Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 9


Phạm Thị Hoài đi đầu với Thiên sứ. Mười bảy chương của tiểu thuyết là sự ghép nối của mười bảy "mô hình" tác phẩm nhỏ với những tên gọi độc lập: Cửa sổ, Mưa, Bé Hon. Tủ sách, Chuyển động Brown, Mô hình I, Lễ cầu hôn, Đám cưới, Ván bài, Mô hình II, Người đàn bà công dân, Hành trình Magellan... Từ điểm nhìn của đứa bé trong bụng mẹ, Thiên thần sám hối mở ra bao nhiêu câu chuyện gối đầu nhau, chất chồng nhau. Thế nhưng, người đọc vẫn có thể tìm đến chủ đề trung tâm của tác phẩm bởi cấu trúc vòng tròn đồng tâm của cuốn tiểu thuyết. Trên tâm điểm là cái chết của những đứa bé chưa được chào đời; sự hèn kém, vô trách nhiệm, thiếu trưởng thành của những bậc làm cha làm mẹ,… là những vòng tròn ngoại biên được tạo nên từ vô vàn những câu chuyện bi hài trong còi đời của chúng ta: chuyện bà mẹ sinh rồi bỏ con tại bệnh viện, chuyện cô gái bị sẩy thai vì quả báo, chuyện bà mẹ cho ngâm cồn những đứa con chỉ vì tiền, chuyện đôi tình nhân chia tay vì không muốn sinh con, chuyện đứa trẻ giết cha bị kết án tử hình..v..v.. và..v..v.. Nguyễn Thị Hồng Giang đánh giá rất cao hiệu ứng của sự lắp ghép này: "Một tiểu thuyết nhỏ gọn, mỗi phần tự nó có thể đứng độc lập như một truyện ngắn, vì mỗi phần có điểm nhấn là một câu chuyện mang chủ đề trên. Các phần sau mở rộng hơn, sâu hơn và tiến gần tới thông điệp mà tác giả gài vào đó. Tạo ấn tượng như sự gối lên nhau của những dụ ngôn được kể trong nhà thờ" [301,tr.67]. Cũng bằng kĩ thuật cao tay ấy, Lão khổ của Tạ Duy Anh được tạo nên bởi một sự lắp ghép "ngược đời". Tiểu thuyết gồm hai phần, phần một được gọi là "phần chính yếu" nhưng chỉ chiếm 6 trang sách; ngược lại, phần hai gọi là "Những chuyện ngoài rìa" lại chiếm đến 166 trang. Phần một gồm một truyện trong khi phần hai gồm 20 truyện. Như vậy là phần phụ lớn hơn phần chính, chuyện ngoài rìa lớn hơn chuyện trung tâm. Đó là trò chơi mà tác giả muốn lôi cuốn người đọc tham dự. Thực chất, Lão Khổ được lắp ghép từ 21 truyện ngắn ngang bằng nhau. Truyện trong phần chính yếu thì chắc chắn viết về lão Khổ, truyện trong phần "ngoài rìa" có truyện trực tiếp viết về lão Khổ có truyện không. Các truyện viết về lão Khổ gồm: Truyện 1: Hiện về từ quá khứ, Truyện 2: Chuyện tình của lão Khổ, Truyện 3: Thần số mệnh an bài, Truyện 4: Tiền định về một tai hoạ, Truyện 7: Trả thù bọn địa chủ, Truyện 10: Những bà con của quỷ sa


tăng, Truyện 12: Đứa con bị ruồng bỏ. Truyện 14: Giấc mơ thiên đường. Ngoài ra là các truyện viết về Tư Vọc, lão Phụng, Hai Duy, Tạ Bông, chuyện "cải cách ruộng đất",… Nhìn trên bề mặt văn bản chúng ta dễ nghĩ đến sự lỏng lẻo hay sự lan man, thiếu tập trung. Thực chất không phải thế, dù trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, trung tâm hay ngoài rìa; tất cả đều hướng đến dựng lên bức chân dung số phận lão Khổ và bức tranh thời đại lão Khổ.

