Trung Quốc Trong Quá Trình Tự Do Hóa Dịch Vụ Chứng Khoán

các công ty tư nhân đã giảm mạnh: 23% vào tháng 5/1997, 26% tháng 10/1997, 55% tháng 12/1997 và 100% vào tháng 5/1998. Đầu tư nước ngoài vào cổ phần của các công ty tư nhân hoàn toàn được tự do hóa chỉ 6 tháng sau cuộc khủng hoảng.

Trên thị trường trái phiếu, các hoạt động đầu tư và giao dịch cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, vốn không được cho phép đối với người nước ngoài cho tới tháng 10/1997 đã hoàn toàn được tự do hóa vào cuối năm 2007. Một vài những biện pháp mở cửa quan trọng khác là:

- Mở cửa thị trường thương phiếu và hối phiếu thương mại vào tháng 2/1998.

- Tất cả các công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi (CDs) và giao ước mua lại (RPs) được mở cửa vào tháng 5/1998.

- Cho phép giao dịch các trái phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán OTC vào tháng 5/1998.

- Giao dịch các trái phiếu không được niêm yết được cho phép vào tháng 7/1998.

Hơn thế nữa, chính phủ đã thực hiện một loạt các hoạt động nhằm tự do hóa thị trường ngoại hối. Vào tháng 7/1998, các khoản vay nước ngoài trung hạn đã được phép nhằm dễ dàng hóa việc vay vốn từ nước ngoài của các khu vực kinh doanh. Vào tháng 4/1999, Bộ luật quản lý ngoại hối (FEMA), một thời gian dài từng là cơ sở pháp luật để kiểm soát ngoại hối tại nước này đã được thay thế bằng Bộ luật giao dịch ngoại hối (FETA) để thúc đẩy hơn nữa tiến trình tự do hóa. Việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài cũng như việc vay vốn của các công ty và tổ chức tài chính của Hàn Quốc trở nên dễ dàng hơn nhiều. Từ năm 2001, rất nhiều hạn chế về giao dịch ngoại hối của cá nhân người nước ngoài cũng như Hàn Quốc đã được xóa bỏ.

Vào cuối tháng 10/2004 các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 43,8% cổ phần trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc (số liệu thống kê của chính phủ

Hàn Quốc). Mặc dù đã được tự do hóa nhưng các công ty chứng khoán tại Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với những rào cản nhất định trong các hoạt động của mình.

Các luật lệ của Hàn Quốc, phần lớn ngăn cấm hình thức thương mại dịch vụ tài chính qua biên giới. Và nó đã trở thành nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán về GATS của nước này với WTO. Mặc dù, về nguyên tắc, các dịch vụ ngân hàng qua biên giới là bị cấm, nhưng một số các giao dịch qua biên giới vẫn có thể thực hiện dưới bộ luật mới FETA (mở cửa từng phần). Đối với thương mại qua biên giới, các khoản đầu tư vào quỹ tương hỗ và ngân hàng được mở cửa một phần, các giao dịch chứng khoán không được tự do trong khi dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ lại được mở cửa hoàn toàn. Vào tháng 3/2002, có 61 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 26 văn phòng đại diện nước ngoài tại Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Trong mấy năm gần đây, thị trường chứng khoán Hàn Quốc được coi là một sự bắt chước theo mô hình của Mỹ, và theo như một số chuyên gia còn trên cả thị trường Nhật Bản. Các nhà chính trị gia và nhân tài về thị trường chứng khoán của Hàn Quốc vẫn tràn đầy tham vọng, muốn Hàn Quốc là trung tâm tài chính của châu Á. Tuy nội bộ trong cơ quan giám sát quản lý Hàn Quốc lại có một số lục đục, Hàn Quốc vẫn kiên trì theo chiến lược Âu hóa toàn diện, vẫn nỗ lực phát triển thị trường chứng khoán. Ngày 4/2/2009, “Luật sáp nhập của thị trường chứng khoán” đã có hiệu lực. Luật này đã thay thế 6 điều luật ban đầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đồng thời đã hủy bỏ khoảng 100 điều luật khác.

Để thị trường chứng khoán “lớn hơn”, “mạnh hơn”, Hàn Quốc đã nhượng bộ rất nhiều cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng khối lượng giao dịch thị trường phái sinh của Hàn Quốc chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã khống chế 43% thị trường hàng hóa. Hàn Quốc có 50 công ty chứng khoán, nhưng có tới 70% doanh thu trong lĩnh vực

Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 9

này đến từ nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần. Tuy nhiên, các “ông trùm” tài chính nước ngoài vẫn không thỏa mãn, yêu cầu Hàn Quốc phải phá vỡ “bức tường lửa” ngăn cách giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.

Bước nhảy vọt của thị trường chứng khoán của Hàn Quốc có phần “dục tốc bất đạt”. Dưới sự tàn phá của cơn bão tài chính, thị trường tài chính phái sinh đã thất bại và rơi vào trạng thái gây sốc nghiêm trọng và tất nhiên Hàn Quốc cũng phải chịu chung số phận. Năm 2008, tiền tệ của Hàn Quốc đã giảm mất 26%. Trên một mức độ nhất định, Hàn Quốc vì muốn gia tăng xuất khẩu nên đã cố ý thả nổi tiền tệ, nhưng trên một phương diện khác cũng đã gây hậu quả nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán.

2. Trung Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán

2.1. Trung Quốc với việc thực hiện các cam kết ban đầu [9, tr4]

Vào tháng 9/2006, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (China Securities Regulatory Commission, viết tắt là CSRC) tuyên bố chấp dứt việc cho phép các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc đã tạo ra một phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng tài chính thế giới và các ấn phẩm báo chí tài chính trong hoàn cảnh mọi người đều nhìn nhận rằng Trung Quốc đang đổ ít tiền hơn vào việc cải tổ và đặc biệt là thất bại trong việc tuân thủ các cam kết WTO trong lĩnh vực chứng khoán. Sự thật là CSRC đã thực hiện việc tạm dừng mười tháng trước khi tuyên bố. Vào thời gian này, CSRC đã đàm phán với các đối tác nước ngoài về việc có thể diễn ra một sự tạm dừng cho đến tháng 10 năm 2007, khi đã thực sự hoàn thành xong hai kế hoạch về cơ cấu lại vốn và cơ cấu hoạt động của các tổ chức chứng khoán Trung Quốc.

Các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, giờ đã thừa nhận rằng Trung Quốc đã có sự tuân thủ nghiêm ngặt với các cam kết WTO trong lĩnh vực chứng khoán. Trung Quốc đã thực hiện hai bộ cam kết với WTO trong lĩnh vực này, chỉ ra rõ hai vấn đề về kinh doanh chứng khoán (bao gồm ngân hàng đầu tư, môi

giới, tự doanh, v.v.) và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (bao gồm quỹ tương hỗ, hoặc quản lý các quỹ đầu tư vào các chứng khoán niêm yết đại chúng).

Theo các cam kết này, sau ngày 11 tháng 12 năm 2003, các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập và đặt trụ sở tại Trung Quốc. Các công ty này được phép đảm nhận các công việc sau mà không cần các tổ chức trung gian tại Trung Quốc: bảo lãnh cổ phiếu giao dịch bằng đồng nhân dân tệ (cổ phiếu A), cổ phiếu giao dịch bằng các loại tiền tệ nước ngoài (cổ phiếu B) và cổ phiếu niêm yết tại nước ngoài (cổ phiếu H) và thực hiện trao đổi cổ phiếu B, cổ phiếu H, các loại chứng khoán nhà nước, chứng khoán doanh nghiệp (trong trường hợp vốn đăng ký nước ngoài hoặc đầu tư vốn không vượt quá 33.3%). Cũng theo các cam kết, đầu tư nước ngoài vào các công ty quản lý quỹ tại Trung Quốc là được phép, với vốn đăng ký nước ngoài hoặc vốn đầu tư không vượt quá 33.3%, sau ngày 11/12/2004 là không vượt quá 49%.

- Các công ty chứng khoán:

+ Các quy định chính thức:

Vào ngày 01/06/2002, tuân theo cam kết với WTO về chứng khoán, CSRC đã đưa ra “Các quy định về việc thành lập các công ty chứng khoán có sự tham gia góp vốn của nước ngoài” (Securities Companies Regulations, viết tắt là SCR) có hiệu lực từ 01/07/2002. SCR được cho vào Luật Công ty và Luật Chứng khoán của Trung Quốc. Các quy định này theo sát các cam kết, cho phép thành lập các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động: bảo lãnh chứng khoán vốn (bao gồm cổ phiếu A, cổ phiếu B và H) và trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; trao đổi (môi giới) cổ phiếu B và H và trao đổi (môi giới), tự doanh các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Có thể thấy các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài không hoàn toàn được phép giao dịch cổ phiếu A.

Bất kì một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài nào được cấp phép sau đó lại phải xin phép CSRC mới có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh. Có ít nhất 2 loại hình công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được đặc biệt quan tâm trong SCR. Đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động ở Trung Quốc và các công ty liên doanh Trung Quốc với nước ngoài. Phần vốn góp của nước ngoài vào bất kì công ty chứng khoán nào hoạt động ở Trung Quốc, dù dưới loại hình trách nhiệm hữu hạn hoạt động ở Trung Quốc hay công ty liên doanh Trung Quốc với nước ngoài, cũng không được vượt quá mức 33.3%. Ngược lại, phần vốn nắm giữ của các công ty chứng khoán 100% vốn nội địa của Trung Quốc vào một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cũng không được vượt quá 33.3%.

Các thành phần nước ngoài tham gia vào các công ty chứng khoán Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài phải có chứng nhận, duy trì tư cách luật pháp với CSRC và đáp ứng các yêu cầu mang tính thận trọng khác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư Trung Quốc vào các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải được CSRC chứng nhận là cổ đông tại các công ty chứng khoán; và ít nhất một cổ đông Trung Quốc trong công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải là một công ty chứng khoán Trung Quốc. Các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Ngoài ra, việc quản lý cấp cao của một ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải được đánh giá theo quy định riêng của CSRC, áp dụng với nhân sự tương tự tại các công ty chứng khoán của Trung Quốc.

SCR cũng đưa ra quy trình ba bước cho việc chấp nhận, đăng kí và thành lập hợp pháp của một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Bước đầu tiên trong quy trình này là đăng ký với CSRC để được chấp nhận thành lập một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 6 tháng kể từ khi nhận được chấp nhận dưới dạng văn bản của CSRC, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài phải tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp,

bao gồm lấy được chứng chỉ kinh doanh cá nhân hợp pháp cho doanh nghiệp của hệ thống SAIC, nộp phần vốn cam kết (hoặc trả phần vốn tiếp nhận trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu tại công ty đã được thành lập), bầu ban giám đốc và chỉ định quản lý cấp cao. Bước cuối cùng trong quy trình là lấy được giấy phép kinh doanh chứng khoán đặc biệt (jingying zhengquan yewuxukezheng) do CSRC cấp.

+ Các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép:

Ngay sau khi SCR được phổ biến và có hiệu lực vào năm 2001, CSRC đã bắt đầu chấp nhận các công ty chứng khoán có nguồn vốn nước ngoài đầu tư. Năm 2002, công ty chứng khoán Credit Lyonnais Securities Asia (CLSA) tại Hong kong đã trở thành công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên thành lập công ty chứng khoán liên doanh Trung Quốc với nước ngoài, cùng với công ty chứng khoán Xiangcai. CLSA đảm nhận toàn bộ phần vốn được cho phép 33.3%, 2/3 phần vốn còn lại được phân bổ cho công ty Xiangcai. Theo chủ tịch Shang Fulin của CSRC thông báo vào tháng 6 năm 2006, tính đến 31/12/2005, Trung Quốc đã chấp nhận cho 7 công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài thành lập, trong đó bao gồm các công ty mới được chấp nhận có vốn góp của CLSA với công ty chứng khoán BNP Paribas và Daiwa.

+ Các trường hợp đặc biệt:

Dù Trung Quốc đã chấp nhận thực hiện các cam kết của WTO về công ty chứng khoán, tại CSRC đã diễn ra các hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ các thỏa thuận hội nhập quốc tế của WTO cũng như SCR đã được đề cập. Những hoạt động mới này được hiểu theo thuật ngữ của Trung Quốc “menpiao”, nghĩa là “giá vào cửa” hay “tấm vé vào cửa” hay thỏa thuận “giá vào cửa” – một khái niệm chỉ các khoản chi trả bảo lãnh bằng tiền mặt của ít nhất 2 nhóm đầu tư ngân hàng nước ngoài. Những khoản tiền này được trả trước khi họ

được chấp nhận tham gia thị trường và quản lý một công ty chứng khoán mới được thành lập ở Trung Quốc.

Tuy vậy, một thập kỷ trước các thỏa thuận “menpiao” này, Trung Quốc thực tế đã cho phép thành lập các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài với phần vốn nước ngoài chiếm đa số. Đây không chỉ là thực nghiệm táo bạo đầu tiên của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mà còn có một động thái mới ở Trung Quốc, mà hiện đã trở thành động lực (công cụ quan trọng) đằng sau một trong những thỏa thuận đầy tính đổi mới, “tấm vé vào cửa”, thời hậu WTO. Vào năm 1992, Ngân hàng trung ương Trung Quốc và CSRC, lúc đó mới được thành lập, đã cho phép thành lập một ngân hàng đầu tư và môi giới liên doanh giữa Trung Quốc và nước ngoài. Ngân hàng này với nguồn vốn chủ yếu của nước ngoài là liên doanh giữa Ngân hàng Xây dựng Nhân dân (bây giờ là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc), Morgan Stanley, các nhà đầu tư Hong Kong và Tập đoàn vốn quốc tế Trung Quốc (China International Capital Corporation, viết tắt CICC). Với việc chuyển đổi tiền mặt sang vốn đầu tư và cử nhiều chuyên gia nước ngoài sang, Morgan Stanley đã được góp 35% vốn đăng ký trong liên doanh vốn Trung Quốc và nước ngoài. Thêm vào đó, Morgan Stanly cũng có cơ hội cung cấp đội ngũ quản lý chất lượng cao và các phần mềm như một phần trong thỏa thuận quản lý đã được Morgan Stanley và CICC thống nhất.

Với một lịch trình có một vài thay đổi, Wang Qishan, thị trưởng Bắc Kinh, cũng từng là giám đốc ngân hàng xây dựng Trung Quốc, đã hối thúc CICC dành các thỏa thuận với các ngân hàng đầu tư nước ngoài khác, cạnh tranh với Morgan Stanley, nhà đầu tư chiến lược đã nắm giữ 35% cổ phiếu. Kết quả, CICC đã hướng thỏa thuận lớn nhất trong giai đoạn đó cho Goldman Sachs, đối thủ của Morgan Stanley, và không lâu sau đó, chấm dứt vai trò quản lý CICC của Morgan Stanley. Đến đầu năm 2008, Morgan Stanley đã

bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ trong CICC do vấn đề khủng hoảng tín dụng.

Quá trình hoạt động của CICC từ 1992 đến này đã chứng kiến những sự phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Trước hết, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nhận ra sự thiếu hụt các phương thức kinh doanh cũng như kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khoán. Do đó, vào năm 2002, họ đã mở cửa cho các mô hình giao dịch tự do hơn so với những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO năm 2001. Cụ thể, Trung Quốc cho phép nước ngoài sở hữu lượng vốn lớn, 35% vốn sở hữu đối với ngân hàng đầu tư của Mỹ và tự do chuyển đổi hợp đồng quản lý công ty chứng khoán ở Trung Quốc, góp phần tạo cơ chế thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi chỉ có 2 sở giao dịch và các ngân hàng đầu tư và mô giới do chính quyền dịa phương quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra nhu cầu giới thiệu các phương thức kinh doanh nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước.

Trong suốt thời gian này, sự phát triển của CICC cũng đã chỉ ra kết cục của cá nhà đầu tư tiên phong nước ngoài, trong đó phải kể đến Morgan Stanley. Lúc đầu, những nhà đầu tư này đã tham gia thỏa thuận cùng sở hữu công ty và tham gia quản lý chính công ty, với mục đích thúc đẩy hoạt động của công ty trong khu vực chứng khoán Trung Quốc. Tuy vậy, sự góp mặt quản lý của các công ty này trở nên dư thừa với sự độc quyền quản lý các danh mục niêm yết nước ngoài của CICC.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cũng như chấp nhận cho các công ty chứng khoán liên doanh vốn giữa Trung Quốc và nước ngoài (với phần vốn nước ngoài góp không quá 33,3% công ty ở Trung Quốc), năm 2003 chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực nghiệm các giao dịch “tấm vé vào cửa” – đầu tiên là dành cho Goldman Sachs, sau đó là UBS. Những thỏa thuận được chấp nhận đặc biệt này đưa ra cơ hội cho các đối tượng nước ngoài nắm

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí