Các Kênh Thông Tin Trong Việc Tuyên Truyền Xây Dựng Pvmđt


Nghề nghiệp

Số người

Tỷ lệ (%)


Nghề nghiệp khác

25

14


Hộ gia đình chính sách

Số người

Tỷ lệ (%)


23

13


Không

158

87


Tổng thu nhập/người/tháng

Số người

Tỷ lệ (%)


Dưới 5 triệu đồng/tháng

99

55


Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng/tháng

46

25


Từ 8 đến dưới 10 triệu đồng/tháng

25

14


Từ 10 đến dưới 13 triệu đồng/tháng

8

4


Trên 13 triệu đồng/tháng

3

2


Tổng số phiếu khảo sát

181

100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 8

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Bảng 4.1 trình bày một số thông tin về đặc điểm của người dân tham gia phỏng vấn, thống kê mô tả được thể hiện qua một số tiêu chí như:

- Độ tuổi của người dân: nhóm người dân có độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi là 66 người; chiếm tỷ lệ 37%; 60 người thuộc nhóm có độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi với tỷ lệ tương ứng là 33%. Đây cũng là 2 nhóm độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong khảo sát; kế đến là 20% cho nhóm độ tuổi từ trên 45 tuổi; và cuối cùng nhóm người dân trẻ là 10% thuộc nhóm độ tuổi dưới 25 tuổi. Nhìn chung, người dân tham gia khảo sát đều trong độ tuổi lao động.

- Về giới tính của người dân tham gia trong hoạt động xây dựng PVMĐT. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng nam giới tham gia vào các hoạt động xây dựng PVMĐT cao hơn nữ giới với 107 người chiếm tỷ lệ 59%; tỷ lệ nữ giới tham gia 74 người và chiếm tỷ lệ 41%.

- Kết quả điều tra cho thấy phần lớn người dân có trình độ học vấn cao, tổng số người có trình độ từ trung cấp đến sau đại học chiếm khoảng 80%. Số người có trình độ đại học chiếm đa số (55%); kế đến là số người có trình độ trung cấp, cao đẳng (22%); và trình độ sau đại học là rất khiêm tốn chỉ có 3 người và có tỷ lệ chỉ 2%; số người có trình độ khác với tỷ lệ là 21%. Trình độ học vấn cao như thế có thể


góp phần nâng cao mức hiệu quả của hoạt động xây dựng PVMĐT vì nó có thể tạo ra những ứng dụng vượt bậc cho người dân trong việc tiếp thu, triển khai và ứng dụng các văn bản, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.

- Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng số lượng người dân có nghề nghiệp là kinh doanh, mua bán và là cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất và ngang bằng nhau, lần lượt là 60 người, chiếm 33%; đây là cơ hội cho cộng đồng tại địa phương, dễ dàng tiếp cận những thông tin cần thiết, góp phần tăng hiệu quả trong các hoạt động xây dựng PVMĐT. Kế đến là người dân có nghề nghiệp là công nhân, nông dân và nghề nghiệp khác với tỷ lệ chênh lệch nhau không đáng kể; đều có tỷ lệ khoảng 14%; cuối cùng là hưu trí có 10 người với tỷ lệ là 6%. Kết quả này cho thấy, đa số người dân đều đi làm việc.

- Trong 181 phiếu khảo sát thì có 23 người thuộc hộ gia đình chính sách (13%), 158 người không thuộc hộ gia đình chính sách (87%). Ta thấy, người dân không thuộc hộ gia đình chính sách chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia phỏng vấn đều trong độ tuổi lao động và đi làm nhưng tổng thu thập của cá nhân/tháng không cao. Chỉ có 2% cá nhân có thu nhập trên 13 triệu đồng/tháng (3 người), đây là tỷ lệ thấp nhất trong 181 phiếu khảo sát. Ngược lại số lượng thu nhập cá nhân có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% (99 người). Kế đến là 46 các nhân có thu nhập từ 5 đến dưới 8 triệu đồng/tháng với tỷ lệ tương ứng là 25%. Hai nhóm cá nhân có thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu đồng/tháng và từ 10 đến dưới 13 triệu đồng/tháng lần lượt có tỷ lệ là 14% (25 người) và 4% (8 người). Nhìn chung, thu nhập của người dân tham gia khảo sát tại địa phương không cao, chưa đảm bảo cuộc sống đầy đủ, thoải mái. Có thể là do tỉnh Cà Mau chưa có nhiều cơ hội việc làm do chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp; hay trình độ học vấn một số cá nhân còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ quan doanh nghiệp; hay một số cá nhân chỉ làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước nên chủ yếu thu nhập là từ tiền lương.


4.1.2. Thông tin về xây dựng phường văn minh đô thị

Bảng 4.2 trình bày thông tin về thông tin, tiêu chuẩn việc xây dựng PVMĐT của 181 người dân trong mẫu khảo sát. Số liệu cho thấy đa số người dân đều biết về thông tin, tiêu chuẩn trong việc xây dựng PVMĐT của địa phương, cụ thể có 164 người biết (91%) và 17 người chưa biết về thông tin, tiêu chuẩn trên với tỷ lệ là 9%.

