Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quá Trình Phát Triển


1.3.5. Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào cấu thành sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau?

- Sự tham gia của người dân ảnh hưởng đến việc xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau hiện nay như thế nào?

- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau?

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu gồm sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng). Trong đó, nghiên cứu định tính nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau và phát triển thang đo nháp các khái niệm nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Nghiên cứu định tính gồm các giai đoạn:

- Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

- Sử dụng kỹ thuật thảo luận tập trung, tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm thẩm định mô hình nghiên cứu và đề xuất thang đo các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn như sau:

- Thu thập dữ liệu nghiên cứu dưới hình thức phỏng vấn người dân sinh sống trên địa bàn nghiên cứu có tham gia vào việc xây dựng Phường văn minh đô thị. Kích thước mẫu nghiên cứu là dự kiến 200 phiếu khảo sát, được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

- Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor


Analysis) thông qua phần mềm SPSS, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào thành phần đo lường phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các nội dung phân tích tiếp theo.

- Phân tích hồi qui nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

- Kiểm định có hay không sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau theo các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, nhóm gia đình chính sách.

1.5. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

Về phương diện học thuật:

- Tổng kết lý thuyết về sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

- Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau – kiểm định cho trường hợp xây dựng Phường văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố Cà Mau.

Về phương diện thực tiễn:

- Trong bối cảnh xã hội ngày càng nâng cao vai trò tự quản, ý thức tự giác, tự nguyện của người dân, các mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền, đảm bảo sự minh bạch, sự hợp tác, có trách nhiệm giải trình và đáp ứng các yêu cầu người dân. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho lãnh đạo các cấp và công dân trong việc triển khai thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và giải pháp nhằm gia tăng sự tương tác của chính quyền với công dân ngày càng có hiệu quả về xây dựng Phường văn minh đô thị.

1. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như trên, nội dung luận văn được thiết kế thành 5 chương với nội dung chính của các chương được mô tả dưới đây:


Chương 1: Tổng quan về đề tài ghiên cứu

Trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày lý thuyết về sự tham gia của người dân; các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; tổng kết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu.

Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu; thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng Phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo các biến, phân tích nhân tố EFA, phân tích mô hình hồi qui và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng phường văn minh đô thị và sự tương tác của chính quyền với người dân trên địa bàn Thành phố Cà Mau.

Chương 5: Kết luận

Trình bày kết luận và giới hạn nghiên cứu của đề tài.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

2.1.1. Các khái niệm

Sự tham gia của cộng đồng được biểu hiện qua việc chia sẻ trách nhiệm và quyền quyết định của người dân. Sự tham gia của người dân trong cộng đồng là nhân tố then chốt quyết định sự phát triển của cộng đồng, là cốt lõi của phương thức phát triển cộng đồng, được thể hiện qua một vài khái niệm sau:

- Tham gia cộng đồng: Một quá trình người dân cùng tham gia các hoạt động có mục đích cùng đóng góp, quản trị, cùng thảo luận, quyết định, duy trì trật tự cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Bậc thang của sự tham gia: Các mức độ khác nhau của sư tham gia từ thấp đến cao căn cứ theo sự chủ động và quyền ra quyết định của cộng đồng.

- Ra quyết định: Tiến trình đóng góp ý kiến và kết luận một vấn đề nào đó.

- Quyền quyết định của cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng ở mức độ cao, trong đó người dân chịu trách nhiệm về những hoạt động liên quan đến cuộc sống của họ.

Tham gia là những sự việc khác nhau đối với những người khác nhau. Một vài định nghĩa về tham gia như sau:

- Tham gia được xác định như một đóng góp tự nguyện của người dân vào một hoặc nhiều chương trình công cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân không được mong đợi là sự góp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán nội dung các chương trình (Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh, 1973)

- Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977)

- Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội; nó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức,


thông qua tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO,1982)

- Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ mong ước (Paul, 1987)

Theo Trương Văn Truyền (2007), sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người tham gia vào sự phát triển ở địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của sự tham gia luôn là sự lựa chọn của từng cá nhân.

Gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để bảo đảm cho hoạt động phát triển thực tế hơn; không bị thụ động do áp lực từ bên ngoài. Vì vậy, có thể huy động được nguồn lực và trách nhiệm của cộng đồng.

2.1.2. Các hình thức tham gia

Theo Lê Thị Mỹ Hiền (2006) và Trương Văn Truyền (2007) Tham gia của cộng đồng theo phương thức từ dưới lên (bottom – up), là một tiến trình mà tiến trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố thuận lợi và cản ngại từ phía người dân cũng như từ nhân tố văn hoá, xã hội, nhân tố tổ chức, hoặc từ nhà tài trợ. Vì vậy, đối với sự tham gia của người dân được thể hiện qua 07 hình thức sau:

(1) Tham gia thụ động: Là người dân được báo về những gì sẽ hoặc đã xảy ra, do cơ quan hoặc người quản lý đơn phương thông báo mà không cần có sự lắng nghe đáp ứng, phản hồi của ngưòi dân. Thông tin chỉ được chia sẻ bởi những chuyên gia bên ngoài.

(2) Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: là người dân tham gia qua việc trả lời những câu hỏi do những nhà nghiên cứu đưa ra trong bản hỏi nghiên cứu, hoặc những hoạt động tương tự. Người dân không có cơ hội có ý kiến hoặc kiểm chứng tính chính xác của thông tin vì họ không được chia sẻ kết quả nghiên cứu.

(3) Tham gia qua tư vấn: Là người dân tham gia qua các buổi họp tư vấn, và người bên ngoài lắng nghe quan điểm của họ. Những chuyên gia từ bên ngoài xác


định vấn đề và giải pháp cho cộng đồng và có thể bổ sung bằng phản ánh của người dân. Tuy vậy, trong tiến trình tư vấn người dân không được chia sẻ bất kỳ việc ra quyết định nào, và những chuyên gia cũng không bắt buộc phải nghe toàn bộ quan điểm, ý kiến của người dân.

(4) Tham gia vì những khích lệ vật chất: Là người dân tham gia bằng cách đóng góp tài nguyên, thí dụ sức lao động, ngược lại họ nhận được thực phẩm, tiền, và những khuyến khích vật chất khác. Việc tham gia này rất phổ biến, và thường thì người dân không thể kéo dài hoạt động khi những nguồn khuyến khích vật chất này kết thúc. Tuy nhiên, ở hình thức này họ không tham dự vào tiến trình ra quyết định.

(5) Tham gia chức năng: Là người dân tham gia bằng cách tổ chức nhóm nhằm đạt đến những mục tiêu dự định của dự án phát triển. Việc tham gia của họ thường không xảy ra ở giai đoạn đầu của chu trình dự án hoặc kế hoạch, mà thường là sau khi đã có những quyết định quan trọng về kế hoạch. Những nhóm (thể chế) này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người/ tổ chức/ tác nhân bên ngoài nhưng cũng có thể trở nên độc lập.

(6) Tham gia tương tác: Là người dân tham gia bằng việc cùng phân tích, phát triển kế hoạch hành động, và thiết lập các cơ cấu mới hoặc tăng cường những cơ cấu/ thể chế đang có tại địa phương. Sự tham gia được xem như một quyền, không phải là phương tiện đạt được mục đích dự án.

(7) Tự huy động: Là người dân tham gia bằng cách tự thiết kế những hoạt động, sáng kiến độc lập với những tổ chức bên ngoài để thay đổi, để phát triển cộng đồng của họ. Họ chỉ liên hệ với những tổ chức bên ngoài để nhận ý kiến cố vấn về kỹ thuật và những tài nguyên từ bên ngoài mà họ cần, nhưng họ vẫn giữ sự kiểm soát việc sử dụng tài nguyên.

Bảng 2.1: Sự tham gia của người dân trong quá trình phát triển


Hình thức

Mô tả thành phần và hình thức tham gia

1. Tham gia bị động

Mọi người tham gia được cho biết cái gì sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra. Chỉ là sự thông tin một cách đơn phương của cơ quan hành chính

hay cơ quan quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 3


Hình thức

Mô tả thành phần và hình thức tham gia

2. Tham gia bằng cách cung

cấp thông tin

Mọi người tham gia bằng cách trả lời các bảng câu hỏi do các nhà nghiên cứu đưa ra, sử dụng các phiếu điều tra hoặc các cách tiếp cận

tương tự

3. Tham gia bằng cách tham

vấn

Mọi người tham gia bằng cách tham vấn. nghững người bên ngoài lắng nghe các quan điểm và xác định vấn đề, giải pháp, đồng thời

sửa đổi chúng theo phản ứng của mọi người.

4. Tham gia do

vật chất

Mọi người tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực. Ví dụ lao động

để được cấp lương thực hoặc khuyến khích vật chất.

5. Tham gia mang tính chất chức năng

Mọi người tham gia bằng cách xây dựng các nhóm nhằm thỏa mãn mục tiêu dự án liên quan đến sự phát triển hoặc thúc đẩy những tổ chức xã hội được khởi xướng từ bên ngoài. Những tổ chức này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người khởi xướng và hướng

dẫn từ bên ngoài, song có thể trở thành tự lập

6. Sự tham gia có tác động qua lại

Mọi người tham gia vào phân tích để xây dựng kế hoạch hành động và thiết lập nên các tổ chức mới ở địa phương hoặc củng cố các tổ chức đã có từ trước. Các nhóm này kiểm soát những quyết định của địa phương, do đó mọi người sẽ có những đóng góp của mình vào

việc duy trì cấu hoặc mình

7. Tự vận động

Mọi người tham gia bằng cách tự khởi xướng độc lập với các tổ chức ở bên ngoài để thay đổi các hệ thống. họ hình thành hợp đồng với các tổ chức bên ngoài để có được nguồn lực và cố vấn mà họ cần, nhưng vẫn duy trì sự duy trì sự kiểm soát cách sử dụng nguồn

tài nguyên.

Nguồn: Trương Văn Truyền, 2007

Đặng Kim Vui (2007) sự tham gia của người dân được xem xét qua bốn mức độ: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra, được hiểu như sau:

- Dân biết: Những gì mà địa phương cần thống nhất, ưu tiên để giải quyết, phải làm và những gì mà Nhà nước, các tổ chức bên ngoài có thể hỗ trợ và giúp đỡ.


- Dân bàn: Kế hoạch thực hiện (làm gì, ở đâu, khi nào); nghĩa vụ đóng góp, cách tổ chức, quản lý; chia sẻ lợi ích, quy chế thực hiện, thưởng phạt; thống nhất cam kết thực hiện.

- Dân làm: Đóng góp công lao động; đóng góp vật tư; đóng góp tiền mặt; đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉ đạo thực hiện.

- Dân kiểm tra: Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư và chi tiêu; kiểm tra chất lượng các công trình đã và đang thực hiện; kiểm tra việc đóng góp và phân chia lợi ích.

Khả năng, hình thức và mức độ tham gia của người dân sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhóm như nhóm hộ gia đình có điều kiện kinh tế, nhóm phụ nữ hay nhóm nam giới, nhóm người có độ tuổi khác nhau, nhóm trình độ kiến thức, nhóm dân tộc khác nhau,…

2.1.3. Các nhân tố cản trở của sự tham gia

Cản trở cấu trúc từ những nhân tố do hệ thống trung ương và phương thức “từ trên xuống” (top – down) trong những chương trình, dự án phát triển của Nhà nước đã ít định hướng cho sự tham gia của người dân, bao gồm các nhân tố sau:

Một là: Cản trở do cơ cấu quản lý

- Việc quản lý theo định hướng kiểm soát thường theo những hướng dẫn, qui định và chấp nhận những kế hoạch định sẵn. Do vậy, người dân địa phương ít được quyết định và kiểm soát nguồn lực của họ. Điều này ảnh hưởng tới quyền làm chủ và trách nhiệm của người dân.

- Các tổ chức phối họp chưa chặt chẽ, nhiều hoạt động trùng lắp

- PTCĐ là một phương thức mới, chưa được cộng nhận rộng rãi và chính thức, do vậy, nhiều chính quyền địa phương e ngại trong việc họp tác, nhất là những hình thức huy động cộng đồng.

- Thiếu cán bộ địa phương hiểu biết về phương thức tham gia

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí