Hạn Chế Của Luận Án Và Một Số Gợi Ý Cho Các Nghiên Cứu Tiếp Theo


vị tiên phong trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số điện toán đám mây để giảm chi phí vận hành, phân tích dữ liệu để cá nhân hóa dịch vụ, triển khai các kênh di động để tiếp cận khách hàng, chia sẻ thông tin và theo dõi hành vi của khách hàng. Điện toán đám mây cho phép các NH sử dụng hiệu quả tài nguyên công nghệ thông tin của họ và tối đa hóa lợi tức đầu tư thông qua việc tiết kiệm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng với gói sản phẩm mới hơn và dịch vụ nhanh hơn.

iv) Tối ưu hóa kênh giao dịch: Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới chi nhánh NH có thể tác động lớn đến chi phí. Theo đó, tự động hóa các dịch vụ NH cốt lõi và ứng dụng hiệu quả công nghệ vào việc quản lý các tài khoản trực tuyến, cũng như tự động hóa chi nhánh có thể giúp NH cắt giảm được một phần lớn chi phí hoạt động. Giao dịch viên NH không nên dành thời gian kiểm đếm tiền mặt cho khách hàng. Thay vào đó, các NH nên tìm cách chuyển gánh nặng của các nhiệm vụ giao dịch thông thường từ nhân viên vào các kênh có chi phí thấp hơn, chẳng hạn như các kênh NH điện tử.

5.3. Hạn chế của Luận án và một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này đã báo cáo nhiều phát hiện thú vị và đóng góp tích cực vào nguồn tài liệu còn hạn chế về cạnh tranh và HQHĐ của các NH ở Việt Nam. Tuy nhiên, giống như các nghiên cứu thực nghiệm khác, nghiên cứu này có một số giới hạn nhất định.

Đầu tiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả chi phí biên, cung cấp thước đo mức độ chi phí thực tế của các NH gần với mức chi phí đầu vào tối thiểu do NH sử dụng hiệu quả (tiết kiệm) nhất trong mẫu để tạo ra một gói đầu ra nhất định. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể kiểm tra hiệu quả doanh thu hay hiệu quả lợi nhuận của NH ở Việt Nam, một phương pháp đo lường hiệu quả biên của các NH theo hướng tiếp cận đầu ra.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ đo hiệu quả chi phí biên bằng cách sử dụng phương pháp DEA và SFA. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng phương pháp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và các phương pháp hiệu quả biên khác, chẳng hạn phương pháp phân phối tự do (DFA) hay phương pháp biên dày (TFA), để ước tính hiệu quả NH.

Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp PCA để xây dựng chỉ số hiệu quả tổng hợp của các NH, tuy nhiên các thành phần được tổng hợp chỉ gồm có sáu chỉ số đại diện cho sáu tiêu chí xếp hạng và giám sát hoạt động NH. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng lựa chọn các chỉ số thành phần khác về số lượng và tiêu chí lựa chọn.


Thứ tư, hai thông số kỹ thuật của Lerner đã được sử dụng để đo lường sự cạnh tranh ở cấp NH. Tuy nhiên cả hai chỉ số Lerner và Lerner hiệu chỉnh đều không loại trừ chi phí tài trợ từ hàm chi phí translog để có được đại diện “thô” cho sức mạnh định giá. Để tránh những phát hiện sai lệch do ảnh hưởng của sức mạnh thị trường có thể được nắm bắt bởi giá tiền gửi trong hàm chi phí, các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét sử dụng chỉ số Lerner điều chỉnh tài trợ cùng với các thông số kỹ thuật khác. Ngoài ra, việc sử dụng một số thước đo hiệu quả theo cấu trúc thị trường như H- stastic, chỉ số Herfindahl-Hirschman, CRk hoặc mô hình cấu trúc ngành mới như chỉ số Boone cũng có thể được sử dụng thay thế Lerner cho các nghiên cứu tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Thứ năm, nghiên cứu này bị giới hạn về số lượng quan sát trong mẫu và phạm vi nghiên cứu chỉ ở tầm một quốc gia. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét sử dụng một bộ mẫu lớn hơn gồm nhiều quốc gia và kéo dài thời gian nghiên cứu để cung cấp một phân tích toàn diện hơn về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả NH trong bối cảnh của các nước mới nổi.


Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - 19

KẾT LUẬN

Trong hơn 30 năm trở lại đây, ngành NH Việt Nam đã có nhiều cải cách tài chính và tái cấu trúc quan trọng, cùng với sự hội nhập tài chính sâu rộng và tác động từ tiến bộ của khoa học công nghệ, đã dẫn đến những thay đổi đáng kể cả trong cạnh tranh và HQHĐ của các NH. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng cũng đang phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại do những khiếm khuyết trong cơ chế vận hành. Có thể nói, vai trò của các NHTM trong hệ thống tài chính là hết sức quan trọng vì là đây kênh cung cấp tín dụng chủ yếu cho nền kinh tế khi mà thị trường vốn còn tương đối kém phát triển. Do đó, việc phân tích về hiệu quả NH và các yếu tố quyết định của nó, đặc biệt là yếu tố cạnh tranh, có tầm quan trọng và cấp thiết đối với các nhà quản lý NH, các nhà đầu tư NH và các nhà hoạch định chính sách.

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2017, đồng thời so sánh sự khác biệt của tác động này đối với từng loại hình NH, tình trạng M&A, tình hình ổn định tài chính và quá trình tái cấu trúc hệ thống NH. Trước tiên, để theo đuổi các mục tiêu này, tác giả tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, từ đó xác định các khoảng trống nghiên cứu trong Chương 1. Tiếp theo, tác giả xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về tác động của cạnh tranh và các yếu tố khác đến HQHĐ của các NH trong Chương 2. Lựa chọn thước đo của các biến quan tâm, xây dựng mô hình nghiên cứu và chỉ định phương pháp ước lượng phù hợp được thực hiện trong Chương

3. Sau đó, kết quả tính toán chỉ số hiệu quả và các ước lượng mô hình nghiên cứu thực nghiệm được lần lượt trình trong Chương 4. Cuối cùng, những thảo luận về kết quả nghiên cứu và một số hàm ý chính sách quan trọng đã được đề xuất trong phụ.

Bên cạnh các chỉ số hiệu quả chi phí biên, nghiên cứu sử dụng chỉ số hiệu quả tổng hợp được tính toán từ việc kết hợp 6 thành tố CAMELS để đại diện cho HQHĐ của các NH. Trong khi đó, chỉ số Lerner và Lerner hiệu chỉnh được sử dụng để đo lường cạnh tranh của các NH. Để khắc phục vấn đề nội sinh và các khuyết tật của mô hình dữ liệu bảng, nghiên cứu sẽ thực hiện các ước lượng thông qua phương pháp mô hình GMM hệ thống. Kết quả ước lượng cho thấy giữa cạnh tranh và hiệu quả NH thực sự có mối quan hệ phi tuyến tính dưới dạng hàm số bậc 2. Tuy nhiên, phần lớn tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH theo phân phối xác suất của dữ liệu là tích cực. Mặt khác, tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ mạnh hơn khi các NH vừa trải qua M&A nhưng sẽ yếu đi khi khủng hoảng tài chính xảy ra hay khi hệ thống NH


đang thực hiện tái cấu trúc. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy hiệu quả của các NHTM Việt Nam còn chịu sự tác động tích cực từ quy mô ngân hàng, sở hữu Nhà nước, năng lực quản lý chi phí, hoạt động M&A và mức độ phát triển ngành NH nhưng lại chịu sự tác động tiêu cực từ đa dạng hóa thu nhập, quy mô cho vay, khủng hoảng tài chính và tái cấu trúc hệ thống NH. Các tác động của mức độ tự do kinh tế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường HQHĐ của các NH như: (i) Cải thiện điều kiện cạnh tranh của các NH; (ii) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NH; (iii) Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ NH theo chiều sâu; (iv) Nâng cao năng lực quản lý chi phí; (v) Tạo điều kiện để đẩy mạnh M&A NH; (vi) Đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành NH; (vii) Nâng cao năng lực dự báo và thích ứng với biến động kinh tế vĩ mô.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyen Hoang Phong (2018), ‘Profitability of Vietnamese Banks under Competitive Pressure’, Emerging Markets Finance and Trade, số 55, tập 9, tr. 2004

– 2021.

2. Nguyễn Hoàng Phong & Phan Thị Thu Hà (2017), ‘Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 246, tr. 60-71.

3. Nguyen Hoang Phong & Pham Thi Bich Duyen (2018), ‘The Impact of Competition on the Profitability of emerging banking – Evidence from Vietnam’, International Conference on Accounting and Finance (ICOAF 2018), 7-8/6/2018, Da Nang, Vietnam, ISBN: 978-604-84-3195-2.

4. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Hoàng Phong (2018), ‘Hiệu quả chi phí biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, Số 22, tr. 17-26.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmad, R., Ariff, M., & Skully, M. (2007), ‘Factors determining mergers of banks in Malaysia's banking sector reform’, Multinational Finance Journal, số 11, tr. 1-31.

Ahamed, M.M. (2017), ‘Asset quality, non-interest income, and bank profitability: Evidence from Indian banks’, Economic Modelling, số 63, tr. 1–14.

Aigner, D.J., Lovell, C.A.K. & Schmidt, P. (1977), ‘Formulation and estimation of stochastic frontier production function models’, Journal of Econometrics, số 6, tr. 21-37.

Ajide, F.M. & Ajileye, J.O. (2015), ‘Market concentration and profitability in Nigerian banking industry: Evidence from Error Correction modeling’, International Journal of Economics, Commerce and Management, số 3, tập 1, tr. 1-12.

Albertazzi, U. & Gambacorta, L. (2009), ‘Bank profitability and the business cycle’,

Journal of Financial Stability, số 5, tập 4, tr. 393-409.

Alin, A.M. & Căpraru, B. (2011), ‘How does Eu banking competition impact financial stability?’, truy cập ngày 12 tháng 08 năm 2018 từ

<http://www.opf.slu.cz/ kfi/icfb/proc2011/pdf/01_ Andries.pdf˃.

Allen, F. & Gale, D. (2000), ‘Financial Contagion’, The Journal of Political Economy, số 108, tập 1, tr. 1-33.

Allen, J. & Rai, A. (1996), ‘Operational Efficiency in Banking: An International Comparison’, Journal of Banking and Finance, số 20, tr. 665-672.

Al-Muharrami, S. & Matthews, K. (2009), ‘Market power versus efficient-structure in Arab GCC banking’, Applied Financial Economics, số 19, tập 18, tr. 1487-1496.

Alper, A. & Anbar, A. (2011), ‘Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey’, Business and Economics Research Journal, số 2, tập 2, tr. 135-152.

Al-Sharkas, A.A., Kabir Hassan, M. & Lawrence, S. (2008), ‘The impact of mergers and acquisitions on the efficiency of the US banking industry further evidence’, Journal of Business Finance & Accounting, số 35, tập 1/2, tr. 50–70.

Altman, E.I. (1968), ‘Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy’, Journal of Finance, số 23, tập 4, tr. 589-609.

Andries, A.M. & Căpraru, B. (2014), ‘The nexus between competition and efficiency: The European banking industries experience’, International Business Review,


số 23, tập 3, tr. 566-579.

Ariss, R. T. (2010), ‘On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries’, Journal of Banking & Finance, số 34, tập 4, tr. 765-775.

Arellano, M. & Bond, S. (1991), ‘Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations’, The review of economic studies, số 58, tập 2, tr. 277-297.

Arellano, M. & Bover, O. (1995), ‘Another look at the instrumental variable estimation of error-components models’, Journal of Econometrics, số 68, tập 1, tr. 29-51.

Ariff, M. & Can, L. (2008), ‘Cost and profit efficiency of Chinese banks: A non- parametric analysis’, China Economic Review, số 19, tập 2, tr. 260-273.

Ashamu, S.O. & Abiola, J. (2012), ‘The Impact of Global Financial Crisis on Banking Sector in Nigeria’, British Journal of Arts and Social Sciences, số 4, tập 2, tr. 251-257.

Athanasoglou, P.P., Brissimis, S.N. & Delis, M.D. (2008), ‘Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability’, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, số 18, tập 2, tr.121–136.

Avkiran, N.K. (2011), ‘Association of DEA super-efficiency estimates with financial ratios: Investigating the case for Chinese banks’, OMEGA, số 39, tr. 323-334.

Ayaydin, H. & Karakaya, A. (2014), ‘The effect of bank capital on profitability and risk in Turkish banking’, International Journal of Business and Social Science, số 5, tập 1, tr. 252-271.

Baele, L., Jonghe, O.D. & Vennet, R.V. (2007), ‘Does the stock market value bank diversification?’, Journal of Banking and Finance, số 3, tập 1, tr. 1999-2023.

Baltagi, B.H. (2008), Econometric Analysis of Panel Data. John Wiley & Sons Ltd., Chichester.

Bandaranayake, S. & Jayasinghe, P. (2013), ‘Factors influencing the Efficiency of Commercial banks in Sri Lanka’, Sri Lanka Journal of Management, số 18, tập 1&2, tr. 21-50.

Banker, R.D., Charnes, A. & Cooper, W.W. (1984), ‘Some models for estimating technical and scale inefficiencies in data envelopment analysis’, Management Science, số 30, tập 9, tr. 1078-1092.


Barbosa, K., de Paula Rocha, B. & Salazar, F. (2015), ‘Assessing competition in the banking industry: A multi-product approach’, Journal of Banking & Finance, số 50, tr. 340–362.

Baral, K. (2005), ‘Health Check-up of Commercial Banks in the Framework of CAMEL: A Case Study of Joint Venture Banks in Nepal’, The Journal of Nepalese Business Studies, số 2, tập 1, tr. 5-6.

Barney, J.B. & Clark, D.N. (2007), ‘Resource-Based Theory Creating and Sustaining Competitive Advantage’, Oxford University Press, Oxford.

Barros, C.P. & Wanke, P. (2014), ‘Banking efficiency in Brazil’, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, số 28, tr. 54–65.

Batten, J.A. & Vo, X.V. (2013), ‘Determinants of Bank Profitability – Evidence from Vietnam’, truy cập ngày 20 tháng 08 năm 2018, từ http://dx.doi.org/ 10.2139/ssrn.2485023.

Battese G.E., Coelli T.J. (1988), ‘Prediction of Grm-level technical efficiencies: With a generalized frontier production function and panel data’, Journal of Econometrics, số 38, tr. 387-399.

Battese, G.E. & Corra, G.S. (1977), ‘Estimation of a Production Frontier Model: With Application to the Pastoral Zone of Eastern Australia’, Australian Journal of Agricultural Economics, số 21, tập 30, tr. 169-179.

Bauer, T.N., Morrison, E.W. & Callister, R.R. (1998), ‘Organizational socialization: A review and directions for future research’, Research in Personnel and Human Resources Management, số 16, tr.149-214.

Baumol, W.J. (1982), ‘Contestable markets: An uprising in the theory of industry structure’, American Economic Review, số 72, tập 1, tr. 1-15.

Ben Naceur, S. (2003), ‘The determinants of the Tunisian banking industry profitability: panel evidence’, ERF Research Fellow.

Ben Naceur, S. & Kandil, M. (2009), ‘The impact of capital requirements on banks ‘cost of intermediation and performance: case of Egypt’, Journal of Economics and Business, số 61, tr. 70-89.

Benston, G.J. (1965), ‘Branch banking and economies of scale’, The Journal of Finance, số 20, tập 2, tr. 312-331.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022