Todorov với Dẫn luận về văn chương kì ảo, Edgar Poe Khát khao sáng tạo và huỷ diệt của Jacques Cabau và 1 bài báo. Mỹ có hai bài báo và hai công trình: Phác thảo văn học ỹ của lãnh sự quán Hoa Kì và công trình Thi pháp học và ngôn ngữ học của Jakobson. Jorges Louis Borges của Argentina cũng có hai tiểu luận đặc sắc nghiên cứu về ảnh hưởng của thơ và truyện của Poe với văn học thế giới, góp cho người đọc Việt những chuẩn cứ cần thiết để tiếp cận E.Poe. Những công trình lý luận văn học có giá trị của các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam, những nhà giáo tận tuỵ và đam mê với Văn học Anh - Mỹ chuyển sang tiếng Việt. E. A.Poe nhờ vậy đến với người đọc Việt Nam ở nhiều hướng tiếp cận mới mẻ, gợi mở và tác động đến những bài viết trên các Tạp chí, các đề tài nghiên cứu về Poe. Thiên tài kì lạ này không chỉ hiện lên dưới mắt người đọc là một nhà thơ u sầu hay nói về cái chết, cũng không chỉ đơn thuần là một nhà viết truyện trinh thám và kinh dị, và chắc chắn không còn bị coi là một nhà thơ điên, truỵ lạc, suy đồi…Ông là chủ soái của quan niệm nghệ thuật thuần tuý, một nhà cách tân nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca, nhà văn kết cấu truyện đa tài, định hình nhiều thể loại văn xuôi của văn học thế giới: truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện khoa học phiêu lưu viễn tưởng, và cũng là một nhà phê bình sắc sảo đã đề ra lý thuyết về truyện ngắn đặc sắc và cũng là một thế giới của giấc mơ không sao hiểu hết được.
1.4. NHẬN ĐỊNH CHUNG
1.4.1. Edgar Allan Poe là tác giả Mỹ đầu tiên được tiếp nhận khá sớm và khá nhiều mặt ở Việt Nam qua sự phát hiện của giới nghiên cứu phê bình. Diễn trình tiếp nhận tái tạo E. Poe ở Việt Nam gắn liền với đặc điểm của lịch sử và có nhiều khoảng cách qua ba giai đoạn rò rệt. Hai giai đoạn trước 1945 và từ 1945-1975, Poe chưa được tiếp nhận rộng rãi d được đánh giá cao cả về thơ lẫn truyện. Tiếp nhận E. Poe chỉ thật sự khởi sắc ở giai đoạn sau 1975. Nổi bật là từ 1987 đến nay, chỉ hơn 20 năm, 57 công trình nghiên cứu, phê bình có chất lượng về Edgar Poe thực sự làm nên một hiện tượng tiếp nhận văn học Mỹ đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam thời hội nhập.
1.4.2. Đội ngũ nghiên cứu phê bình tiếp nhận Poe suốt hành trình 2/3 thế kỉ nay về cơ bản vẫn là một “thiểu số chọn lọc” khá nghiêm ngặt. Chủ yếu là đội ngũ trí
thức tài hoa Tây học xuất thân Hán học những năm trước 1945 ở miền Bắc, đến những nhà giáo, nhà nghiên cứu có học vấn uyên bác ở miền Nam trước 1975. Từ sau 1975 đến nay, đội ngũ tiếp nhận mở rộng hơn về số lượng, chủ yếu vẫn là đội ngũ “đặc tuyển” trên, song chất lượng tiếp nhận đã được nâng lên rò rệt.
1.4.3. Nội dung tiếp nhận của các thế hệ nghiên cứu phê bình E.Poe cũng có những khoảng cách. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn Poe được phát hiện và có giá trị định hướng rò rệt nhất trong nghiên cứu lý luận phê bình. Các học giả miền Bắc tìm kiếm ở tác phẩm của E.Poe chủ đề, đề tài, quan niệm nghệ thuật về sáng tác thơ ca và những hình mẫu hình thành thể loại truyện trinh thám Việt. Giới nghiên cứu phê bình miền Nam thì khai thác kĩ thuật sáng tác trong cả thơ, truyện ngắn và tiểu luận phê bình. Giai đoạn ba, E.A.Poe đã được “tiếp nhận lại”, nhiều giá trị mới trong sáng tác của Poe được giới nghiên cứu phê bình lấp đầy với những nội dung mới mẻ hơn. Chất lượng tiếp nhận cũng được soi sáng qua một tầm nhìn mới, quan niệm kì lạ về cái Đẹp, hay “nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ” của Poe không còn bị phản bác nữa mà đã được người đọc Việt Nam và cả thế giới kh ng định.
1.4.4. Hoạt động đọc Edgar Poe trong ba thế hệ nghiên cứu phê bình cũng không phải hoàn toàn đồng nhất. Có sự tiếp nhận cảm thông đồng điệu, ca ngợi ở giai đoạn đầu tiên. Có tiếp nhận phê phán về mặt đạo đức do nặng hướng phê bình tiểu sử ở giai đoạn hai và cả hiện tượng đọc sai ở đầu giai đoạn ba, do những tác động của lịch sử xã hội. Tuy nhiên, Poe đã được “đọc lại “và “phát hiện lại” ở những góc độ mới. Đến nay, xu hướng chủ đạo trong tiếp nhận Poe ở Việt Nam là kh ng định, đề cao và phạm vi nghiên cứu ngày càng đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu bởi đã có sự thay đổi tầm đón đợi từ sự “tiếp nhận lại” những năm đầu thế kỉ XXI.
Những thành tựu của việc nghiên cứu phê bình hai phần ba thế kỉ qua đã có tác dụng động viên, gợi mở và định hướng quan trọng trong việc tiếp nhận sáng tạo ngòi bút Edgar Allan Poe trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Phê bình ấn tượng, phê bình tiểu sử, thi pháp học cấu trúc, nghiên cứu tâm lý, phân tâm học, mỹ học tiếp nhận… đều được vận dụng có hiệu quả trong nghiên cứu tiếp nhận E.A.Poe ở Việt Nam, mở ra nhiều hướng cho những ai muốn tìm đến với Poe và những tác phẩm chứa đầy bí ẩn của ông.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 9
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 10
- Văn Xuôi Pháp Ngữ Nguyễn Ái Quốc Và Edgar Allan Poe
- Truyện Phóng Tác Của Hoàng Trọng Miên Và Edgar Poe
- Phạm Ao Ủng Và E.a. Poe - Conan Doyle - Maurice Leblance
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 2
TIẾP NHẬN EDGAR ALLAN POE TRONG SÁNG TÁC
Hiện tượng Edgar Allan Poe được chọn lựa ở hai đầu thế kỉ XX, XXI, hai thời kì văn học Việt Nam đứng trước nhu cầu đổi mới để tồn tại và phát triển qua nghiên cứu phê bình, dịch thuật đã trình bày ở chương một là điều khá rò. Ở lĩnh vực sáng tác, tuy có những dấu vết cụ thể, song tìm kiếm những tác động ảnh hưởng đã l i trong quá khứ không phải trường hợp nào cũng có thể minh chứng rò ràng do những sáng tác của gần hai phần ba thế kỉ đầy biến động này vô c ng phong phú, đa dạng, khó thể bao quát đầy đủ hết. Với cố gắng tránh sự vò đoán, áp đặt, luận án sẽ tập trung tìm hiểu một số tác giả tiêu biểu có nhiều dấu hiệu gần gũi Edgar Poe hoặc do tác giả trực tiếp phát biểu, hoặc được các nhà nghiên cứu phê bình phát hiện, nhận định ở chương một. Cấu trúc của chương này sẽ đi theo trục thời gian của ba giai đoạn tiếp nhận đã nêu, kết hợp phương pháp so sánh đối chiếu giữa tác giả, tác phẩm và phân tích để thấy được mức độ tiếp nhận trong từng trường hợp cụ thể. Bởi “sự tiếp nhận có tính chất cá nhân đối với tác phẩm văn học (TPVH) là hình thái tiếp nhận cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với sáng tác.” [239, 100].
2.1. GIAI ĐOẠN MỘT: TỪ ĐẦU THẾ KỈ ĐẾN 1945
2.1.1. Đặc điểm quá trình tiếp nhận Edgar Allan Poe trong sáng tác
2.1.1.1. Nhu c u hiện đại hoá văn học Việt nam những năm đ u thế kỉ XX
Xã hội Việt Nam qua hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã chuyển sang mô hình nửa thực dân phong kiến. Nhiều đô thị phát triển như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng theo nhịp thông thương kinh tế đã mở ra sự
phát triển ồ ạt của báo chí, hoạt động in ấn, văn chương học thuật. Đời sống đô thị phát triển, người ta “học được của nước Pháp kể cũng nhiều điều lắm rồi. Người Hà Nội ta ăn mặc đã sành sỏi lắm, cách ăn chơi xa hoa cũng ch ng kém gì người, ngày đêm đàn tịch nhẩy múa cũng có thể thấy mình đã hệt người Tây lắm lắm’ [75, 5], và nói như Hoài Thanh “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét giận hờn nhất nhất như ngày trước…Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy” [249, 17]. Sự tác động mạnh mẽ của những yếu tố bên ngoài cộng với nhu cầu nội tại của văn học Việt Nam đã tạo nên diện mạo văn chương của một thời đại. Xã hội thay đổi, cuộc sống thay đổi, tư duy thẩm mỹ cũng thay đổi, nhu cầu giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc của đạo đức lễ giáo phong kiến đã tạo nên những bứt phá mãnh liệt trong văn thơ nhằm kh ng định cái tôi cá nhân là yếu tố nội sinh quan trọng tạo nên diện mạo văn học giai đoạn này.
Đây cũng là thời kì hình thành văn học chữ quốc ngữ, và “chuyển đổi mô hình âm thầm mà quyết liệt từ trung đại sang hiện đại” [134, 9]. Chỉ trong ba mươi năm, quá trình hiện đại hoá đã diễn ra hết sức khẩn trương trên mọi thể loại. Giai đoạn này, Việt Nam đã bước qua thời kì bắt chước, sưu tầm, dịch thuật, mô phỏng phương Tây của thế kỉ trước, bước vào thời kì định hình, kh ng định văn học dân tộc. Một thế hệ nhà văn chuyên nghiệp đầy tài năng và tâm huyết đã ra đời mà văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp, với những đại biểu xuất sắc đã được tiếp nhận và tiếp biến, đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá cấp bách của văn học Việt Nam.
2.1.1.2. Về đội ngũ sáng tác - chủ thể tiếp nhận
Nhiều thế kỉ văn học trung đại trước đây, văn chương chỉ là thú tiêu khiển trong phạm vi hẹp giữa những tâm hồn đồng điệu, là phương tiện để các bậc hiền nhân quân tử, trí thức phong kiến ngâm vịnh “khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, nhằm thể hiện cái Tâm, cái Chí, cái Tình của mình, hay với mục đích “tải đạo” giáo huấn đời sau. Bước sang thế kỉ XX, công việc viết văn đã trở thành một nghề, để sống, và để phổ biến rộng rãi cho đông đảo quần chúng nhân dân. Nhu cầu thẩm mỹ của thời đại mới cần những cái mới, cái lạ, cái riêng của mỗi nhà văn. Do vậy, việc
sáng tác đòi hỏi sự mới mẻ và sáng tạo không ngừng của nhà văn, nhà thơ để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của công chúng đồng thời cũng là một nhu cầu bức thiết để tự kh ng định mình. Giao lưu văn hoá cũng mở rộng, không còn những ràng buộc như trước đây. Vốn truyền thống Hán học cộng với tri thức Tây học đã giúp cho các nhà văn nhà thơ này không bị đứt gãy với truyền thống dân tộc, tạo nên những phong cách riêng. Những yếu tố phương Tây đã hoà quyện vào truyền thống phương Đông và nhu cầu đổi mới để kh ng định cá nhân, kh ng định dân tộc trong sáng tác của các tác giả giai đoạn này. Đội ngũ này có điều kiện thuận lợi riêng của họ là “đã làm quen với các hình thức và thể loại mới, nắm được kĩ thuật viết văn mới” qua việc học có chất lượng cao trong nhà trường Pháp. Nhờ vậy, người học có thể “tự phân tích lấy các hình thức thể loại, tự chọn tác giả, tác phẩm mà mình tâm đắc, tự bồi dưỡng quan điểm thẩm mỹ”. Người có khiếu văn chương đã gặp mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cảm hứng và khi trở thành nhà văn họ “phóng tác rồi sáng tác bằng cảm hứng của con người thời đại mới, bằng chất liệu của cuộc sống diễn ra chung quanh.” [184, 156].