Cũng trong hướng tương tác trên, Lê Lựu cấu trúc nên hình thể tiểu thuyết Chuyện làng Cuội bằng "sáu câu chuyện tình xảy ra ở làng Cuội". Tác phẩm không đánh dấu bằng chương mục mà đánh dấu bằng thứ tự các chuyện tình. Những câu chuyện tình tưởng hết sức độc lập, chuyện tình với tổng Lỡi khác chuyện tình với Kiêm,… thế nhưng như được xâu chuỗi bởi sợi dây vô hình, tất cả hướng về tái hiện bức tranh thời cuộc cùng cuộc đời nhiều đa đoan sóng gió của nhân vật bà Đất. "Kết cấu này đã giảm thiểu "độ cứng" của cốt truyện do các block sự kiện gây nên" [261].

Một cách làm nhuyễn hơn, khéo hơn đó là sự đan xen các mạch truyện trong tiểu thuyết như một kĩ thuật "chập cấu trúc" mà chúng ta khó lòng "tháo gỡ", bóc tách ra được. Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng phủ lên chuyện tình lắm trắc trở, truân chuyên của hai nhân vật chính bao nhiêu mạch chuyện đan xen: có truyện theo trình tự phát triển lôgic, có truyện ngẫu hứng, có truyện tạt ngang; có truyện thực, có truyện kì ảo, có truyện chỉ là những giấc mơ dài,… Một số tác phẩm khác lại kết hợp những mạch truyện của hiện tại với những mạch truyện của quá khứ trong dòng ý thức nhiễu loạn, rối bời của cái tôi tác giả: Nỗi buồn chiến tranh

- Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Đức phật, nàng Savitri và tôi - Hồ Anh Thái, Paris 11 tháng 8, Phố tàu - Thuận …

Lắp ghép giữa hai thế giới đối nghịch để tạo ra những hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau trong cách nhìn không "hoà thuận" trước thế giới thực tại là một cách làm khá phổ biến trong tiểu thuyết những năm gần đây. Nguyễn Bình Phương tạo ra một không gian tiểu thuyết rất riêng với sự đan xen giữa những mạch truyện của các "thế giới" khác nhau: đó là thế giới nhớ và quên trong Trí nhớ suy tàn, thế giới


tỉnh và điên trong Thoạt kì thuỷ. "Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có nhiều tuyến chạy ngược xuôi theo lối kết cấu song hành xoắn vặn, nhiều tuyến chuyện, nhiều nhân vật bị cố ý bỏ rơi" [356]. Châu Diên cũng từ thế giới nhớ và quên của những người ở chốn sông Mê cháo Lú để đan xen câu chuyện của nhiều kiếp: kiếp ảo, kiếp trước, kiếp Hương Hoa, kiếp cô đơn,… trong Người sông Mê. Còi ta bà của Dương Kì Anh là sự trộn lẫn giữa còi ta bà thực tại trong cuộc sống của "tôi" với thế giới của kí ức, thế giới của những giấc mơ kì ảo trong: Báo hiếu cha, Trả nghĩa mẹ, Viết thêm về một giấc mơ,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Mỗi thể loại có những "quyền năng" riêng mà thể loại khác không thể có được. Tiểu thuyết với dung lượng rộng rãi của mình có thể chứa đựng một bức tranh cuộc sống với nhiều cuộc đời, nhiều tính cách đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi một hành trình dài chỉ với một con đường độc đạo thì tiểu thuyết sẽ nghèo nàn, đơn điệu biết bao. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã khôn khéo thu nhận, lắp ghép vào trong mình những tố chất "quyền năng" của truyện ngắn để mở rộng trường nhìn, khả năng tiếp cận cuộc sống. Cuộc sống vốn nhiều màu sắc, nhiều hình khối và ít bằng phẳng. Sự tham gia của truyện ngắn trong tiểu thuyết đã làm cho sự thể hiện cuộc sống trong tiểu thuyết trở nên đa dạng hơn - thế giới của nhiều thế giới: có sáng và tối, thực và hư, nhớ và quên, tỉnh và say; có những cuộc đời tuyến tính nhưng cũng có những số phận đứt quãng, phân mảnh; có thế giới nguyên khối nhưng cũng có những thế giới vỡ vụn - thế giới được tạo thành bởi những mảnh ghép cuộc sống. Những thử nghiệm ấy bước đầu đem lại thành công và rất đáng trân trọng. Thử nghiệm thành công ấy đã tạo nên những tín hiệu mới cho văn xuôi Việt Nam sau 1986. Vấn đề này sẽ được trở lại trình bày trong chương 3: Những tín hiệu mới của văn xuôi Việt Nam - nhìn từ sự tương tác thể loại.

1.2.4. HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT‌

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 9

Ngoài những tố chất thể loại như đã nói ở trên, tiểu thuyết đương đại còn thu hút vào cấu trúc của mình nhiều thể loại khác. Kết tinh và đem lại hiệu quả thẩm mĩ đáng kể nhất là sự thâm nhập của huyền thoại vào cấu trúc tiểu thuyết. Đây là kiểu tương tác khá mới lạ và tương đối đặc biệt. Như đã trình bày trong phần lí luận


chung về tương tác thể loại trong văn học: nếu sự tương tác giữa kí, kịch, truyện ngắn với tiểu thuyết là sự tương tác trong cùng hệ thống và do vậy ở một chừng mực nhất định, quá trình tương tác diễn ra theo đúng nghĩa là sự tác động qua lại hai chiều; thì sự thâm nhập của huyền thoại vào tiểu thuyết là mối tương tác ngoài hệ thống và do vậy, về cơ bản, chủ yếu là sự tác động, thâm nhập từ chiều của quá khứ theo kiểu "tiếp sức" thể loại.

Điều thú vị là, chiều tương tác này không chỉ được thể hiện trong tiểu thuyết, mà, và chủ yếu, lại được thể hiện trong truyện ngắn. Do vậy, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề một cách cụ thể ở mục huyền thoại trong truyện ngắn. Ở đây, cần phải phân biệt điểm khác nhau cơ bản giữa huyền thoại trong tiểu thuyết và huyền thoại trong truyện ngắn. Muốn làm được điều đó, trong phần huyền thoại trong truyện ngắn ở chương 2, chúng tôi đã định danh cách hiểu khái niệm huyền thoại. Theo đó, khái niệm huyền thoại được nhìn dưới góc độ loại hình; chúng tôi coi huyền thoại như phương thức phản ánh, nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật mà trí tưởng tượng, sức sáng tạo các biểu tượng kì ảo để lí giải, chuyển tải nội dung là vấn đề thể loại cốt yếu.

Coi huyền thoại là một loại hình với những đặc trưng riêng, chúng ta sẽ thấy huyền thoại đi vào các thể loại văn xuôi đương đại với những con đường, những cách thức khác nhau và quan trọng hơn, với mức độ đậm nhạt không giống nhau. Mục huyền thoại trong truyện ngắn ở chương 2 có nói đến các con đường tương tác của huyền thoại: con đường gián tiếp trong sự tương tác với các thể loại văn học dân gian; con đường quanh co, dích dắc trong sự tương tác với các thể loại truyền kì trong lịch sử phát triển thể loại của văn học dân tộc; con đường trực tiếp trong sự tương tác với văn học huyền thoại thế giới. Huyền thoại trong truyện ngắn là kết quả của cả ba con đường trên, trong đó con đường thứ hai có phần đậm hơn, trội hơn. Trong khi đó, huyền thoại trong tiểu thuyết chủ yếu đến từ con đường thứ hai và thứ ba; dấu ấn của sự tương tác theo con đường dích dắc, mang tính tiệm tiến vẫn rò hơn cả. Từ con đường thâm nhập khác nhau như vậy nên các yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn và tiểu thuyết cũng có mức độ đậm nhạt khác nhau. Huyền thoại


