Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - 2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, nhiều văn bản chính thức đã được ban hành để định hướng phát triển nông thôn, trong đó, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã ra Nghị quyết xác định mục tiêu xây dựng NTM: “Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Dựa trên tinh thần của Nghị quyết này, Hội nghị TW lần thứ bảy của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo hướng quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện định hướng đó của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của Chương trình hành động là khẳng định và bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương đã đề ra. Cụ thể, mục tiêu của Chương trình hành động đề ra nhằm: nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, xây dựng NTM bền vững theo hướng giàu đẹp, văn minh…

Hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đang được quan tâm triển khai, thực hiện trên cả nước. Từ kết quả của chương trình đã góp phần phát triển kinh tế xã hội và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nông thôn.


Kết quả qua 05 năm (2010 – 2015) thực hiện xây dựng NTM, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010); số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã.

Trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp 107.447 tỷ đồng (12,62%).

Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 98.664 tỷ đồng (11,59%). Trong đó, ngân sách Trung ương 16.400 tỷ đồng (sự nghiệp kinh tế 3.480 tỷ đồng, đầu tư phát triển 2.420 tỷ đồng, trái phiếu Chính phủ 10.500 tỷ đồng), ngân sách địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. (Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG XD NTM, tháng 12 năm 2015).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Tại tỉnh Bình Định, trong 5 năm qua, Chương trình xây dựng NTM đã được triển khai toàn diện và cũng đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn của tỉnh đang dần thay đổi, đặc biệt hạ tầng cơ sở nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, thôn… được cải tạo hay xây mới tạo sự thuận tiện phục vụ sản xuất, đi lại, giao thương của nhân dân; hệ thống thủy lợi tiếp tục được đầu tư kiên cố để đẩy mạnh chương trình thâm canh sản xuất, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm nghiệp; việc xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nhà văn hóa, chợ nông thôn, nước sinh hoạt,… dần được hoàn thiện.

Bên cạnh những thành công đạt được, Chương trình xây dựng NTM còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân như: người dân vẫn chưa cảm nhận hết vai trò của mình, nhận thức của người dân về

Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - 2


chương trình xây dựng NTM còn chưa rõ, tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM chưa cao, kinh phí huy động của cộng đồng dân cư còn thấp,…

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người dân đóng góp 424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%, rất thấp so với yêu cầu của Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 10%. (Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Bình Định, 2015)

Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, thời gian qua Chương trình xây dựng NTM vẫn chưa phát huy hết vai trò của người dân nông thôn, đặc biệt là quan tâm đến vai trò của người dân trong việc thực hiện các chương trình, dự án, mô hình phát triển nông nghiệp – nông thôn tại địa phương, tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho đời sống dân sinh,… Vì vậy, việc cải thiện sự tham gia của người dân vừa là hành động để tiếp tục thực hiện, vừa là mục đích để hướng tới trong quá trình xây dựng NTM. Khi sự tham gia của người dân được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn, thì nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM không chỉ tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin, năng động, tham gia đóng góp tích cực hơn để xây dựng NTM tại địa phương mình.

Qua khảo sát sơ bộ tại thành phố Quy Nhơn, tác giả nhận thấy sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM còn hạn chế và thụ động. Thực tế này phản ánh sự bất cập trong chủ trương phát triển nông nghiệp dựa vào phát triển cộng đồng và các chính sách của nhà nước cũng như thực tế khi triển khai các chính sách tại cơ sở. Khi sự tham gia của người dân được cải thiện, không chỉ nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin, tự quyết và tham gia chủ động, tích cực hơn trong xây dựng NTM ở địa phương.

Sự tham gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM. Khi tham gia vào quá trình xây dựng


NTM, người dân tại nông thôn sẽ từng bước tăng cường kỹ năng, năng lực quản lý, khơi dậy và phát huy tiềm năng của nông dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của người dân,… Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình xây dựng NTM.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm phân tích vai trò của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đó đánh giá mức độ tham gia của người dân trong xây dựng NTM và các kết quả đạt được. Từ đó gợi ý các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn theo hướng có hiệu quả và bền vững.

- Mục tiêu cụ thể: Đề tài được xây dựng nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:


1) Phân tích thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2) Đánh giá vai trò và mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

3) Đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 04 xã ngoại thành của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bao gồm: xã Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu. Trong đó:

Về tiến độ xây dựng NTM: xã Phước Mỹ và xã Nhơn Lý đã được công nhận đạt chuẩn NTM (vào tháng 8/2015); 02 xã Nhơn Châu và Nhơn Hải chưa hoàn thành xây dựng NTM.

Về địa bàn: Phước Mỹ là xã miền núi, Nhơn Châu là xã đảo, Nhơn Lý và Nhơn Hải là xã bán đảo.

- Về phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2011 - 2015.


1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài là từ người dân ở 04 xã nghiên cứu hay nghiên cứu từ dưới lên và nghiên cứu thực chứng.

- Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, nghiên cứu thực địa cùng với phân tích, so sánh và phân tích thống kê để giải quyết cho các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên.

- Nguồn thông tin:


+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập từ Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thành phố, Phòng Kinh tế thành phố, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, … Các loại sách, bài giảng, các bài báo có liên quan tới đề tài, các website có liên quan.

+ Số liệu sơ cấp: Được khảo sát từ 175 người dân tại 04 xã xây dựng NTM của thành phố Quy Nhơn.


- Phương pháp chọn mẫu và phương thức điều tra:


Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu phi xác xuất, cụ thể là chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo kinh nghiệm. Nguyên tắc chọn mẫu là chọn chủ hộ gia đình đại diện cho các nhóm nghề nghiệp khác nhau trong vùng nông thôn và phân bổ theo các thôn.

Các hộ được chọn dựa trên hai nhóm chính là nhóm sản xuất nông ngư nghiệp và nhóm phi nông nghiệp. Phương thức điều tra được áp dụng là phỏng vấn bằng Phiếu khảo sát soạn sẵn các câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên đặt câu hỏi, nắm bắt thông tin, câu trả lời và ghi nhận vào phiếu.

Trên thực tế điều tra có xã thuần nông, có xã thuần ngư, có xã hoạt động phi nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, do khó khăn về khả năng thu xếp, gặp mặt của người dân và sự hợp tác trả lời thông tin của người dân nên số lượng người trong một nhóm phỏng vấn cũng thay đổi tùy theo tình huống thực tế.

Tổng cộng có 175 hộ được điều tra bằng phiếu khảo sát trên 04 xã. Nội dung của Phiếu khảo sát tập trung vào 04 nội dung chính: (1) Thông tin về chương trình NTM; (2) Người dân tham gia bàn bạc ý kiến trong xây dựng NTM; (3) Người dân tham gia trực tiếp trong xây dựng NTM; (4) Người dân tham gia giám sát xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình NTM.

Để trả lời cho câu hỏi “Thực trạng về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở thành phố Quy Nhơn?”, đề tài thực hiện khảo sát tại địa phương bằng cách thu thập ý kiến của người dân thông qua Phiếu khảo sát. Đồng thời thực hiện phỏng vấn sâu đại diện của Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM thành phố, Văn phòng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh,… Từ đó đối chiếu, so sánh với các quy định trong các văn bản hiện hành để xác định những vấn đề còn tồn tại, những mặt tích cực để ghi nhận thực trạng về xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn.


Để trả lời cho câu hỏi “Giải pháp nào phù hợp với điều kiện của địa phương để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn?”, đề tài liên hệ với các quy định pháp luật, kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước, thực trạng tại các xã nghiên cứu của thành phố Quy Nhơn và các nghiên cứu trước để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực tham gia của người dân trong chính sách xây dựng NTM.


1.5 Kết cấu của đề tài:

Đề tài được chia làm 05 chương.


Chương 1: Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

NTM.


Chương 3: Cơ sở lý luận, thực tiễn và khung phân tích về sự tham gia của người

dân trong xây dựng NTM.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NTM

2.1 Giới thiệu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Nông thôn Việt Nam là khu vực đa dạng về thành phần tộc người, văn hóa, là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác cần thiết cho nhu cầu cơ bản của xã hội. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy đổi mới nông nghiệp, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các chính sách về nông thôn ở Việt Nam đã bắt đầu từ rất sớm. Nhờ việc thực hiện chính sách cải cách và triển khai công tác khuyến nông mà kinh tế hộ nông dân phát triển, hàng triệu nông dân hăng hái sản xuất đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao. Tiếp theo sau đó là hàng loạt các mô hình thí điểm xây dựng NTM theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng nông thôn để phát triển. Kết quả bước đầu rất khả quan, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, người dân dần dần thay đổi nhận thức về xây dựng NTM. Tuy vậy, mô hình thí điểm còn gặp phải một số hạn chế, đó là việc chọn xã thí điểm chưa mang tính đại diện cho vùng, mô hình thường hướng vào các chương trình xây dựng cơ bản, chưa có định hướng phát triển chung và đặc biệt là vai trò của người dân chưa thực sự được coi trọng.

Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 26- NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã thể hiện những quan điểm chủ yếu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xác định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình phát triển đất nước. Đồng thời nhìn nhận mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xem nông dân là chủ thể của quá trình xây dựng, phát triển NTM. Nghị quyết này tạo nền móng vững chắc cho chính sách xây dựng NTM. Ngày 30/12/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí