Đánh Giá Năng Lực Trả Nợ Hiện Có Của Nền Kinh Tế Thông Qua Các Chỉ Số Kinh Tế Vĩ Mô


Tốc độ tăng của nợ nước ngoài trong thời gian tới liên quan đến chính sách vay và trả nợ trong hiện tại và trong tương lai. Giám sát và kiểm soát tốc độ tăng của nợ nước ngoài là khía cạnh không thể thiếu để giữ ổn định trong dài hạn.

Để theo dõi và đảm bảo được tính bền vững nợ, cần nắm bắt và phân tích được một loạt các cán cân kinh tế vĩ mô và nợ nước ngoài. Phần dưới đây xem xét một số các công cụ – các chỉ số quan trọng nhất thường được các cơ quan quản lý nợ sử dụng trong việc xem xét đánh giá tình hình vĩ mô và nợ nước ngoài.

Mô hình đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài

Jaime De Pinies (1989) đ sử dụng một mô hình tích tụ nợ dạng đơn giản, dựa vào các đặc tính của cán cân thanh toán để dự báo các chỉ số nợ trên xuất khẩu. Lần đầu tiên, mô hình được sử dụng trong các phân tích nợ của các nước châu Mỹ La-tinh và châu Phi. Trong mô hình này, động thái của nợ phụ thuộc vào bốn chỉ số: tỷ lệ nợ trên xuất khẩu và tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu ở thời điểm ban đầu; tỷ lệ l i suất trên xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trên tăng trưởng xuất khẩu. Jaime De Pinies cũng chỉ ra tầm quan trọng của tăng trưởng nhập khẩu đối với động thái nợ.

Mô hình nợ bền vững Jaime De Pinies bắt đầu bằng việc xác định cán cân thanh toán như sau:

Dt = Dt-1 + CAt (1.1)

Trong đó:

Dt là tổng nợ nước ngoài trong năm t

Dt-1 là tổng nợ nước ngoài trong năm (t-1) CAt là cân đối tài khoản v ng lai của năm t

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Giả sử mức l i suất của nợ nước ngoài trong năm t là it, khi đó tổng số tiền trả l i nợ của quốc gia trong năm t sẽ bằng l i suất của năm t nhân với tổng số nợ tích luỹ cho đến đầu năm t, tức là Dt-1. Bằng công thức: tiền trả l i nợ của năm t là it Dt-1.


Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam - 6

Cộng thêm tiền trả l i nợ rồi lại trừ đi tiền trả l i nợ trong phương trình (1), ta được:

Dt = Dt-1 + it Dt-1 - it Dt-1 + CAt = (1 + it) Dt-1 + CAt - it Dt-1 (1.2)

Mô hình này giả định rằng tất cả các biến trong mô hình đều là biến ngoại suy, và rằng các chủ thể kinh tế sẽ không thay đổi hành vi của họ một khi hành vi này đ được xác định. Vì giả định này, mô hình chỉ phù hợp cho việc phân tích và dự báo trong trung hạn.

Số dư tài khoản v ng lai bao gồm hai bộ phận: (i) hiệu số giữa nhập khẩu hàng hoá Mt và xuất khẩu hàng hoá Xt; và (ii) tiền thanh toán l i ròng. Biểu diễn bằng phương trình, ta có:

CAt = (Mt - Xt) + it Dt-1

Do đó, phương trình (2) có thể viết là:


Dt = (1 + it) Dt-1 + Mt - Xt + it Dt-1 - it Dt-1 = (1 + it) Dt-1 + Mt - Xt (1.3)

Gọi tỷ tệ tăng trưởng xuất khẩu trong năm t là gxt, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trong năm t là gmt ta cã:

Xt = (1 + gxt) Xt-1 Mt = (1 + gmt) Mt-1

Phương trình (1.3) có thể viết lại dưới dạng:


Dt = (1 + it) Dt-1 + (1 + gmt) Mt-1 - (1 + gxt) Xt-1

Chia cả hai vế của phương trình (1.3) cho Xt = (1 + gxt) Xt-1 ta được: Dt/Xt = (1+ it)/(1 + gxt).Dt-1 /Xt-1 + (1 + gmt)/(1 + gxt). Mt-1 /Xt-1 - 1 (1.4)

Ký hiệu tỷ lệ nợ trên xuất khẩu trong năm t là dt, tỷ lệ nợ trên xuất khẩu

trong năm (t - 1) là dt-1: dt = Dt / Xt

dt-1 = Dt-1 / Xt-1


Đồng thời, để rút gọn, ký hiệu: a = (1 + it) / (1 + gxt)

b = (1 + gmt) / (1 + gxt)

vt-1 = Mt-1 / Xt-1

Phương trình (4) có thể viết lại dưới dạng như sau: dt = a dt-1 + b vt-1 - 1 (1.5)

Theo định nghĩa, vt = Mt / Xt = [(1 + gmt) Mt-1] / [(1 + gxt) Xt-1] = bvt-1 (1.6)

Các phương trình (1.5) và (1.6) hợp thành hệ phương trình trong đó giả

định rằng các giá trị a và b đều dương và không đổi (như trên đ nói, mô hình Jaime De Pinies giả định rằng các chủ thể kinh tế không thay đổi hành vi của họ trong suốt thời kỳ dự báo).

Giải hệ phương trình (1.5) và (1.6), ta thu được:


dt = atd0 + bv0(bt - at) / (b - a) - (1 - at) / (1 - a) (1.7)

Trong đó:


d0 là tỷ lệ nợ trên xuất khẩu của năm đầu kỳ (năm 0)

v0 là tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu của năm đầu kỳ (năm 0)

Theo phương trình này, động thái của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu phụ thuộc vào hai yếu tố là tỷ lệ l i suất trên tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu a và tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trên tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu b. Hai giá trị cho trước d0 và v0 quy định xuất phát điểm của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu d. Để phương trình có nghĩa, giả định ab. Mô hình có thể minh họa bằng hệ toạ độ Jaime De Pinies

trên Hình 1.1.


Trục tung trên Hình 1.1 biểu diễn tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu còn trục hoành biểu diễn l i suất. Đường phân giác góc vuông bao gồm các điểm mà ở

đó tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bằng l i suất, hay là a = 1. Lấy đường song


song với trục hoành đi qua điểm C là đường b = 1 (bao gồm các điểm mà ở đó tỷ lệ tăng xuất khẩu bằng tỷ lệ tăng nhập khẩu).

Trong vùng 1 tỷ lệ tăng xuất khẩu cao hơn cả l i suất lẫn tỷ lệ tăng nhập khẩu: cả a và b đều nhỏ hơn 1, do đó tỷ lệ nợ trên xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm dần. Ngược lại, trong vùng 3, cả a và b đều lớn hơn 1, tỷ lệ nợ trên xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng dần. Nếu như tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu ban đầu v0 nhỏ hơn 1 (nghĩa là ban đầu tài khoản v ng lai không bao gồm l i suất đang thặng dư) thì có thể kìm giữ được sự bùng nổ của tỷ lệ nợ trên xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Song, với nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu (b>1) không sớm thì muộn tài khoản v ng lai không bao gồm l i suất sẽ trở thành thâm hụt và không thể duy trì được m i tỷ lệ nợ trên xuất khẩu.


Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu


a = 1

Vùng 1

Vùng 2

b = 1

a = b

Vùng 3

Vùng 4

C


0

L i suÊt


Vùng 1: a <1; b <1; Vùng 3: a >1; b >1


Vùng 2: a >1; b <1; Vùng 4: a <1; b >1


Nguồn: Jaime De Pinies, 1989 [60]

Hình 1-1 Hệ toạ độ Jaime De Pinies

Tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu ban đầu v0 chỉ phát huy ảnh hưởng lâu dài đối với tỷ lệ nợ trên xuất khẩu trong trường hợp xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng ngang nhau (b = 1). Với b = 1, một khoản thặng dư đủ lớn trên tài


khoản v ng lai không bao gồm l i suất (v0 < 1) sẽ làm cho tỷ lệ nợ trên xuất khẩu dt có xu hướng giảm dần ngay cả khi l i suất cao hơn tỷ lệ tăng xuất khẩu (a > 1).

Vùng 2 là khu vực đưa lại những kết quả dự báo không rõ ràng. Mặc dù xuất khẩu tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ nợ trên xuất khẩu, song các khoản l i suất phải trả lại tác động theo hướng ngược lại. Nếu như giữ được tỷ lệ tăng nhập khẩu ở mức hạn chế so với tỷ lệ tăng xuất khẩu thì có thể duy trì được tỷ lệ nợ trên xuất khẩu giảm dần ngay cả khi l i suất vượt quá tỷ lệ tăng xuất khẩu và tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu ban đầu (v0) lớn hơn 1.

Một nền kinh tế nằm trong vùng 4 trên Hình 1.2 chắc chắn có chính sách nợ không bền vững, bởi vì với nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu thâm hụt tài khoản v ng lai không bao gồm l i suất sẽ tăng dần, kết quả là đẩy tỷ lệ nợ trên xuất khẩu tăng cao.

Trong mô hình này tỷ lệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng nhập khẩu là thông số quan trọng nhất quyết định tính bền vững của nợ. Nếu tỷ lệ nói trên tăng liên tục thì chính sách nợ sẽ trở nên không bền vững, ngay cả trong trường hợp l i suất thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu.

Mặc dù có xuất xứ từ việc phân tích nợ nước ngoài ở các nước Mỹ La- tinh và châu Phi, song mô hình Jaime De Pinies có thể ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam, một nền kinh tế tăng trưởng nhanh song tài khoản v ng lai thường xuyên trong tình trạng thâm hụt và nợ nước ngoài đang trong giai đoạn tích tụ dần. [60]


1.2.2.4. Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô

Tập hợp các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia vay nợ cho phép đánh giá một cách khá chính xác nguồn lực có thể huy động cho việc trả nợ, mức độ chắc chắn của việc trả nợ đúng hạn, đồng thời có thể chỉ báo tình trạng mất khả năng trả nợ (khủng hoảng nợ) sắp xảy đến. Phân tích động thái của các


chỉ số kinh tế vĩ mô là một hoạt động thường dùng để đánh giá tính bền vững nợ. Những chỉ số sau đây thường hay được sử dụng:

Tăng trưởng của nền kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế đóng vai trò quyết định đối với độ lớn của nguồn tài chính thu được để trả nợ. Tốc độ tăng trưởng giảm dần, đồng thời xuất hiện những vấn đề của khối kinh tế đối ngoại như chi phí vay nợ tăng lên, tính cạnh tranh giảm sút, các vấn đề tín dụng trong và ngoài nước, là dấu hiệu chỉ báo tình trạng mất khả năng trả nợ.

Động thái của xuất khẩu và nhập khẩu: đối với hầu hết các nước đang phát triển, mối tương quan giữa xuất và nhập khẩu về cơ bản quyết định lượng ngoại tệ có được để trả nợ. Việc nhập khẩu quá lớn so với xuất khẩu có thể chỉ ra những yếu kém của tài khoản v ng lai, và thông qua đó của cán cân thanh toán. Sự xấu đi của tài khoản v ng lai chỉ ra khả năng trả nợ hạn chế trong tương lai.

Điều kiện thương mại: các điều kiện thương mại là điều kiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài. Vấn đề lớn mà các nước nghèo phải đối mặt hiện nay, đó là họ bị các nước công nghiệp phát triển áp đặt những điều kiện không bình

đẳng trong xuất khẩu và nhập khẩu, dẫn đến tình trạng họ phải bán rẻ mua

đắt. Chẳng hạn như các nước công nghiệp phát triển đều có chính sách bảo hộ nền nông nghiệp trong nước của họ, hạn chế ngành xuất khẩu nông sản là lĩnh vực xuất khẩu chính của nhiều nước đang phát triển, trong khi lại buộc các nước đang phát triển mở cửa thị trường dịch vụ, là thị trường mà các công ty xuyên quốc gia có lợi thế cạnh tranh. Điều kiện thương mại xấu đi có nghĩa là năng lực trả nợ của quốc gia trong tương lai sẽ kém đi.

Dự trữ ngoại tệ các loại: dự trữ ngoại tệ của quốc gia là sự đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Dự trữ ngoại tệ phản ánh tình hình cán cân thanh toán. Dự trữ ngoại tệ giảm, đi liền với những mất cân đối vĩ mô khác thường là chỉ báo của các cuộc khủng hoảng nợ.


L#i suÊt: l i suất thực tế tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư trong nước. L i suất thực tế thấp là đòn bẩy kích thích đầu tư trong nước. Tỷ lệ l i suất thực tế cao, đi liền với khoảng cách ngày càng lớn giữa l i suất tiền gửi và l i suất cho vay là dấu hiệu những bất ổn trên các thị trường vốn.

Tỷ giá hối đoái thực tế: các nghiên cứu thường quan sát thấy rằng tỷ giá

đối đoái thực tế được đặt quá cao (đồng tiền trong nước được giá) trong giai đoạn trước các cuộc khủng hoảng nợ và khủng hoảng tiền tệ. Nguyên do là vì lượng vay nợ nước ngoài quá lớn và thâm hụt ngân sách tăng dần.

Lạm phát: tỷ lệ lạm phát tăng nhanh cùng với tỷ giá hối đoái thực tế là những dấu hiệu trước khủng hoảng.

Các chỉ số tiền tệ: các chỉ số tăng trưởng vượt bậc của tín dụng trong nước, tín dụng dành cho khu vực công, cơ sở tiền tệ, và M2 có thể có nghĩa là cầu trong nước về tiền đang được mở rộng, và có thể xuất hiện những mất cân đối trong thời gian tới.

Thâm hụt tài khoá và tín dụng trong khu vực công: là những chỉ báo của vấn đề mất cân đối trong nước.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô có thể cho biết những dấu hiệu ban đầu của sự mất cân đối trong các lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ và nợ nước ngoài. Tuy nhiên, chúng không phải là những điều kiện đủ để đưa ra quyết định về tình hình nợ nước ngoài. Để theo dõi và đánh giá tình hình mức nợ tích luỹ và tốc độ tăng nợ, người ta sử dụng hệ thống các chỉ số nợ nước ngoài.


1.2.2.5. Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài


Việc đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của một nước là hết sức quan trọng để có những chính sách, chiến lược vay nợ cho đầu tư hợp lý. Để phục vụ cho mục tiêu này người ta đưa ra một hệ thống các chỉ số xác định mức độ nợ nần của một nước. Các chỉ số quan trọng nhất bao gồm: (1) nợ nước ngoài


trên GDP; (2) nợ nước ngoài trên xuất khẩu; và (3) trả nợ hàng năm trên xuất khẩu. Để tính được các chỉ số này, trước hết cần phân biệt tổng nợ nước ngoài danh nghĩa và giá trị hiện tại ròng của tổng nợ nước ngoài.

Tổng nợ nước ngoài danh nghĩa là số nợ tích luỹ hàng năm, tính bằng

đồng tiền ở mức giá hiện hành.


Giá trị hiện tại ròng (NPV) của tổng nợ nước ngoài


Giá trị hiện tại ròng của tổng nợ nước ngoài là giá trị tính bằng đồng tiền hiện tại của dòng tiền trả nợ (bao gồm vốn gốc và l#i nợ) phải trả trong tương lai.

Giá trị hiện tại ròng của tổng nợ nước ngoài khác với giá trị danh nghĩa của tổng nợ ở chỗ tỷ lệ chiết khấu dùng để quy đổi dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại thường cao hơn l i suất phải trả cho việc vay nợ (đặc biệt là với các khoản vay ưu đ i ODA), do vậy tổng nợ tính bằng giá trị hiện tại ròng thường thấp hơn tổng nợ danh nghĩa. Chênh lệch giữa giá trị hiện tại ròng của tổng nợ và tổng nợ danh nghĩa thường được gọi là yếu tố cho không của các khoản vay

ưu đ i. Theo công thức tính giá trị hiện tại ròng của dòng tiền (NPV), có thể thấy rằng độ lớn của yếu tố cho không phụ thuộc vào chênh lệch giữa tỷ lệ chiết khấu và l i suất cho vay của từng khoản vay nợ. Độ dài thời kỳ ân hạn cũng là yếu tố đóng góp vào yếu tố cho không. Thời kỳ ân hạn càng dài thì yếu tố cho không càng lớn.

Các chỉ số nợ biểu diễn bằng giá trị hiện tại ròng rõ ràng là gần với giá trị thực hơn là các chỉ số biểu diễn bằng đồng tiền danh nghĩa. Tuy nhiên, muốn có được giá trị hiện tại ròng, cần phải thu thập được số liệu cụ thể về từng khoản vay nợ, kỳ hạn, l i suất phải trả cho từng khoản vay nợ đó và độ dài thời kỳ ân hạn nếu có. Đây không phải là việc dễ dàng đối với các cơ quan quản lý nợ. Vì vậy, người ta thường sử dụng cả chỉ số biểu diễn bằng đồng tiền danh nghĩa lẫn chỉ số biểu diễn bằng giá trị hiện tại ròng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023