Mô Tả Thang Đo Của Biến Phụ Thuộc Và Biến Độc Lập


1. Hà Tuấn Phương (2017): “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến từ 04 chuyên gia, phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp kiểm định tương quan, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội, xác định sự khác biệt bằng phương pháp T-Test và ANOVA. Với 316 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định mô hình công dân tham gia quản trị nhà nước là phù hợp và có thể được áp dụng tại Phường

4. Qua đó, 03 nhân tố là quản trị hợp tác (QT), ý tưởng công dân và sự đổi mới (YT) và dân chủ hợp tác (DC) đều có ảnh hưởng tới chính phủ mở (CP) và có quan hệ tuyến tính thuận, tác động tích cực đến chính phủ mở. Trong đó, nhân tố quản trị hợp tác có tác động lớn nhất đến chính phủ mở, kế đến là nhân tố ý tưởng công dân và sự đổi mới, và cuối cùng là nhân tố dân chủ hợp tác. Kết quả kiểm định ANOVA cũng đã xác định là có sự khác biệt đối với sự tham gia chính phủ mở theo biến định tính cá nhân ở từng nhóm có độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau.

2. Nguyễn Nguyệt Huế (2015): “Sự tham gia của người dân trong xây dựng Nông thôn mới trường hợp nghiên cứu xã Mỹ lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh long”. Quá trình nghiên cứu đề tài đã khẳng định vai trò tham gia của người dân trong tất cả các khâu, từ đóng góp ý kiến đến trực tiếp thực hiện và duy tu, bảo dưỡng công trình. Tuy nhiên, thông tin bao phủ thấp dẫn đến sự tham gia không đồng đều giữa các nhóm dân cư có lĩnh vực nghề nghiệp và quan hệ xã hội khác nhau. Đóng góp ý kiến chỉ được thực hiện ở các khâu sau dẫn đến phân bổ ngân sách không theo nhu cầu. Cộng đồng ít tham gia thực hiện các công trình xây dựng tại địa phương mặc dù chi phí thấp và hiệu quả cao hơn. Công tác giám sát cộng đồng và duy tu, bảo dưỡng chỉ được thực hiện đối với những công trình có vốn dân hoặc có liên quan đến các nhu cầu cấp thiết. Nguyên nhân tình trạng hiệu quả tham gia thấp không chỉ xuất phát từ khả năng tiếp cận thông tin không đồng đều, nguồn lực yếu và lệ thuộc vào cơ chế đại diện của cộng đồng mà nó còn đến từ chính quyền trong thái độ đối với sự đóng góp của người dân, vấn đề trao quyền ra quyết định và xây dựng cơ sở pháp cho sự tham gia.


3. Đào Duy Ngọc (2015): “Sự tham gia của người dân trong xây dựng Nông thôn mới tại huyện Tân Lộc, Đồng Nai”, khi tác giả phân tích về thực trạng về sự tham gia của người trong khảo sát nghiên cứu tại huyện Xuân Lộc cho thấy người dân được thông tin về chương trình NTM còn thấp, thông tin chỉ dừng lại ở mức khẩu hiệu, kêu gọi. Các hoạt động được quy định cần có sự tham gia của người dân như: quy hoạch, chọn việc ưu tiên làm trước… rất ít được tham vấn ý kiến của người dân, người dân hầu như chỉ biết khi bắt đầu xây dựng hoặc đưa xuống các cuộc họp dân, họp ở địa phương khi cần kêu gọi đóng góp. Mức độ tham gia của người dân theo thang đo “biết, bàn, làm, kiểm tra” có chiều hướng giảm dần, chỉ những hoạt động liên quan trực tiếp tới đời sống người dân và họ phải đóng góp chi phí để xây dựng thì người dân mới tham gia một cách chủ động và tích cực hơn.

4. Lưu Thị Tho, Phạm Bảo Dương (2013): “Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở một số địa phương miền núi phía Bắc”. Nghiên cứu đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động kinh tế của các chương trình giảm nghèo bao gồm: cơ chế chính sách và giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng; năng lực và ý thức của các thành viên cộng đồng; nguồn lực và khả năng tiếp cận nguồn lực; thành phần dân tộc và giới tính. Từ đó, các giải pháp mà nghiên cứu đề ra chủ yếu nhấn mạnh yêu cầu nâng cao năng lực cho cộng đồng, bao gồm năng lực về nghề nghiệp và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, khi năng lực người dân được đáp ứng thì “nên trao quyền, phân cấp đầu tư và triển khai thực hiện cho họ. Cộng đồng hoàn toàn có khả năng tự quyết, tự làm chủ cuộc sống của chính mình”.

5. Nguyễn Văn Tuấn (2012): “Vấn đề phát huy sự tham gia đóng góp của người dân cho chương trình xây dựng nông thôn mới – Bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm Thụy Dương”. Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới tại xã Thụy Dương về cơ bản đã thành công, đã tạo ra bộ mặt nông thôn đổi mới, tạo niềm tin mới cho nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa; (2) Để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, cần huy động nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có sự tham gia đóng góp của người dân đóng vai trò hết sức


quan trọng; (3) Mức sẵn long tham gia đóng góp của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới phụ thuộc vào các nhân tố: công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động của chính quyền, cơ chế tham gia bàn bạc xây dựng kế hoạch, mức độ công khai minh bạch của các hoạt động, cơ chế tham gia kiểm tra, giám sát của người dân đối với các hoạt động của chương trình…

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu xã hội học, sử dụng những phương pháp, kỹ thuật và cách thức nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau. Tiếp cận phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA – Participatory Rural Appraisal), phương pháp cộng đồng trong phát triển để đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân, tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại địa bàn nghiên cứu.

Theo Trương Văn Truyền (2007), xây dựng tổ chức là một quá trình tham gia của cộng đồng để có được sức mạnh hay quyền lực nhất định, khi người dân hiểu được điều này thì họ sẽ hành đồng để thực hiện nó. Sự tham gia của người dân là một trong những nhân tố chính của sự phát triển, do đó gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển hơn. Mô hình nghiên cứu thực hiện bằng cách sử dụng thang đo Likert, thang đo Likert là hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - xã hội và được đánh giá theo 5 mức độ. Thang đo gồm 5 cấp bậc tương ứng với 5 mức độ sự tham gia của người dân; 5 mức độ ảnh hưởng đến việc xây dựng phường văn minh đô thị, được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.2: Mô tả thang đo của biến phụ thuộc và biến độc lập


Biến độc lập và biến phụ thuộc có sự tham gia của người dân

Cấp bậc

Mức độ

Mô tả

1

Không tham gia

Không biết, biết nhưng không tham gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 5


Biến độc lập và biến phụ thuộc có sự tham gia của người dân

Cấp bậc

Mức độ

Mô tả

2

Tham gia ít

Biết, nhận và lưu trữ thông tin về việc thực hiện,

tham gia thụ động

3

Tham gia trung bình

Bàn, có ý thức trách nhiệm cùng tham gia, phát biểu ý kiến, tư vấn, cung cấp thông tin cho

việc thực hiện

4

Tham gia nhiều

Làm, chia sẻ trách nhiệm, tham gia tích cực, góp

công góp của góp ý kiến, đề xuất, quyết định hợp tác thực hiện theo chức năng và trách nhiệm

5

Tham gia rất nhiều

Kiểm tra, chia sẻ quyền quyết định, tự hoạt động,

chủ động tham gia, trực tiếp thực hiện, có năng lực kiểm soát, giám sát việc thực hiện.

2.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết của Trương Văn Truyền (2007) về mức độ tham gia, kết hợp với những nghiên cứu khám phá trong một số lĩnh vực đã được trình bày ở trên. Qua đó, tác giả tiến hành thảo luận, trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn và có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đề tài nghiên cứu, bổ sung thêm yếu tố “Nhận thức xã hội” vào thang đo các yếu tố cấu thành sự tham gia của người dân; tiếp theo nghiên cứu thực hiện kiểm định sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau theo đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của người dân. Đó chính là sự khác biệt và là điểm mới của đề tài mà tác giả nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất các thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Biến phụ thuộc của mô hình là sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị; biến độc lập là các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân; và tác giả đề xuất mô hình thực nghiệm bao gồm các nhóm nhân tố độc lập tạo đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại địa bàn nghiên cứu bao gồm 5: (1) Năng lực cá nhân của người dân; (2) Năng lực của Ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; (3) Chính


sách địa phương, hoạt động hỗ trợ địa phương; (4) Lợi ích cá nhân và xã hội; và (5) Nhận thức xã hội. Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện qua hình 2.2.



Sự tham gia của người dân

Năng lực cá nhân của người dân

Năng lực của Ban chỉ đạo

Chính sách địa phương

Lợi ích cá nhân và xã hội

Nhận thức xã hội


Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Đề xuất các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đề xuất


Tên biến

Mô tả biến

Kỳ vọng

Tham khảo

ND

Năng lực cá nhân của người dân

ND_1

Luôn tiếp cận, nắm bắt và cập nhật thông tin

mới về xây dựng PVMĐT.

+

Trương Văn Truyền (2007); Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân

ND_2

Sẵn sàng dành thời gian tham gia mọi chủ

trương, hoạt động tại địa phương.

+

ND_3

Kiến thức, ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tự

giác về xây dựng PVMĐT.

+

ND_4

Vai trò và uy tín cá nhân phát huy tối đa

trong xây dựng PVMĐT.

+

CB

Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương

CB_1

Ban chỉ đạo trong xây dựng PVMĐT có

+

Trương Văn


Tên biến

Mô tả biến

Kỳ vọng

Tham khảo


năng lực, trách nhiệm và uy tín.


