Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 24


thị ấy là thứ ngôn ngữ không quanh co, không rào đón mà là ngôn ngữ rất mộc, rất thô; nhân vật nhiều khi "xổ giọng" chợ búa, bụi đời.

Cùng trong trường ngôn ngữ trần trụi, thô nhám của tiểu thuyết, hệ thống ngôn từ ước lệ tượng trưng giảm thiểu; những từ Hán Việt trang trọng, lịch thiệp cũng ít đi đáng kể. Điều này tỉ lệ thuận với ngôn ngữ nói với đầy tính khẩu ngữ của lối giao tiếp đậm chất bụi bặm của đời thường tràn ngập trong văn xuôi. Bên cạnh hệ thống "xưng khiêm, hô tôn", nhiều tác phẩm sử dụng ngôn ngữ xưng hô đầy suồng sã, bỗ bã: tao, mày, tớ, gã, thị, nó, chúng nó. Âm hưởng man mác buồn của truyện ngắn Năm mười mười lăm hai mươi lại được gợi lên từ cái tôi với cách xưng "tao-mày" đầy gần gũi ấy. Trong Đi tìm nhân vật, cách xưng hô tao, hắn, gã đã tạo nên sự khách quan tuyệt đối của nhân vật trong mối quan hệ với tác giả. Vì vậy mà nhân vật toàn quyền trong việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Mọi sự can thiệp, mọi sự mĩ lệ hóa, "kiểu cách hóa" ngôn ngữ đều bị nhân vật phản đòn: "Những kẻ hợm hĩnh, đui mù, không biết lại cứ hay dạy khôn người khác đã gọi tao như vậy với ngụ ý miệt thị rò ràng. Nhưng tao nói trước cho mà biết chẳng nhằm nhò gì đâu. Chả khiến bọ đây mếch lòng đâu. Sự nguyền rủa tao còn chả sợ, ba cái trò chữ nghĩa ấy, chắc do bọn văn sĩ văn siếc cò mồi, bồi bút bịa ra, có mà gãi ghẻ. Tao ngang với triết học, triết hiếc. Tao ngồi xổm lên đạo đức... Và tao nhảy tót vào làm nhân vật của cuốn sách này, ngồi hẳn mâm nhất, thây mặc đứa nào thích hay không thích. Còn lâu đây mới theo đuôi quần chúng nhé". Cách nói "iếc" hóa ngang tàng, bất cần đời liên tục xuất hiện: "Phải nói ngay tao cóc quan tâm đến thiên hạ ăn iếc, ngủ nghiếc, làm tình tàm tiếc, chết chiếc ra sao".

Lối nói lịch sự với những ngôn từ rào đón cũng ít thấy, văn xuôi sử dụng nhiều từ thuần Việt với tính chất dân dã, với ý nghĩa cụ thể vốn không dành cho lối giao tiếp mang tính quan phương. Cái thông tục có khi đến thô tục của cuộc sống vẫn vẹn nguyên, không hề e dè đi thẳng vào tác phẩm. Lời Chí Phèo chửi tục đầu tác phẩm với văn học Việt Nam vốn rất mới, với văn học lãng mạn càng lạ hơn. Nhưng lời chửi văng mạng của Chí ngẫm ra cũng hàm chứa những ẩn dụ. Trong văn xuôi đổi mới, những câu chửi thề, những lời văng tục trở thành ngôn ngữ chung


của bất cứ người nào khi bị cuộc sống đẩy đến cơn cuồng nộ. Một hình tượng đậm chất huyền thoại như Trương Chi mà miệng cứ liên hồi văng tục, văng tục đến phút rốt đời: cứt. Do vậy mà những bậc vua chúa như Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ cũng cùng chung vốn ngôn ngữ của đời thường là điều đương nhiên. Đây là lời hoàng đế Quang Trung nói với Ngô Khải: "Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tưởng xênh xang ư?". Còn đây là lời hoàng đế Nguyễn Ánh nói với vò tướng Vũ Văn Hoàn: "Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt". Và khi không có vua, lão Kiền nói với con: "Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b...". Trong Đạo bùa hóa giải, Đỗ Trí Dũng miêu tả thần sông Tô Lịch mồm móm mắt toét, trên mình vận độc chiếc áo pull rộng lùng bùng kiểu hip hop quát Cao Biền: "Thằng oắt con miệng còn hôi mách kia, không biết trông trên ngó dưới. Đất có Thổ công sông có hà bá, coi thường ta quá lắm. Tao cho mày ăn cứt".

Đúng là, từ ngôn từ trang trọng, mực thước của văn xuôi 1945 - 1975, người đọc bị "gây sốc" khi tiếp nhận một thứ ngôn ngữ mới, rất lạ tai: ngôn ngữ "cộc lốc", nhiều khi đốp chát đầy trần trụi, đầy thô mộc của đời thường. Bớt du dương trầm bổng, bớt thi vị lãng mạn; hơn bao giờ hết ngôn ngữ văn xuôi đổi mới đã tiệm cận gần nhất với ngôn ngữ đời sống. Nếu văn xuôi đổi mới vén bức màn sử thi để nhìn vào cuộc sống và con người đời thường; thì ngôn ngữ tiểu thuyết, trong logic đó, cũng đã góp cho văn xuôi những tiếng nói rất thực về cuộc sống, văn xuôi nói tiếng nói của chính cuộc sống.

3.3.2.2. Giọng điệu

Đi liền với ngôn ngữ, đặc biệt, đi liền với phương thức trần thuật là giọng điệu. Phương thức trần thuật mang tính đối thoại dân chủ, mỗi điểm nhìn là một ngôn ngữ, mỗi điểm nhìn là một tiếng nói; do vậy mà giọng điệu cũng mang tính thoại cao. Sử thi nói giọng quyền uy thì tiểu thuyết nói giọng đối thoại, sử thi chỉ có một giọng nên đó là giọng độc đoán, tiểu thuyết đa thanh đa giọng nên chủ âm sẽ là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

giọng dân chủ. Trong tính đối thoại, với sự đa dạng của phương thức trần thuật, đa dạng về ngôn ngữ là sự đa dạng về giọng điệu. Nếu hiểu giản đơn, trần thuật khách quan nghĩa là nhà văn để cho thế giới ấy tự do vận hành, vì vậy mà khái niệm giọng điệu sẽ trở nên nhạt nhòa hay nói cách khác, văn xuôi ít thể hiện giọng điệu. Thực chất không hẳn như vậy, nhà văn không dành phần để nói một mình mà nhà văn đối thoại, đối thoại có nghĩa là tác giả để các nhân vật bình đẳng nói tiếng nói của mình, nói bằng giọng điệu của mình nhưng đối thoại cũng có nghĩa là nhà văn cũng tự do hơn trong việc bày tỏ thái độ, tình cảm, chủ kiến riêng. Nếu độc thoại đi liền với sự đơn điệu, một chiều thì đối thoại đi liền với sự sinh động, phong phú, nhiều chiều. Do vậy mà, nếu văn xuôi 1945 - 1975, tất cả có chung một khuôn mặt, nói bằng một giọng điệu - giọng ngợi ca khẳng định, thì văn xuôi đổi mới có rất nhiều giọng điệu: nhà văn nào cũng muốn nói to, nói rò giọng điệu riêng của mình, một nhà văn có một chất giọng, thậm chí một nhà văn có thể có rất nhiều giọng. Có thể nói đến giọng văn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, giọng văn Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, giọng văn Nguyễn Ngọc Tư, Lê minh Hà, giọng văn Nhật Chiêu, Nguyễn Vĩnh Nguyên,... Sự đa dạng đó cũng có thể nhìn theo chiều tương tác thể loại: giọng thâm trầm, sâu lắng của chất trữ tình, giọng phản biện, tranh biện của chất kịch, phóng sự; giọng giễu nhại, bỗ bã, hoài nghi của chất tiểu thuyết,...

3.3.2.2.1. Cùng với cái tôi trữ tình ở ngôi thứ nhất là những dòng tâm tư, những sự sẻ chia sâu lắng. Dễ thấy ở đây thái độ viết văn như một nhu cầu giải tỏa, nhu cầu tìm người chia sẻ. Đi của Dương Bình Nguyên chỉ là một cảm giác mà tác giả muốn người đọc cùng nếm trải. Nguyễn Vĩnh Nguyên tâm tình bằng một trạng thái: "Sự yên lặng bao nhiêu cũng không đủ!. Tôi nói. Và anh bạn trẻ trố mắt ngạc nhiên: Tôi sẽ viết một truyện ngắn chỉ bằng một câu nói như thế. Một truyện ngắn đôi khi chỉ nói về một trạng thái. Và trạng thái này chỉ có bạn - người đã sống ở thành phố Sương Mù mới nói được như thế". Ở truyện ngắn này, tác giả thủ thỉ với người đọc về bao tâm trạng của mình trước một tiếng rao đêm. Trong Yêu tinh của Nguyễn Thị minh Ngọc nổi rò một giọng điệu tình thực đến nao lòng. Bảo Ninh thân mật gợi ý người đọc cùng hồi tưởng: "Bạn đọc hãy nhớ lại một viên chức lưu

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 24


dung hưởng lương chín chục về hưu thuở trước chiến tranh nom thế nào thì sẽ mường tượng cùng tôi ông già ấy" (La-mác-xây-e). Giọng nhẩn nha kể chuyện, giọng thủ thỉ tâm tình đã trở thành chất giọng riêng mang đậm phong cách Nguyễn Khải.

3.3.2.2.2. Với tính chất đối thoại, với điểm nhìn đầy dân chủ, giọng phản biện, tranh biện cũng được thể hiện rò trong văn xuôi. Giọng điệu ấy ban đầu được thể hiện trong những thiên phóng sự nổi tiếng với tính chất tham mưu cho Đảng trong nhiệm vụ chống tiêu cực. Cái đêm hôm ấy đên gì (Phùng Gia Lộc) phản biện về nạn cường hào mới ở nông thôn; Đêm trắng (Hoàng Hữu Các), Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú) mổ xẻ cơ chế lạc hậu lỗi thời đã đẩy người dân đến bao nhiêu cảnh khốn khổ, Câu chuyện về một ông vua lốp (Trần Huy Quang) tranh luận về quyền tự do kinh doanh làm ra hàng hóa cho xã hội trong cảnh thắt lưng buộc bụng của một xã hội thiếu thốn trăm bề chỉ vì cơ chế; Tiếng kêu cứu về một vùng văn hóa (Vò Văn Trực) phản biện lại sự duy ý chí trong việc ồ ạt "tập thể hóa" đã hủy hoại bao nhiêu giá trị văn hóa trong còi tâm linh của chính cái tập thể ấy,… Giọng điệu này cũng đậm đặc trong kịch. Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Tất Đạt, Sĩ Hanh, Nguyễn Quang Lập, Thanh Hương, Nguyễn Khắc Phục, Chu Lai,… đưa lên sân khấu bao vấn đề, tranh luận với bao câu hỏi nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống. Từ phóng sự và kịch, giọng phản biện, tranh biện ấy hóa thân thành những cấu trúc đối thoại khi căng thẳng, gay gắt khi thâm trầm triết lí trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Triết lí tranh biện trở thành giọng điệu đặc trưng trong văn phong Nguyễn Khải. Tạ Duy Anh cũng làm người thuật chuyện để tham gia bàn bạc, mổ xẻ nhiều vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, tác phẩm Tạ Duy Anh "luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại này". Cái đi mấp mé chính là sự lựa chọn tư thế trao đổi, chất vấn của người cầm bút trước thực trạng xã hội với nhiều sự đan xen sáng tối, thật giả, trắng đen. Giọng phản biện gay gắt với những câu hỏi bức bối đặt ra qua nhiều tác phẩm: Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, Đi tìm nhân vật, Sinh ra để chết,…


3.3.2.2.3. Với sự tiếp xúc với cái thì hiện tại đang dang dở, bản thân tư duy tiểu thuyết đã tạo nên tính chất đa giọng điệu. Có giọng trữ tình sâu lắng, có giọng triết lí tranh biện ở trên và có thêm nhiều giọng điệu khác: giọng cay đắng, giọng chua chát, giọng mỉa mai, giọng lạnh lùng, giọng đay đả,… Nhưng, tư duy tiểu thuyết với tinh thần luôn luôn nhìn lại, luôn luôn nhận thức lại đã đưa văn xuôi đến những chất giọng riêng: giọng hoài nghi và giọng giễu nhại bỗ bã. Có thể còn có nhiều phái tính của hai giọng điệu trên nhưng như một sự thay đổi, sự đổi mới để đi lên: giọng ngợi ca trong văn xuôi 1945 - 1975 được thay thế bằng giọng giễu nhại, bỗ bã, giọng khẳng định trong văn xuôi 1945 - 1975 được thay thế bằng giọng hoài nghi, cật vấn. Đó là chất giọng chính được thể hiện khá phong phú thành những thế giới ngôn từ khác nhau. Trong Cuộc chơi của Lê Minh Khuê là giọng mỉa mai, bỡn cợt. Mỉa mai trước sự tung hô quá trớn một thời: "Đám đông không có vé vô nhà hát đứng ken đầy như cỏ gai hai bên đường. Vẫy tay. Hò reo. Như đám đông thời gạo không phải dự trữ, đám đông mà dạ dày không phải trương phình lên vì sắn khô và hạt bo bo. Điều kì lạ là đến giây phút này của thời cuộc, người ta vẫn còn thích ảo tưởng là ở đâu đó có những con người mờ mờ huyền thoại, càng không rò nét cang dược tung hô và ngưỡng mộ…. Cái đầu tâm thần của vở kịch đẻ ra một lô một lốc sự phi lí để áp đặt cho một thân xác trung bình. Người trung bình làm sao gánh nổi từng ấy khúc quanh bước ngoặt?". Bên cạnh giọng bởn cợt là giọng hoài nghi, hoài nghi về những ứng nghiệm, hoài nghi về những con người tuyệt đối. Sớm có dấu son mầu nhiệm của bà mụ trên trán, dấu son đem lại nhiều may mắn để một bước lên ông, nhưng rồi dấu son ấy đã không ứng nghiệm: "Đóng dấu cho mày phí toi, nhầm to… Hai ngày sau bác sĩ lạ lùng nhìn mặt sớm: cái dấu bà mụ của thủ trưởng đâu rồi. Mất tiêu rồi. Da chỗ này trắng như chưa có gì nè!". Đây là sự tỉnh ngộ của Trương Chi hay sự hoài nghi của Nguyễn Huy Thiệp: "Giờ đây, gặp Mị Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc". Đạo bùa hóa giải của Đỗ Trí Dũng với sự cố tình lai tạp ngôn ngữ cổ và thuật ngữ hiện đại đã giễu nhại tất cả. Giễu nhại, hoài nghi huyền tích xưa, thần Tô Lịch nói


giọng đầu gấu: "Bảo cho ngươi biết, ta họ Tô tên Lịch, là đại vương đầu gấu khúc sông này. Vì ngươi xây thành phạm phải toilet phủ ta, lại thêm tật ngông ngênh cậy tài nhâng nháo vô lễ. Lẽ ra, ta cho ngươi thối mồm mà chết, nhưng phần vì nể Trương Nhũ Hoa, phần vì thấy ngươi đã thực tâm biết sợ nên ta ban cho ngươi một cơ hội. Hạn cho ngươi bảy ngày, phải mang một người vợ của ngươi ra làm vật tế sống sông. Nhớ phải cạo sạch lông. Nói xong, thần Tô Lịch kêu Biền há mồm phóng vào phát rắm, bảo nuốt, rồi lắc mình biến mất". Giễu nhại, hoài nghi những giá trị nay: "Đầu thiên niên kỉ thứ sau công nguyên, tổng đốc các thành lớn của Lĩnh Nam như Hà Nội (Đại La), Sài Gòn,… đều là những trí thức lớn, hạng bét phải có bằng tiến sĩ tại chức. Trong số đó có hai vị từng tu nghiệp tại đại học Havard, lại bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành thú y tại trung tâm văn hóa tỉnh Thái Bình, bởi vậy họ rất thông hiểu và coi trọng lịch sử,…". Giễu nhại, hoài nghi cái nhìn phiến diện của lịch sử cũng là chất giọng trong Cửa Bắc của Nguyễn Anh Vũ: "Hoàng thượng hỡi! Người cứ tự viết sử đi. Song song với chính sử, luôn luôn tồn tại một lịch sử khác. Người không che chắn hết được đâu. Miệng dân gian bền và sáng lắm. Vậy nên bầy tôi này vẫn một lòng thờ triều đình nhưng có chết cũng một dạ thờ dân. Để sau, trẻ nó không cười, không oán". Những người lính từng đồng cảm cộng khổ trong chiến tranh, nay trở nên khách sáo, hình thức một cách giả dối trong lời thư gửi ông thiếu tướng trong Tướng về hưu: "…Chúng tôi cần anh, mong anh… nhưng anh đi được thì đi, không ép".

Ngay cả những giá trị vững bền nhất cũng không còn "nguyên khối", đặt dưới điểm nhìn tiểu thuyết, tất cả như đang rạn vỡ trước cuộc sống đang đổi thay từng ngày. Trong Mưa mặt nạ, thế giới của làng quê vốn đóng kín trong những vẻ đẹp văn hóa cổ truyền nay cũng bị một cơn mưa mặt nạ làm cho biến cải. Người con gái với vẻ đẹp hiền thục, trinh khôi ấy cũng nhặt được một chiếc mặt nạ, có lẽ là mặt nạ Hồ. Giọng hoài nghi pha lẫn chua chát của Nhật Chiêu hiện lên trong cái kết để ngò của truyện: "Liệu có ngủ được không trong tiếng rào kêu cuồng dại của Hồ. Đó là tiếng kêu của ái ân hau của một điều gì khác, KHÔNG BIẾT". Gia đình, nông thôn và những con người ở thôn quê là những nền tảng giá trị bền vững từ bao


đời của văn hóa dân tộc nay rạn vỡ trong giọng khách quan tưởng như lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp: ông Bổng tiếc việc dùng gỗ dổi đóng quan tài cho chị ruột mình đã mở lời: "Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván", cái tâm con người ngày càng bị đời sống vật chất lấn át "Tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết" (Tướng về hưu); Đoài là công chức ngành giáo dục nhưng giải quyết tình huống chóng vánh kiểu vô đạo đức: "Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé" (Không có vua). Chị Thắm cứu bao nhiêu người nhưng: "Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu…" để bên sông vẫn vang lên một tiếng hát thuở nào tê tái: Chảy đi sông ơi - Băn khoăn làm gì - Rồi sông đãi hết - anh hùng còn chi?..., nhân vật tôi bổng thấy cuộc đời vô nghĩa xiết bao,…

Giọng điệu trong văn xuôi hết sức đa dạng, mỗi nhà văn có một chất giọng riêng. Ở những nhà văn tên tuổi, cùng với nhiều chiều tương tác thể loại là sự đa sắc giọng. Ở Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ và giọng điệu phong phú vô cùng: khi là giọng văn nén chặt, lạnh lùng, khi là giọng khinh bạc gai góc, lúc là giọng sát phạt, khi lại đầy “chất thơ bùa ngãi”, xót xa thương cảm hay “lãng đãng khó định hình như sương khói”,… Nguyễn Khải vừa có giọng thủ thỉ tâm tình vừa có giọng triết lí tranh biện lại vừa có sự giễu nhại, hoài nghi cật vấn. Hồ Anh Thái vừa đầy giễu cợt bằng việc tạo nên những cảnh trái khoáy kiểu Mười lẻ một đêm, lại vừa đằm thắm trữ tình trong những tác phẩm đậm chất thơ: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, lại vừa đậm chất tin yêu trong thế giới mênh mang hư ảo của Còi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đa giọng điệu như là kết quả tất yếu của sự mở rộng dung lượng thể loại, mở rộng dung lượng cuộc sống, gia tăng góc nhìn của văn xuôi đổi mới. Đó cũng là một giá trị thi pháp thể loại quan trọng của văn xuôi đương đại.

Tiểu kết: Từ dấu ấn tương tác thể loại, tín hiệu đầu tiên mà luận án ghi nhận là tính mở của văn học, văn học là một thế giới mở. Thể loại là phương diện nhạy bén đầu tiên thể hiện tính mở ấy của văn học. Với tính mở đó, mỗi thể loại không còn ổn định trong tính biệt lập tương đối mà vận động, biến đổi mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian chưa đầy một phần tư thế kỉ, bằng sự vận động đó, văn xuôi liên


tục có sự đổi ngôi. Với tương tác thể loại; từng thể loại cũng như toàn bộ cấu trúc thể loại được thúc đẩy để đạt được những bước tiến khá nhanh và khá xa. Như hệ quả tất yếu, cấu trúc thể loại vận động và phát triển đa dạng, phong phú đã tạo nên sự đa dạng thẩm mĩ cho văn xuôi giai đoạn này. Sự đa dạng thẩm mĩ trước hết thể hiện ở một phương diện quan trọng có tính chất thước đo đầy độ tin cậy của văn học: quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Cùng với thước đo ấy là sự đa dạng thẩm mĩ qua các phương diện thi pháp mà: trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu là những phương diện trực tiếp nhất. Có nhiều góc độ, nhiều hướng tiếp cận để khái quát về những tín hiệu mới của một giai đoạn văn học. Tương tác thể loại là hướng tiếp cận văn học mang tính động, nghiên cứu văn học từ trong cấu trúc động của đời sống thể loại. Hiệu ứng của góc nhìn này do vậy sẽ giàu ý nghĩa khoa học. Hi vọng từ góc độ tương tác thể loại, luận án đã góp thêm một góc nhìn khả tín về một giai đoạn văn xuôi giàu thành tựu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022