Thang Đo Mức Độ Tham Gia Của Người Dân


+ Tham gia tự nguyện: nhận thấy lợi ích mà mình nhận được thông qua chương trình, người dân tự lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá và quản lý mà không có sự định hướng từ bên ngoài.


Tham gia tự

nguyện

Tham gia

bởi định hướng

Tham gia

bởi nghĩa vụ

Tham gia

cung cấp thông tin

Tham gia

thụ động

Không tham

gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - 4


Từ khái niệm nền tảng “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng”, nhiều tác giả đã xây dựng thang đo của sự tham gia, trong đó các thang đo đều hướng tới việc đảm bảo mục tiêu thực hiện dân chủ, trao quyền và quyền con người. Trong số đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của Sherry R Arnstein (1969), Wilcox (2003) và Choguil (1996).

Trong một nghiên cứu của Sherry R Arnstein (1969), “A ladder of citizen participation” đã phân chia mức độ tham gia của người dân thành 8 mức độ. Thang đo 8 mức độ này được David Wilcox phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau: Ở hai


nấc thấp nhất là Sự vận động (Manipulation) Lôi kéo (Therapy) hoàn toàn chưa có sự tham gia của người dân, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia. Ở nấc thang Cung cấp thông tin (Informing), đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có sự phản hồi. Ở mức Tham vấn (Consultation) sẽ thực hiện bước khảo sát, tổ chức các cuộc họp ở khu dân cư và tham khảo ý kiến của người dân. Nấc thang Động viên (Placation), người dân bầu và đưa những thành viên xứng đáng vào ủy ban để thực hiện chương trình. Ở mức độ Hợp tác (Partnership), cả người dân và chính quyền đều có trách nhiệm trong lập kế hoạch và ra quyết định. Nấc thang Ủy quyền (Delegated Power), người dân thường nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định, có thể chịu trách nhiệm. Nấc thang cuối cùng Người dân quản lý (Citizen Control), cộng đồng sẽ thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình. (Wilcox, 2003)


1

Người dân quản lý

2

Ủy quyền

3

Hợp tác

4

Động viên

5

Tham vấn

6

Cung cấp thông tin

7

Lôi kéo

8

Sự vận động


Hình 3.1 Thang đo mức độ tham gia của người dân

Nguồn: Sherry R Arnstein (1969), “A ladder of citizen participation”


Một nghiên cứu khác của Choguill (1996) dựa theo lý thuyết của Sherry Arnstein (1969) thì lại điều chỉnh thang đo cho phù hợp với các nước kém phát triển gồm 8 bậc với mức độ từ cao xuống thấp:


1

Trao quyền

2

Hợp tác

3

Hòa giải

4

Sự che đậy

5

Ngoại giao

6

Thông tin

7

Sự im lặng

8

Tự quản lý


Hình 3.2 Thang đo mức độ tham gia của người dân

Nguồn: Choguill (1996), “A Ladder of Community Participation for Underdeveloped Countries”


Ở nấc Trao quyền (Empowerment), cộng đồng có quyền trong việc ra quyết định, chính quyền phải có biện pháp tạo điều kiện để thực hiện; Nấc Hợp tác (Partnership), người dân và chính quyền cùng chia sẻ công việc với đại diện của người dân là các ban hay hội đồng; Ở nấc Hòa giải (Conciliation), chính quyền đưa ra cách thức và người dân tham gia đóng góp ý kiến, tuy nhiên, những ý kiến này có thể sẽ không được chính quyền chấp nhận; Tuy nhiên ở nấc Sự che đậy (Dissimulation), thì sự tham gia của người dân chỉ mang tính hình thức với một nhóm người được đưa vào hội đồng nhưng lại tán thành với quyết định của chính quyền một cách nhanh chóng; Nấc thang Ngoại giao (Diplomacy), chính quyền kêu gọi cộng đồng tự tạo ra những thay đổi với sự trợ giúp bên ngoài; Nấc thang Thông tin (Infoming), là hình thức truyền tin một chiều từ chính quyền, người dân không có cơ hội phản hồi; Nấc thang Sự im lặng (Conspiracy), người dân không tham gia bất cứ hoạt động nào; Nấc thang Tự


quản lý (Self-Management), chính quyền không có động cơ để giải quyết vấn đề của địa phương, thiếu vắng hoàn toàn sự quan tâm của chính quyền (Choguill, 1996)

Từ các nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng, người dân tham gia theo các mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ hay đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống theo những hình thức và mức độ khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá Chương trình xây dựng NTM, ta nhận thấy 11 nội dung với 19 tiêu chí xây dựng NTM này điều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến cộng đồng dân cư nông thôn, nên đây là cơ sở cho người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM. Cụ thể hơn, người dân nông thôn là người thụ hưởng những thành quả trong xây dựng NTM nên chỉ có họ mới là người hiểu rõ nhất nhu cầu của mình. Từ những nhu cầu đó, người dân biết cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.


3.1.2 Khái niệm nông thôn mới

Khái niệm “Nông thôn mới” lần đầu tiên được đề cập đến trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26 đưa ra mục tiêu “… Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường …”.

Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (ii) sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii) đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Như


vậy xây dựng NTM nhằm tạo ra những giá trị mới cho nông thôn Việt Nam, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, một nông thôn hiện đại chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa, nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được các bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng NTM là xây dựng người nông dân trở thành một chủ thể sáng tạo, được thụ hưởng những giá trị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra.


3.2 Kinh nghiệm của các nước


3.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Lợi (2013), trong phong trào xây dựng làng xã ở Nhật Bản, nổi tiếng nhất và là phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (One Village One Product – OVOP) do Hiramatsu Morihiko, Chủ tịch tỉnh Oita khởi xướng năm 1979. Sau đó, phong trào này đã được nhân rộng trên toàn Nhật Bản. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản chú trọng khuyến khích sự nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi địa phương sẽ lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của địa phương để phát triển.

Kinh nghiệm từ trong quá trình xây dựng NTM của Nhật Bản cho thấy rằng: Cần khuyến khích người nông dân tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập tự chủ. Nhật Bản ý thức được rằng, muốn xây dựng nông thôn nếu chỉ dựa vào Chính phủ sẽ không thể đủ, cần phải có sự tham gia tích cực của người nông dân, đội ngũ những người được hưởng lợi trong công cuộc này. Chính vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi cách để nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người nông dân, để họ thực sự trở thành lực lượng chủ lực trong xây dựng phát triển nông thôn. Cụ thể, trong phong trào xây dựng làng xã, Chính phủ Nhật Bản đề cao tinh thần phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ


dám làm, từ việc xây dựng, thực thi quy hoạch, đến việc lựa chọn sản phẩm trong phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, đều là do người dân tự căn cứ vào nhu cầu của điạ phương mình để đề xuất, thực hiện.

Từ giữa thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80, phong trào xây dựng làng xã của Nhật Bản đã khiến bộ mặt nông thôn của đất nước này thay đổi rõ rệt, thể hiện ở một số mặt sau: Một là, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, về kết cấu hạ tầng sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn và thành thị không có gì khác biệt. Hai là, tăng thu nhập cho người nông dân, thu nhập bình quân của hộ gia đình đạt 5,5 triệu Yên, tương đương 44 nghìn USD, trong đó tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp chiếm 86%. Ba là, mở ra thị trường nông thôn cho sản phẩm phi nông nghiệp, kích thích hoạt động tiêu dùng ở nông thôn phát triển theo hướng đa dạng.


3.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn với điều kiện rất khó khăn, không thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản của xã hội, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ ăn. Lúc này chính phủ đã xây dựng nên phong trào “Saemaulundong”, theo tiếng Hàn Saemaul là sự đổi mới của cộng đồng, undong có nghĩa là phong trào, “Saemaulundong” có thể hiểu là “Phong trào đổi mới nông thôn”. Khác với các chương trình khác thường có sự áp đặt từ trên xuống, phong trào “Saemaulundong” tăng cường việc trao quyền và trách nhiệm của người dân trong các hoạt động ở nông thôn, định hướng họ theo nhu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, khuyến khích người dân tham gia từ những việc đơn giản đến những việc phức tạp. (Phạm Xuân Liêm, 2011).

Ngay từ đầu, “Phong trào đổi mới nông thôn” đã đề cao 3 thành tố chính đó là: “Chăm chỉ - Tự lực – Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công. “Tự lực” là ý chí bản thân,


tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân, “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. (Tuấn Anh, 2012).

Chỉ sau 8 năm (1971 – 1978), các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Một trong những bài học kinh nghiệm đã được Hàn Quốc tổng kết, đó là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5 – 10 công sức và tiền của”, dân quyết định loại công trình, dự án cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình; Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn, thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng kinh phí của nhà nước công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cân thiết của địa phương.

Phong trào “Saemaulundong” của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào “Saemaulundong” với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở nên một quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới.

3.2.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ một nước nông nghiệp truyền thống, Thái Lan đã thực hiện Chương trình Phát triển vùng nông thôn với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điều kiện để người dân tự vươn lên giúp chính mình. Chương trình Phát triển vùng nông thôn của Thái Lan đã xây dựng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (One Tambon One Product - OTOP) được áp dụng dựa trên kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi


làng mỗi sản phẩm” (One Village One Product – OVOP) của tỉnh Oita, Nhật Bản. (Việt Dũng, 2014)

Mục tiêu tổng thể của OTOP là: Xây dựng xã, cộng đồng vững mạnh, phát triển tự lực của nhân dân, xây dựng gia đình hạnh phúc có chất lượng. Để triển khai Chương trình OTOP, Ủy ban Chương trình OTOP được thành lập từ Trung ương cho đến các địa phương. Ngân sách để thực hiện Chương trình OTOP là ngân sách Chính phủ.

Chương trình được thực hiện như sau: các đơn vị sản xuất kinh doanh đăng ký ý tưởng sản phẩm và kế hoạch của mình với Ban OTOP địa phương, nếu thẩm định đạt, sẽ được chấp thuận cho triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Các sản phẩm OTOP từ những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống đến các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, văn hóa địa phương, truyền thống văn hóa,…Chương trình OTOP thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ ở cấp trung ương, cấp khu vực, cấp tỉnh, ở các hội trại, hội thi, lễ hội,… Thậm chí sản phẩm còn đưa vào trụ sở hành chính các cấp, nhà ga, sân bay, khách sạn, nhà hàng,… tạo nên tổng thể cả xã hội tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm OTOP.

Từ sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở các nước, có thể thấy rằng: Chương trình xây dựng nông thôn của các nước có nhiều điểm tương đồng với Chương trình xây dựng NTM của nước ta, bên cạnh khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước, thì sự phát huy tính tự chủ, ý tưởng sáng tạo, trách nhiệm và chủ động của người dân có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, hình thành nên động lực nội tại cho công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn, góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Sự tham gia của người dân sẽ quyết định mức độ thành công và tính bền vững của chương trình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022