Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Năm 2007


Việc lấy mẫu được thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu chọn mẫu và phương pháp phỏng vấn


Huyện

Số mẫu

Phương pháp phỏng vấn

Nhóm 1

700

Phỏng vấn trực tiếp

Nhóm 2

70

Phỏng vấn trực tiếp

Nhóm 3

60

Phỏng vấn trực tiếp

Cộng:

200


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chọn 3 địa bàn trên để tiến hành khảo sát vì cả 3 đều có mật độ dân số cao có thuận lợi về điều kiện sống.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau:

Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thống kê thông thường như chỉ số trung bình (Mean); số trung vị (Median); phương sai (Variance); độ lệch chuẩn (Standar deviation), v.v. cho các biến số liên tục và các tỷ số (proportion) cho các biến số không liên tục. Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê chỉ được tính đối với các biến định lượng (Phạm Lê Hồng Nhung, 2010).

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval

Scale)


Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n

= (5 -1) / 5

= 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 - 1.80 Không tham gia

1.81 - 2.60 Ít tham gia


Giá trị trung bình Ý nghĩa

2.61 - 3.40 Tham gia trung bình

3.41 - 4.20 Tham gia nhiều

4.21 - 5.00 Tham gia rất nhiều

Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

- Hệ số tin cậy Cronbach alpha: Các thang đo đều phải được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có độ tin cậy từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994).

Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá, giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:

- Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig. < 0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. ( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA theo phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (Factor Loading) > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Ngoài ra, trường hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó cũng bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại. Thang đo được


chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

- Trong nghiên cứu này, sau EFA là phân tích hồi quy tuyến tính. Vì thế, trong quá trình Cronbach’s Alpha, tác giả sẽ giữ lại các thang đo có trị số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và loại các biến quan sát có tương quan biến - tổng < 0,3.

- Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để biết được mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả của phân tích hồi quy đa biến được dùng để ước lượng, dự đoán và là cơ sở đề xuất các hàm ý chính sách quản trị.

- Để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến để xác định trọng số của từng nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau theo phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Phương trình hồi quy có dạng

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + ...+ βk Xk + ei

Trong đó, Y : Biến phụ thuộc hay là việc xây dựng phường văn minh đô thị.

X1, X2,..., Xk : Các biến độc lập hay là các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị.

β0: Hằng số của phương trình. βk: Các hệ số hồi quy riêng phần. ei : Sai số của phương trình.

- Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện như sau:

+ Đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R Square). Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào mô hình, mặc dù không phải mô hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp với tập dữ liệu. Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội.

+ Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (không có


mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1 = β2 = β3

= …= βk = 0).

+ Nếu trị thống kê F có Sig. rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.

Xác định các hệ số của phương trình hồi quy, đó là các hệ số hồi quy riêng phần βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên. Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau là không có ý nghĩa. Do đó, để có thể so sánh các hệ số hồi quy với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng hay mức độ giải thíchcủa các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta. (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định In dependent-samples T-test và kiểm định One way ANOVA để xem xét ảnh hưởng của các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân người được khảo sát đến việc xây dựng phường văn minh đô thị và một số phân tích khác.

- Independent - Sample T-Test được sử dụng trong trường hợp các nhân tố nhân khẩu – xã hội học có hai thuộc tính (chẳng hạn như giới tính gồm giới tính nam và giới tính nữ) vì thế chia tổng thể mẫu nghiên cứu làm hai nhóm tổng thể riêng biệt.

- Phân tích phương sai (Anova) được sử dụng trong trường hợp các nhân tố nhân khẩu – xã hội học có ba thuộc tính trở lên, vì thế chia tổng thể mẫu nghiên cứu làm ba nhóm tổng thể riêng biệt trở lên (chẳng hạn, chia độ tuổi của người dân làm 3 nhóm trở lên). Điều kiện để thực hiện Anova là các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên; các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cơ mẫu đủ lớn để tiệm cận với phân phối chuẩn; phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).


2.2.5. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được tiến hành 02 giai đoạn gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Được thể hiện chi tiết qua hình 2.3 như sau:


Bảng câu hỏi nháp

Thảo luận, phỏng vấn

Cơ sở lý thuyết



Bảng câu hỏi, thang đo hoàn chỉnh


Nghiên cứu định lượng đã phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm

Hiệu chỉnh



- Loại biến có hệ số tương quan biến

tổng < 0,3

- Kiểm tra độ tin cậy Cronbach's



Đánh giá sơ bộ dữ liệu Cronbach's Alpha

Alpha, loại các biến làm Cronbach's Alpha < 0,6

Phân tích nhân tố

khám phá EFA


- Loại biến có trọng số EFA < 0,5 và chênh lệch factor loading của biến bất


kỳ phải > 0,3


- Kiểm tra các nhân tố trích được



Hồi quy tuyến tính


- Kiểm định mô hình


- Kiểm định giả thuyết




Kết luận


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU


3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CÀ MAU


Hình 3 1 Bản đồ hành chính Thành phố Cà Mau 3 1 1 Địa giới hành chính Thành 1

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thành phố Cà Mau

3.1.1. Địa giới hành chính

Thành phố Cà Mau nằm phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau. Phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Thới Bình, phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời, phía Tây nam giáp huyện Cái Nước, phía Nam giáp huyện Đầm Dơi.

Diện tích tự nhiên của thành phố Cà Mau 249,29 km2, bằng 4,71% diện tích toàn tỉnh. Địa giới hành chính của thành phố Cà Mau có 10 phường và 7 xã. Bao gồm: phường 1, phường 2, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8,


phường 9, phường Tân Xuyên, phường Tân Thành và các xã An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Lý Văn Lâm, Định Bình, Hòa Thành, Hòa Tân. Đến đầu năm 2017, dân số thành phố Cà Mau có 55.222 hộ, với 224.414 người, chiếm 18% dân số của tỉnh. Trong đó, 112.149 là nam và 112.266 là nữ.

Ở khu vực thành thị có 36.233 hộ, với 143.862 người. Ở khu vực nông thôn có 18.989 hộ, với 80.552 người.

Cà Mau là thành phố tỉnh lỵ, được công nhận đô thị loại 2 vào ngày 02/9/2010. Thành phố Cà Mau nằm trên trục quốc lộ 1 đi từ Cần Thơ đến Năm Căn, có quốc lộ 63 đi Kiên Giang và nhiều tuyến sông lớn như Gành Hào, Quản Lộ Phụng Hiệp, kinh xáng Bạc Liêu chảy ngang, thuận tiện để giao thông, phát triển kinh tế - xã hội4.

3.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007

Trong năm 2007, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố (giá so sánh năm 2010) tăng 10,02%. Trong đó: Dịch vụ tăng 15,75%; Công nghiệp tăng 8,11%; Nông nghiệp tăng 4,56%.

- Quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị được chú trọng, thể hiện được vai trò chủ lực. Tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn đạt 8.089 tỷ đồng, đạt 101,12% so với chỉ tiêu, tăng 10,81% so cùng kỳ, trong đó vốn ngân sách nhà nước 965 tỷ đồng, đạt 104,91% so chỉ tiêu, tăng 4,91 % so cùng kỳ.

- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 (theo giá hiện hành) đạt 92 triệu đồng/người, tăng 8,24% so với cùng kỳ.

+ Về dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 28.495 tỷ đồng, đạt 100,47% kế hoạch, tăng 13,53% so cùng kỳ. Thành phố hiện có 13.652 cơ sở, có 38.864 lao động, vốn đầu tư 18.585 tỷ đồng. Hàng hóa lưu thông trên thị trường đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dung cho người dân. Chỉ số giá tiêu dung bình quân trong năm tăng 3,14 % so cùng kỳ.


4 Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau; Trang Thông tin điện tử Thành phố Cà Mau.


+ Về công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 4l.193 tỷ đồng, đạt 101,18%, tăng 9,97% so cùng kỳ. Thành phố hiện có 922 cơ sở, với 22.772 lao động, vốn đầu tư 23.874 tỷ đồng. Công nghiệp tăng trưởng do chú trọng đầu tư phát triển và đưa vào sử dụng đường dây trung, hạ thế trên các địa bàn thành phố phục vụ thiết thực cho phát triển đô thị, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

+ Về nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 2.662 tỷ đồng, đạt 98,91 % kế hoạch, tăng 5,62% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực thực hiện được 28.744 tấn, đạt 94,24% so chỉ tiêu. Tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn thành phố 915,3/1.000 ha, đạt 91,53% so chỉ tiêu. Tổng sản lượng thủy sản đạt 20.184 tấn đạt 106% kế hoạch, tăng 1.606 tấn so cùng kỳ. Thực hiện có hiệu quả các đề án, mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiện quả. Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, phường đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 100% kế hoạch đề ra.

- Công tác quản lý tài chính, ngân sách chặt chẽ, đúng quy định. Thu Ngân sách nhà nước 5 năm (theo phân cấp) 413,99 tỷ đồng, đạt 100,48% chỉ tiêu, tăng 8,36% so cùng kỳ; tổng chi ngân sách 745,902 tỷ đồng, đạt 122,93% so chỉ tiêu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Chất lượng dạy và học ngày càng đạt hiệu quả, hiện nay có 40 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm; công tác phòng, chống dịch bệnh được chủ động xử lý tốt. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tôn giáo, dân tộc thiểu số, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân được quan tâm sâu sắc, từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

- Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022