Truyền (2007); Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân

CB_2

Công tác tổ chức quản lý, điều hành trong

xây dựng PVMĐT tốt.

+

CB_3

Các hoạt động của ban chỉ đạo được công,

khai rõ ràng, có kế hoạch.

+

CB_4

Cán bộ có kiến thức, kỹ năng trong tuyên truyền,

vận động người dân dễ hiểu, thuyết phục.

+

CB_5

Cán bộ cơ sở phải có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh để nêu cao

tinh thần “làm gương” cho dân.

+

CS

Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương

CS_1

Khen thưởng kịp thời những cá nhân có đóng góp, tham gia tích cực vào các hoạt

động, phong trào do ban chỉ đạo phát động.

+

Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân

CS_2

Phát huy tối đa nguồn lực của tổ chức đoàn thể nhằm hỗ trợ trong mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng tới cuộc sống

“xanh, sạch, đẹp”, văn minh đô thị,…

+

CS_3

Cán bộ địa phương quan tâm hơn, giải quyết kịp thời các vấn đề của người dân còn vướng mắc; cập nhất kiến thức, thông tin

mới đến dân qua các cuộc họp tại khóm, xã..

+

CS_4

Hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao

thông, thủy lợi thuận tiện cho người dân.

+

LI

Lợi ích cá nhân và xã hội

LI_1

Đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự tại

địa phương được nâng cao và ổn định.

+

Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của

LI_2

Đời sống vật chất và tinh thần của người

+


Tên biến

Mô tả biến

Kỳ vọng

Tham khảo


dân được cải thiện.


cá nhân

LI_3

Có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi, mở rộng

kiến thức giữa dân và chính quyền.

+

LI_4

Gắn kết mối quan hệ giữa các người dân,

giữa người dân và cán bộ tại địa phương.

+

LI_5

Nâng cao uy tín mỗi cá nhân trong cộng

đồng, cộng đồng trong xã hội.

+

LI_6

Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy

lợi,… trong cộng đồng ngày càng tốt hơn.

+

XH

Nhận thức xã hội

XH_1

Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, đổi

mới của tỉnh.

+

Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân

XH_2

Môi trường sống lành mạnh, an toàn hơn,

các tệ nạn xã hội tại địa phương giảm rõ rệt.

+

XH_3

Mô hình hợp tác có sự tham gia của người dân đạt hiệu quả, vai trò của người dân được khẳng định hơn, nâng cao vị thế của người

dân trong xã hội.

+

TG

Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT

TG_1

Chủ động tìm hiểu thông tin để tham gia

vào việc xây dựng PVMĐT

+

Trần Thị Linka (2016) và nghiên cứu định tính của cá nhân

TG_2

Sẵn sàng đấu tư nhân lực và vật lực để tham

gia xây dựng PVMĐT

+

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tất cả các biến quan sát của các nhóm nhân tố trong mô hình, tác giả kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân vì sự tham gia của người dân càng nhiều, càng tham gia tích cực thì sự việc xây dựng Phường văn minh đô thị sẽ đạt hiệu quả càng cao.


Phương trình hồi quy của đề tài được xây dựng như sau:

Y = β0 + β1ND + β2CB + β3CS + β4LI + β5XH + ei

Với Y : Biến phụ thuộc – Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau.

Các biến độc lập bao gồm:

- ND: Năng lực cá nhân của người dân

- CB: Năng lực của Ban chỉ đạo, cán bộ địa phương

- CS: Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động của địa phương

- LI: Lợi ích cá nhân và xã hội

- XH: Nhận thức xã hội

ei : Sai số của phương trình

2.2.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Đinh Phi Hổ (2011), cỡ mẫu nên nhiều hơn 4 – 5 lần của số biến quan sát trong phân tích nhân tố. Để đảm bảo mô hình phân tích đạt yêu cầu, mang tính đại diện cho tổng thể nên cỡ mẫu tối thiểu là n = 150.

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Harris RJ. Aprimer (1985) thì kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m , nếu m < 5. Mô hình nghiên cứu đề xuất với 22 biến quan sát, vì vậy phiếu cần khảo sát tối thiểu cần là 110. Để đảm bảo số phiếu khảo sát có thể đại diện cho tổng thể, đề tài dự kiến sẽ khảo sát 200. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế, đối tượng khảo sát là người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau.

Tác giả sẽ chọn mẫu trên cơ sở phiếu khảo sát sẽ được gửi đến người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cà Mau. Thành phố Cà Mau gồm có 10 phường. Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu, tác giả sẽ chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên mật độ dân số, được chia thành 3 nhóm.

+ Nhóm 1: Phường 2, Phường 7 và Phường 8

+ Nhóm 2: Phường 4, Phường 9 và Phường Tân Xuyên

+ Nhóm 3: Phường 1, Phường 5 và Phường 6.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí