Số Lượng Đơn Vị Lữ Hành Năm 2010 Khu Vực Duyên Hải Nam Trung Bộ

người thu dọn, làm ảnh hưởng mỹ quan. Cần phải quan tâm đầu tư cơ bản trước một bước, có quy định, chế tài xử lý.

Thoát nước và xử lý chất thải là một thách thức lớn với địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân và hoạt động du lịch.

2.2.2.1.3. Hệ thống thông tin liên lạc và ngân hàng

Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: vi-ba, cáp quang… đảm bảo liên lạc thông suốt. Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, ki-ốt trên toàn tỉnh là 133 đơn vị; có 755 trạm BTS.

Nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh tại Phú Yên, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần như Đông Á, Sacombank, ACB (Á Châu), Kiên Long, Hàng hải... ngoài những ngân hàng truyền thống là Ngân hàng Công thương, Đầu tư và phát triển, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại thương... thuận tiện cho du khách rút tiền mặt qua các trụ thẻ ATM. Đồng thời hiện nay, tại Phú Yên đã bắt đầu phát triển các máy POS, các điểm chấp nhận thẻ tín dụng; giúp khách du lịch quốc tế thuận tiện hơn trong thanh toán.

2.2.2.2. Cơ sở lưu trú (CSLT):‌

Giai đoạn 2001-2010, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh. Tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2001 - 2010 về cơ sở lưu trú du lịch là 23,6%/năm, về số buồng là 25,8%/năm và về số giường là 23,4%/năm (tham khảo bảng số liệu 4 - phụ lục 3).

- Công suất sử dụng buồng: năm 2001 đạt 31,0%; năm 2005 đạt 36,0% và từ năm 2007 trở lại đây luôn đạt trên 55% (năm 2010 thống kê đạt 55,7%).

- Chất lượng cơ sở lưu trú: Đến cuối năm 2010, trong số 100 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có 1 khách sạn 5 sao (khách sạn Cendeluxe), 2 khách sạn 4 sao (chiếm 2,38% số CSLT, 8,36% số buồng), 05 khách sạn 2 sao (chiếm 5,95% số CSLT, 13,7% số buồng), 22 khách sạn 1 sao, 28 cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn kinh doanh du lịch và 42 cơ sở lưu trú khác.

- Quy mô cơ sở lưu trú: Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, đạt trung bình 22,09 buồng/cơ sở. Số cơ sở dưới 20 buồng chiếm 55,2%

tổng số cơ sở, từ 20-40 buồng chiếm 26,86%. Toàn tỉnh chỉ có 8 cơ sở có từ 40 buồng trở lên, chiếm 11,94% tổng số cơ sở.

Bảng số liệu 5. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Phú Yên và các tỉnh lân cận

Đơn vị tính: cơ sở, buồng


Địa phương

2002

2005

2006

2010

CSLT

Phòng

CSLT

Phòng

CSLT

Phòng

CSLT

Phòng

1.

Khánh Hòa

233

4.679

314

7.076

349

8.279

455

11.730

2.

Bình Thuận

67

1.301

155

3.251

125

4.240

155

6.817

3.

TT – Huế

94

2.604

130

4.000

145

4.500

312

7.231

4.

Quảng Bình

50

910

125

1.931

138

2.202

178

2.689

5.

Quảng Nam

44

1.362

97

2.805

87

3.159

106

4.115

6.

Đà Nẵng

69

2.343

91

3.140

104

3.250

181

6.089

7.

Ninh Thuận

42

629

54

1.070

65

1.247

90

1.720

8.

Quảng Trị

27

390

52

1.100

63

1.200

64

1.200

9.

Quảng Ngãi

20

600

32

900

38

900

65

2.000

10.

Bình Định

21

509

29

1.043

56

1.478

100

2.376

11.

Phú Yên

13

282

24

485

32

739

100

2.178

Cả nước

3.860

83.932

6.384

130.812

8.556

170.551

12.101

236.955

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 - 6

Nguồn: - Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Viện NCPT du lịch

Theo bảng 5 trên, so với các tỉnh, thành trong khu vực thì Phú Yên không thể nào sánh với những tỉnh thành có truyền thống về du lịch như Khánh Hòa, Bình Thuận, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, tuy nhiên so với các tỉnh còn lại thì mặc dù Phú Yên xuất phát điểm thấp nhất (theo số liệu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp, năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 12 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 251 buồng và 512 giường) năm 2002 chỉ với 13 cơ sở lưu trú, nhưng trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều chính sách khuyến khích trong lĩnh vực du lịch nên đến cuối năm 2010 Phú Yên đã có 100 cơ sở lưu trú với số buồng là 2.178, cao hơn Quảng Trị (64/1.200), Quảng Ngãi (65/2.000), Ninh Thuận (90/1.720).

Bảng số liệu 6: Hiện trạng hệ số sử dụng buồng/phòng năm 2010


Các chỉ tiêu

Thừa

Thiên Huế

Đà

Nẵng

Quảng

Nam

Quảng

Ngãi

Bình

Định

Phú

Yên

Khánh

Hòa

Số lượng khách

312

181

106

65

100

100

455


sạn








Trong đó số

khách sạn có sao


95


45


88


9


85


29


194

Số lượng buồng

7.231

6.089

4.115

2.000

2.376

2.178

11.730

Hệ số sử dụng

buồng


52%


64%


52,07%


58%


58%


55,7%


62,34%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/t.phố năm 2010)

Theo bảng trên, có thể thấy, số lượng khách sạn có sao của Phú Yên quá thấp so với các tỉnh trong khu vực (29) chỉ hơn Quảng Ngãi (9), còn lại chủ yếu là nhà nghỉ, phòng trọ nên số lượng cơ sở lưu trú này chưa mang ý nghĩa tích cực trong phát triển du lịch.

Đồng thời, công suất sử dụng buồng cũng không đạt chỉ tiêu theo kết luận 77- KL/TU của Tỉnh ủy Phú Yên là trên 65%. Công suất sử dụng buồng ở Phú Yên không cao, chỉ đạt 55,7% và các tỉnh trong khu vực cũng thế. Điều này là do du lịch ở khu vực có tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết rất lớn, Khánh Hòa cũng chỉ đạt 62,34%, trong khi vào mùa hè và các dịp lễ hội thì không thể đặt được phòng nghỉ. Tuy nhiên, mới đây các tỉnh thường chịu ảnh hưởng của thời tiết đang thiết kế các chương trình du lịch Du lịch mùa nước nổi (miền Tây Nam Bộ), du lịch “Mưa Huế”, Du lịch mùa lũ (Hội An) rất thành công, Phú Yên phải học tập để thu hút lượng khách du lịch, nâng công suất sử dụng buồng.

2.2.2.3. Cơ sở ăn uống, nhà hàng‌

Trong hơn 10 năm qua, cơ sở ăn uống đã phát triển mạnh. Trước đây, rất ít cơ sở lưu trú kinh doanh ẩm thực, chủ yếu là các khách sạn thuộc nhà nước quản lý như khách sạn Công Đoàn, khách sạn Hương Sen,… càng về sau khách sạn phục vụ từ ăn sáng đã kinh doanh luôn phục vụ tiệc cưới, hội nghị,… Ngoài khách sạn, thì các cơ sở ăn uống cũng phát triển nhanh, từ những cơ sở kinh doanh lâu đời nhỏ lẻ đến nay đã hình thành một số khu ẩm thực chế biến các món ăn đặc sản của địa phương tại Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo, Khu sinh thái Sao Việt,… các cơ sở dọc tuyến đường Sông Cầu-Quy Nhơn, khu rừng dương Thành Lầu-đầm Ô Loan, đường Hùng Vương, đường Bạch Đằng đã tạo một sắc thái mới cho ngành hàng kinh doanh này. Bảng số liệu 7 (phụ lục 4) thể hiện rất rõ các số liệu về số cơ sở kinh doanh ăn uống/số chỗ ngồi (ghế) qua các năm. Qua bảng số liệu, đến cuối năm 2010, Phú Yên có khoảng 40 phòng ăn nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 18.500 chỗ ngồi, phục vụ các

món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn có 67 cơ sở đáp ứng khoảng 8.500 chỗ ngồi, tuy nhiên chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các điểm này còn là vấn đề đáng lưu tâm.

2.2.2.4. Cơ sở lữ hành:‌

Đến cuối năm 2010, Phú Yên chỉ có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành hoạt động tại Phú Yên, thấp nhất trong khu vực (bảng số liệu 8 dưới đây). Thật vậy, trong Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 05/11/2001 của Hội nghị BCH Tỉnh ủy lần thứ 5 khóa XIII đã đưa ra 7 chương trình phát triển du lịch, tuy nhiên, trong mục tiêu và giải pháp từng chương trình chưa quan tâm nhiều đến phát triển các đơn vị lữ hành trong tỉnh và kết nối tour với các đơn vị lữ hành lớn trong cả nước, để khách du lịch có thể biết đến Phú Yên.

Bảng 8. Số lượng đơn vị lữ hành năm 2010 khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ


Các chỉ tiêu

Thừa

Thiên Huế

Đà

Nẵng

Quảng

Nam

Quảng

Ngãi

Bình

Định

Phú

Yên

Khánh

Hòa

Số đơn vị lữ

hành


43


101


35


10


10


7


75

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/t.phố năm 2010)

Đến tháng 6/2012, các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Phú Yên đã xây dựng được các sản phẩm du lịch gắn với du lịch biển đảo tại Phú Yên và liên kết nối tour với các tỉnh trong vùng với khoảng 20 tour, tuyến với nhiều loại hình tham quan, khám phá, dã ngoại. Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển vẫn là thế mạnh của du lịch Phú Yên. Còn các nhóm sản phẩm du lịch khác hiện vẫn mới được đưa vào khai thác ở mức hạn chế. Các chương trình du lịch hiện nay vẫn chỉ đơn thuần trong nội tỉnh, thiếu sự liên kết hợp tác phát triển với các tỉnh trong khu vực, các doanh nghiệp lữ hành du lịch trong nước và quốc tế.

2.2.2.5. Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác‌

Các điểm vui chơi giải trí, du lịch sinh thái hình thành trên địa bàn như Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo, Câu lạc bộ Phù Đổng, Khu Du lịch sinh thái Đá Bia, Khu Du lịch sinh thái Sao Việt, Khu Du lịch sinh thái Bãi Bàu, Khu Du lịch Nhất Tự Sơn, Khu rừng dương Thành Lầu... Chính các khu vui chơi này bước đầu đã tạo thêm sản phẩm du lịch bổ trợ cho hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của khách du lịch.

Tuy nhiên, việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí ở Phú Yên vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis. Toàn tỉnh có 1 sân vận động (đạt chuẩn), 6 nhà thi đấu, nhà tập thể thao... cũng chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của cư dân địa phương. Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí và hoạt động dịch vụ bổ sung vẫn là một điểm yếu của ngành du lịch Phú Yên, cần phải khắc phục để sản phẩm du lịch được hoàn thiện.

2.2.2.6. Hàng hóa du lịch:‌

Bước đầu, Phú Yên cũng đã hình thành một số điểm tham quan du lịch gắn với làng nghề như: bánh tráng Hòa Đa, nước mắm gành Đỏ,... hình thành một số cơ sở sản xuất và kinh doanh, phòng trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm đưa ra thị trường phục vụ du khách như: Tranh thêu ren, hàng thủ công mỹ nghệ từ chất liệu vỏ gáo dừa, tranh ảnh bằng chất liệu vỏ ốc, mây tre, bẹ chuối,... và một số sản phẩm có thương hiệu, được đóng gói, bao bì đẹp đã thu hút được sự chú ý của du khách như: Cà phê Tuy Hòa, bánh tráng Cẩm Tiên - Đông Bình, nước mắm Gành Đỏ, rượu Quán Đế, bò một nắng Hà Trung, rượu cá ngựa… Tuy nhiên, theo khách du lịch, các sản phẩm lưu niệm còn nghèo nàn, không mang đặc trưng, na ná các tỉnh, thành trong khu vực; các sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản chưa được bày bán nhiều ở các cơ sở lưu trú du lịch và tại các điểm tham quan du lịch.

Thực tế việc hỗ trợ đầu tư xây dựng thương hiệu, mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản của Phú Yên để phục vụ du lịch còn hạn chế...; Chưa hỗ trợ đầu tư hạ tầng một số làng nghề truyền thống, một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm. Có thể nhận thấy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, do xác định loại hình và sản phẩm du lịch chiến lược, phù hợp với tiềm năng còn chưa rõ ràng, chính vì vậy du lịch Phú Yên chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế, thời gian lưu lại của khách cũng như mức chi tiêu mua sắm của khách du lịch chưa cao (xem biểu đồ 11).

Du khách nội địa lẫn quốc tế khi đến Phú Yên đều có chung một nhận xét: “Phú Yên cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nhưng không có chỗ để vui chơi và tiêu tiền”. Họ cho rằng, từ Phú Yên họ thường phải đi vào Nha Trang khoảng 1-2 ngày để mua quà cho bạn bè và gia đình (kết quả phỏng vấn sâu). Chính vì thế, nếu không có sự tập

trung đầu tư quyết liệt thì dần du khách sẽ đi đến các thành phố khác mua sắm, sẽ không tăng nguồn doanh thu.

Qua phân tích về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch, nhìn chung đã tương đối đáp ứng nhu cầu của du khách trong điều kiện ăn, ở, đi lại, đặc biệt là các dịch vụ ăn, nghỉ đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, đẳng cấp và giá cả cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, việc chưa có nhiều nơi vui chơi, giải trí, khu hoạt động về đêm cả vui chơi lẫn các trung tâm mua sắm, chưa có khu bán hàng hóa đặc thù, dịch vụ bổ trợ, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch… là điểm hạn chế của du lịch Phú Yên, làm cho sản phẩm du lịch Phú Yên chưa hoàn thiện.

2.2.3. Lao động ngành du lịch‌

Trong giai đoạn 2001-2010, lao động trong ngành du lịch thể hiện như sau:

Bảng 9. Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên từ năm 2001 đến 2010



Năm

Tổng số

Trình độ đào tạo

ĐH - Trên ĐH

Cao đẳng

Lao động khác

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2001

252

42

17.0

35

13.5

175

69.5

2002

268

45

17.0

40

14.5

183

68.5

2003

255

47

18.4

37

14.5

171

67.1

2004

297

56

18.9

46

15.5

195

65.6

2005

349

63

18.1

59

16.9

227

65.0

2006

880

98

11.1

138

15.7

644

73.2

2007

1456

146

10.1

230

15.7

1080

74.2

2008

1670

164

9.8

264

15.8

1242

74.4

2009

2000

368

18.4

404

20.2

1228

61.4

2010

3250

530

22.6

1140

35.1

1580

48.6

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng và có sự chuyển biến rõ rệt. Từ lao động có kiến thức trong lĩnh vực du lịch bằng không, buộc các doanh kinh doanh du lịch đã quan tâm tuyển dụng và cho nhân viên đi đào tạo các nghiệp vụ chuyên ngành du lịch: kiến thức F&B (Food and Beverage), làm dịch vụ phòng, tiếp tân, bếp nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch có quy mô lớn như: Công ty Cổ phần Thuận Thảo, Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Phú Yên, Khách sạn Kaya đã liên kết với các trường, các trung tâm tổ chức đào tạo nghiệp vụ du lịch tại chỗ cho chính đơn vị mình.

Tổng số lao động du lịch tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 32%/năm. Đến cuối năm 2010 có trên 3.250 lao động, tăng gấp 9,3 lần năm 2005 và gần 13 lần năm 2001. So với các năm trước, thì hai năm 2009-2010, lao động du lịch có trình độ được cải thiện dần, vì đây là khoảng thời gian nước rút chuẩn bị kỷ niệm Phú Yên 400 năm hình thành và phát triển (vào năm 2011).

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tuy có giảm theo thời gian nhưng còn chiếm tỷ trọng cao nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng của ngành du lịch thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp, cung cách, tác phong phục vụ còn hạn chế, thái độ phục vụ nhìn chung chưa văn minh, lịch sự.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tuy được chú trọng, nhưng còn hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu; Tính liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn rời rạc, nhân lực không ổn định, dịch chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác.

So sánh với các tỉnh, thành phố trong khu vực, nguồn nhân lực du lịch của Phú Yên năm 2010 (bảng 10 dưới đây) có số lượng cao hơn Bình Định và Quảng Ngãi, nhưng chỉ chiếm 24% so với tỉnh Khánh Hòa láng giềng. Lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo chuyên nghiệp còn chiếm tỷ trọng đáng kể; tỷ lệ lao động lành nghề, đáp ứng cao yêu cầu doanh nghiệp thấp; thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao, nhất là lao động quản lý trung và cao cấp, hướng dẫn viên du lịch biết ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển cần phải có sự đầu tư cho chất lượng nhân lực.

Bảng 10. So sánh nguồn nhân lực du lịch Phú Yên với các tỉnh lân cận năm 2010


Các chỉ tiêu

Thừa

Thiên Huế

Đà

Nẵng

Quảng

Nam

Quảng

Ngãi

Bình

Định

Phú

Yên

Khánh

Hòa

Nguồn nhân lực

du lịch


7.500


13.241


7.204


1.950


2.593


3.250


13.500

Số hướng dẫn

viên du lịch


462


560


168


5


21


25


88

Trong đó HDV

tiếng Anh


244


212


137


3


5


20


63

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố năm 2010)

Điểm yếu nhất hiện nay của nhân viên du lịch là họ chỉ biết làm nhiệm vụ duy nhất là đưa khách đi tham quan, giới thiệu địa điểm,... chỉ một chiều (họ cung cấp

thông tin cho khách) mà chưa biết cách thu thập, khai thác thông tin về nhu cầu du lịch của khách để giúp những người làm chính sách điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, sâu xa hơn là do các công ty chưa có tầm nhìn chiến lược, bộ phận nghiên cứu thị trường chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Cập nhật nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch ở mỗi độ tuổi, dân tộc, là điều rất cần thiết. Từ những thông tin về nhu cầu, thị hiếu, sở thích và sự quan tâm của khách mà cấp quản lý có biện pháp khai thác phát triển hợp lý hơn.

Lao động ngành du lịch ở Phú Yên là điểm yếu đáng quan tâm nhất, trình độ lao động thể hiện trong các bảng biểu ở trình độ Đại học và trên đại học nhưng thực chất đây là lực lượng lao động back - office (không tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, ví dụ: nhân viên kế toán, nhân sự, kỹ thuật…) không phải là trình độ chuyên ngành du lịch, nên không có ý nghĩa lớn đối với phát triển ngành du lịch hiện nay.

2.2.4. Hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch và liên kết phát triển:‌

Thực hiện chiến lược phát triển du lịch, trong hơn 10 năm qua, Phú Yên đã tổ chức được một số hội nghị xúc tiến đầu tư tại Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Singapore... để giới thiệu tiềm năng kinh tế và cơ hội đầu tư vào tỉnh Phú Yên; tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch tại một số hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước theo chương trình của Tổng cục Du lịch; Ký kết các văn bản hợp tác phát triển kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Đắc Lắc, Gia Lai, trong đó có chú trọng đến hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Cũng đã tổ chức các đoàn đi công tác ở các nước trong khối EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... để nghiên cứu, quảng bá giới thiệu tiềm năng kinh tế và kêu gọi đầu tư vào Phú Yên.

- Xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch: đĩa CD-ROM về tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư vào Phú Yên, website (du lịch Phú Yên, Năm Du lịch quốc gia 2011), các sách du lịch, cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch, tập gấp, bản đồ du lịch, album ảnh du lịch, phim tài liệu,...

- Phối hợp quảng bá du lịch Phú Yên trên các phương tiện thông tin, truyền thông: Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, Báo Phú Yên; Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch…

- Đăng cai tổ chức một số chương trình văn hóa, nghệ thuật: Chương trình Duyên dáng Việt Nam lần thứ 22 năm 2009, lần thứ 23 năm 2011, Cuộc thi chung kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023