong Luật Công ty năm 1990, rồi sau này là đến các thế hệ Luật Doanh nghiệp về
sau đều tiếp tục khẳng định nguyên tắc này. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đề cập đến nguyên tắc này như sau:
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”2
- Thành viên hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”3
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”4
- Cổ đông công ty cổ phần “chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”5
- Đối với công ty hợp danh, “thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”6 và thành viên góp vốn có nghĩa vụ “Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp”7.
Những quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn chắc chắn đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ các nền lập pháp tiên tiến trên thế giới. Mặc dù vậy, việc xác định nguồn gốc hình thành của cơ chế trách nhiệm hữu hạn chưa bao giờ là dễ dàng với các nhà nghiên cứu. Theo các tác giả J.Mickletwait và A.Woolridge của cuốn sách “The Company – A short History of a revolutionary idea” (tạm dịch: “Công ty – Lịch sử ngắn của một ý tưởng có tính chất cách mạng”) do nhà xuất bản The modern library của New York phát hành năm 2003, dấu hiệu về sự hình thành công ty được ghi nhận từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, từ
2 Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020
3 Khoản 1 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020
4 Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
5 Điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
6 Điểm c Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020
7 Điểm a Khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020
.
.
.
.
.
người Assyria, Phoenicia rồi người Hy Lạp8. Nhưng mãi đến thời La Mã cổ đại, tính
trách nhiệm hữu hạn mới được nhen nhóm hình thành trong các co.rpo.ra hay c.ol.l.eg.ia (“công ty” theo tiếng Latin). Sự phát triển của tính trách nhiệm hữu hạn sau đó song hành cùng với sự ra đời và bánh trướng mạnh mẽ của công ty cổ phần ở Mỹ và khắp châu Âu9. Tuy nhiên, ở Anh, ban đầu tính trách nhiệm hữu hạn chỉ được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Phải đến năm 1441, cơ chế trách nhiệm hữu hạn mới được trao một cách đầy đủ hơn cho một vài trường hợp ở quốc gia này. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cơ chế trách nhiệm hữu hạn được áp dụng rộng rãi và giúp cho các Bang của Hoa Kỳ thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Trước sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ, Anh đã không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc chơi nên đã ban hành đạo luật về trách nhiệm hữu hạn (“Limited Liability Act”) vào năm 1855 để áp dụng rộng rãi cơ chế trách nhiệm hữu hạn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Ở một số nước châu Âu khác như Pháp, quy định về trách nhiệm hữu hạn đi sau Mỹ và Anh khi mà đến năm 1863 luật công ty trách nhiệm hữu hạn mới được ra đời.
Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia đã có những định chế pháp lý về trách nhiệm hữu hạn thì thực tế ý niệm trọn vẹn của nguyên tắc này vẫn còn được tranh cãi nhiều. Như tại phần dẫn nhập về tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn mà bài luận đã nêu, chỉ đến khi vụ kiện Salomon v. Salomon & Co. năm 1897 được Thượng Nghị viện Anh đưa ra phán quyết, các ý niệm về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn mới được củng cố. Vụ kiện này sau đó đã được xem như là một án lệ mang tính dấu mốc và là nền tảng của pháp luật về công ty hiện đại.
Về mặt kinh tế, cơ chế trách nhiệm hữu hạn là một cơ chế hữu hiệu để khuyến khích đầu tư và thúc đẩy kinh tế. Ngoài khả năng thu hút nguồn lực của xã hội vào hoạt động kinh tế, cơ chế trách nhiệm hữu hạn đã tạo ra một sự chuyển dịch rủi ro về tài chính từ nhà đầu tư sang cho chủ nợ của công ty. Khi nhà đầu tư góp vốn vào công ty là họ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với số tiền đó, còn các đối tác hay chính các chủ nợ khi giao dịch với công ty thì xác định rõ ràng công ty mới là con nợ của mình
8 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, Hồ Chí Minh, trang 32 đến trang 37
9 Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 157
và từ đó có động cơ để giám sát hoạt động của công ty một cách chặt chẽ hơn. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà được đảm bảo hơn.
Trên một khía cạnh khác, khi hàng chục, hàng trăm người có thể cùng góp vốn vào một công ty nhưng lại chỉ có một số ít trong số họ thực sự tham gia vào vận hành và quản lý công ty nên có những nhà đầu tư sẽ ở vào tình thế đ.ặ.t tà.i sả.n của mình vào s.ự q.uả.n l.ý và s.ử d.ụng của người khác. Cơ chế trách nhiệm hữu hạn lúc này có ý nghĩa như một sự đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư, để những người không được hoặc không thể tham gia trực tiếp vào điều hành công ty sẽ chỉ phải chịu rủi ro đối với các quyết định của công ty trong phạm vi số tiền mà họ đã bỏ vào đó. Đó chính là khi công ty trở nên tách biệt với người bỏ vốn và trở thành một màn che bảo vệ những người góp vốn đứng đằng sau nó.
1.2. Nhóm công ty
1.2.1. Sự xuất hiện của nhóm công ty
Lịch sử kinh tế thế giới đã cho thấy chính hai nguyên lý cơ bản về tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn trong khoa học pháp lý về công ty đã giúp cho nền kinh tế toàn thế giới có một bước phát triển vượt bậc. Cũng chính hai nguyên lý này đã góp phần thúc đẩy các nhóm công ty xuất hiện và dần trở nên phổ biến trên thế giới. Bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi ích mà vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro trong phạm vi những gì mà mình đã bỏ ra là điều mà nhà đầu tư nào cũng mong muốn.
Về logic, khi là một chủ thể độc lập và có đầy đủ năng lực tham gia vào các quan hệ kinh tế, bản thân các công ty cũng có thể trở thành những nhà đầu tư. Chính vì thế, pháp luật của các quốc gia đã cho phép các công ty được phép sử dụng tài sản của chính mình để thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần của công ty khác. Tại Hoa Kỳ, bang New Jersey là bang đầu tiên trao quyền này cho các công ty vào năm 188910. Sau đó, các bang khác cũng lần lượt bổ sung quy định này vào pháp luật công ty của mình. Từ đó, các nhà đầu tư đã tận dụng tối đa cơ chế trách nhiệm hữu hạn để mở rộng kinh doanh. Họ dùng chính những công ty mà mình thành lập ra để thành lập
10 Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che công ty” đối với nhóm công ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2021, trang 46.
những công ty khác và các nhóm công ty bắt đầu được hình thành. Lúc này nguyên lý trách nhiệm hữu hạn thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết ý nghĩa pháp lý của nó. Trách nhiệm hữu hạn không chỉ áp dụng cho những nhà đầu tư cá nhân mà được áp dụng cho cả các công ty với tư cách là các thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu vốn của các công ty khác trong nhóm công ty.
Có thể nói, nhóm công ty là sự vận dụng triệt để, linh hoạt và nhuần nhuyễn nhất các lý thuyết về tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn. Chính trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân cùng với nhu cầu tích tụ sản xuất đã tạo nên xu hướng hình thành và phát triển các nhóm công ty, biến nó thành “hiện tượng của thế kỷ XX”11. Bước vào thế kỷ XXI, những nhóm công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn với việc đầu tư, mua cổ phần xuyên biên giới. Nhiều công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên ở khắp nơi trên thế giới tạo thành những nhóm công ty đa quốc gia. Trong đó, những công ty sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc quyền chi phối đối với công ty khác trở thành các “công ty mẹ” còn các công ty bị chi phối trở thành các “công ty con”.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của nhóm công ty
1.2.2.1. Khái niệm
Trước sự ra đời của mô hình nhóm công ty và vai trò của mô hình này đối với sự phát triển của các nền kinh tế thế giới, rất nhiều quốc gia đã xây dựng những định chế pháp lý để khái quát hóa mô hình nhóm công ty cũng như để điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm công ty, đặc biệt là mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
Khái niệm “nhóm công ty” thường được các quốc gia nhắc đến nhất trong các đạo luật về công ty hoặc các đạo luật về thuế. Một số quốc gia định nghĩa “nhóm công ty” một cách vô cùng đơn giản. Ví dụ như: Luật Công ty năm 2014 của Ai-len định nghĩa “nhóm công ty là một công ty mẹ và một hoặc các công ty con của nó”12. Hay theo Luật Công ty của Phần Lan thì “nhóm công ty hình thành khi có một công
11 Ho, Virginia Harper (2012), Theories of corporate groups: corporate identity reconceived, Seton Hall
L. Rev. 42: page 879.
12 Khoản 3 Điều 8 Phần 1 của Luật Công ty năm 2014 của Ai-len. Bản điện tử xem tại website: https://www.irishstatutebook.ie/eli/2014/act/38/section/8/enacted/en/html, ngày truy cập: 15/11/2021
ty trách nhiệm hữu hạn có ảnh hưởng chi phối đối với một tổ chức trong nước hoặc nước ngoài khác”13
Tại Cộng hòa Nam Phi, Luật Công ty sửa đổi năm 2011 thì gọi “nhóm công ty là một công ty mẹ và tất cả các công ty con của nó”14, kèm theo đó là định nghĩa các khái niệm “công ty mẹ” và “công ty con”. Trong khi đó, Luật Thuế thu nhập năm 1962 cũng của quốc gia này lại có một định nghĩa đầy đủ hơn về nhóm công ty. Theo đó, nhóm công ty có nghĩa là tập hợp của hai hay nhiều công ty trong đó một công ty (“công ty kiểm soát”) trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ cổ phần của ít nhất một công ty khác (“công ty bị kiểm soát”); đồng thời tỷ lệ nắm giữ cổ phần kiểm soát được luật này quy định là 70% tổng số cổ phần của công ty bị kiểm soát15.
Tại Việt Nam, khái niệm nhóm công ty xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Tuy nhiên định nghĩa này còn thiếu sót rất lớn khi chưa đề cập đến bản chất mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty trước hết phải là mối quan hệ về sở hữu vốn và tài sản của nhau. Từ đó mới có mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng như các mối quan hệ khác trong nội bộ nhóm công ty.
Khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005, các nhà làm luật của Việt Nam đã khắc phục được thiếu sót này bằng việc gọi các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty là “nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác”16. Khái niệm này đã phản ánh đúng hơn về bản chất cũng như cơ sở hình thành các nhóm công ty và vì vậy đến nay vẫn tiếp tục có giá trị, do đó tiếp tục được giữ lại trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
13 Seppo Penttilä (2009), Tax Aspects of Groups of Companies – Finnish Experiences, Stockholm Institute for Scandianvian Law, trang 4
14 Luật Công ty năm 2008, sửa đổi năm 2011 của Cộng hòa Nam Phi (bản điện tử xem tại website: https://www.justice.gov.za/legislation/acts/2008-071amended.pdf, ngày truy cập: 15/11/2021)
15 Sở thuế vụ Nam Phi (South African Revenue Service), 2020, Chú giải số 75 cho Luật thuế thu nhập số 58 năm 1962 (Bản điện tử xem tại website: https://www.sars.gov.za/wp-content/uploads/Legal/Notes/LAPD-IntR-IN-2013-08-IN75-Exclusion-of-Certain-Companies-and-Shares-from-Group-of-Companies-s41.pdf, ngày truy cập: 15/11/2021)
16 Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2014.