Bảng 4.2: Thông tin, tiêu chuẩn về xây dựng PVMĐT


Thông tin, tiêu chuẩn

Số người

Tỷ lệ (%)


Có biết

164

91


Không biết

17

9


Tổng số phiếu khảo sát

181

100


Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Cà Mau với thế mạnh là thành phố trẻ, được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Mục tiêu của cấp lãnh đạo tỉnh là phấn đấu dến năm 2020 Cà Mau sẽ trở thành đô thị loại 1. Vì vậy, việc tuyên truyền vận động người dân tham gia thực hiện và hoàn thành các tiêu chuẩn là rất cần thiết. Bảng 4.3 tổng hợp các kênh thông tin mà 181 người dân trong mẫu khảo sát chọn để tham gia vào hoạt động xây dựng PVMĐT. Kênh thông tin qua báo đài, loa phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất (34%) trong số các kênh mà người dân được phỏng vấn. Giải thích cho sự lựa chọn này người dân nhận định rằng là do hàng ngày được nghe các thông tin có liên quan và các phong trào thi đua được lãnh đạo tỉnh phát động qua loa phát thanh tại phường, xã; tin tức được đăng định kỳ qua tờ báo của tỉnh, đài truyền hình tỉnh.

Bảng 4.3: Các kênh thông tin trong việc tuyên truyền xây dựng PVMĐT


Qua các kênh thông tin

Số người

Tỷ lệ (%)

Qua báo đài, loa phát thanh

104

34

Qua họp dân phố, tổ tự quản

87

29

Phát tài liệu đến tận gia đình

36

12

Từ người thân, hàng xóm

15

5


Qua các kênh thông tin

Số người

Tỷ lệ (%)

Niêm yết tại UBND xã, phường

42

14

Biết qua nguồn khác

20

6

Tổng số

304

100

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Qua họp dân phố, tổ tự quản là lựa chọn thứ 2 của người dân. Lý do này đạt 29% tổng số trả lời của người dân. Lập luận cho việc lựa chọn này là do định kỳ hàng tháng đều có họp tổ dân phố, tổ tự quản hay các cuộc họp chi bộ tại khóm, ấp đều lồng ghép các thông tin, hoạt động của phong trào xây dựng PVMĐT.

Kênh thông tin niêm yết tại UBND xã, phường và phát tài liệu đến tận gia đình có thể thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin nhưng chỉ có 42 và 36 người dân chọn trong tổng số trả lời của mẫu quan sát, chiếm tỷ lệ lần lượt là 14% và 12%. Qua phiếu khảo sát, người dân cho rằng tài liệu hướng dẫn trên lý thuyết rất suôn sẻ nhưng trong thực tế khi thực hiện thì còn nhiều vướng mắc không biết hỏi ai. Mặt khác, qua khảo sát ý kiến của các cán bộ chuyên môn thuộc Ban chỉ đạo đã có nhận xét rằng rất ít người dân quan tâm đến những tài liệu hướng dẫn; hay thông tin niêm yết tại UBND xã, phường cũng vậy, người dân ít khi đọc hết các thông tin được phổ biến. Cuối cùng là biết qua nguồn khác và biết từ người thân, hàng xóm chiếm tỷ lệ không đáng kể lần lượt là 6% và 5%.

Khi được hỏi về việc ai là người có vai trò chính trong xây dựng phường văn minh đô thị, trong tổng số 181 người được phỏng vấn thì người dân tại địa phương được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất, có đến 99 người đồng ý với ý kiến này chiếm tỷ lệ 52%; kế đến là 55 người đánh giá UBND Xã, Phường là có vai trò quan trọng trong xây dựng phường văn minh đô thị, chiếm 30%; cuối cùng là vai trò của Nhà nước và chính quyền ấp, khóm có vai trò quan trọng như nhau, đều chiếm tỷ lệ là 9%; chi tiết được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Vai trò chính trong xây dựng PVMĐT


Vai trò chính

Số người

Tỷ lệ (%)

Nhà nước

17

9


Vai trò chính

Số người

Tỷ lệ (%)

UBND Xã, Phường

55

30

Chính quyền ấp, khóm

16

9

Người dân tại địa phương

99

52

Tổng số phiếu khảo sát

181

100

Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Có nhiều nguyên nhân để đánh giá là người dân có vai trò quan trọng nhất trong xây dựng phường văn minh đô thị. Một trong những nguyên nhân là phần lớn các tiêu chuẩn đều cần phải có sự tham gia của hộ gia đình, mỗi một người trong mỗi hộ gia đình đều phải phát huy mọi nhân lực, vật lực để hoàn thành các tiêu chí, phong trào địa phương phát động trong việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng phường văn minh đô thị. Hay nguyên nhân khác là khi tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương trong việc xây dựng phường văn minh đô thị có thể có một số lợi ích nhất định như lợi ích của việc được chia sẻ nhiều kinh nghiệm cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con, thắt chặt “tình làng nghĩa xóm”; các tệ nạn xã hội giảm đi; cuộc sống của người dân được quan tâm nhiều hơn; cơ sở vật chất và hạ tầng được đầu tư xây dựng…. đó chính là nguyên nhân mà sự tham gia của người dân được đánh giá là quan trọng nhất.

4.2. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Như đã trình bày ở chương 2, hệ số tin cậy Cronbach’s alpha: Các thang đo đều phải được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có độ tin cậy từ 0,6 trở lên. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và đạt từ 0,9 trở lên; hệ số tương quan biến - tổng của tất cả các biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 (kết quả từ bảng

4.5 đến bảng 4.10).


Thang đo Năng lực cá nhân của người dân: Bảng 4.5 thể hiện thang đo nhân tố năng lực cá nhân của người dân có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,929; các hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ nhất là ND_2 (0,815) và biến có hệ số cao nhất là ND_4 (0,847). Như vậy, các biến đo lường của nhân tố này đều được sử dụng để phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha – Năng lực cá nhân của người dân



Biến quan sát

Ký hiệu biến

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến

- tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo nhân tố Năng lực cá nhân của người dân

1. Luôn tiếp cận, nắm bắt và cập nhật thông tin mới về xây

dựng PVMĐT

ND_1

10.53

7.506

.833

.908

2. Sẵn sàng dành thời gian

tham gia mọi chủ trương, hoạt động tại địa phương

ND_2

10.36

7.822

.815

.914

3. Kiến thức, ý thức trách

nhiệm, tự nguyện, tự giác về xây dựng PVMĐT

ND_3

10.31

7.682

.841

.905

4. Vai trò và uy tín cá nhân phát huy tối đa trong xây

dựng PVMĐT

ND_4

10.30

7.688

.847

.903


Cronbach's Alpha = 0,929



Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Thang đo Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương: Kết quả bảng 4.6 cho thấy thang đo nhân tố năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,940; các hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thành phần này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Biến có hệ số tương quan biến – tổng


nhỏ nhất là CB_2 (0,819) và biến có hệ số cao nhất là CB_3 (0,854). Do đó, các biến đo lường của nhân tố này đều được sử dụng để phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha – Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương



Biến quan sát


Ký hiệu biến

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến

- tổng


Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo nhân tố Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương

1. Ban chỉ đạo trong xây dựng PVMĐT có năng lực, trách nhiệm

và uy tín

CB_1

15.50

10.485

.841

.926

2. Công tác tổ chức quản lý, điều

hành trong xây dựng PVMĐT tốt

CB_2

15.41

11.132

.819

.930

3. Các hoạt động của ban chỉ đạo được công, khai rõ ràng, có kế

hoạch

CB_3

15.44

10.970

.854

.924

4. Cán bộ có kiến thức, kỹ năng

trong tuyên truyền, vận động người dân dễ hiểu, thuyết phục

CB_4

15.46

10.750

.841

.926

5. Cán bộ cơ sở phải có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh để nêu cao tinh thần “làm

gương” cho dân

CB_5

15.41

10.621

.841

.926


Cronbach's Alpha = 0,940



Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Thang đo chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương: Thang đo nhân tố chính sách đại phương và hỗ trợ hoạt động của địa phương có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,900; các hệ số tương quan biến tổng của các biến trong thành phần thang đo này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ nhất là CS_4 (0,642) và biến có hệ số cao nhất là 2 biến CS_3 đạt hệ số là 0,842. Vì vậy, các biến đo lường của nhân tố này đều được sử dụng để phân tích EFA tiếp theo (bảng 4.7).


Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha – Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương


Biến quan sát


Ký hiệu biến

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến -

tổng


Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo nhân tố Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương

1. Khen thưởng kịp thời những cá nhân có đóng góp, tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào do

ban chỉ đạo phát động

CS_1

11.41

6.611

.821

.854

2. Phát huy tối đa nguồn lực của tổ chức đoàn thể nhằm hỗ trợ trong mọi hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng tới cuộc sống “xanh, sạch,

đẹp”, văn minh đô thị,…

CS_2

11.38

6.782

.827

.853

3. Cán bộ địa phương quan tâm hơn, giải quyết kịp thời các vấn đề của người dân còn vướng mắc; cập nhất kiến thức, thông tin mới đến dân qua

các cuộc họp tại khóm, xã..

CS_3

11.35

6.762

.842

.848

4. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng, giao thông, thủy lợi thuận tiện cho người dân

CS_4

11.57

6.880

.642

.925

Cronbach's Alpha = 0,900



Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra

Thang đo Lợi ích cá nhân và xã hội: Thể hiện cụ thể qua bảng 4.8 thang đo nhân tố Lợi ích cá nhân và xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,952; các hệ số tương quan biến tổng của các biến trong nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép và đều > 0,8. Biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ nhất là LI_2 (0,816) và biến có hệ số cao nhất là biến LI_5 (0,884). Nên các biến đo lường của nhân tố này đều được sử dụng để phân tích EFA tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022