Văn Xuôi Pháp Ngữ Nguyễn Ái Quốc Và Edgar Allan Poe


2.1.2.2. Văn xuôi Pháp ngữ Nguyễn Ái Quốc và Edgar Allan Poe

Tuy không sáng tác bằng tiếng Việt và cũng không chỉ viết cho đối tượng người Việt nhưng những sáng tác văn xuôi Pháp ngữ giai đoạn 1922-1925 của Nguyễn Ái Quốc có những yếu tố đã tiếp thu tinh hoa của văn học phương Tây như Anh, Pháp, Nga, Mỹ..., có một giá trị tổng hợp Đông Tây độc đáo, góp phần mở đầu tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam buổi giao thời.

Như đã xác định ở đầu chương, luận án chủ yếu tìm hiểu những tác giả, tác phẩm có dấu hiệu ảnh hưởng tiếp nhận E.A.Poe nên cũng tìm hiểu trường hợp đặc biệt này bởi cũng là một cách tiếp nhận Poe khác biệt: bằng tiếng Pháp, trên đất Pháp. Nguyễn Ái Quốc và văn học Mỹ thực tế đã có những duyên nợ bắt đầu từ những năm 1911-1913 trên đất Mỹ mà nhiều tư liệu đến nay chưa đề cập đến. Tháng 2-2007, khi trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân, Phan Cự Đệ đã nêu một phát hiện khá bất ngờ và lý thú: “Lời than vãn của bà Trưng Trắc của Nguyễn Ái Quốc có thể tìm thấy ảnh hưởng của Hamlet của Shakespeare và của Edgar Poe.” Ông còn nhấn mạnh “Bác Hồ hồi ở Pháp đã giao du với nhiều nhà văn Cộng sản và tiến bộ Pháp nhưng cũng không xa lạ gì đối với tác phẩm của Edgar Poe” [370].

Xét góc độ văn bản, có thể thấy những dấu hiệu tương đồng ở bối cảnh và kết cấu truyện. Khảo sát mười tác phẩm truyện ký tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc viết trong hai năm 1922-1924, có thể thấy rất rò Lời than vãn của bà Trưng Trắc (Les Lamentations de Trung Trac) là một tác phẩm có kết cấu khác h n chín tác phẩm còn lại: không viết theo lối kể chuyện, viết thư, hoặc ghi chép người thật việc thật theo sự kiện cụ thể. Tác phẩm ngắn, chỉ hơn bốn trang giấy này, xuất hiện trên báo Nhân đạo ngày 24-6-1922, ngay khi Khải Định đặt chân đến Paris, lại được xây dựng bằng kết cấu huyền ảo - một kiểu kết cấu hiện đại phương Tây: cơn ác mộng của Khải Định bị bóng ma Bà Trưng Trắc hiện về giận dữ quở mắng vì đớn hèn quên đi tổ tông nguồn cội, bán rẻ đất nước, làm ngơ trước nỗi khổ nhục của đồng bào. Đặc biệt là đoạn mở đầu truyện chiếm 34/131 dòng của toàn tác phẩm hoàn toàn khác biệt với thời gian là đêm tối, không gian là nghĩa địa căn phòng kh p kín, âm u, bệnh hoạn, đầy ma quái chết chóc; nhân vật là b ng ma và những hình ảnh đầy mộng mị ma quái, từ ngữ miêu tả đậm đặc cảm giác u ám, thê lương, kinh rợn…


Xét về thể loại, kiểu sáng tác pha lẫn mộng và thực này vốn có sự kế thừa từ những truyện cổ dân gian, truyện truyền kì của văn học Việt Nam và Trung Quốc từ nhiều thế kỉ trước. Nhưng ở đây không chỉ đơn thuần là giấc mộng mà nội dung của nó được tưởng tượng phong phú hơn nhiều. Nguyễn Văn Dân gọi đó là cái “huyễn tưởng minh mẫn” như với Edgar Poe: “Mộng tưởng là phương tiện đắc lực giúp Poe tiến hành sự phân tích tâm lý” [38, 190]. Nguyễn Ái Quốc thì mượn giấc mơ làm bối cảnh câu chuyện để Bà Trưng Trắc đại diện cho hồn nước quất những roi cảnh tỉnh tác động vào tâm lý “đấng thiên tử” bạc nhược không tròn bổn phận đáng nguyền rủa này. Kế thừa những truyện kì ảo dân gian truyền thống, kết hợp cái kì ảo- kinh dị trong sáng tác của phương Tây và E.Poe, phải chăng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đúng là “cha đẻ của văn học viễn tưởng” hiện đại Việt Nam như giới văn chương đang tranh luận?