trở lại trong truyện ngắn cả ở những cổ mẫu, cả ở phương thức xây dựng thế giới nghệ thuật, cả ở các vấn đề kết cấu, không thời gian,… Với tiểu thuyết, sự thâm nhập của huyền thoại chủ yếu ở yếu tố kì ảo, ở tính hư tưởng (mythos); ở một số tiểu thuyết có dấu ấn của phương thức xây dựng các biểu tượng nhưng sự trở về với cổ mẫu thì rất ít. Do đó, có thể gọi là yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết và để gọi tên chính xác, cụ thể về yếu tố loại hình tương tác thì nên gọi những tiểu thuyết ấy là tiểu thuyết kì ảo. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề kĩ hơn ở phần truyện ngắn.

Nhìn trên chiều lịch đại, chúng ta có thể vẽ con đường để huyền thoại đến với tiểu thuyết đương đại. Như đã nói, đó là sự tương tác theo kiểu dích dắc, mang tính tiệm tiến. Điểm khởi đầu cơ bản không phải trong vốn folklore dân tộc mà chính là từ phạm trù văn học trung đại. Thực ra, với quan niệm "nói chí, tỏ lòng", "chở đạo, minh đạo" của phạm trù văn học trung đại; văn xuôi nghệ thuật, đặc biệt là truyện và tiểu thuyết không được coi trọng, thậm chí bị phân biệt là thể loại hạ đẳng, nhảm nhí, ngoài rìa. Vì thế, truyện và tiểu thuyết trung đại "lép vế" trước thể loại trung tâm - thơ ca. Tuy nhiên trong sự vận động nội tại của nó, Trần Đình Sử khi khái quát về lịch sử phát triển thể loại văn học trung đại đã khẳng định rằng: truyện truyền kì, quái dị và truyện văn xuôi lấy đề tài lịch sử là hai hệ thống thể loại lớn. Trong đó, có thể thấy rò sự phát triển ưu trội của xu hướng truyện truyền kì với những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử văn học dân tộc: Truyền kì mạn lục, Thánh Tông di thảo, Thiên Nam ngữ lục, Truyền kì tân phả,… Nghiên cứu các tác phẩm này trong mối quan hệ với các thể loại trước và sau nó, chính Nguyễn Văn Huyền cũng khẳng định: "Tuy nhiên nó vẫn kế thừa truyền thống ở các thế kỉ kế cận và có những bước phát triển đáng kể, đồng thời đã ươm ấp cho loại tiểu thuyết hiện đại" (Dẫn theo Trần Đình Sử - Thi pháp văn học trung đại Việt Nam). Đời sống thể loại văn học vận động và phát triển theo kiểu dích dắc, tương tác - tiếp sức và phát triển. Truyện truyền kì Trung Quốc được phát triển từ truyện chí quái rồi sau đó ảnh hưởng và hình thành truyện truyền kì Việt Nam. Trong chương 2, chúng tôi đã chứng minh rằng: dòng văn xuôi truyền kì liên tục chảy qua các thế kỉ văn học trung đại Việt Nam. Đến lượt nó, khi đã định hình về mặt thể loại, truyện


truyền kì dân tộc lại tác động, ảnh hưởng đến truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại. Ở phương Tây, con đường hình thành tiểu thuyết cũng trải qua quá trình tiếp nối dích dắc từ: thần thoại - sử thi - kịch - tiểu thuyết.

