CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư của các nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi và là nơi các doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Không những vậy, chứng khoán còn được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình kinh tế, tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2000, sau hơn 15 năm hoạt động, TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các nước trong khu vực như Malaysia (1960), Thái Lan (1962), Singapore (1973)…do đó tính ổn định của thị trường chưa cao và chưa thực sự là “hàn thử biểu” của toàn bộ nền kinh tế. Trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến những thăng trầm của TTCK thông qua chỉ số giá chứng khoán VN-Index, từ đó nhận thấy được những hạn chế của thị trường như tính thanh khoản thấp, sự tăng trưởng chưa tích cực do nhà đầu tư thường chạy theo phong trào, thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn, hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ hoạt động còn nhiều hạn chế, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập…Hiện nay các cơ quan ban ngành đã và đang tích cực đưa ra những giải pháp nhằm đưa TTCK về đúng với vai trò của nó đối với nền kinh tế, để làm được điều này, chúng ta cần đặt ra câu hỏi: những nguyên nhân nào làm cho TTCK Việt Nam diễn biến phức tạp như thời gian vừa qua và đâu là giải pháp hữu hiệu nhất? Có thể thấy những thông tin tiêu cực về kinh tế vĩ mô đã có tác động không nhỏ đến sự sụt giảm của TTCK trong thời gian vừa qua, và cũng có khi thị trường kinh tế khả quan nhưng điều đó lại không được nhìn thấy ở TTCK, như vậy câu hỏi đặt ra là giữa TTCK Việt Nam và các yếu tố kinh tế vĩ mô thật sự có mối tương quan nào không?
Thực tế, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề này. Cụ thể như: theo nghiên cứu năm 2009 của Asmy, Mohamed và cộng sự tại Malaysia giai đoạn trước và sau khủng hoảng (1987-1995 và 1999-2007) cho thấy lạm phát có tương quan thuận, cung tiền tương quan nghịch, còn tỷ giá hối đoái có tương quan thuận trong giai đoạn trước khủng hoảng và tương quan nghịch sau khủng hoảng
với chỉ số giá chứng khoán; nghiên cứu của Adman Hussian tại thị trường Karachi
(Pakistan) năm 2009 cho thấy, trong dài hạn, các yếu tố chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, cung tiền và chỉ tiêu tổng tài sản cố định có tương quan thuận, lãi suất ảnh hưởng không đáng kể, còn lạm phát lại có tương quan nghịch với giá cổ phiếu; nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Trung Quốc và Ấn Độ của Seyed Mehdi Hosseini. Zamri Ahmad và Yew Wah Lai năm 2011 có kết quả như sau: tại Trung Quốc giá dầu thô và cung tiền đồng biến với chỉ số giá chứng khoán trong dài hạn, tại Ấn Độ thì ngược lại, tuy nhiên trong ngắn hạn tại Trung Quốc giá dầu thô nghịch biến, cung tiền và lạm phát đồng biến với chỉ số giá chứng khoán và ở Ấn Độ cũng có kết quả ngược lại. Nhìn chung, có thể thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Tuy nhiên, tác động đó là khác nhau khi được nghiên cứu ở các nước khác nhau hoặc cùng một nước nhưng giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng các nghiên cứu ở các quốc gia khác trên thế giới áp dụng cho TTCK Việt Nam là không khả thi. Do đó, nghiên cứu thực nghiệm tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán khi sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian tại Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Đối với các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu này có thể là nguồn tham khảo giúp họ có được sự lựa chọn tối ưu nhất khi muốn tác động vào nền kinh tế theo đúng mục đích; còn đối với các nhà đầu tư thì việc nắm rò mối quan hệ giữa giá chứng khoán với các biến kinh tế vĩ mô giúp họ có thể dự đoán được phần nào diễn biến của thị trường và đưa ra các quyết định hợp lý. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index“
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index - 1
- Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index - 3
- Tóm Tắt Kỳ Vọng Tương Quan Giữa Các Yếu Tố Kinh Tế Vĩ Mô Và Ttck
- Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán Vn-Index
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index.
- Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index.
- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển TTCK Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi 1: Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN- Index ?
- Câu hỏi 2: Chiều hướng tác động và mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index ?
- Câu hỏi 3: Những khuyến nghị nào có thể được đưa ra từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển TTCK Việt Nam ?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái, giá dầu, giá vàng tác động lên chỉ số giá chứng khoán VN-Index.
- Chỉ số giá chứng khoán VN-Index.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).
- Chỉ số giá chứng khoán VN-Index thu thập từ sàn HOSE trong giai đoạn từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2015.
- Dữ liệu được thu nhập từ các nguồn: Các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF), Cục thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sau đây:
Nghiên cứu định tính
Được sử dụng bằng cách thu thập các số liệu và thông tin liên quan để quan sát sự biến động của chỉ số giá chứng khoán VN-Index thông qua sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô. Phân tích mỗi quan hệ giữa các biến và đưa ra đánh giá sơ bộ.
Nghiên cứu định lượng
Được sử dụng nhằm đo lường và đánh giá mối liên hệ giữa các biến, cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được từ các mẫu cho kết quả của tổng thể. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tôi sử dụng chương trình Stata 13 để kiểm định các giả thuyết thông qua các phương pháp: kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số VECM (phân tích mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn), kiểm định tự tương quan.
1.6 Kết cấu đề tài: 5 chương
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Tổng quan lý luận
- Chương 3: Mô hình nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 Lý luận chung về chỉ số giá chứng khoán
2.1.1 Khái niệm
Chỉ số chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000). Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành. Ví dụ, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số VN-Index là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường GDCK. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trường trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch; sau đó được mở rộng cho các trung tâm GDCK Hà Nội (HNX-Index)
Ý nghĩa
Chỉ số giá chứng khoán phản ánh xu hướng vận động chung của toàn bộ thị trường nên nó là một thông tin không thể thiéu trong bất cứ một thông tin báo cáo nào về hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số giá chứng khoán cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư phân tích và đánh giá thị trường chứng khoán một cách tổng quát khi cho thấy tình hình biến động giá chứng khoán cũng như của cả thị trường, là cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư mang tính chiến lược và dài hạn chứ không chỉ nhằm mục đích kiếm lời từ những biến động giá tạm thời.
2.1.2. Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán
Phương pháp Passcher
Đây là loại chỉ số giá thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kì tính toán:
∑n (qtpt)
IP =
i=1
∑n (qtp0)
t=1
Trong đó:
Ip: chỉ số giá Passcher pt: giá thời kỳ t
p0: giá thời kỳ gốc
qt: khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cấu của khối lu điểm tính toán
i: cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
ng thời
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính toán sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) vào thời kỳ tính toán.
Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc), S&P 500 (Mỹ), ET-SE 100 (Anh), TOPIX (Nhật), CAC (Pháp), TSE (Đài Loan), Hangseng (HongKong)... và Vn-Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này để tính chỉ số giá cổ phiếu.
Phương pháp Laspeyres
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu nêm yết thời kỳ gốc. Như vậy, kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc.
∑n (q0pt)
IL =
i=1
∑n (q0p0)
i=1
Trong đó:
IL: chỉ số giá bình quân Laspeyres pt: giá thời kỳ t
p0: giá thời kỳ gốc
q0: khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoạ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc.
i: số cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
cơ cấu của khối lu
ng (số lượng cổ
Có ít quốc gia sử dụng phương pháp này, có thể tham khảo chỉ có chỉ số FAZ, DAX của Đức.
Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số bình quân Fisher là chỉ số bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres.
IF = �IPIL
Trong đó:
IF: chỉ số giá Fisher IP: chỉ số giá Passcher
IL: chỉ số giá bình quân Laspayres
Theo thống kê chưa thấy quốc gia nào sử dụng phương pháp tính chỉ số giá này.
Phương pháp số bình quân đơn giản
Phương pháp này đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:
IP =
n
∑
p
i=1 i
n
Trong đó:
IP: giá bình quân
pi: giá của chứng khoán i
n: số lượng chứng khoán đưa vào tính toán
Các chỉ số Dow Jone của Mỹ, Nikkei 225 của Nhật, MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này phù hợp khi giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết đồng đều hay độ lệch chuẩn (s) của nó thấp.
Phương pháp bình quân nhân đơn giản
𝐧
𝐈𝐏 = �� 𝐩𝐢
𝐢=𝟏
Phương pháp này nên áp dụng khi độ lệch chuẩn giá các chứng khoán khá cao. Các chỉ số Value line của Mỹ, FT 30 của Anh áp dụng phương pháp bình quân nhân đơn giản này.
2.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index
2.2.1 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là công cụ để đo lường giá trị đồng tiền quốc gia này so với giá trị đồng tiền của quốc gia khác.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương phát triển và được đẩy mạnh, do đó tỷ giá có vai trò đáng kể trong thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy khi xảy ra rủi ro tỷ giá, lợi nhuận kinh doanh và hiệu quả đầu tư sẽ bị ảnh hưởng.
Theo lý thuyết thì tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty xuất nhập khẩu. Cụ thể, đối với hoạt động xuất khẩu, trong trường hợp các điều kiện khác giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là đồng nội tệ mất giá, thì giá hàng hóa dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối so với nước ngoài. Dẫn đến