20%
16.2%
15%
13.9%
12.4%
12.7%13.1% 13.4%
12.0%
9.8%
10.5%
10.1%
10%
9.2%
8.2%
5.1%
5%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.12. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
23%
21.7%
21%
19.0%
19%
18.5%
17%
16.7%
16.2%
15.3%
15%
14.7%
14.0%
13.1%
13%
12.6% 12.7%
12.0%
10.9%
11%
9%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.13. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Biểu đồ 3.14 thể hiện biến động của tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản bình quân qua các năm. Trong giai đoạn 2007-2009, tỷ trọng này liên tục giảm, từ xấp xỉ 25% tổng tài sản xuống còn khoảng 12%. Tỷ trọng tồn kho giảm chỉ có thể được xem là dấu hiệu tích cực nếu nguyên nhân của nó là do doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa hoặc cải tiến hệ thống quản lý tồn kho theo hướng quản trị tinh giản. Thông thường khi
đó tỷ trọng khoản phải thu và tiền mặt sẽ tăng tương ứng tuy nhiên điều này lại không được quan sát thấy rõ ràng ở các DNCBTPNY trong giai đoạn trên. Một khả năng khác là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đầu ra giảm hoặc nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm khiến các doanh nghiệp này buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất và giảm tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ. Khi đó, sự sụt giảm tỷ trọng tồn kho lại là dấu hiệu đáng lo ngại, đe dọa tới tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để xác định nguyên nhân và hệ quả của sự sụt giảm tỷ trọng tồn kho trong giai đoạn trên một cách cụ thể hơn, cần đối chiếu với phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này ở phần tiếp theo. Bên cạnh đó, từ 2010 đến nay, tỷ trọng tồn kho bình quân về cơ bản được duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 12%-15% và biến động rất ít qua các năm, cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của ngành CBTP dường như đã đi vào ổn định hơn so với trước.
25%
19.5%
20%
16.7%
15%
14.4%14.8%14.4%15.3% 14.3%
14.9%
12.2% 12.3% 12.7% 12.1% 12.2%
10%
5%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.14. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNCBTPNY 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Bên cạnh đầu tư vào các tài sản hoạt động, các DNCBTPNY còn có các khoản đầu tư tài chính. Các khoản đầu tư này góp phần gia tăng thu nhập, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời một số khoản đầu tư còn đóng vai trò như “bước đệm” trong quản lý ngân quỹ, đảm bảo chuyển hóa linh hoạt giữa tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản. Tỷ trọng của đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân mỗi năm được thể hiện qua biểu đồ 3.15.
25%
20.4%
20%
17.1%
18.1% 17.9%
16.9% 16.9% 16.2%
17.0%
15.1% 14.8%
15%
13.7%
13.0%
10%
8.6%
5%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Nhìn chung, từ 2009 đến 2017 tỷ trọng của đầu tư tài chính được duy trì khá ổn định, luôn ở mức 13%-xấp xỉ 18%, thay đổi qua các năm là không đáng kể. Điều này cho thấy định hướng phân bổ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư tài chính của các DNCBTPNY về cơ bản không thay đổi nhiều qua các năm. Sự tồn tại của các khoản đầu tư tài chính có thể xem là biểu hiện của nỗ lực đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và nguồn thu nhập của các DNCBTPNY trong thời gian qua.
3.4. Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
3.4.1. Đặc thù hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam
Chuỗi giá trị của ngành CBTP được thể hiện qua sơ đồ giản lược sau:
Nguồn cung sản xuất trong nước – Các hộ chăn nuôi, trồng trọt
Tiêu thụ
trong nước
Đầu vào
Doanh nghiệp Chế
biến thực phẩm
Đầu ra
Nguồn cung
từ nhập khẩu
Xuất
khẩu
Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm Việt Nam
Đầu vào của ngành CBTP, nhất là nguồn cung từ các hộ chăn nuôi, trồng trọt trong nước thể hiện tính phân tán rõ nét, do số lượng các hộ nuôi trồng này lên tới hàng triệu và phân bố trên phạm vi rộng lớn ở nhiều vùng nông thôn khác nhau trên cả nước. Các hộ nuôi trồng này cung cấp các sản phẩm của hoạt động chăn nuôi, trồng trọt chưa qua chế biến hoặc mới chỉ được sàng lọc, chế biến thô sơ (ví dụ hoa quả tươi, thịt tươi sống…) làm nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp CBTP.
Khác với đầu vào, sức tiêu thụ đầu ra của ngành CBTP lại tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị các khu công nghiệp tập trung. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm của ngành CBTP cũng vô cùng đa dạng về mặt đặc điểm kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, do Việt Nam là một nước ở vùng nhiệt đới với đường bờ biển kéo dài 3444 km nên các mặt hàng thực phẩm tiêu biểu cũng thể hiện rõ đặc điểm địa lý kinh tế này, thường là các loại nông sản vùng nhiệt đới, thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ một số loại gia súc, gia cầm…
Ngoài ra, cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của ngành CBTP đều chịu tác động của tính vụ mùa và tính vùng miền. Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt cũng như tiêu thụ thực phẩm nói chung đều tuân theo các quy luật mang tính chu kỳ của thời tiết, mùa màng và các hoạt động xã hội và tính vụ mùa này sẽ ảnh hưởng tới tình hình kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp CBTP trong năm. Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và tiêu thụ thực phẩm còn khác nhau giữa các vùng miền, do đặc thù về tự nhiên và văn hóa – xã hội của mỗi vùng là khác nhau, khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành CBTP còn thay đổi theo từng khu vực địa lý.
3.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY trên TTCK Việt Nam
Bảng 3.3 thống kê tỷ lệ các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế dương từ 2007 đến 2019. Theo đó, tỷ lệ này được duy trì ở mức cao nhất trong giai đoạn 2009-2015 và thường xuyên ở mức ≥ 95%, cho thấy tình hình kinh doanh toàn ngành trong các năm này nhìn chung là khả quan. Từ 2016 đến nay tuy các doanh nghiệp làm ăn có lãi vẫn chiếm đại đa số trong ngành CBTP nhưng đáng lo ngại là tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Đặc biệt, năm 2018 chỉ có khoảng 82% DNCBTPNY có lợi nhuận ròng dương, đồng nghĩa với khoảng 1/5 số doanh nghiệp còn lại bị thua lỗ. Một số doanh nghiệp trước đây thường xuyên có lợi nhuận dương, đến vài năm gần đây lại bị lỗ, điển hình là Đầu tư Thương mại Thủy sản từ 2015 trở về trước luôn có lãi nhưng từ 2016 trở đi lại liên tục thua lỗ (năm 2016 lỗ 31,84 tỷ, 2017 lỗ 29,04 tỷ, 2018 lỗ 24,95 tỷ), hay Thủy sản Hùng Vương từng được xem là dẫn đầu trong kinh doanh cá tra và thủy sản liên tục có
lợi nhuận lớn từ 2016 trở về trước, đến 2017 lại lỗ 705 tỷ VND, dự báo tiếp tục lỗ nặng trong 2019, XNK Thủy sản An Giang có lãi năm 2016 và nhiều năm trước đó nhưng lại thua lỗ liên tiếp 2 năm 2017 và 2018… Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng quá lớn so với doanh thu thuần, thường là trên dưới 90%, thậm chí có trường hợp vượt quá doanh thu thuần như XNK Thủy sản An Giang có giá vốn là 1315 tỷ nhưng doanh thu chỉ có 1285 tỷ trong năm 2018. Tỷ lệ các DNCBTPNY có lợi nhuận dương được cải thiện ít nhiều trong năm 2019, nhưng vẫn chưa thể hồi phục về trạng thái khả quan như từ 2015 trở về trước.
Bảng 3.3. Tỷ lệ các DNCBTPNY có lợi nhuận ròng dương giai đoạn 2007 - 2019
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Tỷ lệ | 100% | 92% | 97% | 97% | 100% | 95% | 95% | 95% | 98% | 91% | 86% | 82% | 87% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9
- Thực Trạng Khả Năng Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Việt Nam
- Số Lượng Các Doanh Nghiệp Cbtp Niêm Yết Trên Ttck Việt Nam 2007 – 2019
- Lợi Nhuận Biên (Pm) Của Các Dncbtpny Giai Đoạn 2007-2019
- Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Tác Động Roe Ngắn Hạn
- Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Tác Động Roa Dài Hạn
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY trong giai đoạn 2007-2019 thường xuyên ở mức trên 10% - dưới 20%, xuống thấp nhất vào năm 2008, nhưng chỉ 2 năm sau lại phục hồi nhanh chóng và đạt mức cao nhất là 16,5% trong năm 2010 (Biểu đồ 3.16). Về cơ bản, ROA của nhóm DNCBTPNY bám sát diễn biến lợi nhuận của toàn ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, nhưng thường xuyên cao hơn mặt bằng chung của ngành này vốn có ROA giai đoạn 2007-2019 chỉ dao động từ 4,6% đến 7,8% (Biểu đồ 3.17). Điều này khiến cho các DNCBTPNY trở thành “điểm sáng” trong bức tranh toàn cảnh về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn vừa qua.
Tuy vậy, giá trị ROA cũng ít nhiều có biến động theo thời gian. Theo đó, từ 2007 đến 2019 ROA đã có tới 6 lần đảo chiều (3 lần từ tăng chuyển sang giảm, 3 lần ngược lại), trong đó đáng kể nhất là lần đảo chiều trong năm 2008 khi ROA thay đổi 6 điểm phần trăm so với năm trước. Trong những năm còn lại, mức thay đổi ROA hàng năm đều thấp hơn ngưỡng này, cho thấy khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung không xảy ra đột biến. Xét riêng năm 2018, ROA bình quân của các DNCBTPNY là 11,4%. Tuy ROA bình quân của cả nhóm là không thấp, nhưng vẫn có một số doanh nghiệp cá biệt có ROA rất thấp, thậm chí âm do thua lỗ, chẳng hạn Xuất khẩu Long An có ROA bằng -18,9%, CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc có ROA bằng -21,9%... gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
18%
16.5%
16%
14.7%
14%
13.1%
13.1%
12.3%
12%
11.2%
11.3%
11.4%
10.5% 10.4% 10.5%
10%
9.4%
8.7%
8%
6%
4%
2%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
18%
16%
16.5%
14%
14.7%
13.1%
13.1%
12%
12.3%
11.2% 11.3% 11.4%
10%
8%
10.5% 10.4% 10.5%
9.4%
8.7%
7.8%
6%
6.2% 6.1% 6.1%
6.7%
5.8%
6.0%
6.0% 6.2% 5.8%5.8%
4%
4.7% 4.6%
2%
0%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
ROA DNCBTPNY
ROA Ngành CNCBCT
Biểu đồ 3.17. So sánh tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Tương tự, tỷ lệ sinh lời trên VCSH (ROE) của các DNCBTPNY cũng được duy trì khá ổn định theo thời gian (Biểu đồ 3.18). Về cơ bản, diễn biến của ROE bám sát thay đổi của ROA (ngoại trừ năm 2007) – hai chỉ tiêu này thường xuyên tăng giảm cùng chiều với nhau qua các năm. Cũng giống như ROA, tỷ số ROE chạm đáy trong 2008 (13,8%) nhưng phục hồi nhanh chóng sau 2 năm và đạt mức cao nhất của toàn giai đoạn trong năm 2010 (28,1%) nhờ tình hình kinh doanh của toàn ngành có nhiều khởi sắc trong năm này. Bên cạnh đó, ROE của các DNCBTPNY cũng bám sát diễn biến ROE hàng năm của toàn ngành công nghiệp chế biến - chế tạo nhưng luôn nằm ở mức cao hơn, ngoại trừ năm 2008 (Biểu đồ 3.19), tương tự như tương quan so sánh của ROA các doanh nghiệp này với ROA toàn ngành chế biến - chế tạo. Sự tương đồng về diễn biến của ROA và ROE đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết là điều không bất ngờ, bởi về lý thuyết, khác biệt trong diễn biến của hai chỉ tiêu này có thể xảy ra khi cơ cấu vốn thay đổi đáng kể, nhưng các DNCBTPNY lại duy trì cơ cấu vốn ổn định, ít biến đổi trong giai đoạn trên.
Xu hướng thay đổi của ROE đã có 5 lần đảo chiều trong giai đoạn trên. So với ROA thì giá trị ROE có phần dao động mạnh hơn do tác động cộng hưởng của đòn bẩy tài chính. ROE thay đổi nhiều nhất là trong năm 2009 – tăng 8,1 điểm phần trăm so với năm trước. Mức thay đổi của ROE trong những năm còn lại đều thấp hơn ngưỡng này, một lần nữa cho thấy khả năng sinh lời của các nhóm DNCBTPNY về cơ bản không có đột biến trong giai đoạn trên.
Xét riêng năm 2018, ROE bình quân của các DNCBTPNY là 22,5%. Tuy mức ROE bình quân cả nhóm khá cao nhưng vẫn có một số trường hợp cá biệt với ROE thấp, bị âm do thua lỗ, chẳng hạn Xuất khẩu Long An (-42,9%), Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (-31,3%)... Năm 2019, ROE bình quân của các DNCBTPNY có phần được cải thiện so với hai năm trước đó, tuy nhiên vẫn chưa thể quay về mức cao như 2015 hay 2010.
30%
28.1%
25%
24.4% 23.8%
21.5%
21.9%
22.0%
22.3% 22.5%
23.1%
20.2%
20%
19.1%
17.5%
15%
13.8%
10%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
30%
28%
26%
28.1%
24.4% 23.8%
24%
22%
20%
18%
16%
14%
12%
10%
23.1%
21.5%
21.9%
22.0%
22.3% 22.5%
20.6%
19.1%
20.2%
17.7% 17.3%16.9%
13.8%
17.5%
15.4%
16.0%
15.0%
14.4%
14.8%
12.7% 12.0%
13.3%
12.9%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
ROE DNCBTPNY
ROE Ngành CNCBCT
Biểu đồ 3.19. So sánh tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ finance.vietstock.vn
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới những thay đổi của ROA và ROE, cần phân tích thêm hai chỉ tiêu là lợi nhuận biên (PM) và vòng quay tổng tài sản (TATO). Sở dĩ như vậy bởi những thay đổi của ROA có thể xuất phát từ thay đổi của PM và TATO (theo phương trình DuPont), còn thay đổi của ROE cũng xuất phát từ biến động của hai chỉ tiêu này cùng với cơ cấu vốn, tuy nhiên diễn biến cơ cấu vốn của các DNCBTPNY đã được trình bày ở trên và về cơ bản không có biến động đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu nên yếu tố này tạm thời được bỏ qua. Diễn biến của PM và TATO lần lượt được thể hiện qua biểu đồ 3.20 và 3.21.