những điều răn của Chúa h n cũng là một dấu ấn trong tâm thức để nhà thơ “kính nhi viễn chi” với nó chăng?
Đi sâu vào thế giới nghệ thuật của Poe và Thế Lữ hơn nữa không thể không nói đến những ám ảnh vô thức rất gần gũi giữa hai nhà thơ có c ng những dấu ấn mất mát tuổi ấu thơ. Khảo sát 42 bài thơ của Thế Lữ trong tập ấy vần thơ (1935), do Kiều Văn giới thiệu trong lần xuất bản gần đây nhất, có thể thấy sự xuất hiện của các từ chỉ chất liệu này trở thành “dấu ấn nước” riêng biệt của thơ Thế Lữ.
Bảng 2.1
Thế giới nghệ thuật thơ Thế L
Số lượt xuất hiện | Hình ảnh tượng trưng | ||
Hồ/Ao | 17+1 | 126 (43,8%) | Thế giới N |
Sông | 21 | ||
Suối/nguồn/thác | 9 | ||
Biển/ Sóng | 2+8 | ||
Sương/ Lệ | 10+6 | ||
Nước | 42 | ||
Mưa | 10 | ||
Mặt trời/ Nắng | 20 | 40 (13,8%) | Thế giới L A |
Lửa/Khói/Đèn | 4-10-4 | ||
Rượu | 2 | ||
Gió | 47 | 107 (37,2%) | Thế giới KH NG KH |
Mây | 39 | ||
Trời /Trăng | 19+2 | ||
Rừng/ ngàn/sơn lâm | 7 | 15 (5,2%) | Thế giới Đ T |
Núi/ Cây/ Đèo | 5 | ||
Cánh đồng/Mặt đất | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Xuôi Pháp Ngữ Nguyễn Ái Quốc Và Edgar Allan Poe
- Truyện Phóng Tác Của Hoàng Trọng Miên Và Edgar Poe
- Phạm Ao Ủng Và E.a. Poe - Conan Doyle - Maurice Leblance
- E.a.poe Và Hế Lan Viên – “Ngọn Tháp Chàm Lẻ Loi Như Một Niềm Kinh Dị”
- Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Thơ Ca Đô Thị Miền Nam
- Bóng Dáng Edgar Allan Poe Trong Văn Xuôi Đô Thị Miền Nam
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
(Nguồn: HKO –Tổng hợp từ Thơ Thế Lữ, Kiều Văn tuyển chọn, Nxb.Đồng Nai, 2009)
Dựa vào khoa học, Gaston Bachelard (1884-1962), nhà phê bình phân tâm học của “sự hiểu biết khách quan” phát hiện ra “tinh thần thi ca hoàn toàn tuân theo sự quyến rũ của một hình ảnh ưa thích.” [252, 152]. Ông cho rằng có bốn chất liệu cơ bản tạo thành thế giới nghệ thuật của một nhà thơ. Đó là nước, l a, không khí và đất. Những con số và tỉ lệ của nó ở bảng 2.1. trên cho thấy ở Thế Lữ, những hình ảnh thuộc thế giới nước là những từ xuất hiện với tần số cao nhất (43,8%). Kế đó là là
hai hình ảnh mây, gió của thế giới không khí cũng thường xuất hiện (37,2%), gợi lên hồn thơ rộng mở, phóng khoáng của “người khách tình si” này. Còn thế giới đất và l a tượng trưng cho sự bình yên và đam mê lại xuất hiện rất ít. (Chỉ chiếm 5,2% và 13,8%). Trong tác phẩm kinh điển “Nước và những giấc mơ” (L’eau et les rêves), Bachelard đã chỉ ra “trí tưởng tượng về nước là một kiểu trí tưởng tượng đặc th . Nhờ nhận thức được bề sâu trong yếu tố vật chất, cuối c ng độc giả hiểu rằng nước cũng là một kiểu định mệnh...- định mệnh hư vô của một giấc mơ không dứt” [253, 273]. Ngẫu nhiên thay, ám ảnh “nước” trong thơ Edgar Poe cũng là một nét đặc th khó lẫn Poe với bất kì tác giả nào. G. Bachelard trong công trình đã nêu cũng nhận xét về Poe: ‘Tài năng của Edgar Poe gắn liền với nước lặng, những dòng nước đọng, với cao sâu ở đó có hình ảnh phản chiếu của Ngôi nhà Usher.” Hay “hồ nước như chìm đắm trong một giấc ngủ có ý thức (Người đàn bà ngủ -The Sleeper), với những đầm lầy, vũng nước, ao hồ thê thảm “ở đó trú ngụ những con ma cà rồng - trong mỗi góc vắng buồn thảm nhất- mà ông tìm lại được những hồi ức gấp nếp của quá khứ ( ảnh đất của giấc mơ)” [253, 231]. Nước mang tính chất nữ, nước dịu dàng mềm mại, nước gợi lên sự sinh sôi nảy nở, nước như một sự vỗ về âu yếm... Tâm thức của nhà thơ đi theo hình ảnh “nôi” quyến rũ của nước để lấp đầy khoảng trống cô đơn mất mát. H n chúng ta chưa quên cuộc đời bất hạnh của Edgar Poe: người thực sự không có tổ ấm, đứa con của những kịch sĩ lưu động, chỉ hơn hai tuổi đầu đã phải chứng kiến cái chết của người mẹ trẻ đẹp của mình...Nỗi sợ hãi và nhớ thương đã đi vào sáng tác của Poe từ hồi ức đau buồn bất tận ấy. “Chỉ riêng làn nước đã tạo ra cho ông đường chân trời, cái vô tận, chiều sâu th m không dò tới được của nỗi phiền muộn của ông.” [253, 232].
Chọn nhiều hướng để tiếp cận thơ Edgar Poe và Thế Lữ và đặt vào môi trường văn hoá cụ thể của nó có thể thấy rò hơn nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của hai nhà thơ tuy cách xa nhau cả không gian lẫn thời gian, và ở hai nền văn hoá khác biệt nhưng đã nói tiếng nói chung theo cách của riêng mình. Việc Thế Lữ từng yêu thích Edgar Poe và học tập những kỹ thuật sáng tác truyện của Poe chắc h n đã góp phần làm nên “hơi hướng” Edgar Poe trong thơ ông như Hoài Anh nhận định.
2.1.3.2. E.A.Poe và Hàn Mặc T - “Người Trăng” của Trường thơ Loạn
Nói về ảnh hưởng của thơ E.A.Poe, Hàn Mặc Tử (1912-1940), tác giả của Gái quê, Hương Thơm, ật Đắng, áu Cuồng và Hồn Điên là người được đề cập nhiều nhất. Đã có biết bao giấy mực nói về đời và thơ Hàn Mặc Tử và chắc vẫn chưa hết những tranh luận về ông. Hành trình thơ của Hàn Mặc Tử đã đi “từ cổ điển, lãng mạn, tiến nhanh sang tượng trưng, siêu thực góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hoá thi ca Việt Nam” [57, 22]. Chắc chắn, trên hành trình đó, Hàn Mặc Tử đã tiếp nhận nhiều nguồn thơ, nhiều tác giả yêu thích như Lamartine, Verlaine, Rimbaud, Péguy và Claudel..., nhưng các nhà nghiên cứu phê bình đều c ng nhìn thấy ảnh hưởng Edgar Allan Poe qua Baudelaire là đậm nhất. Có lẽ, trước hết, bởi cả hai có nhiều nỗi bất hạnh tương đồng và những đam mê chung...
Về văn nghiệp, cả E. Poe và Hàn Mặc Tử đều là nhà báo, nhà thơ, nhà phê bình văn học, và đều có ý thức viết nên những tuyên ngôn nghệ thuật về thơ, văn. Về cuộc đời, họ đều chịu những bi thương đau đớn c ng cực nhất. Nghiệt ngã hơn, với Hàn Mặc Tử, bệnh nan y còn làm biến dạng hình hài, nghèo khổ đến không có cả tiền thuốc thang, bị phụ tình…là một định mệnh tàn nhẫn. Edgar Poe đau đớn tinh thần nhiều hơn, còn Hàn Mặc Tử thì quằn quại cả tinh thần lẫn thể xác:
“Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói? Gió trăng có sẵn làm sao ăn?
Làm sao giết được người trong mộng, Để trả th duyên kiếp phũ phàng?”
(Lang thang)
Sự tiếp nhận Baudelaire và Edgar Poe ở Hàn Mặc Tử mang dáng dấp của “một kiểu tan chảy đầy xuất thần” [264,198]. Đọc thơ của ông, chúng ta có thể bắt gặp nhiều quan điểm, hình ảnh, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề mà có lẽ chỉ E. Poe “độc quyền”.
Về những giấc mơ, Poe nói: “Ngày của tôi là hôn mê vô thức. Đêm của tôi là mộng mị triền miên” (Gửi m t người ở thiên đàng). Hàn Mặc Tử cũng chơi vơi: “Tôi nhập hồn tôi trong khúc hát, Để nhờ không khí đẩy lên trăng. Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi. Để hớp tinh anh của Nguyệt Cầu.” (Chơi trên trăng). Có lúc còn c ng “nàng yêu tinh”:
“Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng, Mộng còn lưởng vưởng bến xa mơ.”
( t miệng trăng)
Poe viết một loạt bài về đề tài những giấc mộng A Dream, Dreams, A Dream within A Dream, Dreamland... Thơ Hàn Mặc Tử cũng là những giấc mộng triền miên không khác gì Poe. Hàn Mặc Tử còn viện dẫn Valéry: “Le songe est savoir” (mơ mộng là nhận thức). Cả cho đến khi dọn mình vào còi chết, trong cảnh c ng cực nhất, Hàn Mặc Tử cũng cho là mình đang vào còi mộng: “Dưới túp lều tranh, trên chòng tre, Tứ bề cửa khép với phên che. Kéo mền ủ kín toàn thân lại, Để thả hồn bay, gởi mộng về.” (Hãy đ n hồn anh). Tiểu luận “Chiêm bao và sự thực” của Hàn Mặc Tử còn là một trải nghiệm lạ l ng của thần trí một người vừa đi qua còi Mộng - còi Ảo - còi Chiêm bao huyền hoặc đê mê “trên con đường sáng láng tìm lấy Chân lý” [57,168].
Về đề tài cái chết, Poe cho rằng “Cái chết của người con gái đẹp là đề tài nên thơ nhất”, thì thơ Hàn Mặc Tử cũng đầy hình ảnh: “Hôm nay trăng sáng là trăng sáng, Không biết thiêng liêng ở còi nào. Cô nường gái đẹp đương nằm chết, Trên cánh tay mình, hãi biết bao” (Người ngọc) hay “Đêm qua trăng vướng trong cành trúc, Cô láng giềng bên chết thiệt rồi. Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới, Chưa hề âu yếm ở đầu môi. Xác cô thơm quá, thơm hơn ngọc, Cả một m a xuân đã hiện hình” (Cô gái đồng trinh)…Nhiều truyện kinh dị của Poe như Cu c mai táng v i vã, Ligeia, Berenice, ức chân dung hình ô-van, Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher, ặt nạ tử thần đ …đều miêu tả những cái chết lần mòn và đặc biệt là mô-típ “sự trở về từ cái chết”. Hàn Mặc Tử còn trực tiếp nói về cảm giác cái chết rờ rẫm thân xác mình khi hồn lìa thể xác đi vào còi hư vô đầy ma lực của bến bờ huyền diệu, tưởng tượng cảnh “trút linh hồn” và sự nhận thức cả quá trình chết đi sống lại của chính mình trong một giấc chiêm bao kì lạ như nhiều truyện nói về cảm giác của người bị chôn sống dưới mồ hay do thôi miên của Poe. Cái chết như một cuộc xét nghiệm cuối c ng sự can đảm của con người có được. Nhà thơ Công giáo này cũng gần Poe ở triết lý cái chết là quy luật tất yếu của cuộc sống, là “mẫu số chung của con người”, và con người có thể tồn tại sau khi chết. Chúa chính là đấng thiêng liêng, Đấng duy nhất
có năng lực siêu nhiên hợp nhất giữa con người và Đấng duy nhất ấy bằng cái chết. Sự hợp nhất này chính là một huyền bí vĩ đại mà chỉ có Chúa thấu hiểu.
Hiện tượng phân thân giữa “hồn” và “xác” trong thơ Hàn Mặc Tử cũng rất gần với motif cái bản ngã song tr ng (The Double) độc đáo trong phần lớn truyện của Poe. Ám ảnh tôi là một kẻ khác này có khi là hiện thân của người yêu, người bạn đời đã mất như Ligeia, Morella, Berenice, Eleonora, Lenore hay những kí ức về họ hoá thân. Có khi là phản thân như nhân vật song tr ng trong William Wilson. Hay có khi là kiểu song tr ng không thể thiếu nhau như cặp Roderick - Madeline. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, cái song tr ng là một “hình ảnh con người tự hình dung về mình là một hình ảnh nhân đôi. (…), là một sự nhị hoá “giữa cái tôi nhận thức và hữu thức với cái bản ngã được nhận thức và vô thức” [20, 826]. Thơ Hàn Mặc Tử cũng tr ng điệp những thi ảnh hồn - xác phân thân độc đáo này nhưng biến hoá vô c ng. Nhà thơ khạc ra trăng, khạc ra gái hồng nhan, khạc ra hồn…Hồn còn rời khỏi xác, nhiều lần Hàn Mặc Tử còn nhìn ngắm và đi lang thang cùng Hồn - cái tôi thứ hai ấy như một khách thể: “Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức, Rồi bay lên cho tới một hành tinh”; có khi “Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay ” như đôi tình nhân, gắn bó không rời. Nhưng cũng thật bất ngờ, có khi trong cơn cuồng loạn, đớn đau cực độ “Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến”, còn nhà thơ: “Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm, Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực.” (Hồn là ai). Giống như E.Poe để cho nhân vật W.Wilson chiến đấu dai d ng với chính cái bản ngã song tr ng của mình bằng những cuộc đối thoại “dưới hình thức phát ngôn của người kể chuyện - nhân vật theo kiểu một thứ kinh nghiệm bản ngã vô thức được trải ra.” [110, 275]. Cuối c ng, nhân vật ‘tôi’ đã đâm chết cái bóng lương tâm đeo đ ng của chính mình. Mà “bóng” chết, cũng có nghĩa là “hình” - Wilson cũng không tồn tại. “Trong các truyền thuyết cổ, gặp cái song tr ng của mình là một biến cố tai hại, đôi khi là dấu hiệu của cái chết.” [20, 826]. “Những cái bóng” trong văn chương Việt Nam vốn đã từng xuất hiện từ thế kỉ XV, XVI, nhưng hiện tượng phân thân hồn
- xác đầy huyễn hoặc lặp đi lặp lại như một dấu ấn hiện thân lẫn phản thân của những rối loạn tâm thần trong thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt ở tập áu cuồng và Hồn điên -
sáng tác giai đoạn cuối đời của ông - không khỏi khiến ta liên tưởng đến motif những ám ảnh phân thân vô thức mang “nhãn hiệu” Edgar Poe.
Poe rơi vào trạng thái: “Out of Time, Out of Place” (Dreamland), thì Hàn Mặc Tử cũng “Cứ sảng sốt, tê mê và rũ liệt/ Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang/ Vỡ toang ra từng mảnh cả không gian/ cả thời gian từ tạo thiên lập địa…” (Đôi ta). Hàn Mặc Tử cũng hay viết: “Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng…” ( uôn năm sầu thảm), “Cho tôi mua trọn hàm răng, Hàm răng ngà ngọc, hàm răng đa tình” (Lang thang), gợi nhớ đến ba mươi hai chiếc răng trắng nhỏ xinh của người yêu đã chết bị đào lên trong “Berenice” của E.Poe. Trong tiểu luận “Chiêm bao với sự thật ” Hàn Mặc Tử cũng luôn ám ảnh : “Người thấy gì trong ánh sáng ? Một chất cao quý thanh khiết trắng hơn hàm răng của người gái đẹp ?” [57, 164].
Ngôn từ của thơ Hàn Mặc Tử đầy nhạc điệu, có nhiều nét tương đồng kiểu d ng từ ghép, định ngữ trong thơ Poe nhưng không phải sự sao chép máy móc mà là một sự cách tân nghệ thuật độc đáo. Bởi làm thơ với Hàn Mặc Tử là “nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng” [57,136]. Cũng một hình tượng thiên nhiên trăng, sao nhưng không biết có bao nhiêu là dáng vẻ. Trăng, sao đó là trăng sao của riêng Hàn vô c ng đa dạng. Lúc kết hợp với động từ là “trăng quỳ”, “trăng choáng váng”, “trăng ngã ngữa”, “trăng lạc’; khi đi c ng những tính từ chỉ trạng thái lại hết sức đa tình: “lả lơi’, “bẻn lẽn”, “sóng soãi”, “trần truồng”… Trăng trong thơ Poe nhợt nhạt hơn, xa xôi, lạnh lẽo hơn chứ không ma quái, kì ảo, luôn biến hình đổi dạng hay mang những yếu tố nhục cảm, khát khao khơi gợi thèm muốn như trăng của Hàn Mặc Tử. Mượn cách giải thích của G. Bachelard, có thể thấy “trí tưởng tượng đã giúp nhà thơ thoát khỏi hình ảnh đầu tiên tiếp nhận được về trăng, để đi đến những hình ảnh khác, vắng mặt, đến một chuỗi hình ảnh đang lang thang đâu đó trong tâm trí của Hàn” [359], nên trăng của Hàn Mặc Tử không chỉ là “một tinh cầu giá lạnh ” vô tri, bất động, mà luôn thay đổi hình hài, sống động, rạo rực lạ kì. Thống kê số lượt những yếu tố hình ảnh xuất hiện trong các tập thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử có thể chứng minh cho đặc trưng thế giới nghệ thuật ấy.
Bảng 2.2
Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử
TẦN S XU T HIỆN TRONG CÁC TẬP THƠ | CỘNG | Thế giới | |||||
GÁI QUÊ | ĐAU TH NG | MẬT ĐẮNG | MÁU CUỒNG & HỒN ĐIÊN | XUÂN NH | |||
Trăng | 19 | 58 | 11 | 50 | 30 | 168 | Trăng Sao 337 |
Sao | 1 | 11 | 3 | 7 | 11 | 33 | |
Mây, gió | 8+18 | 7+13 | 2+5 | 2+13 | 2+8 | 78 | |
Trời | 2 | 11 | 10 | 14 | 20 | 57 | |
Máu, lệ | 2 | 4 | 3+6 | 10+8 | 8+2 | 43 | Máu, Lệ, Nước 149 |
Nước (sông, suối,s ng, hồ, ao, giếng…) | 24 | 24 | 15 | 29 | 8+6 | 106 | |
Nhạc, Mộng | 2+4 | 0+10 | 0+10 | 0+13 | 31+4 | 74 | Còi Hư ảo 179 |
Hương, hoa | 4+11 | 0+8 | 2+4 | 13 | 16 | 39 | |
Thiên Chúa | 0 | 0 | 0 | 0 | 25 | 25 | |
Thiên đàng | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 8 | |
Hồn,Ma quỷ.. | 0 | 0 | 3 | 23+2 | 5 | 33 |
(Nguồn: HKO, tổng hợp từ Thơ Hàn ặc Tử, Phan Cự Đệ biên soạn)
Trăng, Nước, Máu lệ, và một còi Hư Ảo thiêng liêng đã trở thành nỗi ám ảnh không dứt trong dòng tâm tư bất định của một hồn thơ đau thương và mãnh liệt bậc nhất thi ca Việt Nam. Hàn Mặc Tử quả không hoàn toàn giống Poe hay Baudelaire. Thế giới thơ kì lạ của nhà thơ vẫn là một còi riêng của ông. Điều mà Hàn Mặc Tử giống Poe là đã làm tăng giá trị vật chất cho Trăng, cho Nước bằng cách cho nó chở thêm nỗi đau thương của số phận chính mình. Khác với thế giới nước tĩnh lặng của Poe, thế giới nước trong thơ Hàn Mặc Tử vốn là ám ảnh tuổi thơ, đồng thời cũng là nỗi sợ hãi, ám ảnh về cái chết sau một lần chết đuối hụt (theo lời kể của Nguyễn Bá Tín). Những biến chuyển của bệnh tật ngày một tàn phá cơ thể nhà thơ, khiến hình hài biến dạng, nỗi đau đớn giày vò mỗi giờ, mỗi ngày; và cái chết luôn hiện hữu trước mắt khiến nước cũng không còn là chính nó mà đã biến thành lệ, rồi lệ cũng không còn là lệ mà đã biến thành “máu”; không phải “giọt” mà là những “vũng máu”, “gánh máu”...hoà trong Đau thương, với ật đắng, với áu cuồng và Hồn điên tuôn trào trong hồn thơ Hàn Mặc Tử. Ám ảnh đó khiến thế giới nước của Hàn Mặc Tử luôn vận động, biến đổi từ trong sang đục, từ lỏng sang đặc, rồi biến
thành lệ, thành máu, khô đặc như dấu hiệu của cái chết “Máu đã khô rồi, thơ cũng khô” (Trút linh hồn). Có lúc nước còn biến thành ánh trăng huyền diệu:
“Nước hoá thành trăng, trăng ra nước Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm.”
(Say trăng)
Về văn xuôi, Hàn Mặc Tử có những đối thoại độc đáo với Baudelaire và Edgar Poe. Đó là quan điểm sáng tác của nhà thơ mà các công trình nghiên cứu so sánh về E.Poe - Hàn Mặc Tử trước đây thường đánh giá chung là giống nhau, chưa nghiên cứu hết chính những quan điểm của Hàn Mặc Tử trong một số tiểu luận của ông. Giống như Poe, Hàn Mặc Tử rất ý thức về việc đề ra một quan niệm sáng tác. Theo Phan Cự Đệ, ở nước ta, “các nhà thơ lãng mạn, tượng trưng không lập thành trường phái và cũng ít khi chính thức ra tuyên ngôn” [57, 12]. Nhưng Hàn Mặc Tử là nhà Thơ Mới có h n một loạt bài phê bình tiểu luận về quan điểm nghệ thuật tạo thành “một hệ thống lập luận trong quan điểm thẩm mỹ của mình” (16 bài). Trong “Nghệ thuật là gì?” (1935) và các lời tựa “Đau thương” (1938), “Xuân như ý” hay các bài giới thiệu Chế Lan Viên, Bích Khê (1939), quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Hàn Mặc Tử rất gần Poe ở ba điểm: Thứ nhất, nghệ thuật là “sự lạ”, là “cái lạ l ng”, “cái kì dị”, “cái đẹp”; Thứ hai là nhà thơ “bị xô đẩy đến những bờ bến xa lạ của cảm giác” không bờ bến, “ưng tìm sự phi thường”, “bồn chồn, quyết đi tìm sự lạ”, khát khao hoài vọng cái mới, cái đẹp, tận tuy và đam mê, hy sinh tất cả cho nghệ thuật; nhà thơ là thi sĩ thần linh, là loài khác thường, là yêu tinh ma quỷ… ; Thứ ba, tinh thần của sự vật biểu hiện qua âm điệu. Âm điệu là “ánh sáng lạ xôn xao”, là tiếng nói, là sợi dây rung động, êm đềm mà thiêng liêng. Song, Hàn Mặc Tử không hề phủ nhận quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”, nếu như tác giả “vì con đường sống chung của dân một nước”, hay vì điều kiện kinh tế, vì con đường sống… Đó là cái khác Baudelaire và Poe của Tử.
Trong “Thi nhân iệt Nam”, Hoài Thanh cho là Hàn Mặc Tử “chịu rất nặng ảnh hưởng Baudelaire và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ Edgar Poe” [249, 31]. Nhận định này xác đáng ở vế sau, song vế đầu thiết nghĩ cần tham khảo