nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ 5 (khóa IX) ngày 12 tháng 7 năm 2011 đã nêu chỉ tiêu phấn đấu: “…chú trọng đầu tư và huy động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hoàn thành sớm Chương trình xây dựng NTM tại 02 xã Phước Mỹ và Nhơn Lý giai đoạn 2011 – 2015 và 02 xã còn lại Nhơn Hải và Nhơn Châu giai đoạn 2016 – 2020”.
Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Quy Nhơn đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, các phòng ban, đoàn thể thành phố và các địa phương đã ban hành các Chương trình hành động cụ thể, các kế hoạch để triển khai thực hiện.
Ngày 15 tháng 01 năm 2011, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND về ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2010 – 2020, tiếp theo sau đó là ban hành các văn bản về những Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố, như: Chương trình sản xuất lúa lai; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Chương trình ứng dụng công nghệ theo hướng an toàn sinh học trong sản xuất nông nghiệp, Chương trình xây dựng công trình khí sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi, Chương trình khuyến nông – khuyến ngư theo hướng sản xuất phù hợp với nông nghiệp đô thị, Phát triển sản xuất rau an toàn, v.v…
Khi bắt đầu thực hiện Chương trình, một trong những vấn đề được sự quan tâm của chính quyền địa phương là xây dựng và hoàn thành Đề án xây dựng NTM của xã. Các xã đã tập trung xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó xác định lựa chọn, phân kỳ đầu tư các công trình trọng điểm, chú trọng việc đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, xác định các tiêu chí còn khó khăn, chưa đạt,
đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện. Đề án được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể, có sự tham gia, phối hợp của các phòng, ban chức năng của thành phố và trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân tại địa phương. Vì vậy Đề án sau khi được hoàn thành về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân, sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện, cùng với các nguồn lực đầu tư của tỉnh, thành phố và địa phương, người dân cũng đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình, hiểu được nội dung, ý nghĩa của Chương trình, tham gia đóng góp ý kiến cũng như đóng góp vật chất, tiền bạc, ngày công,… để thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại địa phương.
Vì vậy, cho đến cuối năm 2015, việc xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành phố có tổng cộng 04 xã xây dựng NTM, khi mới bắt đầu thực hiện Chương trình cả 04 xã đều chỉ mới đạt dưới 07 tiêu chí/xã, nhưng đến tháng 08 năm 2015 đã có 02 xã ( Phước Mỹ và Nhơn Lý) được quyết định công nhận đạt chuẩn NTM, 02 xã (Nhơn Châu và Nhơn Hải) đạt 12 tiêu chí.
Bảng 4.1 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM thành phố Quy Nhơn
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |
Xã Phước Mỹ | 6/19 | 9/19 | 13/19 | 18/19 | 19/19 |
Xã Nhơn Lý | 5/19 | 10/19 | 13/19 | 18/19 | 19/19 |
Xã Nhơn Hải | 4/19 | 4/19 | 4/19 | 7/19 | 12/19 |
Xã Nhơn Châu | 5/19 | 8/19 | 9/19 | 10/19 | 12/19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Máy Chỉ Đạo Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Xây Dựng Ntm
- Thang Đo Mức Độ Tham Gia Của Người Dân
- Các Nghiên Cứu Về Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Các Lĩnh Vực
- Tỷ Lệ Người Dân Biết Một Số Thông Tin Về Chương Trình Ntm
- Tỷ Lệ Khảo Sát Các Yếu Tố Quyết Định Cho Việc Lập Kế Hoạch Cho Các Hoạt Động Xây Dựng Ntm
- Người Dân Tham Gia Giám Sát, Quản Lý, Duy Tu, Bảo Dưỡng Các Công Trình
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, tháng 03/2016
Qua đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 của thành phố Quy Nhơn cho thấy Chương trình xây dựng NTM
đã thực sự đã tạo ra những thay đổi to lớn về cơ sở hạ tầng nông thôn cũng như đời sống của người dân địa phương tại 04 xã: 100% đường trục giao thông chính của các xã đều được bêtông hóa và nhựa hóa, đường trục thôn và đường ngõ xóm được bêtông 83,6%; Tỷ lệ kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa 89,8%; Đê, kè chắn sóng ở các xã đảo, bán đảo đã được kiến cố đảm bảo an toàn cho người dân sống ven biển; Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%, các xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế; Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng rõ rệt; Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã giảm hơn so với từ lúc mới bắt đầu Chương trình; Vấn đề về môi trường cũng được cải thiện, ý thức bảo vệ môi trường của người dân và công tác vệ sinh môi trường nông thôn có sự chuyển biến tích cực; Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 90%,… (Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, UBND TP. Quy Nhơn, tháng 04 năm 2016).
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, một số quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM và quy chuẩn của các Bộ ngành chưa thực sự phù hợp với đặc thù của địa phương tại các xã của thành phố Quy Nhơn. Cụ thể như: Quy định về đường ngõ xóm phải có lòng đường rộng tối thiểu 3,5 – 4,0 m, nhưng thực tế diện tích tự nhiên ở các xã đảo và bán đảo của thành phố Quy Nhơn rất nhỏ, mật độ dân cư sống đông đúc, vì vậy đường làng, ngõ xóm phổ biến chỉ có độ rộng dưới 2 m, có nơi chỉ 1,5 m; Quy định mỗi xã phải có 1 -2 khu xử lý rác thải tập trung và bãi chôn lấp chất thải, nhưng thực tế ở các xã đảo và bán đảo không có diện tích để bố trí, vì vậy chỉ đủ điều kiện xây dựng lò đốt rác thải; Diện tích để xây dựng chợ phải từ 2.000 –
3.000 m2; Hoặc tiêu chí về kênh mương thủy lợi không phù hợp khi áp dụng đánh giá cho các xã đảo và bán đảo, vì các xã không có sản xuất nông nghiệp,…
Trong 05 năm giai đoạn 2011-2015, thành phố Quy Nhơn đã sử dụng các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn với tổng nguồn vốn đã thực hiện là 156.633 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 37.846 triệu đồng, chiếm 24,2%.
- Ngân sách tỉnh: 4.378 triệu đồng, chiếm 2,8%.
- Ngân sách thành phố: 73.115 triệu đồng, chiếm 46,7%.
- Vốn lồng ghép: 1.746 triệu đồng chiếm 1,1%.
- Vốn vay tín dụng: 16.603 triệu đồng, chiếm 10,6%.
- Doanh nghiệp: 3.805 triệu đồng, chiếm 2,4%.
- Nhân dân đóng góp: 17.348 triệu đồng, chiếm 11,1%.
- Vốn khác: 1.792 triệu đồng, chiếm 1,1%.
Hình 4.1 Nguồn vốn đầu tư XD NTM TP Quy Nhơn giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, UBND TP. Quy Nhơn, tháng 02 năm 2016.
Đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ sự đóng góp của người dân là 17.348 triệu đồng, chiếm 11,1%, đó là chưa kể nguồn vốn của nhân dân tự đầu tư vào phát triển sản xuất, cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp công trình vệ sinh, cải tạo cổng ngõ, tường rào,… Như vậy, sự đóng góp của người dân có thể nói rằng là đáng kể và đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn.
Với những kết quả ban đầu như vậy, Chương trình xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn đã đem lại bộ mặt mới cho nông thôn của thành phố. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa thể hiện sự bền vững, ổn định khi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước chỉ tập trung vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, các hoạt động nâng cao mức sống của người dân vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là tại xã đảo Nhơn Châu. Qua báo cáo của UBND xã Nhơn Châu cho thấy: nhận thức và mức độ quan tâm của người dân đến Chương trình NTM còn hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo của xã chỉ chiếm 20% tổng lao động, còn thấp so với yêu cầu của Chương trình (trên 35%); việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân tại xã vẫn còn khó khăn, lúng túng,... (Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015 xã Nhơn Châu, UBND Nhơn Châu, tháng 01 năm 2016). Do vậy trong thời gian tới, cần có các giải pháp phù hợp của chính quyền thành phố, của các xã và sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia của người dân tại địa phương để Chương trình thực sự phát huy hiệu quả tích cực và có tính bền vững, ổn định hơn.
4.2 Thực trạng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn
Mục này tập trung phân tích kết quả điều tra, khảo sát thực trạng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại thành phố Quy Nhơn được thực hiện dựa trên Phiếu điều tra khảo sát ý kiến của người dân. Nội dung phân tích, đánh giá được thực
hiện tập trung vào 4 nội dung chính: (1) Thông tin về chương trình NTM; (2) Người dân tham gia bàn bạc ý kiến trong xây dựng NTM; (3) Người dân tham gia trực tiếp trong xây dựng NTM; (4) Người dân tham gia giám sát xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình NTM. Kết quả phỏng vấn được thu thập trong quá trình khảo sát đối với người dân tại 04 xã xây dựng NTM của thành phố Quy Nhơn. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện phỏng vấn sâu với một số người dân, xóm trưởng, thôn trưởng, lãnh đạo tại các xã và cán bộ phụ trách xây dựng NTM của các xã và thành phố Quy Nhơn.
4.2.1 Mô tả tổng quát mẫu điều tra
Kết quả điều tra được rút ra từ các cuộc khảo sát trên địa bàn 04 xã của thành phố Quy Nhơn. Mẫu được phân phối theo bảng 4.2 với cỡ mẫu 175 hộ. Về giới tính của người được khảo sát (phần lớn là chủ hộ), có 37 người được phỏng vấn là nữ (21,1%); 138 người là nam giới (78,9%). Về trình độ học vấn của người được phỏng vấn, phần lớn họ có trình độ trung học cơ sở 60,6%, tiểu học 16,6%, trung học phổ thông 22,8%. Điều này cho thấy nhóm người dân được khảo sát cũng còn có những hạn chế nhất định về học vấn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu và độ tin cậy của các câu trả lời, vì nội dung điều tra tập trung chủ yếu về những vấn đề thực tế đang xảy ra ở khu vực nông thôn mà chắc chắn người dân cảm nhận được trực tiếp hàng ngày.
Về cấu trúc nghề nghiệp, hai nhóm nông ngư nghiệp và kinh doanh, buôn bán nhỏ, dịch vụ chiếm phần lớn mẫu quan sát (55,4% và 18,9%). Nhóm người có nghề nghiệp chính là công nhân hay nhân viên doanh nghiệp chiếm số ít, chỉ khoảng 6,9% số người được hỏi. Rõ ràng các hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng ở các xã và việc làm tự doanh với quy mô nhỏ cũng là phương thức sinh kế quan trọng của người dân ngoại thành.
Bảng 4.2 Phân phối mẫu điều tra theo xã
Số hộ khảo sát | Tỷ lệ (%) | |
Phước Mỹ | 48 | 27,4 |
Nhơn Lý | 40 | 22,9 |
Nhơn Hải | 41 | 23,4 |
Nhơn Châu | 46 | 26,3 |
Tổng quan sát | 175 | 100 |
Bảng 4.3 Giới tính của người được khảo sát
Số người trả lời | Tỷ lệ (%) | |
Nữ | 37 | 21,1 |
Nam | 138 | 78,9 |
Tổng quan sát | 175 | 100 |
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của người được khảo sát
Số người trả lời | Tỷ lệ (%) | |
Tiểu học | 29 | 16,6 |
Trung học cơ sở | 106 | 60,6 |
Phổ thông trung học | 40 | 22,8 |
Tổng quan sát | 175 | 100 |
Bảng 4.5 Cấu trúc nghề nghiệp chính của hộ gia đình được khảo sát
Số người trả lời | Tỷ lệ (%) | |
Nông ngư nghiệp | 97 | 55,4 |
Buôn bán, kinh doanh, dịch vụ | 33 | 18,9 |
Cán bộ, công chức | 9 | 5,1 |
Làm việc trong các doanh nghiệp | 12 | 6,9 |
Hưu trí | 4 | 2,3 |
Khác | 20 | 11,4 |
Tổng quan sát | 175 | 100 |
4.2.2 Thông tin về chương trình NTM
Trong Chương trình xây dựng NTM, việc tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của xây dựng NTM là rất quan trọng để tạo ra nhận thức đúng và sự đồng thuận của người dân nông thôn làm cơ sở cho các hoạt động tham gia xây dựng NTM. Tất cả các xã đều
có những hoạt động thông tin, truyền thông đa dạng, phong phú để chuyển tải các chính sách, văn bản về Chương trình NTM của Chính phủ, của tỉnh và của thành phố đến người dân nông thôn.
Theo báo cáo của UBND các xã, qua 5 năm thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015, công tác tuyên truyền, vận động về Chương trình MTQG xây dựng NTM của địa phương đã được chú trọng, tổ chức thực hiện theo nhiều chủ đề cấp thiết, đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung. Thông qua các buổi Hội nghị quân dân chính, các buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể xã và thôn, thông qua các đợt tiếp xúc cử tri tại xã và tuyên truyền trên hoạt động đài truyền thanh của xã, qua đó làm cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò chủ thể của người dân trong việc xây dựng NTM. Các xã đã tổ chức hơn 70 buổi họp ban đêm, với hơn
11.000 lượt hộ tham dự, nội dung tiếp tục tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM, lấy ý kiến của nhân dân thông qua các nội dung trong Đề án quy hoạch xây dựng NTM của xã, việc xây dựng các công trình công cộng của địa phương,… Thực hiện các buổi tuyên truyền lưu động, trưng bày băngrôn, panô về nội dung công bố quy hoạch NTM, cấp phát hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền,… Các địa phương đã thuê vẽ bản đồ quy hoạch được chôn bằng trụ kẽm chắc chắn và công khai tại ngã tư đường trục chính để nhân dân biết, đồng thời photo các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch và bản vẽ quy hoạch cho niêm yết công khai tại khu sinh hoạt nhân dân ở các thôn. UBND các xã tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, tổ chức ký giao ước thi đua cho toàn hệ thống chính trị và Ban nhân dân ở các thôn; triển khai các phong trào như: “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”. Công tác thông tin, tuyên truyền đã tạo sức lan tỏa đến tận cơ sở, thu hút sự quan tâm sâu sắc của từng người dân, được người dân đồng tình hưởng ứng. Từ đây, tạo nên sức mạnh tổng hợp để huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn. Như vậy, có thể thấy ở thành phố Quy Nhơn công tác thông