Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ANOVA

Analysis of variance

EFA

Exploratory Factor Analysis

KMO

Kaiser – Meyer – Olkin

Phường VMĐT

Phường văn minh đô thị


Phong trào “TDĐKXDĐSVH”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

ANTT

An ninh trật tự

ATXH

An toàn xã hội

CSVC

Cơ sở vật chất

TTGT

Trật tự giao thông

VHTT

Văn hóa thể thao

TTĐT

Trật tự đô thị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mô tả thang đo của biến phụ thuộc và biến độc lập 23

Bảng 2.2: Đề xuất các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu 44

Bảng 4.2: Thông tin, tiêu chuẩn về xây dựng PVMĐT 47

Bảng 4.3: Các kênh thông tin trong việc tuyên truyền xây dựng PVMĐT 47

Bảng 4.4: Vai trò chính trong xây dựng PVMĐT 48

Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha – Năng lực cá nhân của người dân 50

Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha – Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương 51

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha – Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương 52

Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha – Lợi ích cá nhân và xã hội 53

Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha – Nhận thức xã hội 54

Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha – Sự tham gia của người dân 54

Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về năng lực cá nhân của người dân 56

Bảng 4.12: Đánh giá của người dân về năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương 56

Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương 58

Bảng 4.14: Đánh giá của người dân về lợi ích cá nhân và xã hội 59

Bảng 4.15: Đánh giá của người dân về nhận thức xã hội 60

Bảng 4.16: Đánh giá của người dân về sự tham gia 60

Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA 62

Bảng 4.18: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sau khi phân tích nhân tố EFA 64

Bảng 4.19: Các hệ số hồi quy trong mô hình nghiên cứu 68

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Independent T-test cho biến giới tính 69

Bảng 4.21: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm của biến tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập 70

Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt cho các nhóm độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập 71


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Các mức độ tham gia của người dân 15

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thành phố Cà Mau 34


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có nhiều chủ trương chính sách để xây dựng và phát triển một đất nước Việt Nam bền vững. Mục tiêu của phát triển bền vững là đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Xác định nhân tố con người là một trong những khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng và vai trò của văn hóa trong đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đường lối chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 05 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và dựa trên nền tảng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Năm 2006 theo sự chỉ đạo của Trung ương phong trào chính thức mang tên là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh Cà Mau đã triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư về phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn của tỉnh. Quan trọng hơn, Thành phố Cà Mau đã và đang xây dựng đô thị loại II, phấn đấu đến cuối năm 2018 phải đạt tất cả các tiêu chí của đô thị loại 2 và đến năm 2020 phải trở thành đô thị loại 1. Tiêu chí Phường đạt chuẩn văn minh đô thị là một trong những tiêu chí của đô thị loại 2 mà Thành phố Cà Mau phải đạt được. Xác định việc xây dựng phường văn minh đô thị, tiến tới mục tiêu đơn vị điển hình toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp lãnh đạo thành phố. Đây là vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, tạo thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua của


từng đơn vị trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm (2013 – 2017) thực hiện chương trình xây dựng “Phường văn minh đô thị”, “Thị trấn văn minh đô thị” trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Thành phố Cà Mau là đơn vị dẫn đầu của tỉnh khi có đến 3 đơn vị được công nhận đạt chuẩn “Phường văn minh đô thị”, trong đó là đơn vị Phường 5 đã thực hiện hoàn thành các tiêu chí của chương trình xây dựng phường văn minh đô thị, được Chủ tịch Ủy ban nhân Thành phố Cà Mau ký quyết định công nhận phường đạt chuẩn văn minh đô thị vào năm 2015 và được tỉnh Cà Mau, thành phố Cà Mau chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện trong việc hoàn thành tiêu chí Phường đạt chuẩn văn minh đô thị cho 10 phường trên địa bàn thành phố . Kết quả tiếp theo là đơn vị Phường 2 được công nhận “Phường văn minh đô thị” vào năm 2016 và đơn vị Phường 7 được công nhận “Phường văn minh đô thị” vào cuối năm 2017.

Để đạt được kết quả nêu trên là sự nổ lực, đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các phường trên Thành phố Cà Mau. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục như: Tính năng động, tiên phong của sự một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; thói quen thực hiện nếp sống văn minh của mỗi người dân trên địa bàn dân cư còn thấp; thái độ phục vụ của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, tính độc lập và chuyên trách trong hoạt động chưa đảm bảo; việc người dân tham gia thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức chưa được thực hiện thường xuyên; cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị đã cũ và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động hiện nay. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, công chức tinh thần, trách nhiệm trong công việc chưa cao, có biểu hiện thoái hóa, biến chất và có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức và công dân; kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém.

Vì vậy, để việc thực hiện các tiêu chuẩn Phường VMĐT thành phố Cà Mau đạt được hiệu quả thì cần phải có sự thay đổi để tạo “dấu ấn” riêng cho mình. Sự thay đổi này phải là sự kết hợp giữa người dân và chính quyền. Chính quyền cần quan tâm thật sự đến các nhu cầu và sở thích của người dân, cần đối xử với công


dân như khách hàng, đó là một trong những nhân tố chính trong việc đổi mới các dịch vụ phục vụ công và được coi là một nhân tố cốt lõi của quá trình cải cách quản lý công (Brown, 2008). Người dân phải nâng cao ý thức, kiến thức của mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương cư trú bởi vì xây dựng nếp sống văn minh đô thị là hoạt động mang tính xã hội, trong đó người dân là chủ thể quyết định. Và hiện nay, ở Cà Mau chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động về sự tham gia của công dân với các tổ chức Nhà nước trong việc quản lý các nguồn lực và thậm chí giải quyết những thách thức về chính sách công, để có thể giúp các cấp lãnh đạo nhận định được tâm tư, nguyện vọng của công dân khi thực hiện, quản lý công. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Maulà cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của đề tài là nghiên cứu sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau. Cụ thể hơn, đề tài sẽ phân tích thực trạng về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị; xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng phường văn minh đô thị và sự tương tác của chính quyền với người dân trên địa bàn Thành phố Cà Mau.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu cụ thể 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

Mục tiêu cụ thể 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự tham gia người dân đến việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

Mục tiêu cụ thể 3: Trên cơ sở phân tích kết quả của 2 mục tiêu trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng phường văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố Cà Mau.


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

- Đối tượng mẫu nghiên cứu của đề tài là người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau. Những người dân này, thuộc 04 nhóm tuổi: dưới 25, từ 25 đến 34, từ 35 đến 44, từ 45 trở lên.

1.3.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng Phường văn minh đô thị. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng phường văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố Cà Mau.

1.3.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được khảo sát tại các phường thuộc địa bàn thành phố Cà Mau vì đây là những địa điểm xây dựng Phường văn minh đô thị cũng như đang có những chính sách khuyến khích phát triển tại địa phương.

1.3.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

- Thời gian thực hiện luận văn từ ngày công nhận đề cương đến ngày bảo vệ luận văn.

- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. Đây là nguồn thông tin được thu thập và tham khảo qua các văn bản, các báo cáo của các cơ quan chức năng như UBND tỉnh Cà Mau, UBND Thành phố Cà Mau, Cục Thống kê Cà Mau, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Cà Mau và các bài báo, tạp chí có liên quan.

- Số liệu sơ cấp của đề tài: Đây là nguồn số liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau có tham gia xây dựng Phường văn minh đô thị dựa trên nội dung của bảng câu hỏi được soạn trước.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí