mưa và nhiệt độ dự kiến có thể dẫn đến những thay đổi về lũ lụt, lũ lụt xuất hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất thường hơn, gây tác động ngày càng rộn lớn hơn, có khi bao trùm một khu vực lớn.
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Lý thuyết về sự tham gia của người dân:
3.1.1. Một số quan niệm:
Trong quản lý tổng thể xã hội, sự tham gia của người dân là đương nhiên với tư cách kép vừa là đối tượng vừa là chủ thể của sự phát triển xã hội. Nhưng chủ thể quản lý thường tỏ ra xem nhẹ vấn đề này cho đến khi nào không thể không thừa nhận và quan trọng hơn là không thể không tìm cách đổi mới cả tư duy và biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý xã hội. Ở các nước trên thế giới, đó là thời điểm lịch sử với những khẩu hiệu có tính chất cách mạng toàn thế giới là “của dân, vì dân, do dân”. Ở Việt Nam, đó là khi Hồ Chí Minh chỉ rõ ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cách mạng là công tác dân vận, “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nghiên cứu về sự tham gia ở Việt Nam chưa nhiều, song đã có một số quan điểm đáng chú ý, đã chỉ ra sự yếu kém về năng lực tự quản cộng đồng cũng như thiếu sự tham gia tích cực và chủ động của địa phương là một trong những vấn đề xã hội nan giải. Đáng chú ý là trong thời gian gần đây, các thuật ngữ như “tư vấn”, “giám sát”, “giám định”, đặc biệt là “phản biện xã hội” với tư cách là sự tham gia đóng góp ý kiến của cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, chủ trưởng, chính sách nào đó của Đảng, Nhà nước ngày càng xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp lý.
Từ góc độ lý thuyết, sự tham gia của người dân được nghiên cứu và nêu thành quan điểm về sự phát triển trên cơ sở thừa nhận và nâng cao năng lực thực hiện các quyền tự do cơ bản của con người. Như vậy, sự tham gia của mọi người trong quản lý xã hội thuộc về phạm trù quyền con người chứ không phải là kết quả của sự “ban ơn” từ phía những người quản lý theo cơ chế “xin-cho”. Nói cách khác vấn đề hiện nay không phải là có hay không cho người dân tham gia vào quản lý xã hội mà vấn đề là có những hình thức nào để mở rộng và tăng cường sự tham gia của
người dân trong quản lý sự phát triển tổng thể xã hội: sự tham gia của người dân trở thành mục tiêu, động lực và chủ thể của quản lý, mục tiêu, động lực và chủ thể của sự phát triển xã hội.
Tóm lại, chỉ khi nào sự tham gia của người dân đạt đến mức độ người dân có quyền quyết định đối với các kế hoạch phát triển của cộng đồng họ, thì lúc đó “dân chủ’ mới đầy đủ ý nghĩa là “của dân, do dân và vì dân”. Ngày nay, “Tham gia” từ đối tượng của nghiên cứu phát triển đã trở thành một phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong khoa học quản lý, xã hội học và nhân học xã hội (Nguyễn Trung Kiên – Lê Ngọc Hùng, 2012).
3.1.2. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân:
Vào những năm cuối thế kỷ 20, sự tham gia của người dân đã trở thành một bộ phận quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu phát triển. Sự tham gia được xem như vừa là mục đích, vừa là phương tiện vì nó xây dựng kỹ năng và nâng cao năng lực hành động của người dân trong việc giải quyết các vấn đề và ổ định cuộc sống của họ, đóng góp xây dựng các giải pháp chính sách và giúp các nghiên cứu phát triển đạt kết quả tốt hơn. Trước hết, cần định nghĩa sự tham gia của người dân.
Ngân hàng Thế giới xem sự tham gia của người dân như là một quá trình, nhờ đó người dân và đặc biệt là phụ nữ, người nghèo và trẻ em được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Sự tham gia của người dân nhằm các mục đích: (1) Trao quyền - một sự chia sẻ quyền lực hợp lý với những người tham gia để nâng cao nhận thức về khả năng tham gia của họ vào quá trình thực hiện dự án; (2) Xây dựng và nâng cao năng lực của người dân trong việc phát triển cho chính họ và cộng đồng của họ; (3) Tăng cường hiệu lực của dự án, thúc đẩy sự đồng thuận, sự hợp tác cũng như tương tác giữa họ với các cơ quan thực hiện dự án; (4) Chia sẻ chi phí của dự án với người hưởng lợi, do đó giảm được chi phí cũng như thời gian thực hiện dự án.
Vì vậy, những năm gần đây cách tiếp cận tham gia đã trở thành một chính sách, một chiến lược trong các chương trình và dự án phát triển của Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức phát triển khác. Tuy nhiên vấn đề để đặt ra là bằng cách nào
để có thể huy động và tăng cường sự tham gia của người dân vào các chương trình phát triển, mà trước hết là phát triển cộng đồng của chính họ. Nhiều cách tiếp cận và phương pháp tham gia đã được nghiên cứu và phát triển về cả phương diện lý thuyết và thực hành.
PAR là một quá trình nghiên cứu có hệ thống trong đó những người đang phải trải qua hoàn cảnh khó khăn ở cộng đồng hay ở nơi làm việc, trên tinh thần hợp tác với những người nghiên cứu như những chủ thể nghiên cứu, tham gia vào việc thu thập và phân tích thông tin, ra quyết định hoặc quản lý cũng như cải thiện hoặc giải quyết vấn đề của chính họ.
Theo Fals - Borda, nghiên cứu hành động có sự tham gia tự nó đã là một sự sáng tạo thực tiễn và tri thức tự sinh của các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là nhờ vào sự tham gia của người dân trong quá trình nghiên cứu, kiến thức, kỹ năng và sức mạnh được sản sinh và phát triển.
Deshler (1995) đã đưa ra các giả định cơ bản của cách tiếp cận nói trên như
sau:
- Các giá trị chung: (1) Sự dân chủ hóa trong việc sử dụng và sản sinh kiến
thức; (2) Sự công bằng và các lợi ích trong quá trình sản sinh kiến thức; (3) Quan điểm sinh thái hướng tới xã hội và tự nhiên; (4) Đánh giá khả năng của con người để phản ánh, học tập và trao đổi; (5) Đảm bảo một sự biến đổi xã hội không có bạo lực.
- Quyền sở hữu: Nghiên cứu hành động có sự tham gia lấy lợi ích của cộng đồng làm điểm xuất phát cho quá trình nghiên cứu hơn là bắt đầu từ lợi ích của những người nghiên cứu ngoài cộng đồng. Động lực nghiên cứu có thể từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các cá nhân, tổ chức ngoài cộng đồng. Song cộng đồng luôn là người chủ sở hữu của nghiên cứu.
- Nghĩa vụ hành động: Quá trình nghiên cứu gắn liền với năng lực hành động của cộng đồng và phản ánh nghĩa vụ của cả người nghiên cứu và người tham gia trong các hoạt động văn hóa, xã hội, kỹ thuật và các hoạt động cá nhân.
- Vai trò của người tham gia: Các thành viên của cộng đồng được tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên cứu, từ việc quyết định nghiên cứu, lựa chọn vấn đề và phương pháp nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, phân tích, giải thích, tổng hợp, kết luận và ra quyết định hành động. Những người thường bị gạt ra ngoài quá trình ra quyết định như phụ nữ, trẻ em, người nghèo… được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình nghiên cứu. Những người tham gia của cộng đồng đóng góp sức lực hoặc kiến thức (địa phương) của họ cho quá trình nghiên cứu.
- Vai trò của quá trình nghiên cứu: Luôn theo sát cộng đồng, trao đổi và thúc đẩy họ đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ cho các vấn đề nghiên cứu, khi cần thiết có thể đóng góp ý kiến cho cộng đồng như một người tham gia.
- Lợi ích: Các kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các rủi ro và tốn kém được chia sẻ giữa người nghiên cứu và cộng đồng.
- Giải quyết sự khác biệt: Những khác biệt giữa người nghiên cứu và người tham gia liên quan đến quá trình nghiên cứu, sở hữu các sản phẩm nghiên cứu, hoặc phổ biến kết quả nghiên cứu, cần được đàm phán ngay từ đầu, và được giải quyết thông qua một qua trình mở.
Vì vậy, cách tiếp cận nghiên cứu hành động có sự tham gia được ứng dụng và phát triển ngày càng mạnh mẽ đến nay (Nguyễn Duy Thắng, 2002).
Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng địa phương, trình độ nhận thức của người dân… mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ khác nhau:
+ Không có sự tham gia: Mọi công việc đều do nhà nước làm bằng cách thuê người ngoài vào làm, người dân không tham gia bất kỳ khâu nào của quá trình.
+ Tham gia thụ động: Làm theo ý của người đại diện nhà nước mà không hiểu việc mình đang làm, người dân được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào ý kiến người dân.
+ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua trả ời các câu hỏi mà người đại diện nhà nước đưa ra, không tham gia vào quá trình phân tích hay sử dụng các thông tin mà mình đưa ra.
+ Tham gia bởi nghĩa vụ, bị bắt buộc: Người dân đóng góp tiền của, sức lao động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước khởi xướng, định hướng.
+ Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: Tự nguyện tham gia đóng góp vào chương trình do bên ngoài khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm trong quyết định của mình.
+ Tham gia tự nguyện: Nhận thấy lợi ích mà mình được thông qua chương trình, người dân tự lên kế hoạch, thực hiện đánh giá và quản lý mà không có sự định hướng từ bên ngoài.
Tham gia bởi định hướng |
Tham gia bởi nghĩa vụ |
Tham gia cung cấp thông tin |
Tham gia thụ động |
Không tham gia |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội:
- Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Ngành Giai Đoạn 2005 - 2015.
- Tình Hình Quản Lý Và Đánh Giá Rủi Ro Thiên Tai Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam:
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Về Sự Tham Gia Của Người Dân:
- Đặc Điểm Tình Hình Các Xã, Phường Nghiên Cứu:
- Công Tác Chuẩn Bị Của Người Dân Khi Nắm Bắt Thông Tin Về Thiên Tai. (Nguồn: Tổng Hợp Của Tác Giả, Năm 2016)
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
8 | Citizen Control | ||
7 | Delegated Power | Citizen Control | |
6 | Partnership | ||
5 | Placation | ||
4 | Consultation | Tokenism | |
3 | Informing | ||
2 | Therapy | Nonparticipation | |
1 | Manipulation |
Sơ đồ 3.1: Các cấp độ tham gia của người dân. (Nguồn: Bàn Cao Sơn, 2016)
Sơ đồ 3.2. Bậc thang của sự tham gia. (Nguồn: Arnstein’s Ladder - 1969)
Trong một nghiên cứu khác của Sherry Arnstein’s (1969) lại đánh giá mức độ tham gia của người dân thông qua “bậc thang của sự tham gia”, qua việc xem xét 8 mức độ. Thang đo 8 mức độ được David Wilcox phân chia từ cấp thấp đến
cao và được mô tả như sau: ở nấc thang (1) Manipulation (sự vận động) và (2) Therapy (liệu pháp) chỉ là sự vận động, lôi kéo người dân chứ chưa có sự tham gia vào bất kể hoạt động nào của người dân. Ở nấc thang (3) Informing (thông tin), đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có sự phản hồi. Ở nấc thang (4) Consulting (tham vấn) sẽ khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến của cộng đồng, thông thường đây chỉ là bước nghi thức. Ở nấc thang (5) Placation (động viên) người dân sẽ bầu ra một ủy ban xứng đáng để thực hiện một chương trình. Ở nấc thang (6) Partnership (hợp tác) sẽ có sự dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa người dân và nhà cầm quyền, cả hai phải có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và ra quyết đinh. Ở nấc thang (7) Delegated power (Ủy quyền, ủy thác) người dân thường nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Ở nấc thang trên cùng, (8) Citizen control (người dân quản lý) cộng đồng thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình (Wilcox, 2003). Tóm lại, ở hai nấc thang dưới cùng, người dân không tham gia vào bất cứ hoạt động nào của chương trình, đây chỉ là bước vận động để có thể lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào chương trình mà chắc chắn ở đó, họ sẽ nhận được lợi ích. Ở ba nấc thang tiếp theo, mặc dù chỉ là hình thức, nhưng người dân đã nhận thức được lợi ích từ chương trình, từ đó từng bước tham gia vào các hoạt động: từ cung cấp thông tin một chiều thông qua khảo sát của chính quyền đến việc được tham vấn, đưa ra các ý kiến về các vấn đề tại địa phương. Ở ba nấc thang cao nhất, người dân thực sự là chủ thể của chương trình, từ việc hợp tác, đến ủy quyền thực hiện và trực tiếp quản lý.
Qua thang đo 8 mức độ của David Arnstein’scho thấy, ở nấc thang dưới cùng, người dân không tham gia vào bất cứ hoạt động nào của chương trình, đây chỉ là bước vận động để có thể lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào chương trình mà chắc chắc ở đó, họ sẽ nhận được lợi ích. Ở ba nấc thang tiếp theo, mặc dù chỉ là hình thức, nhưng người dân đã nhận thức được lợi ích từ chương trình, từ dó từng
bước tham gia vào các hoạt động: từ cung cấp thông tin một chiều thông qua khảo sát của chính quyề đến việc được tham vấn, đưa ra các ý kiến về vấn đề tại địa phương. Ở ba nấc thang cao nhất, người dân thật sự là chủ thể của chương trình, từ việc hợp tác, đến ủy quyền thực hiện và trực tiếp quản lý.
Cũng theo lý thuyết này của David Arnstein thì Choguill (1996) lại điều chỉnh thang đo cho phù hợp với các nước đang phát triển gồm 8 bậc với mức độ từ cao xuống thấp:
Empowerment | |||
2 | Partnership | Support | |
3 | Conciliation | ||
4 | Dissimulation | ||
5 | Diplomacy | Manipulation | |
6 | Informing | ||
7 | Conspiracy | Rejection | |
8 | Self-management | Neglect |
Sơ đồ 3.3. Bậc thang của sự tham gia từ cao xuống thấp. (Nguồn: David Arnstein thì Choguill - 1996)
(1) Trao quyền (Empowerment): Cộng đồng có quyền trong việc ra quyết định, chính quyền phải có biện pháp tạo điều kiện để làm việc, (2) Hợp tác (Partnership): Người dân và chính quyền cùng chia sẻ công việc với đại diện của người dân là các ban hay hội đồng, (3) Hòa giải (Conciliation): Chính quyền đưa ra cách thức và người dân tham gia đóng góp ý kiến, tuy nhiên, những ý kiến này có thể sẽ không được chính quyền chấp nhận. (4) Sự che đậy (Dissimulation): Sự tham gia của người dân chỉ mang tính hình thức với một nhóm người được đưa vào hội đồng nhưng lại tán thành với quyết định của chính quyền một cách nhanh chóng, (5) Ngoại giao (Diplomacy): Chính quyền kêu gọi cộng đồng tự tạo ra những thay đổi với sự trợ giúp bên ngoài, (6) Thông tin (Informing): Là hình thức truyền tin một chiều từ chính quyền, người dân không có cơ hội phản hồi, (7) Sự im lặng (Conspiracy): Người dân không tham gia bất cứ hoạt động nào, (8) Tự quản lý