Phạm Ao Ủng Và E.a. Poe - Conan Doyle - Maurice Leblance


thét “tuôn ra những lớp sóng đồng, tràn lan. Những tiếng chuông, những tiếng chuông, những tiếng chuông tràn trề, như giọng nức nở kêu rên, cô quạnh của linh hồn chàng ám ảnh bởi trời xanh.” [364]. Tác giả còn mượn từ Poe hình ảnh “Những lớp sóng vàng thần bí văng v ng hòa hợp với những lớp sóng biển ồ ạt theo nhau vào bờ.” không thể không làm người ta nghĩ đến bài thơ cùng tên của Poe bởi ý tưởng, hình ảnh và nhạc điệu của The Bells đã khá phổ biến trong lòng người đọc.

Người đàn bà trong trắng, truyện thứ ba của Hoàng Trọng Miên đã gợi một số chi tiết trong truyện Bức chân dung hình ô-van (The Oval portrait) của Poe. Chi tiết người hoạ sĩ trong truyện của Poe vẽ chân dung của người vợ yêu dấu, và khi bức chân dung sinh động, có thần được hoàn tất cũng là lúc nó cũng mang đi tất cả sức sống cuả người vợ. Truyện của Hoàng Trọng Miên có pha một chút Liêu trai của Bồ T ng Linh qua giấc mơ, ảo ảnh, tưởng tượng của nhân vật tên Linh, để rồi kết thúc là một câu chuyện buồn nhưng được lý giải một cách khoa học: người thiếu phụ mắc bệnh bại đang thời kỳ còn xinh đẹp, suốt hơn hai mươi năm trời, ngày ngày ngồi trên chiếc ghế bành đặt trước cửa gương, nhìn xuống đồi ngong ngóng chờ chồng, những chất lân tinh trên mặt thủy tinh phản chiếu ánh sáng dần dần thấm in lấy hình ảnh nàng khiến Linh đã ảo tưởng đó là một nàng yêu tinh hiện ra sau cửa.

Mức độ ảnh hưởng đậm đặc hơn là ở hai truyện còn lại. Có thể gọi đây là những bản sao, vừa chắp vá, vừa tổng hợp nhiều tác phẩm của Edgar Poe. t chuyện ghê gớm vừa mang cốt truyện của Sự sụp đổ ngôi nhà Usher, vừa phóng tác đoạn kết của Berenice. Nhân vật Hoàng Linh yếu đuối ẩn dật sống trong một lâu đài cũ kỹ u nghiêm của một dòng họ nổi tiếng nhiều ảo tưởng. Cách miêu tả dinh thự chạm trổ, những bức hoạ cổ, những cuốn sách cổ quái …y như ngôi nhà Usher. Hoàng Linh cũng có người yêu là cô em họ tên Hoàng Hoa, c ng lớn lên trong chốn u nghiêm ấy. Tính cách họ cũng theo motif song tr ng: hai nửa đối lập nhưng không thể tách rời hệt như anh em nhà Usher. Nhân vật “Tôi”- người kể chuyện “thì yếu đuối và ẩn dật trong sầu não, - nàng lại nhanh nhẩu, kiều diễm và chứa chan năng lực.” Hoàng Linh cũng không yêu nàng khi nàng còn xinh đẹp, khoẻ mạnh mà chỉ yêu khi nàng bệnh tật, không thể cứu chữa được nữa. ( t chuyện ghê gớm). Hoàng Hoa chính là hiện thân những nàng Ligeia, Madeline của Poe. Phần sau của truyện


lại chắp nối với truyện Berenice của Poe. Hoàng Hoa cũng mang một căn bệnh khó hiểu, hay ngất đi đột ngột và chết dần chết mòn trước mắt người yêu của mình. Giống chàng Egaeus trong Berenice, theo sự suy sụp dần của người yêu, căn bệnh sầu não của Hoàng Linh cũng trở nên trầm trọng, và những cơn biến đổi hóa nặng hơn bởi d ng thuốc phiện quá độ, và cuối c ng, đổi sang tinh thần thác loạn… Đoạn kết của truyện này quả khó phân biệt của E.A.Poe hay Hoàng Trọng Miên. So với Berenice của Poe, có thể nói chỉ là một đoạn dịch thì đúng hơn d phần cốt truyện có thay đổi tên nhân vật và địa điểm.

t người bạn kì dị lại là một sự mô phỏng hỗn hợp cả truyện l n thơ của Poe: vừa có cá tính nhân vật sầu muộn Usher, vừa có câu chuyện bị chôn sống của Bích Trăng với nhiều đoạn dịch nguyên văn Cu c mai táng v i vã (The Premature Burial), vừa là bản dịch bài thơ ‘Con quạ’ của Poe. Thú vị hơn là có cả chân dung và cá tính…người hâm mộ Poe và các nhà thơ tượng trưng Pháp. Tác giả đặt cho nhân vật “người bạn kì dị” này tên Thế. “Thú say mê nhất của Thế là thơ, triết lý và thuốc lá. Thế hút píp và có hơn mười cái, đủ kiểu to nhỏ, từ cái píp đầu lâu đến cái píp đầu thi sĩ Baudelaire” [364]. Thế lại có thú chơi đầu lâu, “Những cái đầu lâu ấy nổi bật h n trên màu đen của gian phòng, và đây đó treo những bức thư ảnh của các thi sĩ Thế yêu: Edgar Poe, Baudelaire, Byron, Mallarme, Valéry…”. Và “Bạn khác thường của Thế còn có một con mèo đen nhung chỉ thích được vuốt ve nằm trong lòng người và một con quạ. Con quạ toàn đen này Thế đã tập cho nó nói được và chỉ nói một câu như con quạ của Poe: Không c gì nữa hết!” [364]. Nhân vật Thế có đặc điểm là không bao giờ nói về đàn bà. Mãi sau này, trong một đêm trăng, Thế đã thổ lộ câu chuyện đau lòng về người yêu Bích Trăng bị chôn sống của anh. Phần sau có thể coi là bản dịch của truyện Cu c mai táng v i vã và ‘Con quạ’ của Poe d tên nhân vật và địa điểm của câu chuyện có thay đổi (Bích Trăng thay cho Victorine Lafourade và Lenore), địa điểm là hai thành phố ở Việt Nam: Hà Nội, Huế thay cho Baltimore hay Pháp, Mỹ…như trong truyện của Poe.

Là một người gắn bó với những nhà thơ Bình Định, c ng tôn thờ “vua thi sĩ” Baudelaire, cùng say mê Edgar Poe qua Baudelaire, c ng đồng điệu với Poe như Baudelaire, thế nhưng, các truyện phóng tác của Hoàng Trọng Miên hầu như chỉ là


những bản copy, cắt dán, tổng hợp, pha trộn, chắp vá các tác phẩm của Poe, không vượt thoát được chính nó để tạo thành tác phẩm mới như Thế Lữ, Phạm Cao Củng... Cũng không được như Hồ Biểu Chánh, tuy mượn cốt truyện của Victor Hugo, A. Dumas hay Hector Malot nhưng là những phóng tác độc đáo, thổi được cái không khí đói nghèo c ng cực của những nông dân v ng đất mới trong Ngọn c gi đ a, tấm lòng trọng nghĩa khinh tài của người dân Nam bộ trong Chúa tàu Kim Quy hay làm rơi lệ người đọc trong Cay đắng m i đời. Bởi ở đó là cuộc sống Việt Nam, bối cảnh xóm làng Việt Nam, cách ứng xử của con người Việt Nam, và cả lời ăn tiếng nói phương ngữ Nam bộ, nên gần gũi với tâm hồn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

2.1.2.6. Phạm ao ủng và E.A. Poe - Conan Doyle - Maurice Leblance


Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 14

Trong Nhà văn hiện đại tập II, quyển 4, chỉ có Phạm Cao Củng được Vũ Ngọc Phan xếp vào dòng Tiểu thuyết trinh thám. Có lẽ vì ông cho rằng “trong các tiểu thuyết trinh thám như Thế Lữ, B i Huy Phồn (...), chỉ có tiểu thuyết Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn.” [202, 403]. Phạm Cao Củng đã cho ra đời hai series trinh thám từ năm 1936, viết theo hai phong cách khác nhau. Loạt truyện về thám tử Kỳ Phát chịu ảnh hưởng nhiều của Edgar Poe và Conan Doyle, một vài chi tiết của Agatha Christie. Còn nhân vật Tám Huỳnh Kỳ thì là sự pha trộn của “Tên tr m hào hoa” Arsène Lupin của Maurice LeBlanc và bóng dáng những trang giang hồ tứ chiếng hào hiệp trong truyện kiếm hiệp kiểu anh h ng Lương Sơn Bạc rất được ưa thích thời đó. Mặc d từ Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ đến những bài viết gần đây của Phạm Tú Châu, Trần Thanh Hà đều cho rằng Phạm Cao Củng chịu ảnh hưởng Conan Doyle (Anh) và Maurice Leblance (Pháp), nhưng đọc series truyện Kỳ Phát của Phạm Cao Củng không thể phủ nhận nhiều chi tiết gợi dấu vết E.A Poe.

Điểm qua mười bảy truyện của Phạm Cao Củng, trước hết ở phần mở đầu truyện, ông cũng thường bắt đầu với việc Kỳ Phát thể hiện khả năng suy luận tuyệt vời của mình như đoán ra thân thế và nghề nghiệp của khách hàng mà không cần hỏi thông tin từ họ. Đơn giản là nhờ có óc “quan sát và suy luận”. Đó là nguyên tắc của E.A.Poe đề ra và các tác giả sau ông sử dụng như công thức của loại truyện điều tra- vụ án. Trong Nhà sư thọt, Kỳ Phát diễn giải cho Do –“kẻ trộm hụt”, muốn tập làm


thám tử: “trước hết phải nhận xét cho thực kỹ lưỡng, sau đó mới do những điều biết lấy, luận theo lý ra những điều mình chưa biết! Nếu không biết nhận xét h n hoi thì d nghĩ nát óc cũng không ra được điều gì!” [34, 27]. Kỳ Phát còn đắc ý phân tích “cái linh diệu của phương pháp luận đoán” khiến tên Do chỉ biết tròn mắt kinh ngạc và “tâm phục khẩu phục” mà thôi. Tuy nhiên, nhiều chi tiết Kỳ Phát suy luận chưa chặt chẽ, chứng cớ tìm được một cách dễ dãi và chưa hợp lý. Ví dụ như trong Người m t mắt, Kỳ Phát chỉ cần nấp một chỗ kín và nghe lỏm câu chuyện ông Tư Vượng và Bà Cửu nói với nhau là đã có đầy đủ bản “lý lịch giang hồ” của cả hai, ch ng cần quan sát, điều tra, hay suy luận gì cả.

Truyện Con ma cây vả hay ối kinh khủng ở m t đồn lính Pháp là truyện có nhiều chi tiết gần tác phẩm của Poe hơn cả. Liên tiếp có mấy ngày mà Hợp, cu Lặc, viên Cai 73, anh bếp Toóng-đơ bị giết một cách bất ngờ, khủng khiếp, bí mật đến kì quái vì giống nhau lạ l ng: đầu gần lìa khỏi cổ bởi một nhát “bay-yon-net” gọn gàng xảy ra ngay trong đồn, cạnh vọng gác và cây vả cổ thụ. Những cái chết không có chút liên can gì với nhau, không ai tìm ra được nguyên do, chỉ còn đổ cho…con ma cây vả! Lý do giết người thật vu vơ: “nó giết là vì thích giết mà thôi, gặp bất cứ người nào, miễn trong trường hợp thuận tiện thì nó hạ sát” [32, 105]. Chi tiết này khiến ta nghĩ đến lí do giết người hết sức phi lý trong Trái tim thú t i của Poe. Nhưng cuối c ng, d ng phép loại suy, rồi tự làm mồi nhử, anh Vệ Choắt gan dạ đã “ngửa bài” với thủ phạm. Nhờ nhanh trí sử dụng cái “nghề riêng là nói được thành tiếng bằng cách vận hơi bụng, mà hai môi không mấp máy chút nào” [32, 110], Vệ Choắt đã bắt quả tang được chính Thiệp - kẻ giết người bí mật - khi hắn định lặp lại hành động say máu giết anh và đổ hết tội lỗi cho anh. Chi tiết “nói giọng bụng” (ventriloquism) này là một trong những motif mà Poe đã sáng tạo trong Chuyện kể của A. Gordon. Pym i c ng là m t con người nổi tiếng của Poe.

Truyện Sáu kẻ tình nghi của Phạm Cao Củng có cốt truyện pha trộn như hình mẫu thứ nhất ụ án phố orgue: Phạm Viêm bị giết trong căn phòng đóng kín, kết hợp với hình mẫu thứ hai: thủ phạm là người gần gũi, thân thiết nhất, kẻ đã bày hiện trường giả để có bằng chứng ngoại phạm giống trong i c ng là m t con người của Poe. Mục đích gây ra tội ác cũng là để chiếm đoạt gia tài. Khác nhau là trong


truyện của Edgar Poe người cháu tên P. hoàn toàn vô tội, kẻ hiểm ác lại là người bạn tốt bụng thân tín nhất của nạn nhân: tên Charles già. Còn trong truyện của Phạm Cao Củng thì chính Phan Vỹ, cháu của Phạm Viêm, là thủ phạm. Nhưng cách Kỳ Phát quan sát sự việc, phán đoán và suy luận thì rập theo kiểu Dupin của E.Poe. Phạm Cao Củng còn bắt chước Conan Doyle trong chi tiết Kỳ Phát nhiều lần làm Lê Song bẽ mặt, thua cuộc phải chấp nhận đổi tên thành Lê Phong (nhân vật thám tử nổi tiếng của Thế Lữ) để chế giễu. Chi tiết này, Conan Doyle đã bắt chước kiểu mẫu mà Poe sáng tạo ra trong ụ án phố orgue. Ngoài ra, nguyên mẫu nhân vật “Thanh tra bất tài/vô dụng” (Poe's Prototype of the Armchair Detective) của E.A.Poe cũng là kiểu mẫu cho Conan Doyle, Maurice Leblance, Agatha Christie…, và tất nhiên là các tác giả truyện trinh thám Việt Nam như Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Phú Đức… khai thác qua việc xây dựng motif hình ảnh cặp đôi tương phản với nhà thám tử nghiệp dư tài ba trong hầu hết các truyện trinh thám của họ.

Về điều kiện và môi trường tiếp nhận E.A.Poe, theo nhà văn Trần Thanh Hà, những năm 1920-1930, tiểu thuyết trinh thám bắt đầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam. “Các bộ truyện trinh thám như Fantomas, các tác phẩm của Edgar Allan Poe, Conan Doyle, Gaston Leroux, Maurice Leblanc, Georges Simenon... dịch từ tiếng Pháp, in theo dạng sách ba xu (in bằng giấy nhật trình, giá bán ba xu), được bày bán ở các đô thị và có rất đông độc giả” [351]. Phạm Cao Củng sinh năm 1913, c ng thời với Thế Lữ, B i Huy Phồn, cũng không cách xa Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên bao nhiêu, ông cũng từng rất ưa thích Edgar Poe và “tưởng tượng đến ngày nào đó mình cũng dựng nên được một thám tử người Việt tầm cỡ như thế.” [223, 174]. Ảnh hưởng tiểu thuyết phương Tây ở Phạm Cao Củng được tiếp nhận một cách tổng hợp từ nhiều cây bút truyện trinh thám như Conan Doyle (1859-1930), Maurice Leblance (1864-1941), Agatha Christie (1890-1976), mà những nhà văn này từng coi “Truyện ngắn của Poe là kiểu mẫu mọi thời đại” (A model for all time) [387]. Do đó, khả năng những vay mượn lẫn nhau giữa các tác giả này, tổng hợp từ những hình mẫu truyện trinh thám của E. Poe là điều hoàn toàn có thể lý giải. Song, với mục đích chỉ viết cho độc giả bình dân, ông đã “xây dựng rất đơn giản, ít tình tiết, ít cơ mưu” và làm cho nó “có tính chất Việt Nam, đặc biệt hợp với trình độ, tri thức và


cuộc sống của người Việt Nam” [202, 404]. Có lẽ vì thế mà Vũ Ngọc Phan nhận xét truyện của Phạm Cao Củng “không phải là những tiểu thuyết kiệt tác, nó chỉ là một loại văn bình thường, loại mà hạng trung lưu trí thức thích đọc” [202, 409]. Dẫu vậy, sáng tác của Phạm Cao Củng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và hiện đại hoá thể loại trinh thám Việt Nam buổi đầu.


2.1.3. Tiếp nhận Edgar Allan Poe trong thơ ca

2.1.3.1. Edgar Allan Poe và “cây đàn muôn điệu” Thế Lữ

Tuy “người bộ hành phiêu lãng” này chỉ dừng chân giây lát ở lâu đài thơ ca nhưng đã kịp góp phần quan trọng mở đầu và thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam với tập ‘ ấy vần thơ’. Đặc điểm nổi bật của thơ ca giai đoạn này là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, khao khát tự do, phá vỡ những ràng buộc của xã hội phong kiến nặng nề ngàn năm trước đây. Văn học thay đổi cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Các nhà thơ giai đoạn đầu đều say sưa ca ngợi “Cái Tôi” và “Nàng Nghệ Thuật” với tất cả ý nghĩa tự do tuyệt đối của nó. Và cũng như các đại biểu của thi ca lãng mạn Pháp, họ đều tôn thờ Nghệ thuật thuần khiết như một thánh đường thiêng liêng c ng với việc đề cao sứ mạng thần bí cao cả của nhà thơ.

Nói đến Thế Lữ là nói đến người luôn say mê phụng thờ ái Đ p. Hồn thơ rộng mở của Thế Lữ “như vừng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam” [249, 50], “rộn ràng sắc màu, âm thanh c ng với quan niệm nghệ thuật riêng lạ lẫm của mình mà trước đó chưa ai từng đề xuất. Cái Đẹp là hạt nhân của quan niệm đó.” [6,19]. Đọc cả tập ‘ ấy vần thơ’ có thể thấy hết thảy mọi vẻ Đẹp trong trời đất đều làm cho lòng ông rung động. Chịu ảnh hưởng của trào lưu lãng mạn, Thế Lữ cũng ca ngợi cái Đẹp, tôn thờ Nàng Ly Tao và từng công khai tuyên bố chỉ đi tìm Cái Đẹp. Ông là người đầu tiên có h n tuyên ngôn về lẽ sống thoát ly bằng Nghệ thuật, và quan điểm Nghệ thuật vị nghệ thuật thuần túy (Tôi muốn đi, Cây đàn muôn điệu). Ông cũng là người đầu tiên thuyết minh cho cái quan niệm Tây phương về vai trò của nhà thơ và sứ mạng của thi ca ngay trong tiêu đề tập ấy vần thơ: “Thôi hãy để giọng buồn thương ta thán. Cho chúng tôi là một bọn nhạc công. Trăm ngàn năm nảy mãi sợi tơ lòng. Ca những phút sầu vui tình thiên hạ…” (Lựa tiếng đàn).


Tuy nhiên, Cái Đẹp của hồn thơ rộng mở Thế Lữ không chỉ gói trong “nỗi buồn, tình yêu và cái chết” như Poe mà đặt vào trong tất cả vạn vật. Người “khách tình si” của thi ca này chủ trương d ng “cây bút muôn màu”, “cây đàn ngàn phím” của nàng Ly Tao để ca ngợi “vẻ Đẹp c muôn hình, muôn thể (Cây đàn muôn điệu) của thế giới, con người và tình yêu. Cảm xúc về Cái Đẹp của Thế Lữ được đẩy tới độ căng hết sức của ngàn phím đàn theo lối phương Đông: hài hòa với thiên nhiên, con người và vạn vật, đa tình đa cảnh chứ không duy lý sắc lạnh kiểu phương Tây, và cũng không “bày tỏ rặt một ý tưởng u sầu, não n ng ghê rợn” [201, 688] như quan niệm khác lạ về cái Đẹp của Edgar Poe. (xem Phụ lục 8)

Cái Tôi tự biểu hiện của Thế Lữ tuy đã chọn con đường thoát ly bằng nghệ thuật bởi “khát biết nhẽ Nhiệm mầu trong Vũ trụ” (Trước cảnh cao r ng) nhưng vẫn gắn bó với mọi “thanh sắc trần gian” trong ‘Tiếng gọi bên sông’, ‘Giây phút chạnh lòng’, với hình ảnh những chinh phu gạt tình riêng vì nghĩa lớn “Trong lúc non sông mờ cát bụi, Phải đâu là hội kết uyên ương?”Nhất là trong ‘Nhớ rừng’, mượn lời con hổ phủ định cuộc sống tầm thường đua chen giả dối t túng, khát khao tự do khiến ta thấy rò nhà thơ hoàn toàn không lạc lối theo ‘Tiếng sáo Thiên thai’ mà hết sức nặng lòng với cuộc sống. Đỗ Lai Thúy cho rằng đóng góp riêng độc đáo của Thế Lữ là ở chỗ với đầu óc khoa học, logic của phương Tây, thi nhân đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về cái tôi. Chỗ khác biệt là Poe thì nghiêng về cái tôi - giãi bày, cái tôi dồn nén hơn là cái tôi - định nghĩa như Thế Lữ.

D có những khoảng cách, nhưng đối chiếu nhiều bài thơ của Poe và Thế Lữ, người đọc có thể cùng bắt gặp “nỗi sợ hãi tình yêu” trong thơ Edgar Poe và Thế Lữ. Với Poe, tình yêu như một “thánh địa” thiêng liêng, là một hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt ch ng khác nào “Vườn địa đàng” trong Kinh thánh, giúp ông vượt qua hiện thực u buồn trong cuộc đời đau thương bấp bênh của chính mình. Khác với Baudelaire và các nhà thơ tượng trưng sau này, những yếu tố mang tính chất nhục thể hầu như không hề xuất hiện trong thơ Poe. Do vậy, hình tượng người yêu trong thơ Edgar Poe không phải là những con người trần tục tầm thường mà đó là những nàng trinh nữ (maiden) trong trắng, những thiên th n (angels), những nàng tiên (fays) ở một thế giới mơ màng hư ảo như trong còi mộng; và vì trong còi mộng nên


lúc nào cũng thật nên thơ, thật đáng yêu và mang màu sắc siêu phàm không có thật. Tình yêu của Poe là một thứ tình yêu lý tưởng thánh thiện theo kiểu Platonic. Poe chỉ ca ngợi vẻ đẹp trong trắng cũng như luôn mang một sự kềm chế nhất định về tình dục và sợ hãi, lên án nó, xem nó như là một sự phạm tội. Nhiều lần, Poe tuyên bố: “Tình yêu của tôi đối với phụ nữ chỉ đơn thuần là tình yêu tinh thần thiêng liêng trong sáng” [380, 5].

Thế giới thơ của Thế Lữ cũng đầy những “người Tiên Nga”, “Ngọc Nữ” ở còi Thiên Thai, chốn Bồng Lai… (Tiếng sáo Thiên Thai, ẻ đẹp thoáng qua, ưa hoa, Hoa thủy tiên). Nhưng những “Nàng Tiên”, “Mỹ Nữ” hay có lúc là “cô em” bình dị trong thơ ông chỉ là những bóng dáng thoáng qua, thiếu đi cái xúc động mãnh liệt của những ái ân trong thơ Lưu Trọng Lư, hay cái rạo rực vồ vập trong thơ Xuân Diệu, đau đớn như Đinh H ng, vật vã như Hàn Mặc Tử, nhục thể như Bích Khê. Ngay từ 1935, trong L’Annam Nouveau, Nguyễn Nhược Pháp cho rằng “Thế Lữ không hề có những niềm say mê trong tình yêu” [6, 179]. Lê Tràng Kiều còn đưa ra hình ảnh khá dí dỏm: “Có người bảo Thế Lữ cũng giống như những người tình nhân ở tiên giới đứng cách nhau năm thước và luôn luôn xa nhau năm thước để trao đổi những lời ái ân.” [6, 233] và vì thế chỉ hợp với những bài thơ “tiên” nhưng rất hại cho những bài thơ “phàm”. Uyên Thao thì lý lẽ: “Thế Lữ trong khi yêu cũng như lúc thất vọng bao giờ cũng giữ được nét trầm mặc của con người Á Đông…tình yêu trong thơ Thế Lữ chỉ là tình yêu của những con người châu Á” [6, 244].

Thế Lữ không chỉ đứng cách xa tình yêu trần thế như các nhận định trên mà thực chất còn là nỗi sợ hãi tình yêu nhục thể bắt nguồn từ những ám ảnh ngay từ khi mới lớn. Hãy đọc những dòng hồi kí của nhà thơ- một thanh niên công giáo ngoan đạo: “Tôi là thiếu niên sớm biết yêu, nhưng không đi đến hành sự, chủ yếu là tình cảm; cứ mỗi lần xưng tội luyến ái, thì tôi nặng tội lắm....”. Những tội yêu đương phạm vào điều răn thứ sáu. Có lần xưng tội xong bị phạt, Thế Lữ kể “Tôi bị như thế trong một tuần, thì sợ quá, vì sợ buồn cho mẹ”. Thế là cậu thiếu niên tâm hồn đầy mộng mơ ấy đành dồn nén cảm xúc, giữ mình theo lời răn, nhưng lúc nào cũng cảm thấy “sao mà khổ sở thế này, nhất là cái khoản yêu đương” [103,105]. Do vậy, d rất cảm thông với những tình sử đau khổ nhưng ám ảnh tội lỗi của tình yêu nam nữ qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022