Sản Lượng Sản Xuất Ô Tô Của Một Số Quốc Gia Năm 2020

Theo số liệu thống kê mới nhất từ tổ chức các nhà sản xuất ô tô quốc tế (OICA), doanh số bán ô tô Thái Lan năm 2020 đạt 1.427.074 chiếc (giảm 29%) trong đó có 537.633 xe thương mại, với mức giảm là 15% so với năm 2019. Trong đó, lượng xe tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt 889.441 xe, giảm hơn 21% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lượng xe xuất khẩu lại giảm hơn 30% với doanh số hơn 735 nghìn xe.


Hình 3 3 Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia năm 2020 Nguồn OICA 1

Hình 3.3: Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia năm 2020

Nguồn: OICA, http://www.oica.net/category/production-statistics/2020-statistics/

Năm 2020, doanh số xe thương mại giảm 15% đạt 517.357 xe, dẫn đầu là mẫu xe Isuzu D-Max với 136.450 xe, vượt qua mẫu Hilux với 131.293 xe – đây là mẫu xe dẫn đầu thị phần trong nhiều năm liền tại Thái Lan.

Bảng 3.6: Mười mẫu xe bán chạy nhất tại Thái Lan năm 2020


Mẫu xe

Doanh số (chiếc)

Xếp hạng năm 2020

Isuzu D-Max

136.450

1

Toyota Hilux

131.293

2

Toyota Yaris

32.840

3

Honda City

31.959

4

Mazda 2

25.550

5

Ford Ranger

25.434

6

Mitsubishi Triton

23.705

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


Honda Civic

23.001

8

Nissan Almera

18.971

9

Honda Jazz

18.780

10

Nguồn: tác giả tổng hợp từ trang web: https://www.focus2move.com/thailand-best-selling-car/ Về vị trí các doanh nghiệp trong mạng sản xuất toàn cầu

Năm 2020, cấu trúc công nghiệp ô tô Thái Lan có thể được phân loại thành ba cấp, bao gồm 18 doanh nghiệp liên doanh lắp ráp xe, khoảng 720 doanh nghiệp cấp một, và trên 1.100 doanh nghiệp cấp hai và cấp ba.


Hình 3 4 Cấu trúc mạng sản xuất công nghiệp ô tô Thái Lan Nguồn Viện Nghiên 2

Hình 3.4: Cấu trúc mạng sản xuất công nghiệp ô tô Thái Lan

Nguồn: Viện Nghiên cứu Ô tô Thái Lan (2020).

3.2. Cách thức Thái Lan tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu

3.2.1. Chiến lược nâng cấp công nghiệp ô tô của Thái Lan

Công nghiệp ô tô của Thái Lan đã từng bước được phát triển và đã trở thành một phần của mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Nhìn chung, công nghiệp ô tô Thái Lan được nâng cấp từng bước qua năm giai đoạn chính gồm:

Giai đoạn thứ nhất, tập trung vào việc sửa chữa đơn thuần những chiếc xe nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài CBU (Complete Build-up Unit).

Giai đoạn thứ hai, chuyển sang lắp ráp thành phẩm từ những linh phụ kiện nhập khẩu từ nước ngoài CKD (Completely Knocked Down).

Giai đoạn thứ ba, nền công nghiệp chuyển hướng sang sản xuất phụ tùng, tập trung vào những thiết bị gốc có giá trị gia tăng thấp.

Giai đoạn thứ tư, vẫn tiếp tục nội địa hóa khâu sản xuất phụ tùng, nhưng đã chuyển sang sản xuất những thiết bị gốc có giá trị gia tăng cao.

Giai đoạn cuối cùng, tập trung vào hoạt động phát triển và thiết kế sản phẩm, với mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm công nghiệp ô tô của khu vực [103].

Để tham gia vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu, Thái Lan cũng đề ra các chiến lược năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Đặc biệt, Thái Lan đã xác định một trong những chiến lược quan trọng là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp ô tô [10].

3.2.2. Thu hút FDI


Điểm nhấn của chiến lược tăng cường thu hút FDI vào công nghiệp ô tô của Thái Lan là có sự đa dạng và linh hoạt các chính sách và cấp độ ưu đãi nhằm thu hút đầu tư FDI vào công nghiệp ô tô Thái Lan, đặc biệt là thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia đầu tư vào các khu công nghiệp. Cụ thể:

Các khuyến khích bằng thuế


Thái Lan miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay, thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 20%.

Các khuyến khích phi thuế


Thái Lan cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những lao động kỹ năng cao và chuyên gia để

thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

Theo loại hình doanh nghiệp


Thái Lan cho phép có ba loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân.

Theo dự án


Đặc biệt, môi trường đầu tư Thái Lan phân biệt ưu tiên, ưu đãi đối với từng nhóm dự án đầu tư cụ thể được phân loại theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước; theo hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến và mức chuyển giao công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và cho đào tạo lao động, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tỷ lệ nợ trên vốn và theo vị trí địa lý dự án trong khu công nghiệp.