Xét về điều kiện tiếp nhận, chưa có cứ liệu chính xác Nguyễn Ái Quốc đã đọc Edgar Poe khi nào, ở đâu, đọc những tác phẩm nào, nhưng cũng cần biết thêm người thanh niên cách mạng ham học hỏi, khám phá này đã từng tiếp xúc với môi trường văn học Mỹ ở nhà hàng Omni Parker House tại cảng Boston nước Mỹ hai năm đầu của hành trình cứu nước 1911-1913, nơi có Câu lạc b ngày thứ bảy (Saturday Club) do R. Emerson, người khai sinh thuyết Siêu nghiệm luận (Transcendentalism), khởi xướng. Nguyễn Ái Quốc cũng từng nghiên cứu sâu sắc và tâm đắc với cuộc cách mạng Mỹ, là người Việt Nam đầu tiên dịch Tuyên ngôn đ c lập (Declaration of Independence) của nước Mỹ (1925), từng viết về nạn phân biệt chủng tộc dã man ở Mỹ trong Hành hình kiểu Lynch, từng đọc Harriet Beecher Stowe, tác giả cuốn Cái lều của chú Tôm (Uncle Tom's Cabin)… Anh Nguyễn cũng từng đọc Conan Doyle, từng say mê thích thú với nghệ thuật tài tình cuả thám tử lừng danh Sherlock Holmes và từng mượn Holmes để châm biếm Toàn quyền Anbert Sarraut theo dòi ráo riết những người yêu nước trong Lá thư ng gửi ông Anbe Xarô,

trưởng thu c địa [259, 130]. Mà S. Holmes lại chính là bản sao của nhân vật thám tử đầu tiên trong văn học thế giới: August Dupin- đứa con tinh thần của Edgar Poe. Điều này cho thấy, Nguyễn Ái Quốc đã dành không ít thời gian cho việc tiếp cận và nắm vững hệ thống triết học, văn hóa, văn học Anh - Pháp - Mỹ cũng như


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

những thành tựu của văn học thế giới, nhất là có một mối quan tâm nhất định đến thể loại truyện trinh thám Anh Mỹ (rất thịnh hành ở Pháp lúc bấy giờ). Gần đây, Ngô Tự Lập cho rằng truyện ngắn Giấc ngủ mười năm của Hồ Chủ Tịch ít nhiều “lấy cảm hứng từ Rip Van Winkle (Xin lưu ý rằng tên tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt đ ng của Hồ Chủ Tịch phảng phất tên tác phẩm The Life of George Washington) của Washington Irving”. Tác giả lý giải: “Là một người am tường văn hóa Mỹ và từng sống ở Mỹ, h n Hồ Chí Minh có đọc Washington Irving.” [360].

Xét thêm về môi trường địa lý của văn học, Nguyễn Ái Quốc viết Lời than vãn của à Trưng Trắc ở Pháp, nơi mà Edgar Poe đã nổi tiếng, và có một sức hút rất lớn, chúng tôi cho rằng Nguyễn Ái Quốc chắc đã nghĩ đến những người đọc của mình. Chính vì vậy, với cảm quan nhạy bén, Nguyễn Ái Quốc đã mượn kĩ thuật sáng tác như hình ảnh b ng ma, giấc mơ và kết cấu không gian, thời gian đêm tối âm u vốn là những yếu tố thường gặp trong sáng tác của Poe để gợi lại tầm thẩm mỹ quen thuộc của độc giả Pháp. Để rồi sau đó, xóa đi những quan niệm cũ, xây dựng tầm đón đợi mới, nhằm đạt đến những tác động thi ca mới mà Jauss xem là trường hợp lý tưởng hóa về sự có thể khách quan hóa hệ quy chiếu lịch sử văn học. Theo tác giả Huỳnh Vân, những tác phẩm này thường có một điểm chung là khi mở đầu chúng mô phỏng các quy ước về thể loại, phong cách và hình thức của các tác phẩm trước đó để gợi lại tầm đón đợi quen thuộc của người đọc rồi sau đó từng bước xóa bỏ nó. Từ giấc mơ của Khải Định, cả một lịch sử oai h ng của dân tộc được tái hiện và qua đó, phơi bày bộ mặt nhu nhược của bọn vua quan phong kiến bán nước làm cho tác phẩm có một giá trị phê phán độc đáo, khác và vượt h n lên những giới hạn mà những tác phẩm hiện thực khác hay gặp phải. Một sự gặp gỡ kì lạ trong kĩ thuật viết, trong cách xây dựng bối cảnh truyện mà trong hoàn cảnh đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần làm mới thể loại truyện kí của văn học dân tộc, đặt nền móng cho thể loại văn học viễn tưởng kì ảo Việt Nam. Phan Cự Đệ cho rằng những phương thức tiếp cận, những thủ pháp nghệ thuật trong các truyện ngắn Pháp ngữ này có thể đi từ “di sản quá khứ của dân tộc (các hình thức văn học dân gian, truyền kỳ, ước lệ) và nhân loại (hài kịch A-ri-xtô-phan, bi kịch Sếch-xpia), thậm chí từ các trường phái

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 12


khác (văn học kinh dị của Ét-ga Pô). Nhưng tất cả đều đã được nhào nặn lại để thích hợp với hệ thống thẩm mỹ mới, với thế giới quan mác-xít” [348].

Tiếc rằng Phan Cự Đệ chưa kịp làm sáng tỏ những phát hiện mới mẻ, thú vị này theo cách đọc của ông mà chắc chắn là sẽ có nhiều cơ sở lý giải vững chắc để có thể kh ng định Poe đã có một “siêu độc giả Việt Nam đầu tiên của mình trên đất Pháp từ những năm 1920. Điều này sẽ có ý nghĩa lớn lao trong mối quan hệ giao lưu văn hoá, văn học Việt - Mỹ, vốn chưa có cơ may thiết lập trước đó.

2.1.2.3. Khái Hưng (1896-1947) và Edgar Poe

Là một trí thức Tây học, từng học ở trường Albert Sarraut, đỗ tú tài một và dạy học ở trường tư Thăng Long, thành viên trụ cột thứ hai sáng lập nên Tự lực Văn đoàn, Khái Hưng cũng đã tiếp cận tác phẩm Edgar Poe từ rất sớm. Ông đã hâm mộ óc khoa học, tính duy lý trong tác phẩm Edgar Poe nên đã khuyến khích các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn, đặc biệt là Thế Lữ học tập cách sáng tác văn chương Thái tây kết hợp với Bồ T ng Linh. Trong lời tựa Vàng và Máu của Thế Lữ, Khái Hưng đã cho thấy sự ngưỡng mộ ấy. Bản thân là một nhà văn, sáng tác của Khái Hưng cũng thấp thoáng bóng dáng của Edgar Poe trong một vài chi tiết, kết cấu, mặc d không đậm nét như Thế Lữ. Vũ Ngọc Phan đã hết lời khen truyện ngắn của Khái Hưng ở tài quan sát tinh tế và có những đoạn kết khá bất ngờ, gây nên cảm tưởng xa xăm man mác nơi người đọc, mà “cái lối lập một ý cao như thế, người ta thường thấy trong những truyện ngắn của Anatole France, của Hoffmann, của Edgar Poe” [202,43]. Ví dụ như trong truyện Hai người bạn (tập Hạnh), Khái Hưng để cho nhân vật Đạt mỉm cười suy nghĩ rồi kết luận bằng một câu triết lý: “Biết đâu những th hằn sâu xa, to tát của người ta lại không có toàn những nguyên nhân nông nổi, vô lý như thế cả” [102, 113]. Câu văn này gợi người ta nhớ đến những câu chuyện trả th của E.Poe, kẻ sát nhân trong truyện giết người vì những lí do thật vu vơ như một thứ bệnh thần kinh. Có khi chỉ vì con mèo tội nghiệp hoảng sợ khi anh ta tới gần trong Con mèo đen, có khi vì người bạn hay giễu cợt làm nhục mình trong Th ng rượu Amontillado. Hay trong truyện Điếu thuốc lá của Khái Hưng, nhân vật thằng bé sợ con mắt m đeo cặp kính đen của ông Cửu Thầy vì “đã phạm cái tội để ngược điếu thuốc lá cho ông Cửu Thầy bỏng môi. Cái tội ấy tuy không nặng bằng tội của Cain,


nhưng cũng như Cain, tác giả đã tưởng con mắt ông Cửu Thầy đuổi theo mình” [222, 45]. “ on mắt” chính là nỗi ám ảnh dằn vặt của lương tâm. Nhân vật của Poe khó chịu với đôi mắt kền kền của ông lão láng giềng ở truyện The Tale –Tell- Heart, và bị ám ảnh:Bất cứ lúc nào cảm thấy ánh mắt ấy xói vào là máu tôi đông cứng lại. Từng chút một, tôi đi đến quyết định phải giết lão để vĩnh viễn thoát khỏi ánh mắt ấy” [123, 500].

Yếu tố kì ảo, giấc mộng và những điềm báo còn được Khái Hưng sử dụng như thủ pháp chính trong truyện ngắn Hai con mắt. Nhân vật ông Cửu Niệm khi nghèo khó, gánh thuốc lào thuê, có lần vì đói khát quá, ông đánh liều lấy trộm hai đồng trinh của một chị ăn mày m . Sau đó, ông ăn nên làm ra, nhưng bỗng một hôm ông bệnh nặng, mê sảng, ú ớ kêu la lúc nào cũng thấy ác mộng một vị nữ thần có hai con mắt vuông thao láo, lòng trắng tròn, lòng đen vuông, đăm đăm nhìn ông. Bao nhiêu vị cao tăng càng cúng bái, bệnh ông càng thêm nặng. Đến đêm thứ ba, đang nghe tụng kinh Phật, ông kêu rú lên, ngất đi và lại mơ thấy tội lỗi ngày xưa, những đồng trinh trong nia biến thành những cặp mắt. “Những cặp mắt ấy to mãi ra và trừng trừng nhìn th ng vào mắt ông, những cặp mắt lòng trắng tròn, lòng đen vuông. (…) Rồi bao nhiêu cặp mắt vuông bay tới tấp vây chặt lấy ông Cửu.” [102, 215].

Giấc mơ, ác mộng, sự hoang tưởng và con mắt ám ảnh…rất gần với Trái tim thú t i, Con mèo đen và một số truyện kinh dị của Poe, nhưng đã được Khái Hưng sáng tạo thành “hai con mắt vuông” khác thường. Hai con mắt ấy ám gợi một nỗi ám ảnh sợ hãi vì tội lỗi của lương tri con người và đẩy nhân vật đến chỗ thần kinh hoảng loạn, mê sảng, chỉ thoát khỏi dằn vặt sau khi chuộc tội lỡ lầm vốn là motif gần gũi trong văn hoá tâm linh người Việt. Ở tiểu thuyết Đẹp, Khái Hưng cũng ca ngợi những đôi mắt long lanh sáng rực, man dại, nguyên thuỷ của những thiếu nữ điên hoặc lên đồng, rất gần với những đôi mắt man dại của nhiều nhân vật nữ trong sáng tác của Poe. Đó là cái Đẹp khi con người đã ở ngoài lý trí. Còn nhân vật Hạnh trong truyện ngắn cùng tên của Khái Hưng thì sống khép kín, yếu đuối cô độc, không tiếp cận với xã hội bên ngoài, tự giam mình trong nỗi cô đơn và sống trong tưởng tượng đến mức méo mó, bệnh hoạn như những nhân vật nam hay sầu muộn sống trong sợ hãi và mơ mộng của Poe như Rodick Usher trong Sự sụp đổ ngôi nhà Usher


hay Egeus trong Morella. Kiểu nhân vật cô đơn, bệnh hoạn, rối loạn tâm thần này so với thời điểm những năm 30 là một sáng tạo trong nghệ thuật truyện ngắn của Khái Hưng, có thể kể như một trường hợp lạ, ra khỏi tầm đón đợi của độc giả đương thời nhưng có sức kích thích óc tưởng tượng và cảm giác mạnh mẽ cho người đọc.

Không ảnh hưởng thật rò như những truyện trinh thám và kinh dị của Thế Lữ, không vay mượn rập khuôn như Hoàng Trọng Miên, nhưng qua một số chi tiết gần gũi bắt gặp trong tác phẩm, thiết nghĩ Vũ Ngọc Phan đã rất tinh tế khi phát hiện kĩ thuật xây dựng truyện mới mẻ, kiểu kết cấu lập luận mang tính duy lý phương Tây của Hoffmann, của Edgar Poe này trong những sáng tác của Khái Hưng.

2.1.2.4. Truyện kinh dị và trinh thám của Thế Lữ và Edgar Poe

Cho đến nay, Thế Lữ là nhà văn, nhà thơ được giới nghiên cứu phê bình đề cập sớm nhất (1934) và nhiều nhất (7 bài) về ảnh hưởng Edgar Poe trong sáng tác của ông. Rò nhất, đậm nhất là trong văn xuôi. Văn xuôi của Thế Lữ có thể chia thành ba loại: truyện kinh dị có yếu tố kì ảo, truyện trinh thám - vụ án, và truyện lãng mạn- đời thường. Dấu ấn Edgar Poe đậm nét hơn cả trong hai thể loại đầu. Do đó, chúng tôi chỉ chọn những chi tiết nổi bật nhất trong hai tiểu loại có nhiều nét ảnh hưởng, giao thoa giữa hai tác giả để đối chiếu, phân tích. Tuy nhiên cũng khó rạch ròi và chỉ có tính chất tương đối vì nhiều truyện của Thế Lữ lẫn Edgar Poe đều có sự pha trộn cả các tiểu loại trên.

Trong truyện kinh dị, Thế Lữ rất chú trọng việc tạo ấn tượng r ng rợn, gây sợ hãi cho truyện của mình qua việc sử dụng nhiều chi tiết khủng khiếp nhưng không rập khuôn theo cốt truyện của Poe. Có lẽ vì những truyện kì lạ của Poe còn quá xa lạ với truyền thống văn hóa của người Việt. Trong tín ngưỡng các dân tộc phương Đông, khó mà chấp nhận chi tiết vì quá yêu đến điên loạn đào huyệt lấy cả răng của người chết. Hay mẹ nhập vào xác con để sống lại như trong Morella. Các truyện Vàng và máu, Đêm trăng, Tiếng hú hồn mụ K ‘Trại ồ T ng Linh của Thế Lữ đã mê hoặc người đọc ở sự ly kỳ và kinh dị. Tuy nhiên, sau khi mô tả sự kinh dị với những bút pháp tài tình, ông đã soi rọi các sự kiện đó bằng những cách giải thích khoa học, logic chặt chẽ bất ngờ và phá vỡ khía cạnh mê tín dị đoan của sự vật.


Truyện kinh dị của Poe thường xây dựng trên bối cảnh không gian u ám, lạnh lẽo hoang vu. Thường là những bức tường xám xịt của tu viện hoang vu nhất nước Anh (Ligeia), tu viện gồm bảy phòng, mang bảy màu sắc bí hiểm của lãnh chúa Prosperso ( ặt nạ tử thần đ ), của lâu đài cổ tàn tạ cũ kĩ mà từng viên đá trên tường đều mang dấu vết tàn lụi của thời gian (Sự suy tàn của ngôi nhà dòng họ Usher) hay những hầm mộ tối tăm ẩm ướt đầy những bộ xương người (Cái th ng rượu Amontillado). Và cả những không gian khủng khiếp của còi âm: quan tài, nghĩa địa... Không gian trong truyện của Thế Lữ không chỉ là cái u ám kinh dị của không gian thực mang tính ám gợi như Poe mà còn cộng thêm yếu tố tín ngưỡng khi đặt câu chuyện trong một không gian huyền thoại linh thiêng của những truyện truyền kì truyền thống khá phổ biến của Việt Nam và Trung Quốc. Ký ức Lạng Sơn mà Thế Lữ từng sống mười năm thơ ấu đã được tái hiện trong không gian núi rừng hoang vu âm u lạnh lẽo chất chứa bao huyền thoại kỳ bí, linh thiêng. Tự nó đã gây cảm giác sợ hãi cho người đọc như núi Văn Dú, hang thần trong àng và máu, v ng sơn cước xa xôi hẻo lánh suối sâu đèo dốc trong Đêm trăng, hay không gian hoang dã dữ dội trong Tiếng hú ban đêm. Riêng truyện Hai lần chết thì lạ l ng hơn với nhân vật Tâm sống lại từ chiếc quan tài nhưng thật ra, khi vén chiếc màn r ng rợn thì chỉ là một âm mưu giết bạn đoạt của. Motif sống lại - trở về từ chiếc quan tài này là một trong những kiểu truyện quen thuộc của Poe.

Thời gian trong truyện kinh dị của Edgar Poe cũng như Thế Lữ thường tuân theo quy ước truyền thống của kiểu truyện r ng rợn là ban đêm, khoảnh khắc của còi âm, của những hồn ma bóng quế, ma quỷ hiện hình. Nhân vật trong các truyện của Poe thường “có cái tính kì khôi là say mê bóng tối” hoặc “chỉ có thể làm việc ban ngày sau khi đóng kín hết các cửa trong phòng và thắp mấy ngọn nến thơm” ( ụ án mạng phố orgue). Các sự kiện mấu chốt trong truyện cũng thường diễn ra hoặc kết thúc trong đêm tối (Con mèo đen). Bóng đêm còn góp phần đồng lòa để người bạn độc ác giết chết Fortunato trong hầm rượu Amontillado. Kết thúc của ặt nạ tử thần đ bóng đêm còn là cái hư vô bất tận “trong bàn tay ác liệt của Xích tử thần” [212, 59]. Khủng khiếp hơn là sự trở về của Ligeia, những chi tiết ghê rợn nhất đều xảy ra “vào một đêm cuối tháng chín” (Ligeia). Trong Sự sụp đổ của ngôi nhà dòng họ


Usher, những cao trào để gây nên hiệu ứng khiếp sợ ở người đọc cũng rơi vào thời gian: nửa đêm, m t đêm… Thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Thế Lữ cũng là đêm tối: bóng đêm ma quái trong Tiếng hú ban đêm, Cái đầu lâu hay những cái chết trong đêm. Cái chết bí ẩn của ông Cai Bốn trong Dòng máu đứt quãng; của Tâm, của Mão trong Hai lần chết, hay cái chết lặng lẽ có chút dị thường của ông Phán nghiện với con rắn cạp nong rúc mãi vào mũi chủ tìm hơi thuốc trong câu chuyện c ng tên.

Thế Lữ và Edgar Poe cũng thường chọn những cách mở đ u b ng thời gian h i tưởng và cách d ng ngôn ngữ đan xen giữa các trục hiện tại – quá khứ. Nhưng hầu hết truyện của Poe thiên về miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, đi sâu vào những dằn vặt phức tạp trong tâm hồn của kẻ phạm tội và ăn năn dày vò bởi những mặc cảm không sao thoát được. Khác với Poe, Thế Lữ chỉ sử dụng bóng đêm và thời gian hồi tưởng để góp phần tạo hiệu ứng khủng khiếp và sợ hãi, làm nền cho trí tưởng tượng của người đọc đi vào thế giới ma quỷ linh thiêng thần bí hơn là nghiêng về mổ xẻ tâm trạng hoang tưởng phức tạp của nhân vật và cũng không nặng chất triết lý suy tưởng về cái chết như Poe.

Về đề tài, chủ đề, truyện kinh dị của Poe thường viết về cái chết của người con gái đẹp, thường là người vợ trẻ, nhợt nhạt ốm yếu xanh xao vì bệnh, một căn bệnh quái gở, nhất là hay bất tỉnh một lúc lâu và cứ thế đi dần đến cái chết đã được báo trước như Ligeia, orella, erenice, Sự sụp đổ ngôi nhà dòng họ Usher, ức chân dung hình ô-van…Đề tài thứ hai là sự báo th khủng khiếp nhưng lý do giết người đôi khi rất vu vơ trong Cái th ng rượu Amontillado, Con mèo đen, Trái tim thú t i…, phản ánh tâm lý độc ác của con người hay đúng hơn là thế giới bí ẩn trong tâm hồn con người. Đề tài thứ ba là sự pha trộn vừa kinh dị vừa mang yếu tố khoa học huyễn tưởng lạ l ng trong Sự thật về trường hợp ông aldermar, Cu c đối thoại ngắn ngủi với m t xác ướp, Rơi xuống xoáy nước aelstrom, Nhật kí tìm thấy trong chai... Thế Lữ tuy có vay mượn ý tưởng từ truyện của Poe nhưng đã kết hợp các mô- típ truyện quen thuộc của truyện truyền kì Việt Nam và Liêu trai chí dị của Bồ T ng Linh. Tổng hợp những truyện kinh dị, kì ảo, r ng rợn của Thế Lữ có thể thấy ông thường đi vào các đề tài và kết cấu diễn biến câu chuyện theo ba kiểu: (1) Kho báu

Ngày đăng: 21/07/2022