Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Ngành Giai Đoạn 2005 - 2015.


. Lưu vực sông Nồm là lưu vực nhỏ nằm trong tỉnh Bình Định, các sông của lưu vực bắt nguồn từ vùng núi cao 600 m phía tây xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo của huyện Hoài Nhơn chảy theo hướng tây bắc - đông nam rồi đổ ra biển qua cửa Tam Quan Bắc. Diện tích hứng nước 90,68 km2.

. Lưu vực sông Ông Điều là lưu vực nhỏ bao gồm những con sông nhỏ của tỉnh Bình Định, các sông bắt nguồn từ vùng núi cao 500 m phía tây xã Mỹ Châu và xã Mỹ Lộc của huyện Phù Mỹ chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ vào đầm Trà Ổ rồi thông ra biển Đông. Diện tích hứng nước 41,63 km2.

. Lưu vực sông Công Sơn phía bắc giáp lưu vực sông Ông Điều, phía nam giáp lưu vực sông Trà Ổ, phía tây giáp lưu vực sông Lại Giang và lưu vực sông La Tinh. Là sông nhỏ của tỉnh Bình Định, sông bắt nguồn từ vùng rừng núi cao 500 m phía tây xã Mỹ Lộc của huyện Phù Mỹ chảy theo hướng tây bắc - đông nam sau đó chuyển sang hướng tây - đông và đổ vào đầm Trà Ổ rồi thông ra Biển Đông. Diện tích hứng nước 26,68 km2.

. Lưu vực sông Trà Ổ phía bắc giáp lưu vực sông Công Sơn, phía tây và nam giáp lưu vực sông La Tinh, phía đông giáp xã Mỹ Thạnh của huyện Phù Mỹ là lưu vực nhỏ của tỉnh Bình Định, sông bắt nguồn từ vùng rừng núi cao 600 m phía tây xã Mỹ Phong của huyện Phù Mỹ chảy theo hướng tây bắc - đông nam sau đó chuyển

sang hướng tây - đông và đổ vào đầm Trà Ổ rồi thông ra biển Đông. Diện tích hứng nước 36,65 km2.

2.2.1.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội:

+ Đặc điểm dân cư:

Dân số của Bình Định hiện nay là 1.506.600 người (Trong đó: nữ chiếm khoảng 51,0% và nam chiếm khoảng 49,0% dân số toàn tỉnh).

Dân cư nông thôn có 1.041.900 người, chiếm 69,15% dân số toàn tỉnh; thành thị có 464.700 người, chiếm 30,85% dân số toàn tỉnh. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 98%; dân tộc Ba Na chiếm 1,14%; dân tộc Hrê chiếm 0,4%, dân tộc Chăm chiếm 0,2% và các dân tộc khác chiếm 0,26%.


Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 248,2 người/km2. Dân số phân bố không đều, ở miền núi chỉ 31 - 114 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 492 - 836 người/km2, khu vực đô thị xấp xỉ 1.000 người/km2.

Tổng số lao động xã hội đã tăng từ 836.200 người năm 2010 lên 898.100 người vào năm 2015, bình quân tăng 16.100 người/năm. So sánh lao động các ngành gồm: lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 485.900 người năm 2010 xuống 481.400 người năm 2015, bình quân giảm 1.300 người/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 161.800 người lên 197.800 người, bình quân tăng 7.000 người/năm; ngành dịch vụ tăng từ 189.200 người lên 257.900 người, bình quân tăng

10.500 người/năm.

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành.


Hạng mục

Năm

2010

Năm

2012

Năm

2014

Năm

2015

Tổng số LĐ xã hội (nghìn người)

836,2

852,9

868,5

896,1

Nông, lâm , ngư

485,4

484,9

481,1

481,4

Công nghiệp, xây dựng

161,6

169,3

174,6

197,8

Khu vực dịch vụ

189,2

198,7

212,8

257,9

Cơ cấu LĐ xã hội (%)

100

100

100

100

Nông, lâm , ngư

58,0

56,9

55,4

52,2

Công nghiệp, xây dựng

19,3

19,8

20,1

22,0

Khu vực dịch vụ

22,6

23,3

24,5

28,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2010 - 2015)

+ Tình hình kinh tế:

Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) các ngành kinh tế của thời kỳ năm 2005 - 2013 chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng theo giá hiện hành, cụ thể như sau: Năm 2005 tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản là 38,4%, Công nghiệp - Xây dựng là 26,7% và Dịch vụ là 34,9%. Năm 2013 tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản là 29,6%, Công nghiệp - Xây dựng là 31,1% và Dịch vụ là 39,3%.


Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2005 - 2015.


Tt

Chỉ tiêu/ năm

Đơn vị

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2015


Tổng GDP

(Giá hiện hành)

Tỷ đg

26.671,000

35.824,000

41.453,220

51.901,094

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đg

9.388,600

13.003,000

13.797,733

15.339,204

%

35,20

36,30

33,30

29,60

2

Công nghiệp - Xây dựng

Tỷ đg

7.684,400

9.966,000

11.430,970

16.150,357

%

28,80

27,80

27,60

31,10

3

Dịch vụ

Tỷ đg

9.598,000

12.855,000

16.224,516

20.411,533

%

36,00

35,90

39,10

39,30

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định từ năm 2010 - 2015)


Cả giai đoạn của thời kỳ 2010 - 2015 kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng liên tục. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của Bình Định năm 2010 đạt 5.608 tỷ đồng đến năm 2015 đã đạt 4.950 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001 - 2010 tăng bình quân hàng năm là 9,85%, thời kỳ 2011-2015 là 9,96%, trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 14,04% và 14,02%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,48% và 4,27%; dịch vụ tăng 11,04% và 11,77% tương ứng với 2 giai đoạn trên.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP (%).


TT

Hạng mục

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015


GDP (giá so sánh năm 2010)

11,7

8,7

10,2

10,3

10,5


Chia theo ngành kinh tế






1

Công nghiệp - Xây dựng

18,5

6,9

14,0

13,4

16,0

2

Nông lâm nghiệp

7,2

7,2

7,4

4,6

4,1

3

Dịch vụ

12,0

11,8

10,2

13,2

15,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2010-2015)


2.2.2. Các loại hình thiên tai và phạm vi ảnh hưởng:


2.2.2.1. Đặc điểm và phạm vi ảnh hưởng của các loại hình thiên tai:

Khu vực tỉnh Bình Định hằng năm thường bị tác động trực tiếp của các loại thiên tai gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, nắng nóng, hạn hán, giông lốc, triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như nước biển dâng do siêu bão, động đất, sóng thần, gió Tây khô nóng, gió mùa Đông Bắc…

Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thiên tai đặc trưng nhất ở khu vực tỉnh Bình Định, thường xuất hiện vào thời kỳ mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiều nhất là tháng 10 và 11. Trung bình mỗi năm Bình Định chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. Khi đổ bộ vào đất liền, bão thường gây mưa từ 200

- 300 mm trong 2 - 3 ngày; bán kính 100 - 200 km; phía Bắc tâm bão mưa nhiều hơn. Khi kết hợp với không khí lạnh diện mưa sẽ mở rộng, thời gian mưa tới 5 - 6 ngày, lượng mưa có thể tới 700 mm. Đặc biệt, nơi có địa hình đón gió bão thường có mưa rất lớn.

Lũ lụt xảy ra hằng năm ở Bình Định trên phạm vi rộng lớn, bìnhquân mỗi năm xảy ra 3,5 đợt lũ. Năm nhiều nhất có 8 đợt lũ (1999), năm ít nhất có 2 trận lũ (2004). Lũ lụt phổ biến nhất là lũ chính vụ xuất hiện vào thời kỳ mưa nhiều nhất trong năm, tháng 10, 11. Lũ tiểu mạn xuất hiện vào thời kỳ mùa hạ, tháng 5, còn lũ sớm thường xuất hiện vào tháng 9 và lũ muộn xuất hiện vào tháng 12. Thời gian mưa gây lũ mỗi đợt thường từ 2 - 3 ngày có đợt lên đến 5 ngày, tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm, có đợt lên đến 400 - 750 mm (từ ngày 20 - 25/11/1992). Đợt lũ lịch sử tháng 11/2013 ghi nhận lượng mưa phổ biến từ 250 - 450 mm (từ ngày 14 - 17/11/2013). Dòng chảy mùa lũ các sông trong tỉnh rất lớn và biến đổi rất phức tạp, tổng lượng dòng chảy trong mùa lũ chiếm tới 70% lượng dòng chảy cả năm. Đối với các sông trong tỉnh vào thời kỳ đầu mùa lũ với lượng mưa trung bình trên lưu vực xấp xỉ 50 mm chỉ làm mực nước trên các sông dao động hoạc lũ nhỏ. Lũ ở mức báo động I - II thường xuất hiện khi trên lưu vực có lượng mưa từ 100 - 150 mm, với lượng mưa trên lưu vực từ 150 - 250 mm mực nước các sông ở hạ lưu xấp xỉ


hoặc vượt báo động III. Qua số liệu thống kê nhiều trận lũ trong nhiều năm lượng mưa sinh trong lũ trung bình thường đạt khoảng 130 - 200 mm.

Tình hình khô hạn ở Bình Định xảy ra khi các tháng mùa cạn có lượng mưa ít thiếu hụt từ 50 - 70% so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, hầu hết các lưu vực sông trong tỉnh thường xảy ra khô hạn khi nắng nóng kéo dài, có năm liên tiếp nhiều tháng không mưa hoặc có lượng mưa không đáng kể, dẫn đến lượng dòng chảy trên các sông suối thiếu hụt từ 30 - 50% so với lượng dòng chảy trung bình nhiều năm cùng kỳ, trong khi lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô lại rất lớn. Qua số liệu quan trắc những năm gần đây cho thấy, tình hình hạn hán xảy ra nghiêm trọng vào mùa cạn, nhiều sông suối cạn kiệt nước hoàn toàn toàn. Hiện nay, trong tình hình BĐKH làm cho mưa trong mùa cạn rất ít, nắng nóng gay gắt, bốc hơi lớn diễn ra đã gây nên tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bình Định cũng như các tỉnh miền Trung, hàng năm đều chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Thời kỳ đầu khoảng tháng 10, tháng 11 có năm đến tháng 12, lúc này gió mùa đem thời tiết khô hanh cho các tỉnh miền Bắc, nhưng quá trình di chuyển xuống phía Nam lại gây ra kiểu thời tiết ẩm ướt ở các tỉnh Duyên hải Trung Bộ. Đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên xuống đến Bình Định thường từ tháng 10, song cũng có năm mới tháng 9 hoặc đến tháng 11 mới có đợt gió mùa Đông Bắc đến Bình Định. Thời gian kết thúc thường vào tháng 4, nhưng thỉnh thoảng có năm đến tháng 5 vẫn còn. Nhìn chung trong các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trung bình có trên 1 đợt gió mùa ảnh hưởng đến Bình Định, trong đó tháng 12 là nhiều nhất chiếm khoảng 20% số đợt trong năm.

Hàng năm, ở Bình Định vào khoảng hạ tuần tháng 4, gió Tây khô nóng xuất hiện ở những vùng thung lũng thấp của tỉnh, vào giữa và cuối tháng 5 thì xuất hiện hầu hết những vùng còn lại trong tỉnh. Trung bình hàng năm gió Tây khô nóng có khoảng 20 - 40 ngàyvùng ven biển, những thung lũng thấp từ 40 - 60 ngày. Thời kỳ thịnh hành nhất của loại thời tiết khắc nghiệt này là các tháng 6 - 8, trong đó tháng 7


và tháng 8 là hai tháng có số ngày gió Tây khô nóng nhiều nhất chiếm 55% số ngày trong năm.

Dông, lốc là hiện tượng xảy ra chủ yếu trong mùa hạ, liên quan với sự phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển. Theo số liệu quan trắc được ở các địa phương Bình Định, hằng năm trung bình vùng đồng bằng phía Nam tỉnh có từ 33 - 48 ngày dông; còn ở vùng núi, thung lũng và phía Bắc tỉnh có số ngày dông xuất hiện nhiều hơn từ 60 - 90 ngày dông. Năm có số ngày dông cao nhất lên đến 65 - 70 ngày ở vùng đồng bằng phía nam, từ 90 - 110 ngày dông ở vùng núi và phía bắc tỉnh. Năm có số ngày dông ít nhất cũng từ 25 - 35 ngày ở vùng đồng bằng phía Nam và từ 50 - 60 ở vùng núi và phía Bắc tỉnh. Mùa dông bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 11, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng 5 và tháng 9 là thời kỳ tranh chấp mạnh mẽ giữa các khối không khí, điều kiện nhiệt - ẩm cũng thuận lợi cho sự hình thành mây dông, nên đây cũng là hai tháng nhiều dông nhất trong năm. Tháng 1 và tháng 12 đôi khi cũng quan trắc thấy dông trong những đợt không khí lạnh kèm dông lạnh tràn về.

2.2.2.2. Tác động của thiên tai đến các mặt của đời sống xã hội:

Trong các loại hình thiên tai thì loại hình thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả nặng nề nhất trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Từ 1990 đến nay, ở Bình Định năm nào cũng xảy ra bão, lụt. Bình quân mỗi năm xảy ra 3,5 đợt lũ, chịu ảnh hưởng của 0,5 cơn bão, trong giai đoạn 1999 - 2014, tỉnh Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 cơn bão, làm chết 368 người, 279 người bị thương, 6.972 hộ sập, 56.533 hộ bị hư hỏng, 500 tàu bị chìm và hư hỏng nặng, giá trị thiệt hại 6.600 tỷ đồng. Điển hình năm 2009, hai cơn bão số 9 và số 11 kết hợp lũ lụt đã làm 29 người chết, 72 người bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 972 tỷ đồng. Năm 2013, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 15 kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió Đông trên cao, khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to, mưa lũ từ ngày 13 - 18/11/2013 đến đã làm 19 người chết, 14 người bị thương,

101.470 nhà bị ngập nước, 510.000 người bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính 2.125 tỷ đồng (UBND - KHPCTT, 2015). Từ đầu tháng 11 đến tháng 12/2016, tại tỉnh Bình


Định đã xảy ra năm đợt mưa lũ lớn, lượng mưa bình quân 416 mm. Nước các sông trong tỉnh ở mức báo động 3 và trên báo động 3. Đỉnh lũ trên sông Kôn tại Bình Nghi là 17,1 m, dưới báo động 3 0,4 m. Trong năm đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với 42 người chết, 10 người bị thương, 908 nhà sập hoàn toàn, 409 nhà tốc mái hư hỏng nặng, 110.697 lượt nhà ngập nước; 114/159 xã, phường ngập trong nước, trên 70.000 hộ dân phải di dời. Hạ tầng giao thông: 240,7 km đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở, 113 cống tiêu và 57 cầu bị sập, hư hỏng, làm ách tắt giao thông cục bộ tại nhiều địa phương; Thủy lợi, đê điều: 86,6 km đê, kè bị sạt lở nặng, uy hiếp đến nhiều khu dân cư đang sinh sống, 247 km kênh muơn bị sạt lở, bồi lấp ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông Xuân, 36 đập dâng lớn nhỏ bị hư hỏng, 285,3 kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, 227 đập tạm, đập dâng nhỏ bị hư hỏng, 32 km kênh bờ song bị sạt lỡ; về sản xuất 2.253 ha lúa vụ Mùa trong giai đoạn trổ chín bị ngập ngã, 18.829 ha lúa Đông Xuân mới gieo sạ bị ngập hư hỏng, 5.262 ha hoa màu hư hỏng, 3.775 ha ruộng sa bồi, thủy phá, 36.600 con gia súc, 196.200 con gia cầm bị ngật chết, cuốn trôi, 4.848 tấn lương thực,

1.012 tấn lúa giống bị ngập, hư hỏng; 338 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập nước và 25 tàu cá bị chìm…Thiệt hại về tài sản ước tính 2.214 tỷ đồng (UBND, 2016).


Hạn hán thường xảy ra vào thời kỳ mùa khô gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp là một trong những khu vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh, hơn nữa đây là khu vực chiếm đại đa số lao động nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra thiên tai. Ngành nông nghiệp của tỉnh thường chịu tác động trực tiếp của hạn hán, những năm thiếu nước phần lớn diện tích canh tác đất nông nghiệp phải bỏ hoang và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản không canh tác được do độ mặn tăng cao. Giống vật nuôi sản xuất kém, dễ phát sinh dịch bệnh và chết làm ô nhiễm môi trường sống. Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh: từ năm 2010 - 2014, hạn hán đã làm giảm năng suất 78.705 ha cây màu, trong đó có 7.962 ha cây trồng bị mất trắng

376.260 lượt người/94.065 hộ thiếu nước sinh hoạt.


Gió Tây khô nóng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất. Trong vụ Đông xuân nếu xuất hiện sớm vào tháng 3 và kéo dài vài ngày sẽ ảnh hưởng đối với lúa vụ Đông xuân trong thời kỳ trổ bông nở hoa, ngậm sữa làm tăng tỷ lệ hạt lép. Đối với vụ hè thu, gió Tây khô nóng có thể gây hại từ thời kỳ gieo sạ đến thu hoạch ở những vùng không chủ động nước tưới của nhiều loại cây như lúa, ngô, mè, đậu, mía... Ngoài ra, gió Tây khô nóng còn làm giảm năng xuất thịt, sữa, trứng của gia súc, gia cầm, thậm chí phát sinh nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

So với các loại hình thiên tai bão, lũ, hạn hán, thì triều cường ít xuất hiện hơn nhưng tính khốc liệt của nó lại rất lớn, nhất là các vùng ven biển. Khi mặt trăng hoàn thành chu kỳ của nó quay quanh Trái Đất, ở Bình Định triều cường thường xuất hiện vào thời kỳ trăng non của các tháng cuối mùa mưa. Tác động của triều cường gây sạt lở đất, cuốn trôi nhà cửa, tàu thuyền, chết người…

Xâm nhập mặn cũng thường xảy ra vào mùa khô hạn. Độ mặn của nước tại các cửa sông, đầm và ven biển tăng nhanh vào thời kỳ này lấn sâu vào đất liền làm thay đổi môi trường nước ngọt, một số diện tích lớn đất canh tác nông nghiệp, thủy sản nước ngọt bị nhiễm mặn không sản xuất được. Một khi hạn hán kéo dài kết hợp các đợt thủy triều dâng cao sẽ làm cho độ mặn của nước tăng cao và xâm nhập mặn phát tán nhanh trên phạm vi rộng hơn.

Hiện tượng sạt lở đất ở các vùng đồi núi, bờ sông, bờ biển đã trở thành hiện tượng phổ biến trong tỉnh, nhất là khi có tác động mạnh của bão, lũ, triều cường. Sạt lở đất thường gây hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng, uy hiếp các khu dân cư sinh sống gần bờ, làm mất đất. Hằng năm, sạt lở đất gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và môi trường.

Trong cơn dông, lốc đôi khi kèm theo mưa với sức gió mạnh có thể làm đổ nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng. Mưa dông thường không kéo dài, nhưng với những trận mưa cường độ mạnh sẽ gây xói hoặc bào mòn lớp đất màu trên sườn đồi, núi trọc hoặc ruộng bậc thang.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022