qua cửa Khổng, sân Trình phải thực thi. Ngay từ những ngày đầu mới bước chân vào lớp, người học được thầy dạy cho “những thói quen tốt, những phép tắc thông thường, cách ứng xử khi giao tiếp…” [97, tr.18]. Sau vài tháng mới được luyện viết chữ, học theo một số sách được soạn đơn giản như Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Tam tự kinh…, nội dung tập trung vào mục đích rèn người. Vì thế, những lớp bắt đầu này còn được gọi là “lớp khai tâm” [97, tr. 18]. Sau đó lần lượt, người học được tiếp xúc với các sách: Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương Tiết, Minh tâm bảo giám. Trong các sách trên, một số do người Việt soạn (Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi) chủ yếu để cho người mới học biết đọc, biết viết theo cách học thuộc lòng vì nó được soạn có vần và giảng nghĩa một cách đơn giản để cung cấp chút ít kiến thức về đạo lý, lịch sử cho người học không hẳn chỉ là Nho giáo. Lên đến trình độ cao hơn, họ sẽ được tiếp cận với các sách vở chuyên biệt của Nho giáo như Tứ Thư,
Ngũ Kinh.
Đồng thời, để thể hiện tinh thần độc tôn Nho học, triều Hậu Lê còn ban hành những điều luật nhằm hạn chế việc truyền bá các sách phi Nho. Luật Hồng Đức quy định: “Những ai đem sách tạp Phật, Lão khắc in đem bán lấy tiền của dân, làm mê hoặc người đời thì xử tội đồ” [130, tr. 129]. Điều 35 trong 47 điều giáo huấn của vua Lê Huyền Tông (1663) nhấn mạnh: “Phàm kinh, sử, tử, tập cùng văn chương hữu ích cho thế giáo mới được san bản thông hành, còn những sách dị đoan tà thuyết của đạo Lão, đạo Phật, những chuyện Quốc âm và ca thi dâm đãng, không được san bản ấn khắc mà tổn thương phong hóa” [105, tr. 88]. Kết quả là sách vở Nho giáo theo cùng với chương trình giáo dục, đã thâm nhập sâu vào đời sống người dân, Ninh Viết Giao phản ánh: “có người đã thuộc cả quyển Minh tâm, có người thuộc khá nhiều bài thơ trong Kinh Thi hay Đường thi, Tống thi, có người đọc từng đoạn trong Luận ngữ, Mạnh Tử…” [49, tr. 133]. Thực tế xã hội này là do nguyên nhân gián tiếp nhưng có tính quyết định thúc đẩy. Đó chính là xu hướng trau dồi kinh sách thánh hiền để lĩnh hội Đạo lý nhưng cốt yếu nhằm theo đuổi nghiệp khoa cử của những người đàn ông.
Nội dung thi cử đã được vua Lê Thái Tông định rò trong chiếu chỉ: “Muốn có người giỏi trước hết là chọn người văn học, lấy khoa mục làm đầu… Thái Tổ ta mới dựng nước, đầu tiên mở nhà học hiệu, Khổng Tử dùng cố Thái lao, sùng Nho trọng đạo hết mực… Nay định thể lệ về khoa thi, kỳ thi: bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5, thi hương ở các đạo, năm thứ 6 thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau cứ ba năm một lần thi làm lệ thường. Ai đỗ đều cho tiến sĩ xuất thân (ra làm quan). Thể lệ thi như sau: kỳ thứ nhất 1 bài kinh nghĩa (giảng nghĩa các kinh), Tứ thư mỗi sách 1 bài, mỗi bài hạn 300 chữ trở lên; kỳ thứ hai chiếu chế biểu đều 1 bài; kỳ thứ ba 1 bài thơ, 1 bài phú; kỳ thứ tư 1 bài văn sách, từ 1.000 chữ trở lên” [90, tr. 130]. Chiếu chỉ như là một văn bản pháp lý đầu tiên quy định về khoa cử, lấy kiến thức Nho học làm thước đo cơ bản về tài trí, đức hạnh của sĩ tử.
Thời Hồng Đức (1472), một lần nữa vua ra sắc chỉ định lệ cho thể lệ và nội dung thi: “Ngũ kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đề gộp làm 1 mà làm. Kỳ thứ 2 thi chế, chiếu, biểu mỗi loại 3 đề. Kỳ thứ 3, thơ, phú mỗi loại 2 đề; phú dùng thể Lý Bạch. Kỳ thứ 4, một bài văn sách, hỏi về chỗ dị đồng trong nghĩa lý của kinh truyện, hay dở trong chính sự của các đời” [92, tr. 485]. Phép thi, nội dung thi thời Hồng Đức trở thành chuẩn mực, qua đôi lần thay đổi, đến năm 1752 vẫn “trở lại theo văn thể thời Hồng Đức” [20, tr. 170]. Sang đến thời nhà Nguyễn thì “giáo dục nhà Nguyễn hoàn toàn được quan niệm và tổ chức như trong thời nhà Lê” [105, tr. 51]. Cách thi như thế học trò không thông hiểu Thi, Thư khó lòng qua được trường thi đầu.
Xét về nội dung, chúng ta thấy tiêu chuẩn người tài giỏi, trước hết phải thông hiểu Thi, Thư. Kiến thức Thi, Thư giúp người học rèn luyện được đức hạnh của một bậc quân tử: thanh bần, liêm chính, sống trung tín, trọng lễ nghi, lấy việc phục vụ triều đình làm lẽ sống. Vì thế, thời Hậu Lê chế độ thi cử quy định rất nghiêm ngặt và quy củ, tránh tuyển nhầm người gây hại cho xã tắc. Để đạt được mục đích sĩ tử không còn cách nào khác là phải học thuộc lòng kinh sách thánh hiền, ngay cả chú thích. Phan Ngọc viết: “Ngũ Kinh” và “Tứ Thư” mà người Việt Nam học thuộc lòng là kèm theo những lời giải thích của Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên và những chú
giải của Chu Hy cũng phải học thuộc lòng không mảy may thay đổi” [108, tr. 255]. Người học phải thuộc đến độ khối kiến thức đó trở thành vốn ngôn ngữ mang tính tiềm thức, khi cần chúng sẽ bộc phát một cách tự nhiên. Trong tình huống ứng xử tức thời, chúng như là “cái phao cấp cứu” “tức khắc ta nhớ đến một câu có sẵn diễn đạt nghĩa tương tự. Ta chỉ thay đổi một hai chữ trong câu có sẵn này, thế là có câu văn của ta” [108, tr. 256]. Rò nhất là khi các nhà nho tham gia ứng đối trong sinh hoạt ca hát dân gian, một bài ca dao ứng khẩu có nội dung như sau: “Phụ mẫu tồn bất khả viễn du/ Tọa mật thất như thông cù…” [75, tr. 1899]. Câu đầu phỏng theo một câu của Khổng Tử trong Luận ngữ: “Phụ mẫu tại, bất viễn du; du, tất hữu phương” [29, tr. 58] để làm mở đề cho một bài ca dao. Đây chính là một trong những lý do giải thích tại sao có sự góp mặt của các yếu tố liên quan đến Nho giáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt. Ngược lại, tục ngữ, ca dao – dân ca trở thành một trong những phương tiện góp phần nhân rộng Nho giáo ở vùng quê.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Sự Thâm Nhập Của Nho Giáo Vào Đời Sống Văn Hóa Tầng Lớp Bình Dân Việt
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 5
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 6
- Nho Giáo Và Tục Ngữ , Ca Dao – Dân Ca Người Việt
- Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 9
- Đạo Trong Tục Ngữ , Ca Dao – Dân Ca Người Việt
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Triều đình phong kiến Việt Nam, với chủ trương dùng “lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân”, thông qua một số phương tiện đã biến hệ thống triết lý Nho giáo thành những chuẩn mực đạo đức xã hội buộc mọi người phải tuân thủ. Tuy nhiên, để đạo đức Nho giáo thấm dần và hòa hợp vào tâm thức bản địa cần phải có sự vận dụng uyển chuyển và đầy trách nhiệm của tầng lớp nho sĩ. Họ là những người trực tiếp biến chuyển đạo đức Nho giáo thành “đạo làm người”, thuần về ý nghĩa luân lý khi đến với người dân.
Một trong những việc làm có tác động rất lớn đến nhãn quan của người dân đối với Nho giáo là việc các nho sĩ đã mang đến cho người dân những hình mẫu lý tưởng hội tụ những đức tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa… trong các tác phẩm thơ văn hay kịch bản tuồng, chèo, cải lương…, làm cho người dân cảm kích và có những thay đổi về cách hành xử theo các nhân vật được xem, được nghe. Một cô gái đã chọn sống theo gương các nhân vật trong sách truyện:
Chẳng thà em chịu đói chịu rách Học theo cách bà Mạnh, bà Khương
Không thèm như chị Vò Hậu đời Đường
Làm cho bại hoại cang thường hư danh.
[74, tr. 468]
1.2.3. Văn học – Nghệ thuật
Tầng lớp nho sĩ không chỉ là những người được đào tạo trong môi trường Nho học, trực tiếp tiếp nhận Nho giáo và được khảo hạch trình độ qua các kỳ thi mà còn là những nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, sử học... Tác phẩm của họ vừa có tính chất khuôn sáo của loại văn chương cử nghiệp vừa là tâm tình của những trí thức nặng trách nhiệm với đời và những xúc cảm sâu lắng của tâm hồn nghệ sĩ. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu cụ thể và chuyên biệt về văn học cổ trung đại Việt Nam, trong đó phần lớn là công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi. Các nhà nghiên cứu đã phác họa tổng thể nội dung và hình thức của giai đoạn văn học này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Nho giáo. Cùng với những bài viết, công trình có tính tổng quan, các nhà nghiên cứu cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ của từng nhà văn, nhà thơ tiêu biểu. Qua những nghiên cứu này chúng ta lại thấy sự ảnh hưởng rò nét của Nho giáo vào nhân sinh quan, phong cách sống của từng nho sĩ. Với mục đích xác định phương tiện đã hỗ trợ cho sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống người dân Việt, chúng tôi chỉ tập trung vào những nội dung, đặc điểm phục vụ cho công trình.
Mục đích hướng đến của văn chương ở giai đoạn này là truyền bá “chính đạo”, phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Văn chương không dừng ở việc bộc lộ cảm xúc cá nhân mà phải vươn đến những trăn trở chung, trách nhiệm giữ gìn cho “chính đạo”. Vì vậy, ảnh hưởng rò nét nhất của Nho giáo đối với lĩnh vực văn học trong giai đoạn này là làm nảy sinh quan niệm “văn dĩ tải đạo” của các nhà thơ, nhà văn. Đây cũng là “chí” và “tình” của các tác giả Nho gia.
Cái chí của kẻ sĩ Việt Nam chính là “cốt ở yên dân” mà Nguyễn Trãi là người đã vận dụng sáng tạo từ tư tưởng Nho giáo và nêu lên thành lý tưởng sống cho tầng lớp nho sĩ. Khi xã hội loạn lạc, đất nước đảo điên vì nội chiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dốc lòng: “Xã tắc điên nguy xuất lực phù”. Đến khi giai cấp cầm quyền phản bội
dân tộc, dâng đất nước cho ngoại bang, Nguyễn Đình Chiểu đã xác định lý tưởng sống: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Cụ đồ Chiểu đã định rò nhiệm vụ của văn học là chuyển tải đạo lý, truyền dạy “chính đạo” đồng thời là vũ khí tuyên truyền chống giặc. Chí khí vì dân tộc, vì chính nghĩa đó được hình thành từ lòng yêu nước thương nòi vốn có của người Việt, nhưng nó được vun đắp và củng cố bởi ý thức trách nhiệm của một công dân mà điều này được bồi dưỡng từ kiến thức Nho học. Kinh sách thánh hiền đã hướng cái tình, nỗi trăn trở trong lòng các nhà nho đến lý tưởng xây dựng xã hội hiện tại tốt đẹp như xã hội Nghiêu Thuấn. Nguyễn Trãi trong bài “Tự thán” số 4 đã ước ao: “Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” [149, tr. 46]; còn Nguyễn Bỉnh Khiêm trong một bài thơ Nôm thì ca ngợi: “No lòng ấm cật đời Nghiêu Thuấn” [65, tr. 151]. Xã hội Nghiêu Thuấn là xã hội lý tưởng mà nhà nho Việt Nam hình dung qua kinh sách Nho giáo, trở thành niềm mơ ước trong lý tưởng hành đạo của họ, xuất hiện trong văn học như biểu tượng điển hình về sự hưng thịnh của xã tắc. Mặc dù đây là một mơ ước tiêu cực, hướng về quá khứ nhưng trong điều kiện lịch sử và nhu cầu của thời đại lúc bấy giờ, các nhà nho đã xem đó là lý tưởng sống của mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm bảo rằng: “Muốn cho nhà chúa bằng Nghiêu Thuấn/ Phải đạo làm tôi, kẻo hổ ngươi” [65, tr. 229]. Ước muốn này đã đeo đuổi, dằn vặt các nho sĩ, từ trước Nguyễn Trãi đã luôn trăn trở trong bài “Thuật hứng” số 23: “Còn một lòng âu việc nước/ Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” [149, tr. 43]. Rồi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng một nỗi lòng ấy nhưng xác định cụ thể bằng những chuẩn mực đạo đức Trung, Hiếu: “Bui có một lòng trung mấy hiếu/ Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen” [65, tr. 27]. Bằng cách này hay cách khác, họ vẫn tìm cách gián tiếp thực thi trách nhiệm, bổn phận của một kẻ sĩ với đời. Có thể nói, cái tâm chí một lòng vì nước vì dân của kẻ sĩ xuất phát từ tâm thức dân tộc, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp lớn lao của Nho giáo trong chủ trương tu rèn đức hạnh của người quân tử, những con người “lo trước cái lo của thiên hạ” và “vui sau cái vui của thiên hạ”. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng bộc bạch trong bài “Ngụ hứng”:
Nho quan tự tín đa thân ngộ,
Đỉnh thực thùy năng vị quốc mưu. Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ,
Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu.
[65, tr. 267]
(Dịch nghĩa: “Cái mũ nhà nho” tự biết, đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ, Ăn bằng vạc có ai là kẻ vì nước mưu toan.
Rút cục (ai) muốn tìm cái vui của ta,
(Thì) cần biết rằng ta được vui sau thiên hạ vì biết lo trước thiên hạ.)
Trách nhiệm với nước, với dân ở đây không chỉ xuất phát từ “tình yêu tổ quốc, yêu đồng bào”, đối với các nhà nho, đó còn là ý thức “tu thân” hành đạo được đạo đức Nho giáo gầy dựng. Ý thức ấy có khi giúp nhà nho vượt qua những trắc trở, oan khuất để giữ vững khí tiết, không những tạo nên phong thái an nhiên với họa phúc mà còn âm ỉ nuôi dưỡng ý chí giúp đời, giúp người không bao giờ nguôi ngoai trong lòng họ. Không thực hiện được lý tưởng ở chốn quan trường, họ chọn cách “mưa dầm thấm đất”, âm thầm gây dựng phép tắc ứng xử theo lễ nghi, đạo đức nhân nghĩa thông qua thơ ca. Thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt phản ánh sự suy đồi của chế độ phong kiến, nỗi cơ cực của đời sống xã hội vào thời mình: “Liên niên chinh phạt vương sư lão/ Lũy thế chinh thâu quốc dụng đàn” [65, tr. 309] (Nhiều năm liền chiến chinh, vua quan già cỗi/ Xây thành lũy, truy thu thuế làm tài sản quốc gia kiệt quệ); mặt khác, ông cố gắng truyền bá đạo đức nhân nghĩa, mong có thể “chấn hưng đạo đức và cảnh tỉnh lòng người”. Để đạt được mục đích ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cô đọng và cụ thể hóa triết lý làm người của Nho giáo trong bài “Cương thường tổng quát”:
Trời phú tính ở mình ta
Đạo cả cương thường năm mấy ba Tôi hết ngay, chầu chực chúa, Con hằng thảo, kính thờ cha.
Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt,
Bầu bạn cho hay nết thực thà. Nghĩa vợ chồng xem rất trọng.
Ở đầu phong hóa phép chưng nhà.
[65, tr. 244]
Ở câu cuối tác giả đề cao vai trò của đạo đức Nho giáo trong sự thịnh trị quốc gia. Đây chính là chủ trương dùng đạo đức làm chính trị, một giá trị nhân đạo nổi bật của Nho giáo, được các nhà nho tiến bộ khai thác triệt để trong công cuộc hành đạo của mình. Họ đã miệt mài trong hoạt động giáo huấn đạo đức. Loạt bài “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi tuy mang tâm sự tự bạch nói lên những trăn trở về thế sự, nhắc nhở bản thân về cách sống, mục đích sống, nhưng lại hàm ý hướng mọi người quan tâm đến việc tu rèn đạo đức thánh hiền. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn có thêm một số bài với mục đích rò ràng là răn dạy những người xung quanh, đặc biệt là con cái trong gia đình như “Giới sắc”, “Giới nộ”, “Huấn nam tử”. Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có một chùm thơ răn dạy đạo lý như “Giới đệ tử sự sư”, “Tử sự phụ mẫu”, “Khuyến phu đãi thê”… Tập Gia huấn ca cho đến nay mặc dù chưa xác định được tác giả nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất đó là tập sách của một nhà nho soạn ra với mục đích: “Đem những điều luân thường đạo lý diễn ra bằng lời thơ giản dị dễ hiểu để dạy vợ con trong nhà, rồi mới đem dạy người ngoài sau” [59, tr. 12]. Giai đoạn sau, mặc dù Nho giáo đã bị cực đoan hóa, các giá trị đạo đức trở thành giáo điều cứng nhắc nhưng ở miền Nam, cụ đồ Chiểu với phong cách bình dân, trực tính của người Nam bộ vẫn tin tưởng rằng: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Đó là bài học luân lý cụ thể rút ra từ hệ thống triết lý mông lung, phức tạp của Nho giáo mà Nguyễn Đình Chiểu muốn nhân rộng, thấm sâu vào ý thức làm người của người dân. Vì vậy, truyện Lục Vân Tiên mở đầu bằng hình thức rao giảng: “Hỡi ai lẳng lặng mà nghe/ Dữ răn việc trước, lành dè thân sau”.
Theo đuổi lý tưởng chính trị của mình, Nguyễn Đình Chiểu tuân thủ phương pháp giáo hóa treo gương. Những tấm gương đạo đức được đầu tư, chăm chút đầy đặn về tính cách Nhân hậu, Hiếu, Nghĩa, Trung, Dũng đặt đối nghịch với những
nhân vật phản diện phi đạo, phi nghĩa càng nâng cao giá trị giáo dục của tác phẩm. Bằng thể loại thơ Nôm và sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, kết hợp với thị hiếu thích tập trung để nghe xướng ca, ngâm họa ở Nam bộ, gương trung hiếu, tiết hạnh mà Nguyễn Đình Chiểu dày công xây dựng đã đến được với nhiều người, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành tư tưởng Nho giáo bình dân ở Nam bộ.
Qua thực tế phổ biến truyện Lục Vân Tiên, chúng ta có thể thấy hình ảnh những nhân vật với các đức tính: Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa… trong các truyện thơ, tác phẩm văn học đi vào lòng người dân nhờ có sự góp phần không nhỏ của loại hình sinh hoạt ca ngâm. Từ đó những nhân vật này trở thành những hình mẫu đạo đức được người dân xem như những tấm gương giúp họ hướng thiện. Lời của một anh con trai đã phản ánh thực tế đó:
Anh tới đây muốn kết nghĩa giao ân
Anh không phải thằng Bùi Kiệm sao chín mười phần bạn nghi? Quan Công thuở trước có nghì (nghĩa)
Em ở có nghĩa, anh vì nghĩa nhơn (nhân).
[74, tr. 163]
Mặc dù loại hình ca hát dân gian từ sau thời Hậu Lê không được sự ủng hộ của các nhà cầm quyền, vua Lê Thánh Tông thì kỳ thị, còn các chúa sau này xem đó là dâm thanh, nhưng thực tế chúng vẫn còn một vị trí nhất định trong lòng người dân. Sinh hoạt nghệ thuật dân gian vẫn được duy trì cục bộ ở từng địa phương. Hình thức hội làng với những sinh hoạt sân khấu: tuồng, chèo, cải lương… trở nên phù hợp với vai trò vừa tập hợp được số lượng người xem vừa thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt giải trí trong dân, lại có thể phục vụ cho các lễ hội long trọng của làng, nhân đó, các nhân vật, các biểu tượng Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa… cũng được phổ biến và được người dân lĩnh hội một cách tâm đắc. Nếu như việc chuyển thể hoặc sáng tác các vở tuồng, chèo, cải lương… dựa theo các sách truyện Trung Quốc đã đưa số đông quần chúng lao động đến với các nhân vật lịch sử, nhân vật huyền thoại trong văn học cổ Trung Quốc với những đức tính mưu lược, nghĩa dũng như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi… thì hình thức biểu diễn sân khấu đã lặng lẽ làm dung môi