Các Nghiên Cứu Về Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Các Lĩnh Vực


3.3 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực


3.3.1 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

Hiện nay Chương trình MTQG xây dựng NTM đang được quan tâm triển khai, thực hiện trên cả nước. Từ kết quả của chương trình đã góp phần phát triển kinh tế xã hội và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nông thôn.

Bên cạnh những thành công đạt được, Chương trình xây dựng NTM còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân như: người dân vẫn chưa cảm nhận hết vai trò của mình, nhận thức của người dân về chương trình xây dựng NTM còn chưa rõ, tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM chưa cao, kinh phí huy động của cộng đồng dân cư còn thấp,… Điều này được ghi nhận qua một số nghiên cứu của các tác giả về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.

Công trình nghiên cứu “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại” do tác giả Vũ Trọng Khải chủ trì (NXB Nông nghiệp, 2004) đề cập đến mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn của người dân khi nông thôn bước vào đổi mới toàn diện. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra những khuyến cáo, những hậu quả cụ thể của người dân khi mất vai trò làm trung tâm và không được trực tiếp tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Nghiên cứu của Trần Tiến Khai (năm 2015) “Xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững” khi thực hiện việc điều tra khảo sát trên người dân nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh về 19 tiêu chí xây dựng NTM, có 25,1% người dân ở khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng hoàn toàn không biết, 27,2% cho là biết nhưng không chắc chắn và 47,7% cho là có biết.


Tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chỉ có 13,4% người dân được hỏi cho rằng người dân cần phải tham gia vào việc ra quyết định trong xây dựng NTM, thực tế điều tra chỉ có 38% trả lời là có tham gia vào hoạt động xây dựng NTM. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 32,4% người được hỏi không rõ và cho rằng người dân không được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng NTM ở địa phương. (Đào Duy Ngọc, 2015).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Điều tra về sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân tại xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa cho thấy chỉ có 36,7% người dân được hỏi trả lời có tham gia các cuộc họp về xây dựng cơ sở hạ tầng NTM; 33,3% muốn tham gia nhưng không được mời; 13,4% muốn tham gia nhưng không có điều kiện; 16,6% không tham gia. (Lê Thanh Tùng, 2015)

Tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, qua điều tra có 24% số hộ cho rằng người dân chỉ cần được thông báo các vấn đề có liên quan đến xây dựng NTM chứ không cần phải tham gia bàn bạc, chỉ có 8% cho rằng người dân phải được tham gia vào việc ra quyết định. (Bàn Cao Sơn, 2016)

Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - 5

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người dân đóng góp 424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%. (Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Bình Định, 2015)

Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát các hoạt động xây dựng NTM, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng NTM và kiểm tra việc sử dụng kinh phí đầu tư NTM của người dân nông thôn còn rất thấp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có từ 1,7 đến 2,1% người dân trả lời có tham gia các hoạt động xây dựng NTM. (Trần Tiến Khai, năm 2015).

Qua các nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy, tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có đến 81,7% người được hỏi, hay tại huyện Xuân Lộc, tỉnh


Đồng Nai có đến 80,6% số người được hỏi trả cho rằng họ chưa từng tham gia vào bất kỳ hoạt động giám sát xây dựng các công trình NTM nào. (Bàn Cao Sơn năm 2016; Đào Duy Ngọc, 2015) Như vậy, phần lớn các hoạt động tham gia xây dựng NTM của người dân nông thôn chỉ mới dừng lại ở mức đóng góp ngày công lao động, vật chất và kinh phí, trong khi hoạt động kiểm tra giám sát của người dân nông thôn đối với việc thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn rất hạn chế.


3.3.2 Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác

Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng khá nhiều và đa dạng về lĩnh vực. Từ những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến các lĩnh vực giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh, hay trong vấn đề sử dụng đất, quản lý rừng…

Cụ thể, nghiên cứu của Công ty Tư vấn Mekong Economics (2005) về “Sự tham gia của cộng đồng trong Giao thông nông thôn” đã nêu lên những vấn đề về đóng góp và sự tham gia của người dân trong xây dựng đường giao thông nông thôn tại hai tỉnh Vĩnh Long và Phú Thọ. Nghiên cứu nhằm đánh giá hình thức, mức độ đóng góp của người dân cũng như tác động của các khoản đóng góp đến đời sống của họ.

Lĩnh vực quy hoạch cũng nhận được nhiều sự quan tâm với những nghiên cứu của Tạ Quỳnh Hoa (2009) về sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch đô thị hay nghiên cứu của Nguyễn Trung Dũng và Đỗ Thị Hòa (2013) về sự tham gia của người dân trong quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn cho phát triển NTM. Các tác giả Phạm Bảo Dương, Hà Thị Thanh Mai (2011) lại tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong giảm nghèo. Bên cạnh việc đánh giá thực trạng về sự tham gia, các tác giả còn nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng và đưa ra các giải pháp cải thiện.

Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Bộ Thủy sản, Trung tâm phát triển và hội nhập, Viện Kinh tế Việt Nam (2006) về “Sự tham gia của cộng đồng ngư dân nghèo


trong xác định nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản” cũng chỉ ra vai trò của cộng đồng ngư dân hết sức quan trọng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, lựa chọn các mô hình sinh kế bền vững để góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế của hộ ngư dân.

Vấn đề giành được nhiều sự quan tâm nhất trong những năm qua là quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói, 2012 (Oxford Committee for Famine Relief – gọi tắt là Oxfam) về “Tăng cường tiếng nói của cộng đồng để lựa chọn đúng đắn - Vấn đề sử dụng đất và thay đổi quyền sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam" đã chỉ ra sự phản ứng khác nhau của cộng đồng và chính quyền về vấn đề này. Các cộng đồng tham gia tích cực đã giành lại quyền sử dụng đất cho mình như trường hợp ở Quảng Bình hay từ chối chuyển quyền sử dụng đất ở Quảng Trị. Ở chiều ngược lại, sự tham gia thụ động của cộng đồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An đã dẫn đến việc thay đổi quyền sử dụng đất trên nhiều diện tích đất là nguồn sinh kế chính của cộng đồng.

Qua những nghiên cứu về sự tham gia của người dân trên các lĩnh vực, ta có thể nhận thấy người dân có thể tham gia rất nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau, mức độ tham gia cũng rất đa dạng và quan trọng hơn là chỉ ra sự hiệu quả đối với những hoạt động có sự tham gia của người dân. Một khi người dân được hướng dẫn, đào tạo về những kỹ năng tham gia, giải thích về quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì hiệu quả tham gia được cải thiện, sự tham gia chuyển từ thụ động sang chủ động, tích cực. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước còn cho thấy nội dung có sự tương đồng với một hay một số nội dung của Chương trình xây dựng NTM. Từ hai căn cứ này, ta có thể rút ra kết luận: Chương trình xây dựng NTM phải có sự tham gia của người dân và mức độ tham gia của người dân quyết định mức độ thành công của chương trình.


3.4 Khung phân tích về sự tham gia của người dân


Nội dung sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

Sự tham gia trong nắm bắt thông tin

Sự tham gia trong bàn bạc

Trực tiếp tham gia trong xây dựng NTM

Sự tham gia trong kiểm tra, giám sát các công trình

Sự tham gia nghiệm thu, quản lý, khai thác, sử dụng công trình

Thực

trạng

Yếu tố ảnh hưởng

Thực trạng triển khai xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn

- Sự tham gia của người dân trong các vấn đề:

+ Quy hoạch xây dựng NTM

+ Phát triển kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất

+ Đóng góp kinh phí, vật chất,…

+ Kiểm tra, giám sát

+ Quản lý, khai thác và

- Các yếu tố từ phía người dân:

+ Điều kiện về thời gian

+ Trình độ nhận thức

+ Lợi ích/hường lợi

+ Điều kiện kinh tế của người dân

- Yếu tố thể chế, ch.quyền:

+ Văn bản pháp lý.

+ Sự quan tâm của ch.quyền

+ Trình độ, năng lực cán bộ.

+ Thông tin truyên truyền


Hình 3.3 Khung phân tích về sự tham gia của người dân


Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể thấy rằng, người dân tham gia theo các mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ hay đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống theo những hình thức và mức độ khác nhau. Điều này cũng phù hợp với việc nghiên cứu trong Chương trình xây dựng NTM. Và qua nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở một số nước hoặc nghiên cứu trong một số lĩnh vực, có thể thấy rằng: bên cạnh khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước, thì sự phát huy tính tự chủ, ý tưởng sáng tạo, trách nhiệm và chủ động của người dân có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Sự tham gia của người dân sẽ quyết định mức độ thành công và tính bền vững của chương trình.


CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NTM TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH



Nhơn

4.1. Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại thành phố Quy


Thành phố Quy Nhơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh

Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước cũng như quốc tế.

Thành phố Quy Nhơn có diện tích tự nhiên khoảng 28.552 ha, trong đó đất nông nghiệp 2.926 ha, tương đương 10,3% và đất phi nông nghiệp chiếm 25.626 ha tương đương 89,7% tổng diện tích tự nhiên. Tổng dân số 285.543 người, trong đó dân số các phường nội thành chiếm đến 260.108 người, tương đương 91,1% tổng dân số. Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính gồm 16 phường và 05 xã, riêng 05 xã ngoại thành (Phước Mỹ, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu) nhưng chiếm đến 49% tổng diện tích tự nhiên, tương đương 13.980 ha, trong khi dân số của 05 xã chỉ là

25.435 người, tương đương 8,9% tổng dân số của thành phố.


Trong quá trình phát triển, thành phố Quy Nhơn cũng đang hình thành vai trò là thành phố công nghiệp – cảng biển – dịch vụ - du lịch, được xác định nằm trong nhóm đô thị lớn, cực lớn và là một trong 12 đô thị trung tâm cấp vùng của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp chỉ đóng vai trò hết sức khiêm tốn vào nền kinh tế của thành phố, nông nghiệp chỉ đóng góp 5,14% trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tính theo giá trị hiện hành (GRDP) của thành phố, trong khi công nghiệp và xây dựng đóng góp 47,74% và dịch vụ đóng góp đến 47,11% (Chi cục Thống Kê TP. Quy Nhơn, 2015).


Mặc dù đi đầu cả tỉnh về phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ và đang trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ nhưng thành phố Quy Nhơn đã và đang quan tâm đầu tư đến phát triển nông thôn ở khu vực các xã ngoại thành, bao gồm các xã Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu (trừ xã Nhơn Hội đã quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội và tương lai đô thị hóa gần như hoàn toàn). Thành phố Quy Nhơn hết sức chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội cho khu vực nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đã có rất nhiều chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư cho vùng ngoại thành phát triển và rút ngắn khoảng cách thu nhập nông thôn – thành thị và cải thiện đời sống người dân ngoại thành.

Kể từ năm 2008, khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thành ủy Quy Nhơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai nhiều giải pháp hiệu quả nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn; phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với chương trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

Quy Nhơn cũng đã nhanh chóng triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, Thành ủy Quy Nhơn đã ban hành Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 về thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 10/QĐ- UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 về Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022