Các dự án ưu đãi đầu tư trong công nghiệp và nhất là trong khu công nghiệp thường được phân thành hai nhóm: nhóm A với các lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế; nhóm B với các lĩnh vực không được hưởng ưu đãi thuế, nhưng có thể được hưởng các ưu đãi khác.

Nhóm A được chia thành bốn nhóm thành phần là:


Nhóm A1, bao gồm các dự án có tầm quan trọng lớn đối với quốc gia, trung tâm nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc gia;

Nhóm A2, gồm các dự án sử dụng công nghệ cao, vốn lớn, bảo vệ môi trường, song phải là các dự án chưa từng được đầu tư ở Thái Lan;

Nhóm A3, gồm các dự án giống A2 nhưng đã từng đầu tư tại Thái Lan và cần thiết phải kêu gọi thêm vốn đầu tư;

Nhóm A4, gồm các dự án không áp dụng công nghệ cao, nhưng có tầm quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các dự án thuộc các nhóm khác nhau sẽ nhận được các ưu đãi thuế cụ thể khác nhau về mức độ và thời gian (ví dụ: Dự án thuộc nhóm A1 và A2 được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong tám năm, dự án nhóm A3 được miễn thuế năm năm và A4 được miễn thuế ba năm). Các dự án nhóm A còn được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị hay nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Nhóm B bao gồm các lĩnh vực đầu tư được địa phương ưu đãi, nhưng chỉ được hưởng các ưu đãi ngoài thuế như: Quyền được sở hữu đất hay được hỗ trợ cấp visa hay giấy phép lao động cho lao động nước ngoài (mà không bị hạn chế như các dự án thông thường). Trong một số trường hợp, những dự án quan trọng còn có thể được miễn thuế xuất, nhập khẩu.

Theo vùng


Vị trí địa lý dự án và các khu công nghiệp thuộc đối tượng được nhận ưu đãi chia thành ba vùng: Vùng 1, Vùng 2, Vùng 3; trong đó, Vùng 3 được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất, vì xa Thủ đô Bangkok nhất.

Bảng 3.7: Ưu đãi của dự án đầu tư theo vị trí địa lý của khu công nghiệp



Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Miễn 100% trong

3 năm

Miễn 100% trong

7 năm

Miễn 100% trong 8

năm và 50% trong 5 năm tiếp theo

Thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất (máy móc, phụ tùng…)

Giảm 50%

Giảm 50%

Miễn

Thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào

Miễn thuế 1 năm nếu xuất khẩu được ít nhất 30%

Miễn thuế 1 năm nếu xuất khẩu được ít nhất 30%

Miễn thuế 5 năm nếu xuất khẩu được ít nhất 30%


Thuế VAT và các loại thuế khác

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Giao thông, điện, nước

Không áp dụng

Mức giá bình thường

Khấu trừ 2 lần từ thu nhập chịu thuế trong 10 năm

Cơ sở hạ tầng

Không áp dụng

Không áp dụng

Khấu trừ 25% thu nhập chịu thuế

Nguồn: [129].


Nhờ chiến lược kinh tế hướng ngoại tập trung, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào công nghiệp ô tô từ năm 1970 đến nay có sự thay đổi rõ rệt. Trong giai đoạn đầu, từ 1960 đến 1980, tuy áp dụng mạnh mẽ những biện pháp khuyến khích đầu tư, nhưng FDI Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp ô tô không có biến đổi nhiều, trung bình đạt mức 5 triệu USD/ năm và chỉ chiếm 5% trong tổng số nguồn vốn FDI vào Thái Lan.

Kể từ cuối những năm 1980, nhu cầu đối với xe ô tô đã tăng mạnh kéo theo sự mở rộng của thị trường ô tô trong nước, Chính phủ Thái Lan đã bắt tay thực hiện chính sách tự do hóa trong thị trường ô tô như gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu xe chở khách, bãi bỏ chính sách hạn chế đối với một số mẫu và loại xe, gỡ bỏ lệnh cấm mở cửa nhà máy lắp ráp mới, ... Từ năm 1990, nhờ triển khai các hiệp định thương mại và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Các công ty Nhật có mặt tại Thái Lan cả trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất linh kiện. Nhờ đó, các nhà sản xuất lắp ráp Nhật Bản như Toyota và Honda đã lần lượt thành lập các nhà máy mới tại Thái Lan. Do đó, giai đoạn 1986-1990 vốn FDI đầu tư vào công nghiệp ô tô Thái Lan tăng lên trung bình 37 triệu USD /năm và đặc biệt giai đoạn 1991-1995 trung bình hàng năm vốn FDI vào công nghiệp ô tô Thái Lan đạt mức 87 triệu USD /năm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ, dòng vốn FDI vào công nghiệp ô tô của Thái Lan tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục cao vào năm 1998 lên tới 818 triệu USD [93].

3.2.3. Thuận lợi hóa thương mại


Năm 1996, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) được thông qua. Chương trình này nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại linh kiện ô tô ở các nước thành viên ASEAN. Mục đích của chương trình AICO là nhằm tạo ra một cơ chế mới về hợp tác công nghiệp giữa các nước ASEAN, phát huy lợi thế giữa các nước ASEAN, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong khu vực, chương trình khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào công ty quy mô nhỏ và vừa nhằm hưởng các chính sách ưu đãi về thuế quan.... Trước hết, các công ty muốn tham gia và được hưởng ưu đãi theo chương trình AICO phải có điều kiện đã đăng ký hợp pháp và đang hoạt động tại một nước thành viên ASEAN. Tức là, sự hợp tác ở đây chỉ dành cho các công ty trong lĩnh vực sản xuất và đã đăng ký hợp pháp và đang hoạt động ở quốc gia mình. Thứ hai, có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia (điều này có thể được miễn trừ theo quy định của mỗi nước). Thứ ba, hàm lượng nội địa của sản phẩm AICO phải đạt trên 30% trước năm 2000 và có một trong các yêu cầu: cam kết xuất khẩu sản phẩm AICO từ 50% trở lên; có ít nhất 40% cổ phần ASEAN; sản xuất ra các sản phẩm mới, tiên tiến, quy trình mới hoặc mẫu mã chưa có ở Thái Lan. Tiếp theo là khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), mục tiêu AFTA nhằm tự do hóa thương mại trong ASEAN thông qua việc giảm dần thuế quan nội bộ khu vực; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực bằng cách mở rộng một thị trường phối hợp rộng hơn; làm thích ứng với những điều kiện kinh tế đang thay đổi đặc biệt là quá trình thành lập các khối thương mại trên thế giới.

Sau khi trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2000, Thái Lan bãi bỏ hoàn toàn quy định về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và linh kiện ô tô nhập khẩu, cho phép các công ty đa quốc gia thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Thái Lan. Năm 2002, Thái Lan đã ký kết hiệp định thương mại tự do song phương Thái Lan - Australia (TAFTA); Năm 2005, hiệp định thương mại tự do Thái Lan-New Zealand (TNZFTA) đã đi vào hoạt động, và năm 2007 hiệp định thương mại với Nhật Bản (JTEPA) cũng có hiệu lực.

3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ gắn với khu công nghiệp mới


Vào những năm 1980, chính quyền Thái Lan đã thành lập các khu công nghiệp tại khu vực miền Bắc và các tỉnh miền Đông với mục đích phát triển khu vực nông thôn và hạn chế tắc nghẽn tại khu vực Bangkok. Đường cao tốc và cơ sở hạ tầng sau đó cũng được phát triển, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Vị trí của các khu công nghiệp ô tô này phần lớn ở các trục đường giao thông lớn và gần với cảng biển. Vì vậy, những dự án công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới đã được thiết lập tại khu vực mới- Khu vực miền biển phía Đông và các nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện đã được thành lập tại đó, cụ thể có 16 khu công nghiệp tại khu vực này.

Tại miền Đông và trung tâm có khu vực sản xuất lớn và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Mô hình này đã phản ảnh một phần lợi ích của mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Các cụm công nghiệp hỗ trợ có đặc điểm là nằm cùng hoặc nằm rất gần các cụm lắp ráp ô tô của Thái Lan, do đó không chỉ giúp các nhà lắp ráp giảm chi phí vận chuyển phụ tùng từ nhà máy đến xưởng lắp ráp mà còn giúp cho chính quyền dễ dàng quản lý các doanh nghiệp này. Như vậy, tăng cường tập trung khu vực sản xuất ô tô tại trung tâm miền Đông có thể coi là mô hình của quá trình hình thành các cụm liên kết ngành ô tô. Các doanh nghiệp có nhiều lý do quan trọng để lựa chọn điểm đặt nhà máy tại các khu vực này. Trước hết là dịch vụ giao thông thuận tiện, tiếp theo là tiện ích công cộng tốt và tương thích với khách hàng. Lợi ích lớn nhất từ đặt các cơ sở sản xuất tại các cụm liên kết ngành là chi phí giao thông thấp nhằm đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô.

Khu vực miền Đông Thái Lan đang trở thành địa điểm chiến lược mới đối với sản xuất ô tô của Thái Lan. Cụm liên kết công nghiệp ô tô đã hình thành trong khu vực này do phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao như đường bộ, cảng biển, các khu công nghiệp, các ưu chính sách ưu đãi đầu tư.

3.2.5. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp chế tạo ô tô


Thái Lan là một trong những quốc gia có công nghiệp hỗ trợ phát triển tại ASEAN và bao gồm bốn giai đoạn: giai đoạn 1 (1960-1970) khuyến khích và bảo hộ

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí