Hai là: Cản trở do xã hội và văn hoá
- Ý thức, tư tưởng phụ thuộc vào các cấp cơ sở và người dân quen với cách làm từ trên xuống, quen chấp hành mệnh lệnh, tự ti, thiếu tự tin về trình độ, năng lực của mình.
- “Văn hoá im lặng”: e dè, thiếu mạnh dạn, không dám ý kiến, ngại hoạt động tập thể.
- Sự thống trị của thành phần quý tộc
- Bất bình đẳng giới, chế độ gia trưởng, phụ quyền. Địa vị thấp kém của phụ nữ và một bộ phận người dân thiệt thòi, điều này đã làm cho họ an phận và bằng lòng với tình trạng của họ, không dám có ý kiến về bất kỳ việc gì dù ảnh hưởng không tốt tới bản thân hoặc cộng đồng
- Ngại rủi ro, không dám nhận trách nhiệm
- Lối sống thực dụng, thờ ơ việc chung
- Nhiều tổ chức làm công tác phát triển cộng đồng nhưng không chú ý nhân tố văn hoá, xã hội, gây nên sự ỷ lại, trông chờ từ phía người dân
Ba là: Cản trở từ phía người dân
- Quen cách làm từ trên xuống, chấp hành mệnh lệnh, dựa dẫm, phụ thuộc
- Sợ trù dập, e dè trước tập thể, thiếu tự tin, ngại nhận trách nhiệm
- Thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc chung
- Chưa ý thức quyền làm chủ
- Lối sống thực dụng, đèn nhà ai nấy rạng
- Cộng đồng nhiều thành phần tôn giáo, sắc tộc, chia rẽ + Địa bàn dân cư rải rác, sống cách xa nhau
Bốn là: Cản trở từ phía tổ chức, tác viên
- Tổ chức hội họp nhiều nhưng không hiệu quả do thiếu kế hoạch chuẩn bị
- Cán bộ, tác viên chưa hiểu cách làm phát triển có sự tham gia của người dân, còn xảy ra trường hợp “làm thay”.
- Quen cách làm áp đặt, từ trên xuống
- Tính gia trưởng, mệnh lệnh, thiếu dân chủ
- Nóng vội, sợ mất nhiều thời gian
- Chưa hiểu hết nhu cầu, nguyện vọng của người dân
- Thiếu tin tưởng khả năng tham gia của người dân
- Thiếu tổ chức các hình thức nhóm nhỏ tạo cơ hội cho người dân tham gia
- Thiếu tôn trọng, không am tường giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng1.
2.1.4. Các mức độ tham gia
Theo nghiên cứu của Arnstein, (1969) thì sự tham gia của người dân có 08 mức độ phân chia từ cao đến thấp (Hình 2.1) và mô tả cụ thể như sau:
* Mức độ người dân không tham gia (Nonpaticipation):
(1) Bị điều khiển (Manipulation): Người dân bị thuyết phục theo mọi ý kiến của chính quyền, mọi việc đều do chính quyền thực hiện bằng cách thuê bên ngoài, người dân không tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình ra quyết định, các phản ứng, ý kiến của người dân không được chính quyền tôn trọng.
(2) Liệu pháp (Therapy): Vấn đề của người dân đã được xem xét bởi đại diện của chính quyền, người dân làm theo ý của người đại diện mà không hiểu biết những việc mình đang làm.
* Mức độ người dân tham gia mang tính hình thức (Tokenism):
(3) Thông tin (Informing): Người dân được thông tin về chương trình, tuy nhiên đó là thường là thông tin một chiều, người dân chỉ trả lời câu hỏi mà chính quyền đưa ra mà không được phản hồi, đối thoại và không tham gia vào phân tích hay sử dụng thông tin mình đưa ra.
(4) Tham vấn (Consultation): Chính quyền tổ chức khảo sát thái độ của người dân, tổ chức các cuộc họp và lấy ý kiến của cộng đồng, người dân sẽ trả lời câu hỏi khảo sát và tham gia ý kiến. Những ý kiến này chỉ dùng để tham khảo, họ không được ra quyết định. Thông thường đây chỉ là nghi thức.
(5) Động viên (Placation): Người dân thể hiện quyền lực bằng cách bầu ra một ủy ban đại diện để thực hiện chương trình hoặc ghi nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp của người dân.
1 Lê Thị Mỹ Hiền (2006), Tài liệu Hướng dẫn học tập phát triển cộng đồng, Trường ĐH Mở TP.HCM
* Người dân được trao quyền (Citizen control):
(6) Hợp tác (Partnership): Có sự dàn xếp để chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa các bên có liên quan. Các bên có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và ra quyết định trong quá trình thực hiện công việc.
(7) Ủy quyền (Delegated power): Người dân nắm đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định cao hơn các bên có liên quan khác thông qua việc đàm phán và người dân phải tự chịu trách nhiệm trong các quyết định của mình.
Người dân kiểm soát
Tham gia
mang tính hình thức
(8) Người dân kiểm soát (Citizen control): Người dân khởi xướng công việc để giải quyết nhu cầu của họ, đồng thời huy động nguồn lực để thực hiện. Như vậy, người dân thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý chương trình2.
8 | Người dân kiểm soát |
7 | Ủy quyền |
6 | Hợp tác |
5 | Động viên |
4 | Tham vấn |
3 | Thông tin |
2 | Liệu pháp |
1 | Bị điều khiển |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 1
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 2
- Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quá Trình Phát Triển
- Mô Tả Thang Đo Của Biến Phụ Thuộc Và Biến Độc Lập
- Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Năm 2007
- Đánh Giá Chung Về Xây Dựng Phường Văn Minh Đô Thị 2015 – 2017 Tại Thành Phố Cà Mau
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Không tham gia
Hình 2.1: Các mức độ tham gia của người dân
2.1.5. Sự cần thiết về sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân là một thành tố chính của sự phát triển trong thời gian gần đây. Trong thực tế ở Việt Nam, bộ phận người dân cũng đồng thời là chủ thể đã và đang có những đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam theo hướng bền vững. Điển hình như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cải cách hành chính Nhà nước; xây dựng “Phường văn minh đô thị”, “Thị trấn văn minh đô thị”. Phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc, hoạt động của Nhà nước với các lý do khác nhau:
2 Hà Tuấn Phương (2017), Luận văn Thạc sĩ “Sự tham gia của người dân thông qua chính phủ mở trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại phường 4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Một là, sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Hai là, sự tham gia của người dân giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.
Ba là, sự tham gia của người dân giúp cho dự án hay hoạt động được thừa nhận, khuyến khích người dân đóng góp nguồn lực, vật lực thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững.
Bốn là, bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động của nhà nước là nhằm bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước “của dân, do dân và vì dân” một cách có hiệu quả.
Năm là, mức độ tham gia của người dân theo phương châm “dân biết, dân làm và dân kiểm tra”, chỉ những hoạt động liên quan trực tiếp tới đời sống người dân và họ phải đóng góp chi phí để xây dựng thì người dân mới tham gia một cách chủ động và tích cực.
Kinh nghiệm gần đây trong những hoạt động phát triển cho thấy rằng, có một mối quan hệ, tác động qua lại chặt chẽ giữa mức độ, cường độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển từ Trung ương đến địa phương. Khi dự án, hoạt động thành công hay thất bại mà có sự tham gia của người dân thì đều có nhiều nhân tố để thúc đẩy hoặc cản trở sự tham gia của người dân. Những nhân tố này có thể là nhân tố bên ngoài cộng đồng như loại nhân tố thuộc về hệ thống chính trị, hoặc cũng có thể là nhóm nhân tố bên trong như các phong tục văn hóa địa phương, vùng miền.
2.1.6. Phường văn minh đô thị
Sau khi quán triệt Thông tư số 02 ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Quyết định số 15 ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh Cà Mau; và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về xây dựng “Phường đạt chuẩn Văn minh đô thị”, “Thị trấn đạt chuẩn Văn minh đô thị” trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy – UBND thành phố Cà Mau, để đạt chuẩn Phường văn minh đô thị phải đạt một số tiêu chuẩn theo quy định, điển hình như:
Tiêu chuẩn 1: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách,
Pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương
a) 95% trở lên hộ gia đình trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động văn hóa, thể thao do địa phương và cấp trên tổ chức phát động;
b) Đảng bộ hàng năm đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; không có chi bộ yếu kém;
c) Giữ gìn tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội; không có cán bộ, đảng viên vi phạm các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; nội bộ cán bộ phường và nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ của địa phương; chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội được cộng nhận vững mạnh, hoạt động có hiệu quả đạt các danh hiệu thi đua hàng năm, không có tổ chức yếu kém;
d) 100% khóm xây dựng quy ước cộng đồng; Ban vận động xây dựng khóm văn hóa hoạt động hiệu quả; sinh hoạt và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao;
đ) Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức các hoạt động để nhân dân tổ chức chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đấu tranh phòng chống tham nhũng; không khiếu kiện đông người, vượt cấp; không có điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không có các tệ nạn xã hội; không có trọng án xảy ra;
e) Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo quy chế một cửa. Cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; không gây phiền hà, sách nhiễu với tổ chức, cá nhân đến giao dịch công tác.
Tiêu chuẩn 2: Phát triển kinh tế, quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy
hoạch
a) Đời sống kinh tế của nhân dân ổn định và từng bước phát triển, không có
hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%;
b) Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được công bố công khai rộng rãi;
c) 100% công trình công cộng xây mới (kể từ khi quy hoạch được phê duyệt) đúng quy hoạch, có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành;
d) 95% trở lên các công trình công cộng về hành chính, văn hóa - xã hội và hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn quy định để phục vụ nhân dân;
đ) 100% khóm vận động nhân dân thường xuyên tham gia bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường;
e) 100% hộ có điện sử dụng và có điện kế riêng, sử dụng điện an toàn;
g) Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về xây dựng; phát huy vai trò tự quản cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch kiến trúc, xây dựng đô thị; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải cưỡng chế, tháo dỡ;
h) Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không lấn chiếm, sử dụng diện tích đất công và công trình công cộng vào mục đích thương mại, nhà ở;
i) 65% hộ gia đình quan tâm đầu tư cải tạo xây dựng, nâng cấp nhà cửa, chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị;
k) Có 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn và trên 70% hộ có sử dụng dịch vụ điện thoại.
Tiêu chuẩn 3: Về Văn hóa – xã hội
a) Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khóm văn hóa:
- Có từ 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa hàng năm, trong đó:
+ 90% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm;
+ 85% trở lên số hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” trong 03 năm liên tục;
- 100% khóm xây dựng quy ước, đăng ký và tổ chức phát động xây dựng khóm văn hóa, trong đó:
+ 90% khóm trở lên đạt danh hiệu văn hóa;
+ 85% khóm trở lên được công nhận “Khóm văn hóa” 06 (sáu) năm liên tục;
+ 85% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đạt chuẩn văn hóa liên tục từ 05 năm trở lên.
b) Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở:
- 85% trở lên khóm có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên; thu hút trên 60% hộ dân tham gia;
- Tỷ lệ hộ đạt chuẩn “gia đình thể thao” hàng năm cao hơn mức bình quân của tỉnh;
- Có điểm Bưu điện văn hóa phường và hoạt động hiệu quả; có thư viện hoặc phòng đọc sách, có tủ sách pháp luật đảm bảo các đầu sách; có các cụm thông tin cổ động;
- Trạm truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các khu dân cư hoạt động hiệu quả.
c) Về giáo dục:
- Có hệ thống trường học đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có ít nhất 50% trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên;
- 100% trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; có biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyến khích học sinh giỏi…;
- Có kế hoạch tuyên truyền giáo dục con em không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường dưới mọi hình thức. Tích cực tham gia xây dựng và phát triển quỹ khuyến học, khuyến tài, tạo điều kiện cho con em phát huy hơn nữa những thành tích trong học tập cũng như các sở trường, năng khiếu của bản thân.
d) Y tế - dân số kế hoạch hóa gia đình:
- Đạt chuẩn quốc gia y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế do bộ y tế ban
hành;
- Hàng năm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh; 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng, phòng dịch theo quy định;
- Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khám và tiêm phòng theo quy định;
- Đạt tiêu chí phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
Tiêu chuẩn 4: Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị
a) 85% trở lên hộ gia đình thực hiện tốt các quy định hiện hành về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị;
b) Bảo vệ môi trường. bảo vệ và sử dụng nguồn nước hiệu quả. 100% cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh phát triển kinh tế phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước. Chất thải, nước thải, rác thải phải được thu gom sử lý theo quy định;
c) Thường xuyên tổ chức, tuyên truyền, phổ biến các quy định Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Không lấn chiếm lòng đường, hè phố gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, mái vẩy, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
d) Có trồng cây xanh công cộng, tỷ lệ đất giao thông tĩnh, tiêu chuẩn cấp nước, thoát nước và chiếu sáng đô thị theo quy định, khuyến khích hộ gia đình trồng hoa, cây xanh;
đ) Xây dựng quan hệ cộng đồng thân thiện, đoàn kết giúp nhau “Xóa đói, giảm nghèo”; hợp tác phát triển kinh tế.
e) Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hóa được xây dựng theo quy hoạch, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; không có cơ sở sản xuất, tàng trữ và lưu hành sản phẩm văn hóa có nội dung độc hại, cấm lưu hành3.
2.1.7. Lược khảo tài liệu
Đề tài nghiên cứu dựa trên những kiến thức khoa học và tham khảo, kế thừa một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài nghiên cứu trình bày một số nghiên cứu có liên quan, cụ thể được thể hiện như sau:
3 Bản ký kết thực hiện tiêu chuẩn “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” của đơn vị Phường 7. TP. Cà Mau