Đánh Giá Việc Thực Hiện Cam Kết Khi Gia Nhập Wto Của Trung Quốc Đến Thời Điểm Này [9, Tr19]

quyền quản lý lớn hơn tại các công ty chứng khoán ở Trung Quốc, khi các công ty này áp dụng các cơ chế hoạt động thiết thức hơn trường hợp của Morgan Stanley ở CICC.

Từ các thỏa thuận của Goldman và UBS tại thị trường Trung Quốc, các ngân hàng đầu tư quốc tế khác cũng đang hối thúc để dành được những thỏa thuận tương tự. Thỏa thuận này là trợ cấp một khoản tiền cho các công ty chứng khoán ở Trung Quốc (vẫn giữ tỉ lệ đầu tư nước ngoài như yêu cầu của chính phủ), quản lý nước ngoài thông qua các cuộc họp ban giám đốc, tham gia danh mục kinh doanh một cách đầy đủ, như các công ty chứng khoán nội địa. Đây cũng là ý định theo đuổi của JP Morgan, nhằm tái tổ chức lại công ty chứng khoán Liaoning.

- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:

Mối quan tâm thứ hai trong cam kết WTO là về các hoạt động quản lý quỹ (lĩnh vực đầu tư chứng khoán). Cùng thời điểm SCR có hiệu lực vào giữa năm 2002, CSRC đã ban hành “Quy định thành lập các công ty quản lý quỹ có sự góp vốn của nước ngoài”, có hiệu lực vào ngày 1/7/2002.

Quy định về công ty quản lý quỹ năm 2002 có nhiều nội dung giống với quy định về công ty chứng khoán. Nội dung quy định năm 2002 được diễn giải ngắn gọn và súc tích hơn nội dung cam kết của WTO vì quy định đề cập đến nhiều nội dung: quy định về quỹ đầu tư chứng khoán năm 1997, quy định về công ty quản lý quỹ năm 2002 và trích dẫn các sắc lệnh khác được ban hành trước đó. Sắc lệnh của CSRC về đối tượng quản lý quỹ đầu tư nước ngoài năm 2002 được lập ra để đáp ứng yêu cầu gia nhập của WTO đối với lĩnh vực quản lý quỹ. Dù có nhiều điểm giống nhau giữa quy định về công ty quản lý quỹ năm 2002 và quy định công ty chứng khoán của WTO, quy định năm 2002 sau đó đã bị hủy bỏ và thay thế bởi một luật quỹ mới, trong đó giữ lại những điểm chính của quy năm 2002. Trong đó, giống với cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc, cho phép các đối tượng nước ngoài tham gia vào

các công ty quản lý quỹ, nhưng quy định không sở hữu trên 33.3%, và sau 11/12/2004 là không quá 49%. Điểm chính thứ hai là mức vốn đóng góp tối thiểu của đối tượng nước ngoài vào các công ty quản lý quỹ là 300 triệu nhân dân tệ (tương đương 36-37,5 triệu đô la Mỹ). Mức này cao hơn 3 lần mức yêu cầu quy định cho công ty 100% vốn nội địa, 100 triệu nhân dân tệ theo quy định cho quỹ đầu tư chứng khoán năm 1997. Ngoài ra, đưa ra các bước căn bản trong quy trình nộp hồ sơ để được CSRC chấp nhận cũng như cách thức hướng dẫn cho các quy trình tiếp theo của CSRC (dù vậy, thời hạn xét duyệt cho các công ty quản lý quỹ đã được kéo dài hơn thành 60 ngày).

Sau Luật quỹ đầu tư chứng khoán do cơ quan lập pháp của quốc hội Trung Quốc ban hành vào 10/2003 và có hiệu lực vào 1/7/2004, CSRC đã ban hành các điều chỉnh liên quan đến hoạt động các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc, gồm cả công ty 100% vốn nội địa và công ty có vốn nước ngoài đầu tư. Các điều chỉnh và bộ luật này đã thay thế quy định về quỹ đầu tư chứng khoán năm 1997 và quy định về công ty quản lý quỹ năm 2002, kết quả đàm phán để gia nhập WTO của Trung Quốc. Điều chỉnh mới này được gọi là Điều chỉnh về quản trị quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, hay còn được nhắc đến là Quy định công ty quản lý quỹ. Các khía cạnh quan trọng của quy định công ty quản lý quỹ áp dụng cho các công ty quản lý quỹ chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Mức vốn đăng ký tối thiểu: 375 triệu đô la Mỹ

+ Yêu cầu về tính cẩn trọng và danh tiếng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Yêu cầu một cổ đông của công ty nắm giữ ít nhất 25% vốn công ty và đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp (quy định tương tự đối với cổ đông trong nước khi tham gia vào các công ty quản lý quỹ có vốn nước ngoài đầu tư)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Quy định về công ty quản lý quỹ năm 2004 đã đẩy mạnh thêm tinh thần

của thỏa thuận với WTO của Trung Quốc về việc không hạn chế sở hữu nước ngoài. Tổng phần vốn nước ngoài góp vào vốn đăng kí hoặc vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ liên doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài, bao gồm cả việc nắm giữ trực tiếp và gián tiếp, không vượt quá cam kết quốc gia về lĩnh vực chứng khoán.

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 10

Trong khi, quy định về công ty quản lý quỹ vẫn sử dụng khái niệm “Công ty liên doanh Trung Quốc với nước ngoài” được bộ Thương mại chấp nhận, CSRC cũng không có ý định cấm việc thành lập các công ty được tổ chức theo mô hình khác như công ty trách nhiệm hữu hạn có đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc.

Quy định về công ty quản lý quỹ trình bày chi tiết về bộ hồ sơ xin thành lập, cách thức chấp nhận và quy trình thành lập công ty. Quy định này giúp bổ sung cho luật giấy phép quản lý 6/2004 và luật quỹ đầu tư chứng khoán năm 2004. Nội dung bổ sung duy nhất đối với các công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, điểm khác so với các nhà quản lý quỹ nội địa là yêu cầu xin phép và được cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực chất đầy là yêu cầu đối với tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc. Đối với hoạt động của các công ty chứng khoán, có một số lượng lớn các phòng ban ở CSRC và các cơ quan khác quản lý chuyên trách về quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý quỹ, tiếp nhận và xử lý các vấn đề của các quỹ có vốn đầu tư nước ngoài và quỹ 100% vốn nội địa bình đẳng như nhau.

Chủ tịch CSRC Shang Fuline nhấn mạnh rằng đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã cho phép thành lập 20 công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số 50 công ty ở Trung Quốc quản lý hơn 500 tỉ nhân dân tệ (tương đương 62,5 tỉ đô la Mỹ) thông qua 220 quỹ độc lập.

Theo tính toán của Trung Quốc hơn 20% giá trị tài sản ròng của các quỹ trong nước do các nhà quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài quản lý.

- Các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường cổ phiếu A:

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành một cải cách quan trọng khác trong việc quản lý các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Trung Quốc. Cải cách này không phải được thực hiện theo thỏa thuận của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO. Cải cách này đóng vai trò quan trọng vì rất nhiều lý do: cung cấp kênh hoạt động động cho các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, gồm các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tổ chức nước ngoài trong thị trường cổ phiếu A, đồng thời thu hút các nhà quản lý tài sản nước ngoài trình độ cao (với một chiến lược đầu tư dài hạn và ổn định) hoạt động tại các công ty quản lý quỹ ở Trung Quốc. Cải cách còn là biểu hiện động thái của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hướng thị trường vốn tới hoạt động dân chủ, thậm chí vượt lên trên cam kết WTO, vì mục đích tồn tại và phát triển của các thị trường tại Trung Quốc.

Cải cách này chính là chương trình “Các nhà đầu tư nước ngoài được công nhận tại Trung Quốc” (được gọi tắt là QFII) được công bố vào 8/11/2002, sau khi mô hình này đã được vận dụng thành công đối với các thị trường ở Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 70,80. Cải cách này cho phép các quỹ nước ngoài đầu tư vào thị trường cổ phiếu A mua bán qua đồng nhân dân tệ, vốn bị hạn chế trước đây. Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài, đại diện cho các nhà đầu nhỏ lẻ và có tổ chức của nước ngoài, mua bán các cổ piếu A được niêm yết bằng đồng nhân dân tệ. Chương trình QFII được thực hiện xung quanh một hạn ngạch của đầu tư ngoại hối. Hạn ngạch này được phân bổ cho các QFII được cho phép hoạt động. Các QFII mang nguồn vốn vào Trung Quốc, chuyển khoản tiền đầu tư trong hạn ngạch sang đồng nhân dân tệ, đầu tư khoản tiền này vào các cổ phiếu A, sau đó thu hồi lại dưới dạng ngoại tệ và chuyển tiền lãi, gồm lãi vốn và lợi nhuận phân phối, về nước chủ trong phạm vi hạn ngạch cho phép. QFII đầu tiên là công ty chứng khoán UBS và Nomura (được cho phép hoạt động

lần lượt vào tháng 5, 6/2003) với thương vụ đầu tiên của UBS vào thị trường cổ phiếu A đang suy yếu vào 9/7/2003. Vào năm 2005, CSRC đã thông qua chương trình QFII đã qua sửa đổi, áp dụng cho một số nhà đầu tư nước ngoài lớn, vốn thu của các trường đại học và các tổ chức từ thiện, để cho phép nguồn vốn này tham gia vào trực tiếp vào thị trường cổ phiếu A, mà không cần chứng nhận chính thức với một số hạn chế theo quy định chính thức của chương trình QFII. Tính đến đầu năm 2007, theo website của Cục trao đổi ngoại tệ Trung Quốc, có hơn 40 tổ chức nước ngoài được công nhận là QFII, trong đó vào tháng 5/2006, 37 QFII nắm giữ tổng mức hạn ngạch được cấp phép là 7,145 tỉ đô la Mỹ ngoại hối đã được chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ và đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính nội địa Trung Quốc trong thời gian gần đây. CSRC và SAFE đã công bố kế hoạch tự do hóa việc gia nhập và thắt chặt việc rút vốn với các tổ chức trong chương trình QFII. Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã thông qua việc gia tăng hạn ngạch cho các QFII lên đến 10 tỉ đô la Mỹ. Chính phủ cũng mở rộng các dạng thức nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tham gia thị trường, bao gồm các quỹ hưu trí nước ngoài, các công ty bảo hiểm,… Trong quí 1 năm 2006, khoản đầu tư thực tế của QFII vào cổ phiếu A Trung Quốc đạt đến con số 18,4 tỉ nhân dân tệ (2,3 tỉ đô la Mỹ), tăng 76,79% so với quí thứ 4 năm 2005.

Dù vậy, chương trình QFII cũng nhận một số sự chỉ trích. Các chỉ trích này tập trung vào các quy định cứng nhắc trong quản lý nguồn đầu tư của các quỹ ngoại hối vào các tài khoản bị hạn chế ở Trung Quốc (kết quả, các quỹ đầu tư không thường xuyên bị đọng vốn lại ở các tài khoản trong nước dạng này) và việc cho phép chuyển đổi và hồi hương của các khoản phân phối lợi nhuận và doanh thu. Dù vậy, QFII đã giúp các nhà đầu tư vốn nước ngoài quan trọng tham gia vào thị trường cổ phiếu A, với nhiều chú ý mới đến các vấn đề quan trọng, từ việc điều hành và công bố thông tin công tý đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các trung gian thị trường như các công ty

chứng khoán của Trung Quốc (dù dưới vai trò là bảo lãnh phát hành hay môi giới). Thực tế, sự phát triển của chương trình QFII có thể là nguyên nhân khiến các tổ chức nước ngoài tránh thành lập công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài như theo cam kết gia nhập WTO, thay vào đó hoạt động với vai trò tương tự dưới cái tên QFII, cho phép tập hợp vốn của các nhà đầu tư để đầu tư trực tiếp vào thị trường cổ phiếu A.

2.2. Đánh giá việc thực hiện cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc đến thời điểm này [9, tr19]

Từ khía cạnh khách quan, không có nhiều chỉ trích đối với việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và quản lý quỹ chứng khoán.

- Đầu tư nước ngoài vào các công ty chứng khoán:

Trung Quốc đã nhận được yêu cầu thông qua các quy định như SCR để tạo cơ sở pháp lý cho các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập.

Những quy định này cho phép các dạng thức kinh doanh hợp lý – bảo lãnh tất cả các dạng chứng khoán, môi giới tất cả các chứng khoán (ngoài cổ phiếu A) – và đưa ra mức sở hữu vốn tối đa đối với đối tượng nước ngoài (33,3%). Chính phủ Trung Quốc và CSRC đã phản đối các ý kiến đưa ra các quy định bổ sung, hạn chế các hoạt động kinh doanh. Vấn đề này nảy sinh trong giai đoạn mở các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm như cam kết gia nhập WTO, trong đó cơ quan điều hành của Trung Quốc hoạt động tương tự như CSRC (các quy định cụ thể tuân theo quy định của Hội đồng nhà nước) đã ban hành các quy định hạn chế hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực này. Nếu xét đến khoản vốn lớn hiện có lúc đó của Trung Quốc ở các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm, có thể giải thích được nguyên nhân đưa ra các quy định này. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tuân thủ các yêu cầu minh bạch không cụ thể của WTO.

Trung Quốc đã quy định các tiêu chuẩn bổ sung để được chấp nhận thành lập phải tuân theo các quy định được thi hành rộng rãi. Cuối cùng, Trung Quốc đã cho phép việc thành lập hoặc chuyển đổi của rất nhiều công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, và cân nhắc thêm nhiều hồ sơ xin phép sau tháng 10/2007.

Vấn đề quan trọng với các công ty chứng khoán là thất bại trong khả năng minh bạch về quy trình xét duyệt hồ sơ và chấp nhận, cũng như việc thực thi các ngành nghề kinh doanh được cho phép.

Tính đến thời điểm đầu năm 2007, quy trình để các công ty chứng khoán nước ngoài và đối tác của họ ở Trung Quốc nhận được giấy chấp nhận và đăng kí thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước vẫn còn thiếu tính minh bạch. Các hồ sơ vẫn còn chứa thông tin không rõ ràng cũng như không đáp ứng được các yêu cầu chứng nhận, dù sau đó đã đi đến cam kết thương mại với đối đối tác Trung Quốc. Thỏa thuận “tấm vé vào cửa” đặc biệt đối với Goldman Sachs và UBS trong trường hợp công ty chứng khoán Gaohua và UBS Bắc Kinh là điển hình cho tính thiếu minh bạch, trong khi đó các công ty chứng khoán nước người kém được ưu tiên hơn phải thỏa thuận với một cơ chế mới.

Về phương diện thực hiện kinh doanh, các nhà quan sát đang chờ đợi ở kết quả phát triển trong tương lai khi các doanh nghiệp được thành lập, tuyển nhân viên và tiến hành hoạt động kinh doanh. Khả năng những khó khăn sẽ nảy sinh từ hệ thống pháp lý chưa thống nhất của Trung Quốc, các cơ quan không nằm trong sự quản lý của CSRC, như trường hợp SAFE (về việc chuyển đổi ngoại hối, và dẫn vốn về nước) hay Tổng cục thuế quan (về đánh thuế đối với các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài). Đây chỉ là những khó khăn tạm thời và có thể dễ dàng giải quyết.

- Quản lý quỹ chứng khoán:

Các khó khăn trong quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cũng giống như

trong các công ty chứng khoán là tính thiếu minh bạch và hạn chế trong hoạt động. Các vấn đề này nảy sinh từ sự chồng chéo trong hệ thống pháp lý không thống nhất như quản lý ngoại hối, chính sách thuế... Ví dụ như thắc mắc về việc ban hành quy định công ty quản lý quỹ năm 2002, trong đó bản thân quy định quản lý (yêu cầu mức vốn đăng kí cao hơn không hợp lý, 300 triệu nhân dân tệ đối với các công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài) và quy trình gấp rút không minh bạch liên quan đến giai đoạn trả lời và ban hành các quy định này. Chỉ trích còn hướng đến sự quá thận trọng của CSRC đối với việc cho phép hoạt động quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài. Những phản đối chủ yếu tập trung vào việc thiếu một bộ đánh giá tiêu chuẩn khách quan trong quy định về các công ty quản lý quỹ năm 2002. Thiếu hụt này càng trở nên phức tạp khi có độ vênh không rõ ràng quản lý các quy định công ty quản lý quỹ theo luật quỹ đầu tư chứng khoán.

3. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu Hàn Quốc và Trung Quốc Hàn Quốc là một trong những nước mở cửa rộng thị trường chứng khoán do gia nhập WTO từ rất sớm. Hàn Quốc có một lộ trình hơn 10 năm để mở cửa từ năm 1997 đến nay, nhưng bước đột phá trong tự do hóa thị trường gần đây có phần hơi vội. Với mong muốn xây dựng thị trường lớn mạnh, Hàn Quốc đã cho phép sự tham gia với số lượng lớn các tổ chức nước ngoài, gây ra việc thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện tài chính thế giới và có thể gây “sốc” cho nền kinh tế. Nhà nước Việt Nam cần xem xét vấn đề này để thực sự xây dựng cho mình một lộ trình thích hợp, đảm bảo thị trường trong nước phát triển đúng hướng.

Về phần Trung Quốc, nước này vẫn còn đang trong công cuộc cải tổ thị trường chứng khoán. Vấn đề của Trung Quốc vẫn là hệ thống pháp lý chồng chéo, các biện pháp thiếu minh bạch, đồng thời là các chính sách đưa ra một cách khá tùy tiện. Kết quả là có những ý kiến trái chiều trên thế giới về mức độ tự do hóa của thị trường chứng khoán Trung Quốc, dù Trung Quốc cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022