Tỷ Lệ Người Dân Biết Một Số Thông Tin Về Chương Trình Ntm


tin, tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM được thực hiện khá đồng bộ, trên nhiều kênh thông tin với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân được hỏi có biết đến chương trình NTM ở địa phương mình (89,1%). Nhưng để hiểu Chương trình NTM một cách chắc chắn thì chỉ có 68,6% số hộ biết đến Bộ tiêu chí đánh giá NTM và 45,7% biết về thời gian bắt đầu chương trình. Vẫn còn khoảng 31,4% số hộ khi hỏi trả lời không biết được số tiêu chí cụ thể mà địa phương đạt được và 54,3% số hộ trả lời không biết thời gian bắt đầu thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở địa phương mình. Mặc dù trung bình khoảng thời gian sinh sống tại địa phương của những người dân được khảo sát là trên 33 năm.

Người dân chỉ hiểu rằng Chương trình xây dựng NTM là việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế và các cơ sở hạ tầng khác để thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy địa phương phát triển. Bên cạnh đó, phần lớn người dân nông thôn hiểu rằng: việc xây dựng NTM là việc của nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình hạ tầng ở nông thôn. Điều này dễ dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu tích cực, tạo ra tâm lý ỷ lại vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước, người dân chưa thực sự quan tâm đến xây dựng NTM.

Khi được hỏi về việc người dân nhận được thông tin về Chương trình xây dựng NTM tại địa phương qua kênh thông tin nào, kết quả cho thấy kênh thông tin người dân tiếp nhận các chính sách về chương trình NTM mới nhiều nhất là thông qua hình thức tuyên truyền của báo, đài, các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt cộng đồng, các buổi tiếp xúc cử tri và tuyên truyền của các tổ chức hội, đoàn thể. Đây là các kênh quan trọng để thông tin đến người dân, bởi các hoạt động này không phải là đơn lẻ mà có sự gắn kết chặt chẽ với những hình thức phù hợp để người dân dễ tham gia. Việc tiếp xúc giữa cán bộ và người dân qua các kênh như trên sẽ giúp người dân tìm hiểu sâu hơn về chương trình, từ đó nâng cao được hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối


với hoạt động xây dựng NTM ở địa phương. Đồng thời, việc tiếp xúc này cũng giúp chính quyền hiểu rõ hơn tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, từ đó có những cách làm thích hợp để có thể hoàn thiện chương trình.


Hình 4 2 Tỷ lệ người dân biết một số thông tin về Chương trình NTM Bên cạnh 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Hình 4.2 Tỷ lệ người dân biết một số thông tin về Chương trình NTM

Bên cạnh đó, người dân cũng nghe nhiều đến cụm từ Nông thôn mớiqua loa phát thanh cơ sở, thông tin từ chuyên mục về “Nông nghiệp và nông thôn” được phát vào tối thứ sáu hàng tuần của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Định. Một sự kiện chính trị quan trọng tại địa phương và cả nước trong thời gian vừa qua là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (ngày 22 tháng 5 năm 2016), đây là dịp các cử tri và người dân có được nhiều thông tin hơn về Chương trình NTM từ các cuộc tiếp xúc với cử tri tại địa phương.

Có 14,5% người được hỏi biết đến chương trình qua công tác tuyên truyền của các tổ chức hội, đoàn thể như: Hội Nông dân với cuộc thi “Nhà nông đua tài”, Hội Phụ nữ với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với các tiêu chí


xây dựng NTM, Đoàn Thanh niên với hội thi “Tuổi trẻ Bình Định chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cuộc thi tìm hiểu về NTM, các buổi tuyên truyền về xây dựng NTM. Sau đó là các kênh thông tin trực tiếp từ chính quyền như các tài liệu, tờ rơi NTM được phát về đến gia đình, từ các chủ trương, chính sách và nội dung quy hoạch NTM được niêm yết tại trụ sở thôn, xã.


Hình 4 3 Tỷ lệ người dân tiếp cận các nguồn thông tin về NTM qua các kênh Khi 2

Hình 4.3 Tỷ lệ người dân tiếp cận các nguồn thông tin về NTM qua các kênh

Khi điều tra khảo sát chi tiết hơn về thông tin chương trình, có từ 38,3% đến 56% người được khảo sát trả lời rằng họ có được thông báo về các hoạt động xây dựng NTM như: việc thông báo của xã về việc quy hoạch và đề án xây dựng NTM; việc huy động các khoản đóng góp của người dân,… Con số này cho thấy, chính quyền địa phương ở 04 xã khảo sát đã có hoạt động khá tích cực trong việc phổ biến những thông tin tổng quát về xây dựng NTM, đồng thời cũng chú trọng những thông tin chi tiết, cụ thể đưa đến cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có khoảng 44% - 61,7% người dân không được thông báo và không quan tâm về các vấn đề này. Số liệu này là khá cao, lý do có thể do bản thân người dân còn thờ ơ với chủ trương xây dựng NTM,


hoặc chính quyền địa phương chưa quan tâm nhiều tới người dân, điều này có thể sẽ hạn chế nhiều đến khả năng thực hiện xây dựng NTM của chính quyền địa phương. Vì vậy, việc người dân không có thông tin hoặc thông tin không rõ ràng, đầy đủ, có thể làm cho họ có những nghi ngờ và thái độ thiếu hợp tác với chính quyền địa phương trong xây dựng NTM. Điều này có thể ảnh hưởng đến chương trình, vì Chương trình xây dựng NTM đã xác định vai trò của người dân là chủ thể trong các hoạt động, người dân phải được tham gia ý kiến vào bản quy hoạch, đề án NTM của xã theo nhiều hình thức khác nhau, đồng thời người dân sẽ quyết định việc gì làm trước nếu xét thấy hiệu quả nhất, công trình nào sẽ được xây dựng với nguồn vốn bao nhiêu, người dân sẽ tham gia đóng góp tiền của, ngày công, hiện vật và quản lý nguồn vốn của công trình như thế nào?


Hình 4 4 Tỷ lệ người dân được thông báo về một số vấn đề trong XD NTM 3


Hình 4.4 Tỷ lệ người dân được thông báo về một số vấn đề trong XD NTM

Kết quả trả lời câu hỏi “Ai đóng vai trò chính trong xây dựng NTM?” cho thấy, có đến 82,9% người được hỏi cho rằng xây dựng NTM là công việc của chính quyền địa phương kết hợp với người dân nông thôn, điều này thể hiện vai trò của chính quyền các cấp nói chung và của người dân nông thôn trong xây dựng NTM là tương đối cao.


Kết quả cũng phản ánh mong muốn của người dân nông thôn muốn tham gia quá trình xây dựng nông thôn cùng với các cơ quan chính quyền, nếu được tạo điều kiện, họ sẽ tham gia xây dựng NTM một cách tích cực hơn, chủ động hơn.

Với 10,3% người được hỏi cho rằng, các cấp chính quyền đóng vai trò chính trong xây dựng NTM, điều này cũng là một thách thức cho chính quyền địa phương. Vì để thỏa mãn mong muốn của người dân nông thôn, chính quyền địa phương phải thực sự gắn kết quá trình xây dựng NTM với sự tham gia của người dân. Nếu không được tham gia, người dân sẽ có những đánh giá không tốt hoặc tiêu cực về hoạt động của chính quyền địa phương.


Hình 4 5 Ai là người đóng vai trò chính trong xây dựng NTM Sự tham gia của 4

Hình 4.5 Ai là người đóng vai trò chính trong xây dựng NTM?

Sự tham gia của người dân nông thôn vào các cuộc họp ở địa phương cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ tham gia của người dân. Từ đó tìm hiểu xem người dân có được quyền nêu ý kiến, bàn bạc trong quá trình tham gia xây dựng NTM ở địa phương mình hay không.


Số liệu điều tra cho thấy, có 20% người dân trả lời được mời tham gia các cuộc họp ở thôn, xã liên quan đến chương trình NTM, 26,9% được mời tham gia họp lồng ghép với các buổi tiếp xúc cử tri, 24% được địa phương mời tham gia khi nội dung họp có liên quan đến việc lấy ý kiến của người dân. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ người dân được mời tham gia các cuộc họp ở địa phương về NTM là khá cao. Qua phỏng vấn sâu một số người dân cho thấy thực tế rằng, chính quyền 04 xã xây dựng NTM đã thực hiện khá tốt về việc lấy ý kiến của người dân trong việc xây dựng một số công trình tại địa phương và để người dân lựa chọn, quyết định những công trình, cơ sở hạ tầng nào cần thực hiện xây dựng ưu tiên trước của địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có khoảng 29,1% người dân trả lời chưa từng được mời họp về các nội dung liên quan đến NTM. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về khách quan, do địa bàn nghiên cứu có 03 xã đảo và bán đảo, nghề nghiệp chính ở địa phương là khai thác thủy sản, có nhiều chủ hộ trong độ tuổi lao động, thường xuyên vắng nhà đi làm biển, khai thác thủy sản nên không có thời gian để tham dự họp. Về chủ quan, là chính quyền có gửi giấy mời người dân đi họp nhưng giấy mời đưa cách xa ngày đi họp, có thời điểm hệ thống loa đài của xã bị trục trặc, nói nghe không rõ, cán bộ thôn, xóm không nhắc lại nên người dân quên không đi họp.

Nhìn chung, công tác thông tin, tuyên truyền của chính quyền địa phương ở 04 xã điều tra về xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nhất định. Người dân đã được tiếp cận và nắm bắt thông tin về chương trình qua nhiều kênh thông tin khác nhau, từ đó nâng cao được hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với hoạt động xây dựng NTM ở địa phương. Đồng thời, qua các kênh thông tin này cũng giúp chính quyền hiểu rõ hơn tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, từ đó có những cách làm thích hợp để có thể hoàn thiện chương trình. Công tác thông tin, truyền thông của chính quyền địa phương cần phải tiếp tục được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều


hình thức phong phú hơn và phải phù hợp hơn với đặc thù của từng địa phương để đạt được hiệu quả cao hơn.


Hình 4 6 Tham gia của người dân tại các cuộc họp ở địa phương về vấn đề 5

Hình 4.6 Tham gia của người dân tại các cuộc họp ở địa phương về vấn đề NTM.


4.2.3 Người dân tham gia bàn bạc, ý kiến trong xây dựng NTM

Khi được hỏi về mức độ tham gia của người dân trong xây dựng NTM thì những người được hỏi đều trả lời có tham gia từ mức độ tham gia đơn giản như “được thông báo” đến mức độ cao nhất “ra quyết định”. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 38,3% người dân cho rằng người dân cần phải được mời tham gia đóng góp ý kiến các công việc liên quan đến xây dựng NTM và 16,6% nghĩ là họ cũng phải được mời tham gia vào việc ra quyết định trong hoạt động xây dựng NTM. Điều này cho thấy có đến 55% người dân không thờ ơ với các hoạt động xây dựng NTM ở địa phương, nhưng trong suy nghĩ của họ, người dân là người thụ hưởng kết quả, chứ không phải là người chủ của quá trình phát triển nông thôn. Thực tế này có thể cho thấy, có nhiều vấn đề tồn tại trong nhận thức không chỉ của người dân mà còn về phía chính quyền địa


phương về sự tham gia. Về phía người dân, thông thường họ ít quan tâm đến các hoạt động của chính quyền địa phương, các lĩnh vực mà người dân chủ động tham gia là các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi của họ như: đường giao thông thôn, xóm, đường giao thông nội đồng, đầu tư hệ thống điện, đê kè chắn sóng, kênh mương thủy lợi, … còn những vấn đề ít mang lại lợi ích trực tiếp thì người dân được khảo sát cho rằng họ chỉ cần được thông báo để biết hoặc thậm chí không cần tham gia vào việc đó. Về phía chính quyền, nếu chính quyền không tuyên truyền rộng rãi và không cho phép người dân nông thôn tham gia thật sự vào các cuộc họp mang tính chất quan trọng và ra quyết định cho những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng; tham gia kiểm tra giám sát các hoạt động thi công; kiểm tra giám sát việc quản lý vốn và chi tiêu thì dẫn đến kết quả là người dân nông thôn chỉ hiểu đơn giản là xây dựng NTM hoàn toàn là việc của chính quyền các cấp, mà người dân chỉ là người thụ hưởng.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn cho thấy, có 35,4% người dân cho rằng họ chỉ cần được chính quyền thông báo và 9,7% người dân cho rằng họ không cần phải tham gia bàn bạc, ý kiến trong xây dựng NTM tại địa phương. Điều này cho thấy vẫn còn khá lớn một bộ phận người dân chưa cảm nhận hết vai trò của mình trong xây dựng NTM. Chỉ khi nào người dân cảm nhận được vai trò của mình thì việc tham gia xây dựng NTM đối với họ mới trở thành nhu cầu quan trọng và thiết yếu. Đây chính là cơ sở quyết định việc xây dựng NTM thành công và bền vững.

Việc lập kế hoạch xây dựng NTM là một khâu quan trọng khi triển khai xây dựng NTM, bởi nó xác định mục tiêu, giải pháp và thời gian hoàn thành 19 tiêu chí để đạt xã NTM. Từ đó việc lập kế hoạch sẽ đảm bảo tiến trình xây dựng, giúp cho chính quyền và người dân biết được công việc nào cần thực hiện trước, tiến độ như thế nào….

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí