nhân vật điển hình thám tử tài tử trong văn học’ [175, 530]. Ở bài Con quạ, Hữu Ngọc không thích “kĩ thuật thơ hơi quá đậm, ý đồ tượng trưng khá lộ liễu nên bài thơ thiếu cái hồn nhiên và thuần khiết” mà lại chú ý một số bài đơn giản hơn như cái “buồn nhè nhẹ về kiếp hồng nhan ngắn ngủi” trong Annabel Lee, hay Gửi m t người ở thiên đàng (To One in Paradise) của Poe, bởi nó “ấp ủ một nỗi buồn dìu dịu như một bản dân ca” [175, 532]. Đây cũng là một cách chọn lựa riêng đầy ý thức của Hữu Ngọc, hoàn toàn không lệ thuộc vì bài thơ Con quạ vốn từng được đề cao quá mức bởi các nhà thơ Pháp. Chúng tôi cũng tán đồng cách nhìn của Hữu Ngọc khi cho rằng có những truyện của Poe báo hiệu chủ nghĩa hiện sinh, và cảm nhận ban đầu của ông về những truyện huyễn tưởng của Poe: “Nhà tâm thần học Freud và các đồ đệ của ông chú ý đến những yếu tố chết chóc và bệnh lý có khi xa đích trong sáng tác của Poe.” [175, 534].
1.3.3.5. Văn học Mỹ và E.A. Poe hiện lên cụ thể và đậm nét hơn qua những bài viết, công trình của tác giả Lê Đình úc. Nhìn bản danh mục các bài viết, công trình (Phụ lục 1) mà chúng tôi thu thập được, có thể thấy hành trình của nhà nghiên cứu văn học này bắt đầu từ bài viết đầu tiên về Poe trên Tạp chí văn học số 2- 1997. Đặt E.A. Poe trong “Lịch sử văn học Mỹ- nhìn dưới góc độ thị trường và tiêu thụ”, tác giả đã nêu hai nhận xét quan trọng về Poe: (1) “Allan Edgar Poe rồi sẽ là người đặt cơ sở và đi tiên phong cho thể loại truyện trinh thám hiện đại” [25, 74]. (2) “Sau sự xuất hiện của Allan Edgar Poe, văn học đương đại Mỹ cũng dẫn đầu văn học thế giới về thể loại này, đó là văn học bình dân…” [25, 75]. Vậy là, d cho các nhà lý luận mãi tranh cãi bình phẩm về nó “có hay không”, truyện trinh thám và kinh dị vẫn tồn tại bởi một yếu tố quan trọng là nhu cầu của người tiêu d ng bình dân: giải trí. Ở Việt Nam, cho đến nay, những tác phẩm của Edgar Poe đang có mặt tại các nhà sách vẫn là thể loại ăn khách này, với nhu cầu giải trí đơn thuần.
Năm 2001, sau bài báo giới thiệu “Edgar Allan Poe- nhà văn trinh thám và kinh dị xuất sắc’ trên tạp chí Văn học (2000), Lê Đình Cúc đã sơ kết phần 1 đề tài nghiên cứu cấp bộ của ông về văn học Mỹ qua công trình ăn học ỹ- ấy vấn đề và tác giả. 17 tác giả trong chuyên luận này được đánh giá là “những tác giả có vai trò, vị trí ảnh hưởng của văn học Mỹ” [29,10]. Sau đó, năm 2004, ông cho ra đời
chuyên luận Tác gia văn học ỹ thế kỉ X III-XX. Năm 2006, Lê Đình Cúc đã tập hợp nhiều trang viết trước đây vào một công trình giáo khoa Lịch sử văn học ỹ mà đối tượng nhắm tới là người dạy và học Văn học Mỹ. Trong ba công trình kể trên, chúng tôi chọn đi sâu vào công trình thứ nhất (2001) vì cả ba đều có sự thống nhất về nội dung, nhưng công trình này được nghiên cứu đầy đủ, dày dặn hơn cả.
Ba mươi trang viết thật đặc sắc được dành cho Poe đi từ cuộc đời (6 trang), điểm qua các lĩnh vực sáng tác với nhiều lý giải sâu sắc và cung cấp nhiều kiến thức mới mẻ (24 trang tiếp). Không nhắc lại những quan niệm về cái đẹp hay lý thuyết sáng tác truyện ngắn như các công trình đi trước, Lê Đình Cúc chọn đi sâu vào thế giới nhân vật truyện ngắn của Poe. Hai câu chuyện được coi là kì dị nhất của Poe được phân tích là Berenice và Ligeia nhằm rút ra nghệ thuật tài tình của Poe trong sử dụng bối cảnh câu chuyện về những căn phòng to lớn, tồi tàn, lộn xộn và ảm đạm như biểu tượng về trạng thái hỗn loạn của tình cảm con người. Tác giả cũng điểm qua 21 tác phẩm của Poe và 2 tiểu luận để làm rò tính cách kì dị trong các nhân vật của Poe. Một phần đời của họ là giấc mơ, nỗi u sầu. Họ luôn bị ám ảnh trong nỗi sợ hãi của cái chết, sống cô độc trong thế giới của những “thứ đồ đạc chết”. Nhưng quan trọng hơn là “sự sợ hãi khi ý thức vẫn tồn tại trong thế giới đã chết.” [29,142], mặc d họ thường thích sống mạnh mẽ, đôi khi còn “vượt quá giới hạn sinh vật học và cơ thể học cho phép” [29,143]. Lê Đình Cúc đã nhìn thấy sức hút của những câu chuyện kì dị này chính là ở chỗ những độc giả Mỹ mọi thời của Poe thấy được truyện của ông có liên quan đến thế giới mà họ đang sống. Poe cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng độc giả thích cái mới và những câu chuyện giật gân. Ông cũng lý giải về xã hội Virginia quý tộc mà Poe sống đã khiến những tác phẩm của Poe sâu sắc hơn các nhà văn c ng thời khác. Sống trong thời kì của một khát vọng đổi mới mãnh liệt sau hai thế kỉ lệ thuộc thực dân Anh, “giấc mơ thiên niên kỉ” của nước Mỹ đứng trước một sự thúc bách phải sửa chữa, phải sáng tạo, E.A.Poe đã không ngừng đặt ra những nguyên tắc thẩm mỹ và nguyên tắc tâm lý cho văn chương. Điểm chúng tôi cho là mới mẻ hơn cả ở công trình này là tác giả đã nhìn ra ý nghĩa xã hội trong những câu chuyện điên rồ, kinh dị của Poe. “Poe đã thành công khi miêu tả “sự điên cuồng của thế kỉ XIX”, “Poe cũng nhận ra được sự xung đột giữa thế giới bên trong và thế giới
bên ngoài của con người. Cách ông giải quyết vấn đề vừa có nhìn về qúa khứ, vừa nhìn về tương lai.” [29, 143] Với vai trò là cầu nối giữa thế giới mới và cũ, Poe đã thấu hiểu sự khác biệt giữa con người truyền thống và con người của cơ chế thị trường đang dần xuất hiện ở Mỹ. Ngoài ra, Lê Đình Cúc cũng đã tiếp cận một hướng nghiên cứu mới là khảo sát công trình nghiên cứu phân tâm học của Marie Bonapart về cuộc đời và sáng tác của Poe để đưa ra những nhận định sâu hơn về Poe. Tuy nhiên, phần giới thiệu về thơ của Edgar Poe vẫn còn quá sơ lược, phải chăng thơ của Poe chưa hấp dẫn được “siêu độc giả” này?
Tiếp cận khá sớm nhiều tác phẩm của Poe từ tiếng Nga, kinh nghiệm đọc E.A.Poe của nhà văn – nhà nghiên cứu- dịch giả Ngô Tự Lập lại không ngừng được bổ sung bằng những văn bản tiếng Pháp và Anh ngay trên mảnh đất sản sinh những tác phẩm của thiên tài kì lạ này. Edgar Poe cũng thu hút tác giả với hai bài dịch về đặc trưng thể loại thơ và truyện trinh thám E. Poe của Jorge Louis Borges. Đặc biệt là Tuyển tập Edgar Allan Poe gồm 40 truyện do ông và Nhóm Địa cầu dịch ra tiếng Việt năm 2002, kh ng định vị trí Edgar Poe trong mối quan tâm của văn học Việt và sự trở về của thiên tài này như một nhu cầu của công chúng văn học đầu thế kỉ XXI.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 7
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 8
- Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 9
- Đặc Điểm Quá Trình Tiếp Nhận Edgar Allan Poe Trong Sáng Tác
- Văn Xuôi Pháp Ngữ Nguyễn Ái Quốc Và Edgar Allan Poe
- Truyện Phóng Tác Của Hoàng Trọng Miên Và Edgar Poe
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Ngô Tự Lập cũng là tác giả đầu tiên trực tiếp phát biểu về quá trình tiếp nhận và ảnh hưởng từ chủ thể sáng tạo đối với quan niệm sáng tác của mình: “Nghệ thuật là sản phẩm của trí tuệ” - Poe nói thế. Cuộc gặp gỡ ấy với tôi là một niềm hạnh phúc lớn lao.” [125, 35]. Xuất thân là dân kỹ thuật (kỹ sư hàng hải), bản thân tác giả tự nhận là một người rất duy lý: “Ngay từ trước khi viết văn, tôi vẫn nghĩ rằng viết văn là giải một loại bài toán. Tôi đã phát biểu như vậy rất nhiều lần, và thường bị phản đối. Cho đến khi tôi đọc Borges (bằng tiếng Nga) và được biết đến quan niệm của Poe (…). Sự gặp gỡ tuy muộn, nhưng chính Poe là người giúp tôi vững tin vào chính
mình.”6. Quan niệm khác thường của Poe đã được tác giả tâm đắc và trực tiếp kh ng
định trong bài viết “Lời động viên của Edgar Allan Poe”. Đây là một sự tiếp nhận
6 Trao đổi với Ngô Tự Lập ngày 6-1-2011: http://vn.360plus.yahoo.com/ngotulap/article?mid=294
chủ động và rất ý thức, bởi với tác giả, ý tưởng của Poe chỉ là “lời động viên” giúp cho ông kh ng định chuẩn thẩm mỹ của mình, cho d : “Poe có mô tả đúng những gì diễn ra trong quá trình sáng tác bài thơ nổi tiếng của ông hay không, nhưng có một điều chắc chắn: sự ra đời văn học hư cấu cũng đồng thời là sự lên ngôi của trí tuệ” [125, 32]. Kh ng định và nói rò mức độ tiếp nhận Edgar Poe trong quan điểm sáng tác là một hiện tượng hoàn toàn mới trong lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam mà chúng tôi ghi nhận được.
Trong một chuyên luận khác, ăn học như là m t quá trình dụng điển, bài thơ Con quạ và tiểu luận Triết lý sáng tác của E.A. Poe là những “điển” mà Ngô Tự Lập đã “dụng” trong chương V và VI của công trình này. Trong đó, điệp khúc “nevermore” quen thuộc của Poe đã đem lại “hiệu ứng đưa nôi” cho người đọc. Mà sự xuất hiện của hiệu ứng đưa nôi này, theo tác giả, là “một bước tiến nhảy vọt trong nhận thức của con người về ngôn ngữ.” [127, 117]. Xét khả năng duy trì sự hấp dẫn của truyện nơi người đọc, Ngô Tự Lập đã trích dẫn quan niệm của E.A.Poe cho rằng cốt truyện phải hướng đến “cởi nút” bằng việc chuẩn bị kĩ lưỡng cho đoạn kết của nó. Và ở điểm này, theo ông, Poe chính là “bậc thầy của loại truyện có những đột biến.” [127,163]. C ng nói về lý thuyết xây dựng truyện ngắn, Đào Duy Hiệp cũng rất đề cao “Lý thuyết về bước ngoặt” này vì “Poe rất chú trọng đến thời gian văn bản (temps de texte) của truyện ngắn” [86,84] , lĩnh vực mà Poe đặc biệt ưa thích. Đặt trong định nghĩa khái niệm điển tích của Ngô Tự Lập ở chương III: “Điển tích là một kí ức chung của một cộng đồng người được kí hiệu hoá và có thể được dẫn chiếu đến bằng cách phát và nhận tín hiệu đó trong một hệ thống nhất định” [127, 77], có thể thấy hai kiệt tác của Edgar Poe đã trở nên quen thuộc đủ trở thành “kí ức chung” của lý luận và phê bình văn học không chỉ trên nước Mỹ.
Tái hiện lịch sử tiếp nhận Poe, có thể thấy cách đọc của Ngô Tự Lập gần với Khái Hưng, Nguyên Sa khi đề cao “óc khoa học” trong sáng tác, nhưng lại đối lập với cách tiếp nhận Poe của Nguyễn Hiến Lê (trang 51). Khoảng cách thẩm mỹ của sự đọc tiểu luận Triết lý sáng tác của Poe đã bị dãn rộng, dẫn đến một sự thay đổi tầm đón đợi. Ngô Tự Lập đã phủ nhận những kinh nghiệm quen thuộc trước đây, làm đầy những giá trị mới cho sáng tác của Poe. Tiếp nhận Poe trên cơ sở những hiểu biết sâu
sắc về lý luận và tri thức văn học, những công trình của Ngô Tự Lập đã góp phần bổ sung, xây dựng nên những chuẩn cứ mới để đánh giá kỹ thuật xây dựng truyện và thơ, mở ra hướng tiếp cận mới về tiểu luận phê bình và quan điểm nghệ thuật của
E.A. Poe.
Trường hợp Đào Ngọc hương trong “Cổ mẫu cái bóng” cũng là một sự phủ định những kinh nghiệm đọc Poe trước đó khi lần đầu tiên chọn phân tích ý nghĩa cuộc đối thoại gay gắt giữa hình - bóng như “một thứ kinh nghiệm bản ngã vô thức” [110, 275] trong truyện và thơ của Poe. Tác giả nắm bắt khá kỹ những nét “độc quyền” của E.A.Poe khi phát hiện cũng là motif song tr ng phản thân (The Double) trong William Wilson, nhưng “kinh nghiệm đối bóng” “phổ quát mang tính toàn nhân loại” của Hans Christ Andersen (Đan Mạch), của Aldalbert Chamiso (Đức), của Dostoievski (Nga)… “một lần nữa hiện lên theo một cách khác, bóng hoàn toàn khống chế hình...” và “Cái thực thể vô thức là phản thân hay cái bóng hiện thân kia từ đấy chi phối hành vi của con người nhân vật.” [110,274]. Đào Ngọc Chương còn soi sáng những giá trị mới mà các nhà nghiên cứu trước đây đã không tìm kiếm trong tác phẩm của E.A.Poe khi đưa ra nhận định William Wilson của Poe “mang một ý nghĩa nhân học và triết học đặc biệt.” Cái bóng trong khổ cuối bài thơ Con quạ cũng là một dẫn chứng cho ý nghĩa triết học về cái chết kiểu E.A.Poe.
1.3.3.6. Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và các trường đại học, viện nghiên cứu. Lĩnh vực này mang tính chất thông tin, công bố, trao đổi học thuật về các nghiên cứu mới. Toàn bộ bài viết trên các Tạp chí về E.A.Poe tính đến 2010 là 33 bài. Chỉ riêng giai đoạn 3 này đã chiếm 30 bài (90,1%). Xét về địa lý, Poe đã được tiếp nhận trên cả nước. Miền Bắc có 12 bài, dẫn đầu là Tạp chí nghiên cứu văn học - một tạp chí chuyên ngành cuả trung ương thuộc Viện Văn học - đã khai mở và chiếm số lượng bài viết nhiều nhất: 6 bài. Miền Trung có 2 bài của Tạp chí Sông Hương và Đại học Huế. Miền Nam có 18 bài chủ yếu là các Tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo của Viện Phát triển bền vững v ng Nam bộ và một số trường Đại học. Nhân sự kiện văn học có ý nghĩa tôn vinh Edgar Allan Poe: kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông tại Philadelphia, USA, lần đầu tiên lịch sử tiếp nhận “E. A.Poe ở Việt Nam” cũng được giới nghiên cứu Mỹ quan tâm.
Xét về nội dung đề tài, có 5 bài giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Poe, 5 bài nghiên cứu về đặc điểm truyện trinh thám, về kiểu nhân vật rối loạn tâm thần, mộng ảo và motif song tr ng trong một số truyện kinh dị huyễn tưởng của Poe. Về thể loại thơ, có 6 bài tìm hiểu về nghệ thuật điệp khúc và đặc điểm thi pháp thời gian không gian, đề tài cái chết, quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ E.A.Poe. Về tiểu luận phê bình thì có bài: “Bài thơ Con quạ và Triết lý về soạn tác” (Philosophy of Composition) của Hoàng Tố Mai, kết hợp vừa dịch vừa phân tích theo phong cách Nguyễn Hiến Lê đã thực hiện trong bài viết về quan niệm sáng tác của Poe năm 1957. Bài tiểu luận thứ hai “Chuyện kể và hiệu quả của nó” của Lê Huy Bắc giới thiệu kết hợp dịch và bình quan niệm của Poe về truyện ngắn trong bài Phê bình về Truyện kể hai lần của Nathaniel Hawthorne.
Có 8 bài báo viết về ảnh hưởng của Poe trong sự tiếp nhận và tiếp biến của Nguyễn Ái Quốc, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử. Đi sâu hơn còn có 7 bài viết, công trình nghiên cứu ảnh hưởng tiếp nhận Poe ở Việt Nam. Vấn đề tiếp nhận các yếu tố nghệ thuật của thơ tượng trưng cũng được làm sáng tỏ hơn trong hai bài viết của Nguyễn Hữu Hiếu (2003). Tác giả cho rằng “Các tác giả thơ tượng trưng như Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Verlaine…, thậm chí cả nhà thơ lãng mạn và tượng trưng Mỹ Edgar Allan Poe đã để lại dấu ấn âm nhạc khác nhau trong sáng tác của một bộ phận của các nhà thơ mới.” [89]. Bởi để tạo được thứ thơ thuần khiết (pure poetry), theo E.A.Poe, “thơ phải giàu nhạc tính, xem đó là yếu tố cốt lòi, và mỗi bài thơ phải là một bầu khí quyển mà trong đó cái đẹp ngự trị”, vì thế “Giàu nhạc tính trở thành đặc điểm nổi bật nhất của thơ E.A. Poe.” [355]. Đặc điểm này đã trở thành một trong những đặc trưng độc đáo của Thơ Mới nói riêng, và thơ ca Việt Nam nói chung.
1.3.3.7. Các bài viết của Hoài Anh, và Phạm Đình Ân đăng rải rác trong các sách năm 2002 và 2006 c ng viết về Thế Lữ. Năm 2006, các bài viết này được tập hợp trong chuyên luận Thế Lữ - về tác gia tác phẩm do Phạm Đình Ân giới thiệu và tuyển chọn. Tác giả Hoài Anh nhận thấy ở Thế Lữ ,“cả thơ và truyện đều có hơi hướng Poe, nặng về duy mỹ, mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng như Baudelaire.” [6, 513]. Đối chiếu với các tác giả truyện trinh thám khác như Phạm Cao Củng, B.H.P, Trường Xuân, Thanh Đình… thường hay nặng về sự hấp dẫn của
tình tiết, Hoài Anh cho rằng chỉ có Thế Lữ là gần Poe nhất bởi truyện của Thế Lữ có sự kết hợp giữa kịch tính và chất thơ, giữa ly kì r ng rợn với lý giải khoa học. kiến này khá thống nhất với nhận định ban đầu của Khái Hưng. So sánh giữa các nhà văn nước ngoài Thế Lữ từng yêu thích, Hoài Anh cũng thấy Thế Lữ “gần Edgar Poe hơn Conan Doyle” bởi truyện trinh thám ly kì r ng rợn của Poe vốn nổi tiếng nhờ óc phân tích và luận lý. Tác giả bài viết còn đưa ra những ảnh hưởng của Poe trong thơ Thế Lữ mà trước đó chưa từng được nhà nghiên cứu nào đề cập: “Thế Lữ rất gần Poe khi Poe viết “Cứu cánh của nghệ thuât là sự vui thú hay cái đẹp chứ không phải sự thật. Do đó, một bài thơ không nên bàn về đạo lý mà cũng không nên dạy đời…” [6,512]. Hoài Anh là người đầu tiên nhận ra Triết lý về sáng tác và Nguyên lý thơ của Poe đều được Thế Lữ vận dụng cả trong truyện ngắn lẫn thơ ca.
Cách đọc của Phạm Đình Ân mang tính đối thoại với những cách đọc trong quá khứ về Poe. Phạm Đình Ân không cho là Thế Lữ chịu ảnh hưởng thơ E.A.Poe như Hoài Anh nhưng về truyện thì có đến ba lần ông kh ng định ảnh hưởng trực tiếp của Edgar Poe trong kĩ thuật sáng tác của cây bút trinh thám đặc sắc này. Trước tiên ông đi từ nhận định truyện Vàng và Máu của Thế Lữ, một hiện tượng rất lạ và rất mới ngay từ khi vừa xuất hiện và cho rằng “tác phẩm này chịu ảnh hưởng truyện kinh dị của E.A. Poe.” Sau đó, tác giả lý giải: “do chịu ảnh hưởng của văn chương duy lý phương Tây nói chung và những truyện kinh dị của Edgar Poe nói riêng, Thế Lữ đã sớm nhìn ra cái kinh dị bí hiểm, kì lạ bằng nhãn quan khoa học và đưa cách hiểu ấy đến bạn đọc.” [6, 38]. kiến này góp phần kh ng định những nhận xét của Phạm Thế Ngũ và Hoài Anh trước đây. Phạm Đình Ân còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa duy lý trong truyện trinh thám phương Tây, tập trung cao ở Edgar Poe, đã ảnh hưởng trước tiên, trực tiếp và sâu sắc đến truyện của Thế Lữ và ảnh hưởng đến một mức độ nào đó vào truyện của những nhà văn khác.” [6, 40]. Với Phạm Đình Ân, không có chiếc cầu nối nào từ Edgar Poe đến truyện trinh thám và kinh dị của Thế Lữ. Có lẽ đúng như vậy. Năm 2009, tuy chưa nêu tác phẩm cụ thể, nhưng trong Thế Lữ - m t khách tình si, Vu Gia có ghi trong niên biểu của Thế Lữ: “1932…Đọc Edgar Poe, làm thơ, viết văn”. Và tác giả đã dẫn lời của Nguyễn Lương Ngọc kể lại trong Nhớ bạn (tr.68): “Anh (Thế Lữ) nói với tôi: “tôi đã dịch Etgan Poe*. Tôi thích
cách kể của nhà văn này.” [72, 129]. Do độ l i của thời gian khá xa, tiếc rằng chúng tôi chưa tìm được bản dịch truyện Edgar Poe nào của Thế Lữ.
Chỉ trong vòng 10 năm, cách đọc Poe cũng từng bước có sự thay đổi ở các nhà nghiên cứu phê bình. Nếu trong bài viết năm 2003, Nguyễn Hữu Hiếu cho rằng thẩm mỹ phương Tây và phương Đông hoàn toàn khác xa nhau, thơ tượng trưng được tiếp nhận ở Việt Nam bởi nhu cầu tự đổi mới văn học, dễ dàng bén rễ bởi sự tương đồng về thân phận giữa các trí thức Pháp và Việt Nam và đặc điểm giàu thanh điệu của tiếng Việt, thì đến 2009, Phương Lựu lại dẫn chứng Nguyên lý thơ (Poetic Principle) của Poe để chứng minh rằng quan niệm về tính nhạc trong thơ của Poe mới thật là “thuần khiết”, rất gần gũi với tính nhạc siêu huyền trong thi học Phật Lão của văn chương Trung Hoa và phương Đông, do vậy Poe dễ được tiếp nhận ở Việt Nam. Hoạt động đọc lại giúp nhiều khía cạnh độc đáo trong sáng tác của Poe được nhận diện đầy đủ hơn. Người đọc hiện tại không còn “chỉ biết đến ông như một con người thần bí, chỉ có những ám ảnh ma quái” mà đã “nhìn thấy Poe là con người của chủ nghĩa duy lý, rất tôn trọng tinh thần khoa học.” [90, 42].
Ở nước ngoài, gần đây cũng có một số bài nghiên cứu về ảnh hưởng văn học Pháp với văn học Việt Nam có nói đến ảnh hưởng E.A.Poe của hai tác giả Thụy Khuê, và Liễu Trương (Paris). Thụy Khuê phân tích khá sâu về nguồn gốc ám ảnh trăng và nước trong thơ Hàn Mặc Tử bằng những kí ức tuổi thơ với cái nhìn phân tâm học mà độc giả Việt Nam cũng từng biết đến qua công trình của Bachelard được Đỗ Lai Thuý dịch Nước và những giấc mơ (L’eau et les rêves). Tuy nhiên mức độ phổ biến còn hẹp, phần vì dừng lại ở hình thức các website văn học hải ngoại; phần vì nội dung cũng khá kén chọn, chỉ có một số ít độc giả Việt Nam tiếp cận, chủ yếu là những nhà văn/thơ, nhà nghiên cứu phê bình, giảng viên đại học...
Các công trình lý luận nước ngoài được dịch ra tiếng Việt cũng góp phần vào bức tranh tiếp nhận Edgar Poe ở giai đoạn những năm đầu thế kỉ XXI này. Năm 1978 mới xuất hiện công trình dịch có phần nói về Poe đầu tiên (tr 56). Đến nay tổng cộng đã có 13 công trình. (Phụ lục 1). Các công trình dịch từ tiếng Nga được xuất bản đầu tiên gồm hai công trình và một bài dịch trên báo về tâm lý sáng tạo văn học, Pháp có ba công trình: Bachelard với Nước và những giấc mơ (L’eau et les rêves),