Điểm đáng chú ý nữa là đội ngũ sáng tác giai đoạn này là những người rất trẻ, nhiều hoài bão, khát vọng thành thực. Thành thực biểu lộ cái Tôi, thành thực cả trong nỗi chán chường, nỗi buồn đau thân phận nhược tiểu… Tuổi của họ hầu hết chỉ ở độ trên dưới đôi mươi. Cái hay là trong hoàn cảnh đất nước bị lệ thuộc, dân tộc bị nô lệ, cá nhân không có tự do nhưng với bản lĩnh trí tuệ họ đã bật lên được tiếng nói tự do của cái tôi khao khát tự kh ng định mình. Đó cũng không hoàn toàn là cái Tôi ích kỉ nhỏ bé. Về tâm thế tiếp nhận, là người trong cuộc, Huy Cận cho rằng trong bối cảnh tinh thần dân tộc được hâm nóng, mỗi người đều gắn bó máu thịt với dân tộc, nó làm thức dậy tinh thần văn hóa dân tộc, thúc đẩy ý thức về nền quốc học Việt Nam. Có thể nói, “cái tôi” trong văn học lãng mạn không chỉ là một cá nhân đơn lẻ, mà còn là Cái tôi - Việt Nam; Cá nhân - Dân tộc. Cách nghĩ này khác với những quan điểm máy móc phê phán nặng nề cái tôi tiểu tư sản trong Thơ Mới trước đây khi đánh đồng nó với những xu hướng suy đồi, phản động, đầy nọc độc cuả chủ nghĩa thực dân, tư sản. Song, điều này không phải được nhận thức dễ dàng mà phải qua hàng thế
kỉ đấu tranh trăn trở, chiêm nghiệm trong thực tiễn cuộc sống và sáng tác của nhiều thế hệ.
2.1.1.3. Đặc điểm và mục đích tiếp nhận văn học phương Tây
C ng với sự xâm lược của người Pháp, nhiều trào lưu triết học tư sản, văn học Pháp và các nước phương Tây đã a tràn vào đời sống văn hoá văn học Việt Nam. Văn học Trung Quốc tuy không còn là ưu tiên hàng đầu nhưng đã có gốc rễ ngàn năm gắn bó máu thịt từ cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt vẫn lắng sâu trong tâm hồn Việt. Do vậy, đặc điểm đ u tiên trong tiếp nhận ảnh hưởng phương Tây của các thế hệ nhà văn giai đoạn đầu vừa là sự kế thừa truyền thống Hán, vừa chọn lựa không phải một luồng tư tưởng, một quan điểm thẩm mỹ, một phong cách sáng tác mà tổng hợp nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau c ng một lúc. Thơ Hàn Mặc Tử có cả thánh kinh Thiên Chúa, lẫn cái tư duy thoát tục của Lão Trang hay từ bi của Phật Giáo; vừa kết hợp thơ Đường với thơ tượng trưng của Baudelaire và Edgar Poe và bước sang cả địa hạt siêu thực. Thạch Lam vừa chịu ảnh hưởng cả văn học Pháp lẫn Nga... Hiện tượng tiếp nhận đa chiều, đa diện c ng một lúc nhiều tác giả nước ngoài, kết hợp truyền thống phương Đông với cái mới lạ của phương Tây trên cơ sở nhu cầu, thẩm mỹ văn hoá Việt Nam trong các nhà văn Việt Nam giai đoạn này là một quy luật khá phổ biến. Song tiếp nhận ai, tiếp nhận cái gì, bản địa hoá nó ra sao cho ph hợp với bản sắc văn hoá, nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc lại phụ thuộc vào sự chọn lựa cá nhân của mỗi nhà văn.
Đặc điểm tiếp nhận thứ hai có tính truyền thống là trong tâm thức mỗi nhà văn, nhà thơ Việt Nam luôn mang nỗi ám ảnh làm sao tiếp nhận được cái hay của người mà vẫn không mất bản sắc, vẫn bồi bổ, phát huy được tiếng Việt và thể hiện lòng yêu nước. Ngay từ xuất phát điểm của nó, quan niệm phổ biến là “Ta phải học cái tư tưởng của người Pháp để mà bồi bổ thêm vào cái tư tưởng của người mình”, và chỉ bắt chước “cái cách các ý tứ dàng* buộc nhau.” [75, 20] “Tiếp nhận đổi mới để tiến bộ” [258, 8]. Đây là quy luật tiếp nhận chung của dân tộc ta. Có lẽ bởi hiện thực “Số phận lịch sử đã lần lượt hoặc c ng một lúc đưa đất nước nhỏ bé này đến mối quan hệ với nhiều cường quốc: Trung Hoa, Pháp, Liên Xô trước đây – Nga hiện nay và Mỹ” [362], mối quan hệ xâm lược - bị xâm lược luôn đè nặng
trong tâm thế tiếp nhận của một dân tộc đã nhiều lần bị đô hộ như dân tộc ta. Vì vậy, thái độ lựa chọn của người Việt Nam trong việc tiếp thu văn hóa nước ngoài trải qua bao thế kỷ, luôn song hành giữa tiếp nhận cái mới (bị động lẫn chủ động) và đào thải những gì lai căng, không ph hợp với truyền thống văn hoá Việt, không bao giờ chịu nhận một yếu tố ngoại lai nào mà không tìm cách bản địa nó, Việt hoá nó, in dấu ấn riêng của mình vào nó. Tiếp nhận văn học Mỹ và Edgar Poe cũng nằm trong tâm thế có tính truyền thống ấy của dân tộc.
2.1.2. Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong văn xuôi
2.1.2.1. Những khởi động đ u tiên: Văn xuôi Nam bộ đ u thế kỉ XX
Hầu như các công trình nghiên cứu về văn xuôi quốc ngữ Nam kỳ đều thống nhất quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam bắt đầu hành trình từ Sài Gòn ra Hà Nội. Có lẽ bởi Lục tỉnh Nam Kỳ mất vào tay người Pháp trước Bắc và Trung Kỳ gần 50 năm. Cũng ở mảnh đất này, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Bửu Đình… sớm xuất hiện với những sáng tác văn xuôi quốc ngữ phôi thai đầu tiên chịu ảnh hưởng văn học phương Tây. Thư mục Tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết Nam (1887-1932) của Nguyễn Kim Anh và Hà Thanh Vân tìm được 553 mục. Đội ngũ sáng tác đầu tiên ở Nam bộ này vốn là tầng lớp thông ngôn xuất thân là các trí thức Công giáo (hầu hết đều là những người đã được đào luyện trong nhà trường Pháp Việt, hoặc trực tiếp tại “chính quốc”; vừa thông thạo tiếng Pháp vừa am hiểu tiếng La tinh). Xuất phát điểm thuận lợi ấy khiến có giả thiết cho là bộ phận này đã tiếp nhận truyện trinh thám phương Tây và E.A.Poe, hình thành những truyện trinh thám hiện đại đầu tiên cho văn học Việt.
Tuy nhiên, khảo sát các áng văn xuôi quốc ngữ tiêu biểu như Truyện Thầy La aro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887), U tình lục, ậy mới phải của Hồ Biểu Chánh (1913), Kim thời dị sử của Biến Ngũ Nhy (1917), ảnh trăng thu, Giấc m ng của Bửu Đình, Nghĩa hiệp kì duyên của Nguyễn Chánh Sắt (1920), Hà Hương phong nguyệt, Oán hồng quần Ph ng Kim Huê ngoại sử của Lê Hoằng Mưu (1920), Châu về hiệp phố của Phú Đức (1926)… là những tác phẩm được độc giả Nam kỳ
thời ấy rất yêu thích, “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm” [258, 208], chúng tôi hầu như không tìm thấy dấu vết đặc th của Edgar Poe. Các truyện này thường mượn hình thức của truyện vò hiệp Tàu để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu giải trí của độc giả bình dân, gợi lại tầm đón đợi quen thuộc cũ, nhưng nội dung là những câu chuyện tâm lý ái tình gần gũi với đời sống thực của tầng lớp trí thức trong buổi giao thời đầy biến động của xã hội Nam kỳ thuộc địa.
Có một trường hợp duy nhất được cho là có bóng dáng Edgar Poe. Đó là loạt truyện mang yếu tố trinh thám Kim thời dị sử của Biến Ngũ Nhy. Từ khoảng 1915, nhà văn này đã giữ mục “Mật thám truyện” trên Công luận báo, chuyên dịch các tác phẩm trinh thám nước ngoài ra tiếng Việt như Chuyện ác lai ác báo, in đến kì 51, ra ngày 19.4.1917. B i Đức Tịnh đã nhận định về tác phẩm được coi là truyện trinh thám Việt hiện đại đầu tiên này: “Nhan đề Dị sử khiến nghĩ đến bản dịch tiếng Pháp những Histoires Extraordinaires (Những câu chuyện kì dị) gồm nhiều chuyện phiêu lưu của nhà văn Mỹ Edgar Poe” [258, 236]. Tiếp xúc với tác phẩm, chúng tôi thấy “chuyện lạ” của Biến Ngũ Nhy so với Edgar Poe hoàn toàn khác biệt. Ở Poe là cái r ng rợn, khủng khiếp, huyễn ảo, khó thể tưởng tượng được, còn “chuyện lạ” của Biến Ngũ Nhy là chuyện một tên trộm đặc biệt, theo kiểu nhân vật “tên trộm hào hiệp” có tài xuất quỷ nhập thần nổi tiếng Asrène Lupin của nhà văn Pháp Maurice Leblance. Tên trộm này có “tài lạ” mở tủ sắt nhanh như chớp trước mặt khổ chủ là Bi Đen, thoát thân nhiều lần trước mặt các Ông cò và lính tráng nhờ nhanh trí. Nhưng “lạ” là tiền cướp được Ba Lâu đều d ng để giúp những kẻ “mồ côi nghèo nàn kẻo tội nghiệp”, hay giúp những người hoạn nạn, thất chí c ng đường…
Có lẽ do đặc điểm môi trường địa lý, sinh sống nơi v ng đất mới khai phá, tự do tự tại với thiên nhiên, người dân Nam Kì tâm hồn phóng khoáng, tính tình đơn giản, chuộng sự kh ng khái, không thích đi sâu vào các diễn biến tâm lý rắc rối, phiền hà như những truyện phức tạp của E.Poe. Cá tính bộc trực, th ng thắn, trọng nghĩa khinh tài, ghét kẻ gian tà kiểu Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực… của người dân Nam kỳ Lục tỉnh dường như được tiếp nối qua nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết được giới nghiên cứu phê bình xếp vào loại tiểu thuyết trinh thám buổi đầu này.