Giải Pháp Phát Triển Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Việt Nam Thời Kỳ Hậu Wto

đã thực hiện khá nghiêm túc các cam kết của mình. Cơ chế pháp lý ở Việt Nam cũng khá chồng chéo, gây khó khăn cho cả các tổ chức trong nước và nước ngoài. Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu kỹ trường hợp của Trung Quốc để đưa ra những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ, mở cửa theo từng bước đồng thời tạo độ mở cho các thông tin cần thiết.‌

II. Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán

Một số định hướng tại thời điểm hiện tại là:

- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thêm việc thực hiện Luật Chứng khoán: Các Quyết định ban hành quy chế hướng dẫn Luật Chứng khoán đã được đưa ra, nhưng vẫn sơ sài, gây nhiều khúc mắc và bất tiện cho các thành viên tham gia thị trường. Các văn bản mới cần xem xét thêm về tình hình thị trường và khả năng đáp ứng của các công ty tham gia trên thị trường. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Cần có định hướng phát triển hệ thống các định chế tài chính nòng cốt của thị trường bao gồm thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm và hệ thống các công ty tư vấn đầu tư, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán phù hợp với cam kết WTO: Một trong những văn bản quan trọng được Bộ tài chính ban hành tháng 12/2008 là Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và Quy chế lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, trong đó các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài được chính thức cấp phép hoạt động tối đa là 5 năm. Với sự tham gia ngày càng nhiều của bên nước ngoài, các văn bản

hướng dẫn cần được chuẩn bị từ sớm để phù hợp với việc thực sự mở cửa thị trường từ năm 2012.

- Ban hành các quy định về việc quản lý giám sát thị trường chứng khoán và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán: Vấn đề được quan tâm nhất là việc công bố thông tin của các thành phần tham gia thị trường. Mặc dù đã có Thông tư ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay vẫn cho rằng việc công bố thông tin vẫn còn rất sơ sài và cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa về việc quản trị của các công ty nhằm làm tăng chất lượng của hàng hoá trên thị trường Chứng khoán. Các vấn đề như nộp báo cáo tài chính trễ, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính là phổ biến. Vấn đề thứ hai nữa là việc xử lý vi phạt trong thị trường vẫn bị coi là quá nhẹ và cần các chế tài mạnh mẽ hơn nữa.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn về việc tổ chức và hoạt động các loại hình dịch vụ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán: Các văn bản quan trọng đã được ban hành bao gồm Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán và Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ và các bản sửa đổi. Ngoài ra còn có Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Các văn bản trên có hướng dẫn về các loại hình dịch vụ cơ bản, nhưng những loại hình mới như cho vay cầm cố chứng khoán thì chưa có văn bản nào điều chỉnh việc hoạt động.

Nhà nước cần thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng chéo; ưu tiên tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện các chuẩn mực quản lý, giám sát và tổ chức hệ thống giám sát, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chú trọng các quy định về sự tham gia của các bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán.

- Ban hành các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi và mạng lưới cung cấp dịch vụ, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. đặc biệt là rà soát quy định về vốn pháp định đối với các công ty chứng khoán theo đó vốn pháp định để được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được nâng cao.

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 11

- Ban hành các chế tài và tăng cường công tác giám sát, thực thi pháp luật đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán và các tổ chức có chứng khoán được phát hành và giao dịch rộng rãi trong công chúng.

Để hoàn thiện môi trường thể chế trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng cần:

- Nâng cao vai trò quản lý để ngăn chặn hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- Hoàn thiện kế hoạch phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán

- Hỗ trợ hoạt động và nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán và các tổ chức khác.

- Nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán, tạo điều kiện cho các tổ chức này mở rộng phạm vi hoạt động/

- Hoàn thiện việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở đồng bộ và thống nhất giữa Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và các thành viên là các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán.

- Hoàn thiện các quy định về quản trị doanh nghiệp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán.

- Hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống (hay kiểm soát độc quyền). Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số lĩnh vực khác cũng cần được quan tâm như: pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật về quảng cáo…

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán

2.1. Công ty chứng khoán

2.1.1. Hoạt động môi giới chứng khoán

Mặc dù hoạt động môi giới đã được các công ty chứng khoán nâng cao về chất lượng dịch vụ nhưng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần tăng cường hoạt động quản lý, giám sát để hạn chế và cấm công ty chứng khoán tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mượn danh nghĩa của khách hàng để mua bán chứng khoán, tự ý thay đổi lệnh của khách hàng hoặc quay đảo các tài khoản của khách hàng.

Do hoạt động môi giới có giá trị lớn trên thị trường, những quy định về cảnh cáo vi phạt các công ty có hoạt động sai trái trong khi thực hiện dịch vụ môi giới cần được tiếp tục thi hành và áp dụng triệt để để hoạt động này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm.

2.1.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán

Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn rõ ràng trong việc công ty chứng khoán thực hiện kinh doanh chứng khoán, tạo lập thị trường, mua bán chứng khoán có kì hạn… Các quy định về hoạt động tự doanh bao gồm:

- Mua, bán chứng khoán cho chính công ty để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá

- Tạo lập thị trường

- Hoạt động giao dịch vừa cho chính công ty, vừa cho khách hàng (là giao dịch mà công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới).

Nghiệp vụ tự doanh phải thực hiện bằng chính nguồn vốn của công ty hoặc nguồn vốn huy động phù hợp với quy định pháp luật; hoạt động dưới danh nghĩa của công ty, không mượn danh nghĩa của người khác, không thực hiện với danh nghĩa cá nhân. Ngoài ra cũng cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về các hành vi:

- Giao dịch mua bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng cùng một ngày với giao dịch bán chứng khoán của chính công ty.

- Cho người khác mượn tài khoản tự doanh.

- Tiến hành giao dịch giả, giao dịch mua, bán chứng khoán mà không chuyển dịch quyền sở hữu làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường.

- Thực hiện giao dịch thông đồng, câu kết với người khác mua, bán chứng khoán của nhau nhưng không nắm giữ lâu dài làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch.

- Thực hiện các giao dịch nhằm mục đích lôi kéo, dụ dỗ mua bán để làm công chúng hiểu lầm là việc mua bán loại chứng khoán đó đang diễn ra sôi động, hoặc làm biến động giá chứng khoán.

Ngoài ra cũng cần rà soát các quy định về việc công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định với tổng giá trị giao dịch tự doanh để bình ổn thị trường bằng việc mua vào khi giá chứng khoán lên và bán ra khi giá chứng khoán giảm nhằm ổn định giá chứng khoán.

2.1.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Các hình thức bảo lãnh đã được quy định khá cụ thể nhưng các văn bản hướng dẫn cũng cần đảm an toàn cho các công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán với mục tiêu vừa khuyến khích các công ty tham

gia cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho một số đợt phát hành để huy động vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, vừa đảm bảo an toàn tài chính cho các công ty này trong quá trình thực hiện.

Các tổ chức tham gia đợt bảo lãnh phát hành có nghĩa vụ thực hiện vai trò nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán đã phát hành theo đó hạn mức giao dịch quy định nhằm mục tiêu ổn định thị trường giao dịch loại chứng khoán đó.

Các văn bản cũng cần quy định rõ về nghĩa vụ công khai thông tin, nghĩa vụ liên đới trong các hoạt động gian lận liên quan đến phát hành chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh phát hành, xác định giá chứng khoán trên cơ sở tổ chức bảo lãnh phát hành thăm dò nhu cầu về đợt phát hành của các nhà đầu tư lớn.

2.1.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Trong khi thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư, cần có những quy định và hướng dẫn rõ ràng đối với các hành vi vi phạm, giám sát các hoạt động như:

- Giới thiệu cho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán với việc đưa ra dự đoán chắc chắn.

- Khuyến nghị đồng loạt hoặc quá mức đối với nhiều khách hàng mua và bán liên tục một loại chứng khoán trong thời gian nhất định là ảnh hưởng đến việc hình thành giá một cách công bằng.

- Tư vấn đầu tư một công ty tiềm năng trong một thời gian liên tục nhất định, mua hàng loạt hoặc mua quá mức với mục đích bán chứng khoán mà công ty đang nắm giữ.

2.1.5. Các hoạt động khác

Những hoạt động mới nở rộ trong thời gian gần đây như cho vay, cầm cố, repo chứng khoán cần có văn bản cụ thể quy định về việc hoạt động, giám sát và xử lý các vi phạm.

2.2. Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ

Có nhiều ý kiến hiện nay cho rằng cho tới nay chúng ra vẫn có rất ít kinh nghiệm thực tế về hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Những yếu tố cần thiết được coi là cơ sở để kiểm nghiệm, bổ sung hoặc sửa đổi những văn bản chỉ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết. Vì thế một số quy định chưa được phù hợp với thực tế cũng là điều không tránh khỏi.

Cụ thể là phải sửa đổi, bổ sung và nâng cấp các quy định pháp lý, tạo hành lang bao đầu cho việc hình thành công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình đầu tư dạng hợp đồng. Trước mắt là bổ sung, rà soát lại một số quy định liên quan trong các luật.

2.2.1. Một số quy định liên quan tới công ty quản lý quỹ

- Mức vốn pháp định cho các công ty quản lý quỹ cần được xem xét sửa đổi, đồng thời phải bổ sung, rà soát các quy định về cơ cấu sở hữu của công ty quản lý quỹ cũng như hướng dẫn việc sử dụng vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ. Theo quy định hiện nay, mức vốn pháp định đối với công ty quản lý quỹ tối thiểu phải là 25 tỷ đồng. Thực tế là mức vốn này vẫn còn khá thấp nên các tổ chức kinh tế nào cũng có thể đứng là thành lập công ty.

- Xem xét lại các quy định về việc cho phép các công ty quản lý quỹ được đầu tư một phần vốn và tài sản vào các quỹ như phần chung vốn vào quỹ của người đầu tư. Để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư, cần thiết phải có quy định cụ thể về tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh đối với những người điều hành các quỹ cũng như những người lãnh đạo của công ty quản lý quỹ nói chung.

- Hướng dẫn cụ thể cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được dùng vốn điều lệ đầu tư vào các công cụ tài chính có thu nhập cố định, ví dụ trái phiếu chính phủ, các công cụ của thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đồng thời, để tránh tình trạng các công ty quản lý quỹ thao túng hoạt động của các quỹ, cần thiết phải đưa ra tỷ lệ hoặc giá trị tài sản tối đa công ty quản lý quỹ được đầu tư vào các quỹ do chính

mình quản lý cũng như quy định cho phép công ty quản lý quỹ chỉ được mua chứng chỉ đầu tư của các quỹ khi phát hành lần đầu.

- Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: các văn bản cần quy định rõ khi thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, các công ty phải tuân thủ nguyên tắc tận tụy, trung thực và vì quyền lợi của khách hàng, không được lôi kéo hoặc cam kết chắc chắn với khách hàng về mức lợi nhuận tiềm năng mà danh mục đầu tư có thể đạt được và không được sử dụng tài sản của khách hàng để phục vụ lợi ích riêng, hoặc của các nhân viên hoặc lợi ích của bên thứ ba.

2.2.2. Các quy định về ngân hàng giám sát (người thụ ủy)

Vai trò giám sát cần phải có các quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của người thụ ủy đi đôi với quyền lợi họ được hưởng. Do đó, cần bổ sung, xem xét một số quy định liên quan tới trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức giám sát:

- Các tiêu chí về vốn, tình hình tài chính cũng như tiềm năng đối với các ngân hàng đồng thời đảm nhận chức năng bảo quản và giám sát.

- Việc tách bạch về tổ chức giữa hoạt động giám sát và hoạt động bảo quản tài sản của quỹ cũng như tách bạch giữa chi phí cho việc giám sát và chi phí bảo quản tài sản của quỹ. Chi phí bảo quản tài sản có thể thấp nhưng chi phí giám sát có thể ở mức cao hơn rất nhiều để tương đương với trách nhiệm của người giám sát.

- Thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban chứng khoán Nhà nước về hoạt động của các quỹ đầu tư mà mình giữ vai trò thụ ủy.

- Các thông tin mà tổ chức giám sát được tiếp cận trực tiếp để thực hiện chức năng của mình.

- Khi một công ty quản lý quỹ muốn thay đổi người giám sát, công ty phải tuyên bố rõ với cơ quan quản lý là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các lý do chính đáng trong việc thay đổi các tổ chức giám sát.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí