Truyện Phóng Tác Của Hoàng Trọng Miên Và Edgar Poe


bí mật - mật mã- giải mã - âm mưu chiếm đoạt kho báu- cái chết- luật nhân quả. (2) Mối thù (đời trước)- báo oán giải oán (trả th /lánh đời) - luật nhân quả, motif quen thuộc trong các truyện Tàu. Motif này tuy c ng đề tài báo th nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác truyện của Edgar Poe. Trong Đêm trăng, cô gái Thổ ma quái báo th kẻ bạo ngược đã hãm hại chồng mình, cưỡng bức mình; trong Tiếng hú đêm trăng là sự trả th quyết liệt của người mẹ đau khổ khi mất Mí Nàng, đứa con gái thương yêu. Đó là luật nhân quả theo quan niệm người Việt. Còn Trái tim thú t i, Cái th ng rượu Amontillado, Con mèo đen… của Poe lại mổ xẻ nguyên nhân tâm lý dồn nén, mặc cảm, hoang tưởng dẫn đến hành động phạm tội ác tàn nhẫn của kẻ rối loạn tâm thần và sự trừng phạt của lương tâm. Những ý nghĩa này trong tác phẩm của Poe có lẽ còn khá xa lạ với tầm đón đợi của độc giả Việt Nam thời bấy giờ. Do vậy, nhân vật báo th của Thế Lữ được sự đồng cảm của độc giả, còn nhân vật báo th của Poe lại khiến cho người đọc Việt phê phán hơn là đồng cảm. Kết thúc trong các truyện kinh dị của Thế Lữ thường ẩn chứa hai ý nghĩa: tuy mang những yếu tố quái đản, r ng rợn nhưng không đi vào chỗ mê tín, hoang đường mà mở nút bằng những lý giải mang tính khoa học, đề cao óc quan sát tinh tế của con người. Đồng thời vẫn chưa thoát h n khỏi quan niệm “văn dĩ tải đạo” truyền thống khi kết thúc tác phẩm của ông vẫn lộ rò những bài học mang tính nhân văn sâu sắc về luật nhân quả, thiện ác trên đời.

Dấu ấn E.A.Poe đậm nét hơn cả trong truyện trinh thám. Sau thành công của àng và máu (1934) và ấy vần thơ (1935), Thế Lữ tiếp tục làm độc giả thích thú với một series truyện trinh thám ra đời từ 1936. Bắt đầu từ truyện Dòng máu đứt quãng, tiếp sau là loạt truyện Lê Phong ph ng viên, ai Hương và Lê Phong, Những n t chữ (1937), Đòn hẹn (1939), G i thuốc lá (1940) liên tiếp xuất hiện trên báo Ngày nay của Tự Lực văn đoàn. Ở thể loại truyện kì lạ, truyện kinh dị thì có sự tiếp biến từ văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam, Trung Quốc, cộng với sự gặp gỡ văn học phương Tây. Còn truyện trinh thám ở nước ta thời bấy giờ, tuy ở Nam Kì từ 1916-1917 đã có những sáng tác mang yếu tố truyện trinh thám phương Tây của Biến Ngũ Nhy, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Sơn Vương, Bửu Đình (mục 2.1.2.1), nhưng truyện trinh thám của Thế Lữ vẫn là một thử nghiệm hoàn toàn mới lạ. Có thể nói, đến Thế Lữ, truyện trinh thám đã có một bước phát


triển mới, được kh ng định như một thể loại văn học riêng và là sự tổng hợp Đông - Tây thú vị từ sự gặp gỡ và bản địa hoá năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe.

Theo Jorges Luis Borges, Poe đã “để lại cho chúng ta năm hình m u của thể loại trinh thám.” [123, 702]. Hình mẫu thứ nhất là Vụ án đường Morgue: kiểu truyện vụ án với cái chết bí ẩn, khủng khiếp trong căn phòng khóa chặt - chứng cớ mơ hồ qua bản tin trên báo và lời khai của các nhân chứng - cảnh sát bó tay - nhà thám tử nghiệp dư quan sát toàn bộ hiện trường, ghi nhận những chi tiết khác thường, liên kết những thông tin với trí tuệ sắc sảo phát hiện được hung thủ : một con đười ươi khổng lồ Ourang-Outang v ng Boréo. C ng đề tài tội ác được thực hiện trong căn phòng đóng kín như hình mẫu thứ nhất nhưng kẻ giết người lại là người thân cận nhất là hình mẫu thứ hai trong on qu đ i bại. Hình mẫu thứ ba là Lá thư bị đánh cắp với cốt truyện đơn giản: một bức thư quan trọng bị lấy mất trong khi người nhận đang đọc nó một mình trong phòng khách. Suốt ba tháng liền, không có đêm nào cảnh sát Paris không dành phần lớn thời gian để đào bới tìm kiếm bức thư tối mật này nhưng vô vọng. Trái lại, Dupin- nhà thám tử nghiệp dtài ba đã tìm được bức thư tối mật giấu ở một chỗ bất ngờ nhất: ông bộ trưởng đã để lá thư của mình “ngay dưới mũi thiên hạ”: ngay trên chiếc bàn ông ta ngồi ở đó, giữa “một đống lộn xộn những lá thư linh tinh và những giấy tờ khác…” [123, 463].. Hình mẫu thứ tư là

on cánh cam vàng: bắt đầu từ chi tiết kho báu- mật mã- nhà thám tử nghiệp dư c ng người bạn tìm cách giải mã- tìm được kho báu. Và hình mẫu thứ năm là Bí mật của Marie oger: một án mạng có thật đăng trên báo, lúc này Poe đang là biên tập viên văn học của tờ tạp chí “Grew” của bang Philadelphia. Cách khám phá bí mật vụ án nhờ vào những bức thư cuả nạn nhân gửi cho một người bạn và sự thu thập tư liệu về những mối quan hệ của nạn nhân. Ba năm sau, người ta đã tìm được tên sát nhân và đúng như Poe từng miêu tả trong truyện của mình.

Đặc điểm phân biệt truyện trinh thám Edgar Poe với các tác giả khác là tính chất duy lý của câu chuyện thể hiện trong cách thức khám phá tội ác được suy đoán theo logic trừu tượng chứ không phải những chứng cứ dễ dãi hiển nhiên, những lời tố giác, sự vụng về hay lộ liễu quá mức của hung thủ. Và nhân vật thám t đầu tiên cuả thế giới - nhà quý tộc tài ba C.Auguste Dupin của Edgar Poe cũng để lại nhiều


dấu ấn trong nhân vật phóng viên - thám tử Lê Phong. Dấu vết rò nhất là trong nhiều truyện, Thế Lữ còn để cho Lê Phong công khai ca ngợi phương pháp điều tra của Edgar Poe và Sherlock Holmes. (Lê Phong ph ng viên, Những n t chữ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Từ nhà phê bình đầu tiên là Khái Hưng (1934) đến người đọc gần nhất là Vu Gia (2009) đều kh ng định bóng dáng của Poe trong truyện trinh thám của Thế Lữ. Tiếp thu kinh nghiệm đọc của những người đi trước, chúng tôi đi sâu hơn vào những cụ thể hoá của ảnh hưởng tiếp nhận này. Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm nhưng đều gợi liên tưởng mạnh mẽ đến những truyện tiêu biểu nhất làm nên tên tuổi Edgar Poe. Có lẽ bởi sự giống nhau về cốt truyện của kiểu truyện trinh thám- vụ án và nhân vật nhà thám t : Các truyện “ ụ án phố orgue”, “ í mật của arie Roger”, “ i c ng là m t con người” của Edgar Poe có nhiều chi tiết rất gần các truyện “Lê Phong ph ng viên”, “ ai Hương và Lê Phong”, ‘G i thuốc lá” của Thế Lữ qua cách tổ chức sắp xếp các sự kiện. Các truyện trinh thám của Thế Lữ cũng xây dựng cốt truyện theo mô-típ truyện trinh thám - vụ án của Poe nhưng đã có sự pha trộn phong cách cuả một số cây bút phương Tây khác, khá rò nét như kiểu kết thúc của Agatha Christe. Ví dụ như chi tiết Thạc tự tử bằng thuốc độc làm ta nghĩ đến cách kết thúc trong truyện “ ụ ám sát Roger Ackroyd” (The Murder of Roger Ackroyd) và kết thúc nhiều truyện khác của Agatha Christe. Hoặc cách xây dựng cặp đôi nhà thám t tài ba bạn của nhà thám t rất quen thuộc của Edgar Poe, Conan Doyle. Về cốt truyện, tuy xây dựng các chi tiết diễn biến vụ án gần như tr ng khít với truyện của Poe nhưng Thế Lữ đã bổ sung thêm những nguyên nhân gây nên vụ án khá gần gũi với xã hội Việt Nam. Đặc biệt là nhân vật Auguste Dupin, hình mẫu nhà thám tử tài ba được bản địa hoá qua nhân vật Lê Phong - phóng viên- từ sự xuất hiện, cử chỉ hành động, đến cách phá án tài tình. Bên cạnh Lê Phong cũng luôn có nhân vật “bạn của nhà thám t ” làm trợ thủ như Văn Bình hoặc nữ thám tử xinh đẹp Mai Hương. Nhưng tác giả đã chú ý nhấn mạnh tính cách hào hiệp của Lê Phong và những mối tình lãng mạn pha một chút kiểu anh h ng mã thượng của truyện Tàu, vốn là kiểu nhân vật quen thuộc, từng được yêu thích trong xã hội ta, khác với nguyên tắc truyện trinh thám phương Tây và Edgar Poe.


Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 13

“Gói thuốc lá” là truyện tiêu biểu nhất cho sự tổng hợp cả năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe. Cái chết bất ngờ lúc nửa đêm của Đường trong căn phòng đóng kín chỉ có một mình anh ta khi các bạn xem chớp bóng về tiếp tục đi chơi, lời khai của các nhân chứng về giọng nói của một người Thổ trước căn nhà của Đường trong đêm xảy ra án mạng khiến người đọc liên tưởng đến án mạng bí mật trong đêm, chi tiết giọng nói lạ của một người ngoại quốc trong “ ụ án phố orgue” của Edgar Poe. Đối tượng bị tình nghi với nhiều bằng chứng quá hiển nhiên như bức thư cầu cứu của Đường về mối lo sợ bị Nông An Tăng báo th , con dao của người Thổ đâm trên ngực Đường. Và cuối c ng là cái chết của Thạc khi đuổi theo kẻ khả nghi bên cạnh tấm thiếp cũng có tên người Thổ Nông An Tăng là kiểu Poe đã để cho “Charles già” dàn dựng trong i c ng là m t con người để đổ tội cho người cháu của nạn nhân: chàng trai P. với một chuỗi chứng cứ hiển nhiên. Chi tiết Lê Phong tìm hiểu về những bức thư của Đường và các mối quan hệ của anh với Nông An Tăng cũng là cách Poe đã làm trong í mật của arie Roger: thu thập toàn bộ thư từ của cô gái bị giết để lần ra manh mối thủ phạm chính là một thủy thủ có nước da bánh mật, từng là người tình của cô. Còn chuyện giải mã những chữ khó hiểu X.A.E.X.I.G trong tấm danh thiếp có tên một người Thổ là Nông An Tăng mà người chết viết trước khi bị giết, hóa ra là dãy số của một tấm vé độc đắc có lẽ đã mượn ý tưởng trong Con cánh cam vàng của Poe.

Hình mẫu truyện trinh thám Lá thư bị mất cắp của Poe cũng được Thế Lữ sử dụng nhiều lần trong nhiều tác phẩm của mình. Trong ai Hương và Lê Phong của Thế Lữ, cách Lý Tuyết Loan và Trần Thế Đoàn giấu bản di chúc chỉ đường đến một kho vàng bạc châu báu cũng hết sức “Edgar Poe”: ngay trước mặt Lê Phong, lẫn trong “những số báo để ngổn ngang bề bộn trên bàn giấy” [152, 277] và cho biết giấu như thế mới không lo mất. Ở Đòn hẹn, để giấu những giấy má quan trọng không bị lọt vào tay bọn Tam Sơn quỷ quyệt, Lê Phong đã bảo thằng Biên “lấy những tờ giấy trong hộp bỏ vào những phong bì d ng rồi’ và “Không cất đâu hết. Để nó cả trên bàn nhà ngoài”, “nhét nó vào ngăn để thư…hoặc ngăn kéo nhưng không cần khóa”. Lời dặn của Lê Phong với thằng nhỏ giúp việc “Những chỗ hở như thế là chỗ giấu kín


nhất đó. Vì đó là những chỗ chúng nó không thèm để tâm đến nhất.” [152, 552] rò ràng là một phiên bản của hình mẫu truyện trinh thám Lá thư bị đánh cắp Edgar Poe đã viết năm 1844. Sau này trong truyện ngắn Tay đại bợm (1953), không biết thực hay hư cấu, cách giấu vật quý giá kiểu đánh lạc hướng này được lặp lại ở chi tiết nhà văn Hồng Phong áp dụng khi đoàn văn hóa kháng chiến về sống ở Phú Thọ. Để tránh sự dòm ngó của tay đại bợm Cả Hống, thay vì cất tiền và vài thứ nữ trang vào cái vali da đen kín đáo, chắc chắn, có giá trị, vợ của nhà văn đã khôn ngoan giấu trong cái giỏ mây tồi tàn chỉ có ít bộ quần áo đóng kịch.

Hình m u có motif giải mật mã là một tiếp thu đầy sáng tạo của Thế Lữ. Cả bốn truyện Những n t chữ, ai Hương và Lê Phong, G i thuốc lá, àng và máu của Thế Lữ đều sử dụng motif giải mật mã là những hàng chữ, con số bí ẩn của Con cánh cam vàng. Trong kiệt tác này, Poe đã để cho nhân vật William Legrand đọc được những kí tự mật mã trên một miếng da sau khi vô tình hơ trên lửa. Đầu tiên, Legrand thống kê những chữ có tần số xuất hiện nhiều nhất và thấp nhất. Có được bảng thống kê rồi anh đặt giả thuyết “số “8” tương ứng với chữ “e”…dấu chấm phẩy (;) thay cho “t”, “4” thay cho “h”…” [123, 626]. Sau nhiều lần tìm tòi thử nghiệm, Legrand đã tìm được chữ đầu tiên và cứ thế, anh thay chỗ của các con số, dịch các chữ đã biết, thay các mã số chưa biết…cuối c ng có được bản đồ kho báu. Tuy nhiên, cách giải mật mã này khá phức tạp và chỉ áp dụng trong tiếng Anh, không thể đem nguyên si vào truyện viết cho độc giả Việt Nam. Do đó, ở mỗi truyện Thế Lữ đã nghiên cứu tỉ mỉ và đều có những đổi mới sáng tạo độc đáo dựa trên đặc điểm cấu tạo âm tiết của tiếng Việt và cách chơi chữ quen thuộc của người Việt để tránh gây nhàm chán, thu hút được sự tò mò, hồi hộp đón đợi, suy đoán của độc giả mỗi ngày khi chờ mua báo Ngày nay.

Những nét chữ là truyện tiêu biểu cho kiểu giải mật mã trong hình mẫu Con cánh cam vàng. Với biệt tài suy đoán, anh đã phát hiện nguyên nhân cái chết oan ức của cô gái đáng thương qua cách giải mã chìa khóa bài thơ định mệnh Chơi núi cảm tác bằng cách nói lái. Nói lái là kiểu chơi chữ thú vị của người Việt, không kể bình dân hay quý tộc, và có lẽ rất được ưa thích thời bấy giờ. Tiếng Việt có ba cách nói lái thông thường đối với các từ hai âm tiết: (1) đổi âm sau, giữ chữ đầu và


thanh, (2) đổi toàn bộ, (3) đổi dấu thanh. Lê Phong đã ghép các cụm chữ đôi khác thường trong mười dòng lục bát và đọc lái lại theo kiểu riêng: ghép phụ âm đầu tiếng thứ hai với vần tiếng thứ nhất và phát hiện ra cái mật lệnh giả mạo quái ác được ghép thành câu rò rệt là “Đảng khép Tuyết Mai tội bội phản, xử tử, coi chừng đó, sa lưới” khiến cho Tuyết Mai, người từng tham gia hội kín, biết rò chìa khóa mật mã của những từ trong bài thơ ấy, suy sụp và đi đến chỗ tự tử.7 Còn cách giải mật mã trong Gói thuốc lá không phải là sự sao chép nguyên mẫu hay lặp lại cách giải trong

những truyện trước mà đơn giản đến bất ngờ. Hàng chữ kì dị X. A. E. X. I. G viết bằng bút chì sau lưng tấm danh thiếp Đường đang đọc dở trước khi chết, một trong những chi tiết cốt lòi của vụ án, đã được Lê Phong khám phá theo kiểu quy ước thứ tự tương đương giữa bảng chữ và bảng số. Lê Phong đã lý giải: “Những chữ cái ta tưởng là những lời bí mật đ chỉ là những chữ số dịch ra chữ cái: A là 1, là 2, C là 3 v .v” [152, 501]. Phải có một trí óc sắc sảo, nhạy bén mới có thể suy ra cách giải vô c ng đơn giản ai cũng có thể biết mà không ngờ tới. Điều đơn giản ấy lại chính là nguyên nhân gây ra vụ án: Thạc muốn chiếm đoạt cái vé số độc đắc nên đã ra tay giết người bạn thân của mình và khéo léo dàn cảnh để mọi người nghi ngờ Nông An Tăng. Song các chứng cứ quá hiển nhiên đến phi lý: không ai giết người mà để lại danh thiếp bao giờ. Cho nên, hung thủ chỉ đánh lừa được nhà chức trách chứ không qua nổi mắt Lê Phong.

Ngoài ra, Thế Lữ còn tiếp nhận tổng hợp các thể loại sáng tác của Poe qua tác phẩm đặc sắc nhất của ông: àng và máu. Kiểu truyện kho báu bí mật- giải mật mã của Thế Lữ có sự giao thoa kiểu truyện vừa kinh dị vừa trinh thám phiêu lưu và rất nhiều chi tiết khá tr ng khít với kiệt tác Con cánh cam vàng của Edgar Poe. Cái tài của Thế Lữ ở chỗ xây dựng thế nào mà cốt truyện gần gũi với Poe nhất nhưng cũng Việt Nam nhất. Tác giả đã “bản địa hóa” kiểu truyện kinh dị -trinh thám hiện đại dưới ảnh hưởng văn chương duy lý phương Tây và phong cách Edgar Poe bằng cách kết hợp với Bồ T ng Linh cũng như tín ngưỡng dân gian người Việt một cách độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Nhân vật, đề tài, diễn biến của hai tác


7 “Thế Lữ và Năm hình mẫu truyện trinh thám E.Poe”, Tạp chí Khoa học xã hội số 9, 2009, tr.55-68


phẩm khá tr ng khít, nhất là chi tiết khám phá mật mã của hai tác phẩm đều là thấm ướt miếng da và hơ lên lửa. Nhưng khác với Poe, àng và máu ngoài không gian thực còn đi vào khai thác yêu tố huyền bí tượng trưng trong hình ảnh Hang Thần linh thiêng, tạo thêm một không gian tín ngư ng tâm linh với màu sắc thần linh – ma quỷ huyền bí vốn có nền tảng từ văn hóa phương Đông, khiến cho câu chuyện ph hợp với người đọc Việt Nam và mục đích sáng tác thời bấy giờ: phá bỏ óc mê tín bằng cách lý giải khoa học. Về cách giải mật mã, Thế Lữ chỉ vay mượn motif mật mã - giải mã, còn nội dung đã Việt hóa theo kiểu những câu thần chú của các thầy địa lý Tàu: “ iệng c hai răng ba chân bốn tay ày vào trăm chân ày lên ba tay…” làm tăng sự huyền bí nhưng cũng gần gũi với người đọc Việt Nam vốn quen với những chuyện truyền kì Trung Quốc, nhất là đề tài “Tàu để của”. Nhờ motif quen thuộc này và kiểu kết thúc có hậu của truyện cổ tích dân gian: kẻ ác, kẻ xấu, kẻ tham lam bị trừng phạt bằng cái chết; người tốt sẽ lấy được kho báu, tác phẩm của Thế Lữ tuy có bóng dáng Edgar Poe nhưng hoàn toàn Việt Nam và có giá trị hiện thực và lịch sử độc đáo của nó. Điều này đòi hỏi một bản lĩnh của chủ thể tiếp nhận.

Có thể vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học của Hans Robert Jauss vào sự tiếp nhận và tiếp biến độc đáo trong sáng tác của Thế Lữ: giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học chính là ở sự cách tân, ở chất lượng khác biệt của nó qua sự thay đổi (càng khác biệt càng có giá trị thẩm mỹ) giữa tầm đón đợi cũ và tầm đón đợi mới do sự xuất hiện của một tác phẩm mới. Điều quan trọng là tác giả đã dựa vào đặc điểm văn hóa, văn học của dân tộc để Việt Nam hóa Dupin và làm mới cả Edgar Poe. Hoàng Trọng Miên cũng rất say mê Edgar Poe; nhân vật thám tử Kỳ Phát, Tám Huỳnh Kỳ của Phạm Cao Củng cũng thấp thoáng bóng Dupin. Nhưng ở cảm nhận cá nhân, chúng tôi thấy chất duy lý trong truyện trinh thám của E.A.Poe chỉ có Thế Lữ thể hiện được đầy đủ nhất thông qua năm hình mẫu truyện trinh thám đã phân tích. Có lẽ xuất phát từ đối tượng người đọc của Tự Lực Văn đoàn, tuy nói là tầng lớp bình dân nhưng chủ yếu vẫn hướng về lớp thanh niên trí thức, những người có trình độ văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ nhất định trong xã hội Việt Nam những năm 1932- 1945.


2.1.2.5. Truyện phóng tác của Hoàng Trọng Miên và Edgar Poe

Hoàng Trọng Miên (1918-1981) là nhà văn, nhà báo từng gắn bó với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên của Trường thơ Loạn trong những năm c ng thuê nhà làm báo ở đường Espagne, Sài Gòn. Việc Hoàng Trọng Miên (H.T.Miên) ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật cuả nhóm thơ này cũng là điều dễ hiểu. Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên yêu Baudelaire, E.A.Poe và chịu ảnh hưởng sâu đậm của họ bao nhiêu, Hoàng Trọng Miên cũng không kém. Song mỗi người yêu Poe một cách khác nhau. Nếu ai đã từng đọc tập truyện Trăng xanh huyền hoặc của Hoàng Trọng Miên h n có thể phân định tình cảm của H.T.Miên đối với nhà thơ Mỹ này. Trong các bài viết, công trình nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận E.A.Poe trước đây chưa có bài viết nào nhắc đến Hoàng Trọng Miên và tập truyện ngắn này của ông, chỉ có một bài báo ngắn trên Bách Khoa năm 1969 là có giới thiệu vài dòng tiểu sử Hoàng Trọng Miên, trong đó có ghi năm xuất bản, nhà xuất bản tập truyện này.

Theo tư liệu hiện có, Trăng xanh huyền hoặc là một tập truyện ngắn gồm 8 truyện ngắn kinh dị ma quái do nhà xuất bản Đông Phương xuất bản năm 1941. Toàn bộ truyện đến nay đã được đưa rộng rãi trên mạng Internet và nằm ở thể loại “truyện ma”, “truyện kinh dị”. Tám truyện trong tuyển tập này đều mang một phong cách huyễn tưởng, ma quái và cũng đầy những hình ảnh đầu lâu, chôn sống, nghĩa địa r ng rợn ch ng kém gì những truyện kinh dị của Poe. Căn cứ vào nội dung cốt truyện và thủ pháp nghệ thuật huyền ảo, ngoài ba truyện Trăng xanh huyền hoặc, Người đẹp Đông phương Đàn bồ câu trắng ảnh hưởng đậm nét kiểu truyện Liêu trai chí dị, năm truyện còn lại cho thấy rất rò hai mức độ ảnh hưởng phong cách Edgar Poe trong sáng tác của Hoàng Trọng Miên.

Mức độ thứ nhất là chỉ vay mượn một vài chi tiết quen thuộc trong một số truyện tiêu biểu của Poe. Pho tượng sống có nhân vật Thơ xinh đẹp, đáng yêu nhưng lại mắc bệnh đau tim đã lâu, thỉnh thoảng gặp chuyện gì xúc động hay ngất đi không duyên cớ nữa. Đây cũng là mẫu nhân vật nữ quen thuộc trong Morella, Ligeia, hay tiểu thư Madeline của Poe. Truyện Những tiếng chuông của Hoàng Trọng Miên thì mượn nguyên si nhan đề một bài thơ nổi tiếng c ng tên của Poe: The Bells. Tuy cốt truyện không hoàn toàn như nội dung bài thơ nhưng đoạn miêu tả tiếng chuông gào

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022