Để phản ánh cuộc sống ở thì hiện tại của ngày hôm nay, lạ thay, tiểu thuyết lại tìm đến với huyền thoại, chủ yếu là ở phương diện kì ảo. Huyền thoại đi sâu vào tiểu thuyết, trở thành ý thức thường trực trong nhiều cuốn tiểu thuyết đương đại. Nói như E.M.Meletinsky: "huyền thoại hoá" đã trở thành "một biểu hiện của thi pháp tiểu thuyết hiện đại''. Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Vò Thị Hảo, Châu Diên, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương,… là thế giới được phủ lên một lớp sương mù kì ảo. Phạm Thị Hoài đến với những Thiên sứ của thế giới siêu nhiên. Châu Diên đưa ta về thế giới của sông Mê, cháo Lú trong Người sông Mê. Nguyễn Bình Phương đi xa hơn trong những trạng thái nguyên sơ, hoang dại nhất đối với cuộc sống con người bằng Thoạt kì thuỷ. Hồ Anh Thái đi đến tận thánh địa Lumbini với những huyền tích về đức Phật trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, đi đến thế giới của những phép mầu nhiệm ở Còi người rung chuông tận thế,… Tất cả tạo nên một thế giới bàng bạc những yếu tố kì ảo trong cuộc sống đầy tường minh hôm nay. Đây là một tố chất rất mới, rất lạ, nó tạo nên một nét đặc trưng riêng trong nỗ lực cách tân của tiểu thuyết đương đại.

Với chiều sâu tương tác đó, chúng ta được trở về với motif "đội lốt'' và sự "hoá thân" đầy biến hoá trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Cô bé Hoài có khả năng "đình tăng trưởng" ở tuổi mười bốn như một trò thách thức trước cuộc đời đầy cạm bẫy. Mười lăm năm sau, như một phép thần kì, bé Hoài trút bỏ "hình hài chú vịt con xấu xí" để hoá thân thành người đàn bà 29 tuổi giống y chị Hằng: "Xinh đẹp như nàng tiên cá". Cũng trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài lại để cho "thiên sứ pha lê" hoá thân trong nhân vật bé Hon, thiên sứ ấy đến với còi phàm trần này và ra đi từ còi phàm trần này đều hết sức kì lạ: khi vừa lọt lòng mẹ, bé Hon không khóc tiếng khóc chào đời như bao đứa trẻ khác mà "mỉm cười làm thân với mọi người"; và khi ra đi, người ta bốc mộ thiên thần: "Quan tài trống không, thơm tho sạch sẽ, đọng duy nhất nụ cười làm thân với muôn vật của thiên sứ pha lê bị


trục xuất". Trong thế giới nhớ nhớ quên quên ở chốn sông Mê, Châu Diên dẫn ta đi qua bao kiếp nhân vật: kiếp ảo, kiếp trước, kiếp Hương Hoa, kiếp tiếc thương,… rồi mới trở về kiếp gốc, kiếp thực.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là thế giới dày đặc những yếu tố hư ảo. "Trong Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), và Thoạt kì thuỷ (2004), Nguyễn Bình Phương dựng truyện từ không gian huyền ảo đầy truyền thuyết của quê hương anh, mảnh đất Linh Nham vùng Thái Nguyên lam chướng" [188, tr.68]. Nhiều người nhận ra rằng, hiện thực và hư ảo là hai dòng mạch luôn chảy song song, luôn quấn quýt không thể chia tách trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Điều đó thể hiện nhất quán qua nhiều tác phẩm. Ở Người đi vắng là sự đan xen giữa còi người và còi vật, với Những đứa trẻ chết già là sự đồng hiện của còi dương thế lẫn còi âm ti. Đến Trí nhớ suy tàn là sự đan xen rối bời giữa sự sáng suốt của còi "trí nhớ" và sự bấn loạn của còi "suy tàn", Thoạt kì thuỷ là sự hoà trộn câu chuyện đời thường của những người tỉnh với thế giới bất định trong những cơn điên của Tính. Ngồi đạt đến độ nhuần nhuyễn khi kết hợp còi thực và còi mơ trong một con người. Thụy Khuê đánh giá cao Ngồi ở yếu tố huyền ảo, ở không khí Kafka của tác phẩm. Ngồi tạo ra một không gian ảo, đó là không gian của kẻ ngồi thiền với "bất định" và "sắc không". Với giai điệu của tiếng mò cốc, cốc, cốc lặp đi lặp lại sau mỗi chương, mỗi đoạn; với không khí của những "trận địa huyền đồ", với những "giấc mơ giữa ban ngày" đầy ma mị… Ngồi đã tạo nên những huyền thoại mới ngay giữa cuộc sống đua chen, gấp gáp hôm nay. "Những truyện hoang đường, những truyền thuyết, mê tín dị đoan được nghiền nát để đem vào truyện, nhào nặn với không khí trinh thám tạo nên một thứ ám ảnh ma quái, thần sầu" [188]. Điều quan trọng là, chính yếu tố hư ảo, chính không khí Kafka, chính thế giới ma mị đã trở thành yếu tố đắc dụng trong sự khám phá cuộc sống và con người đương đại của tiểu thuyết. Chất huyền ảo đã tạo nên nhiều tầng lớp ý nghĩa để đọc tác phẩm người ta có cảm giác "độ dày của tác phẩm Ngồi không chỉ là 291 trang mà là nghìn trang chập lại" [188].


Yếu tố kì ảo có khi được hoà vào cấu trúc, vào không gian bên trong của tiểu thuyết nhưng cũng có khi đi vào tác phẩm một cách "nguyên vẹn", "nguyên đai nguyên kiện". Đó là cách các tiểu thuyết gia đương đại đưa những truyện kể kì ảo vào góc nhìn tiểu thuyết. Xu hướng này không phổ biến nhiều trong tiểu thuyết nhưng có thể nhắc đến Bến không chồng - Dương Hướng, Đi tìm nhân vật - Tạ Duy Anh, Người và xe chạy đưới ánh trăng, Mười lẻ một đêm - Hồ Anh Thái. Trong Bến không chồng, không gian kì ảo được mở ra với kiểu nhân vật ông già ngồi kể chuyện cổ tích. Bao nhiêu câu chuyện cổ tích được ông già tái hiện lại trong không gian cuộc sống thực tại. "Bốn truyện cổ tích đặc sắc" được đối thoại lại trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh. Và câu chuyện tình yêu đầy nguyên sơ thật đẹp của Tiên Dung và Chữ Đồng Tử được thả trôi giữa bao câu chuyện tình hôm nay trong Người và xe chạy dưới ánh trăng,… Cổ tích trong tiểu thuyết, truyện trong truyện hay chính là sự cộng hưởng, sự đối thoại điểm nhìn, sự gia tăng một góc nhìn trong tiểu thuyết hôm nay.

Vò Thị Hảo đã đi một hành trình dài của sự tương tác thể loại để đến với Giàn thiêu. Điều thú vị cần nói ngay là: ở Giàn thiêu có cả chất huyền thoại truyền kì lẫn chất lịch sử - dã sử. Vò Thị Hảo thực sự tài năng trong sự kết hợp ấy. Giàn thiêu được viết với điểm xuất phát rất mới mẻ, đúng là nơi sử học tạm dừng bút thì tiểu thuyết bắt đầu. Phạm Xuân Nguyên coi Giàn thiêu "xứ sở của lối văn chương mê hoặc và huyền bí" (Lời giới thiệu Giàn thiêu) [111]. Trong thế giới nghệ thuật của Giàn thiêu, lịch sử đời Lý với những tên tuổi đã đóng đinh trong sử sách như Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Trác, Lý Thường Kiệt, Nguyên Phi Ỷ Lan,… được nhìn với một khoảng cách gần gũi, suồng sã của tiểu thuyết; đặc biệt đôi khi tác giả quá "bạo gan" khi lật ngược cách nhìn đối với một vài nhân vật lịch sử mà tên tuổi đã nằm lòng trong mỗi chúng ta. Như đã nói, đặc sắc của Giàn thiêu là ở sự kết hợp chất liệu lịch sử và yếu tố kì ảo. Vò Thị Hảo đã khoác lên lịch sử thời Lý lớp sương mù kì ảo. Đó là hình tượng giàn thiêu và sự thần kì ở cung nữ Ngạn La, là không khí liêu trai với oan hồn linh hiển. Đỉnh cao của sự kết hợp giữa lịch sử và huyền ảo là hình tượng nhân vật trung tâm và sự hoá kiếp đầy tính chất

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí