Số Lượng Các Doanh Nghiệp Cbtp Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam 2007 – 2019


hóa (ngoại trừ trường hợp những doanh nghiệp được khai sinh là công ty cổ phần) và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc các doanh nghiệp có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số là điều không bất ngờ bởi đây là đặc thù gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt nam.

Thời gian thành lập và thâm niên hoạt động của các doanh nghiệp này cũng rất khác nhau. Trong số 44 DNCBTPNY tính đến hết QIV/2019, có 14 doanh nghiệp được thành lập trước thời kỳ Đổi mới (1986), chiếm 32% tổng số doanh nghiệp. Đây cũng là những doanh nghiệp có thâm niên cao nhất, đặc biệt có những doanh nghiệp với tuổi đời trên dưới 60 năm như CTCP Đồ hộp Hạ Long thành lập từ 1957, CTCP Bánh kẹo Hải Hà và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang được thành lập từ 1960 (khi đó đều là doanh nghiệp nhà nước). Đa số các doanh nghiệp được thành lập sau thời kỳ Đổi mới (30/44 doanh nghiệp, chiếm 68%) nhờ những chuyển biến tích cực của nền kinh tế sau giai đoạn này. Trong số đó có những doanh nghiệp mới được thành lập từ cuối thập niên 2000 hoặc đầu thập niên 2010, với thâm niên chỉ khoảng trên dưới 10 năm như GTNFoods thành lập từ 2011, CTCP Dầu thực vật Sài Gòn thành lập từ 2010, CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc thành lập từ 2009…

Về tình trạng niêm yết của các doanh nghiệp trên, như đã nói tính đến hết QIV/2019, số lượng các DNCBTPNY trên hai sàn chứng khoán HNX và HoSE là 44 doanh nghiệp. Kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu vận hành từ năm 2000 cho đến nay, số lượng các DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2000, chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp CBTP được niêm yết là CTCP Chế biến xuất khẩu Long An (mã chứng khoán: LAF). Sau 10 năm, số lượng các DNCBTPNY đã tăng lên 36. Ngoại trừ năm 2003 và 2004, trong các năm còn lại đều có thêm doanh nghiệp niêm yết mới. Đặc biệt, số lượng các doanh nghiệp niêm yết tăng nhanh trong giai đoạn 2006-2010, theo sau Nghị định 187/2004/NĐ- CP v/v chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và tiến tới niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng cường huy động vốn. Giai đoạn 2012-2019 do thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất ổn, bản thân ngành CBTP cũng gặp nhiều khó khăn nên số lượng các doanh nghiệp niêm yết mới bình quân hàng năm không còn nhiều như trước, đồng thời một số doanh nghiệp phải hủy niêm yết do thua lỗ kéo dài (ví dụ CTCP Thực phẩm Quốc tế - mã chứng khoán IFS hủy niêm yết tháng 05/2013, CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – mã chứng khoán VLF hủy niêm


yết tháng 5/2016…) hoặc thông tin tài chính thiếu minh bạch (ví dụ CTCP Ntaco – mã chứng khoán ATA hủy niêm yết tháng 2/2017), nên số lượng các doanh nghiệp CBTPNY không tăng nhanh như giai đoạn trước, tuy nhiên nhìn chung vẫn được duy trì ổn định cho đến hết QIV/2019 với 44 doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp này, bên cạnh một số doanh nghiệp có thời gian niêm yết lâu dài và xuyên suốt như CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (niêm yết từ 2000) và CTCP Đồ hộp Hạ Long (niêm yết từ 2001), một số doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu niêm yết và giao dịch trong vài năm gần đây như CTCP Kiên Hùng (niêm yết từ 2017).

Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2007 – 2019



Năm

Tình trạng niêm yết

Niêm yết mới

Hủy niêm yết

Còn niêm yết

2007

7

0

21

2008

6

0

27

2009

5

0

32

2010

4

0

36

2011

2

0

38

2012

2

1

39

2013

1

1

39

2014

2

0

41

2015

5

1

45

2016

0

1

44

2017

1

1

44

2018

0

0

44

2019

0

0

44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn


3.3.2. Hoạt động huy động vốn

Các DNCBTPNY huy động vốn qua kênh trực tiếp từ thị trường chứng khoán và kênh gián tiếp chủ yếu là ngân hàng thương mại. Với kênh huy động vốn trực tiếp, do thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn một số hạn chế nên kênh huy động này ít được sử dụng hơn so với thị trường cổ phiếu. Theo thống kê sơ bộ cho giai đoạn 2007-2019, chỉ có khoảng trên 10 doanh nghiệp trong tổng số 44 DNCBTPNY có phát hành trái phiếu để huy động vốn. Trong đó có trường hợp đã hủy niêm yết trái phiếu về sau (MSN hủy niêm yết 1,500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019). Trong khi đó, kênh huy động từ phát hành cổ phiếu được tận dụng nhiều hơn, nhất là trong giai đoạn 2008-2012 khi thị trường cổ phiếu trong nước đang phát triển mạnh. Về kênh huy động vốn gián tiếp, ngành chế biến thực phẩm có một số doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng tín dụng cao, điển hình là Vinamilk thường xuyên có mặt trong danh sách những công ty niêm yết uy tín nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về quy mô vốn, tính đến hết QIV/2019, tất cả 44 DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều được phân loại là doanh nghiệp lớn do có quy mô vốn trên 100 tỷ VND (Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định những doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ VND và số lượng lao động trên 200 được phân loại là doanh nghiệp lớn). Tuy nhiên, quy mô của các doanh nghiệp này cũng khác nhau một cách đáng kể. Một số doanh nghiệp có quy mô vốn chỉ xấp xỉ trên 100 tỷ VND như Thủy sản Ngô Quyền (107 tỷ), Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (118 tỷ), trong khi đó những doanh nghiệp lớn nhất ngành lại có quy mô vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ như Masan (trên 64 nghìn tỷ) và Vinamilk (trên 37 nghìn tỷ).

Nhìn chung, quy mô vốn của hầu hết các DNCBTPNY có xu hướng tăng dần theo thời gian (Bảng 3.2). Từ năm 2011 về trước có tồn tại một số doanh nghiệp với quy mô vốn không quá 100 tỷ VND, được phân loại là doanh nghiệp quy mô vừa. Tuy nhiên theo thời gian các doanh nghiệp này đã tăng quy mô vốn và được chuyển lên nhóm các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn Thực phẩm Lâm Đồng tăng vốn từ 55 tỷ (cuối 2008) lên 126 tỷ (cuối QI/2010). Ngay cả những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn từ ngày đầu niêm yết cũng tăng cường huy động vốn trong giai đoạn này, như Vinamilk tăng vốn từ 5,933 tỷ (cuối 2008) lên 10,676 tỷ (cuối QII/2010), Masan tăng vốn từ 6,596 tỷ (cuối QIII/2009) lên 20,921 tỷ (cuối 2010)… Những doanh nghiệp này đã tận dụng cơ hội để tăng cường huy động vốn trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước phát triển mạnh trong giai đoạn trên. Về cơ bản, từ cuối 2012 trở đi các DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều thuộc nhóm doanh nghiệp quy mô lớn. Bên cạnh đó,


thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vốn trong khoảng 100-1000 tỷ VND (22/44 doanh nghiệp, chiếm 50%).

Bảng 3.2. Phân loại DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 theo quy mô vốn


Năm

<=100 tỷ đ

100-1000 tỷ đ

1000-2000 tỷ đ

>2000 tỷ đ

Tổng

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

2007

5

24%

13

62%

1

5%

2

10%

21

2008

6

22%

15

56%

3

11%

3

11%

27

2009

5

16%

18

56%

4

13%

5

16%

32

2010

2

6%

22

61%

6

17%

6

17%

36

2011

2

5%

23

61%

4

11%

9

24%

38

2012

0

0%

26

67%

5

13%

8

21%

39

2013

0

0%

25

64%

4

10%

10

26%

39

2014

1

2%

24

59%

5

12%

11

27%

41

2015

0

0%

25

56%

6

13%

14

31%

45

2016

0

0%

24

55%

6

14%

14

32%

44

2017

0

0%

22

50%

8

18%

14

32%

44

2018

0

0%

22

50%

8

18%

14

32%

44

2019

0

0%

22

50%

8

18%

14

32%

44

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Về cơ cấu vốn, nhìn chung các DNCBTPNY có xu hướng sử dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chênh lệch giữa tỷ trọng của hai loại vốn này trong tổng vốn là không quá đáng kể. Biểu đồ 3.8 thể hiện biến động hệ số nợ/tổng nguồn vốn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019. Theo đó, ngoại trừ các năm 2016 và 2017, trong những năm còn lại các DNCBTPNY đều có hệ số nợ bình quân không quá 50%,


thấp nhất là 32% vào năm 2007. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, hệ số nợ bình quân của các doanh nghiệp này là 49%, cho thấy cơ cấu vốn khá cân bằng giữa tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, từ sau 2007 tỷ trọng nợ bình quân có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng rất chậm, không xảy ra đột biến, chênh lệch tỷ trọng nợ bình quân giữa 2 năm liên tiếp không quá 5%, cho thấy các DNCBTPNY duy trì cơ cấu vốn ổn định theo thời gian, tránh những thay đổi đột ngột tiềm ẩn nhiều rủi ro trong huy động vốn. Tuy vậy, hệ số nợ của mỗi doanh nghiệp trong các năm cũng rất khác nhau. Bên cạnh một số doanh nghiệp thường xuyên duy trì hệ số nợ ở mức rất thấp như Thủy sản Mekong (hệ số nợ không quá 5% trong năm 2016 và 2017, chưa đến 10% trong 2007 và 2008), Dầu thực vật Sài Gòn (luôn thấp hơn 10% trong các năm từ 2014 đến 2016), Thành Thành Công – Biên Hòa (dưới 10% trong các năm 2006, 2007 và 2010), một số doanh nghiệp lại thường xuyên có hệ số nợ ở mức rất cao như Camimex (trên 90% trong giai đoạn 2013-2017), Thủy sản Ngô Quyền (trên 80% trong giai đoạn 2011-2013)… Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao trong bối cảnh ngành nghề có nhiều khó khăn và bất ổn tất yếu sẽ ảnh hưởng tới rủi ro và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này.


60%

52%

53%

55%

50%

46%

48%

49%

49%

40%

41%

41%

40%

37%

40%

32%

30%


20%


10%


0%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 3.8. Hệ số nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Cơ cấu nợ của các DNCBTPNY thiên hẳn về nợ ngắn hạn. Biểu đồ 3.9 thể hiện tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007- 2019.


100%

96%

92%

92%

89%

92%

90%

88%

84%

83%

79%

80%

76%

74%

72%

70%


60%


50%


40%

37%

30%


20%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019


Biểu đồ 3.9. Tỷ số nợ ngắn hạn/tổng nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Theo đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ của các doanh nghiệp này thường xuyên ở mức trên 70% (ngoại trừ năm 2015), đặc biệt có những năm lên tới trên 90% (2007, 2008, 2010 và 2017), mặc dù xu hướng tăng giảm theo thời gian không rõ ràng và khó dự đoán. Một số doanh nghiệp trong ngành thậm chí không hề sử dụng nợ dài hạn trong nhiều năm, ví dụ Đường Kon Tum có tỷ trọng nợ ngắn hạn/tổng nợ bằng 100% trong suốt giai đoạn 2012-2017, Safoco trong giai đoạn 2015-2017, Nông nghiệp Hùng Hậu trong các năm 2001-2005, 2007, 2010, 2012-2014…

Cơ cấu vốn mang tính đặc thù như trên có thể tác động tới khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành. Biểu đồ 3.10 thể hiện hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các DNCBTPNY trong giai đoạn 2007-2019.


2.2 2.2

2.2

1.6

1.6

1.4

1.5

1.4

1.2

1.3

1.4 1.4

1.3

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 3.10. Hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các DNCBTPNY giai

đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn


Dựa vào biểu đồ, hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các doanh nghiệp này luôn cao hơn 1,0, thường xuyên ở mức trên dưới 1,5, cao nhất là khoảng 2,2 trong các năm 2008, 2009 và 2017, cho thấy các doanh nghiệp trong ngành nói chung thường xuyên duy trì được khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy thế, một số doanh nghiệp cá biệt lại có hệ số thanh toán ngắn hạn thấp và dưới 1,0 kéo dài trong nhiều năm, chẳng hạn Thủy sản Ngô Quyền có hệ số xấp xỉ 0,6-0,8 trong suốt 2011-2017, Camimex cũng tương tự trong các năm 2013-2017… Đây là dấu hiệu đáng lo ngại, phản ánh rủi ro thanh toán tiềm ẩn phát sinh một phần do cơ cấu vốn có nhiều các khoản nợ ngắn hạn.

3.3.3. Hoạt động đầu tư

Thực trạng hoạt động đầu tư được phản ánh thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Biểu đồ 3.11 thể hiện tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản của các DNCBTPNY qua các năm.


100%


80%


60%


40%


20%


0%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

TSNH/Tổng TS

TSDH/Tổng TS

Biểu đồ 3.11. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn

Biểu đồ cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn biến động thất thường, từng nhiều lần đảo chiều trong xu hướng tăng giảm cũng như thay đổi tương quan cao thấp so với nhau. Cụ thể, tỷ trọng tài sản ngắn hạn từng có 6 lần bị sụt giảm xuống dưới 50% trong các năm 2007, 2010, 2012, 2015, 2018 và 2019, nhường ưu thế cho đầu tư dài hạn. Trong 7 năm còn lại, tài sản ngắn hạn lại chiếm ưu thế hơn so với tài sản dài hạn. Bình quân giai đoạn trên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khoảng 54% còn tài


sản dài hạn là 46%, cho thấy các DNCBTPNY có xu hướng nghiêng về đầu tư ngắn hạn hơn dài hạn, tuy nhiên mức chênh lệch không quá đáng kể. Sự ưu tiên cho đầu tư tài sản ngắn hạn cũng có thể xem là một đặc thù của ngành chế biến thực phẩm vốn thường xuyên phải duy trì lượng nguyên vật liệu, sản phẩm và phải thu ngắn hạn lớn. Trong một số ít năm chẳng hạn 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng đáng kể, cho thấy các doanh nghiệp này dường như đã thực hiện một số dự án đầu tư dài hạn mới tại thời điểm đó – điều này hứa hẹn đem lại những nguồn thu nhập mới trong tương lai nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức trong quản lý đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị kẹt vào tài sản dài hạn nhiều hơn.

Đối với các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm, các khoản đầu tư vào tài sản lưu động đóng một vai trò quan trọng giúp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra xuyên suốt, từ đó đảm bảo khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu các tài sản lưu động của các DNCBTP được thể hiện thông qua các biểu đồ từ 3.12 đến 3.15.

Trước hết, biểu đồ 3.12 cho thấy sự thay đổi tỷ trọng của tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân từ 2007 đến 2019. Tiền và tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là nguồn trả nợ trực tiếp và tức thời cho doanh nghiệp. Từ 2007 đến 2013, xu hướng thây đổi tỷ trọng của khoản mục tiền liên tục đảo chiều qua các năm (nếu năm trước tăng thì năm tiếp theo sẽ giảm và ngược lại). Tuy nhiên, từ 2013 đến 2015, tỷ trọng này thay đổi rất ít và kể từ 2015 trở đi thì liên tục giảm. Điều này có thể dẫn tới những lo ngại về tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong một số năm gần đây. Về lý thuyết, luôn tồn tại sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời bởi khi doanh nghiệp giảm bớt lượng tồn quỹ thì lượng vốn đầu tư sẽ tăng và lợi nhuận dự kiến tăng theo. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về nguyên nhân và hệ quả sự sụt giảm tỷ trọng tiền trong tổng tài sản của các DNCBTPNY giai đoạn 2015 đến nay, cần phân tích và đối chiếu với sự thay đổi tỷ trọng của các chỉ tiêu khác có liên quan ở phần dưới.

Tiếp theo, biểu đồ 3.13 thể hiện diễn biến tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản của các doanh nghiệp này trong cùng giai đoạn trên. Ngoại trừ năm 2007, tỷ trọng này trong các năm luôn được duy trì ở mức xấp xỉ 11% đến 19%. Tỷ trọng các khoản phải thu không thay đổi quá nhiều chứng tỏ các DNCBTPNY duy trì chính sách tín dụng thương mại ổn định theo thời gian. Bên cạnh đó, hầu hết các khoản phải thu này là ngắn hạn. Chỉ một số rất ít DNCBTPNY thỉnh thoảng có phát sinh phải thu dài hạn với quy mô không đáng kể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023