Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội:


quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015. Đặc biệt, Luật Phòng chống thiên tai đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013. Hiện nay, mọi nỗ lực đang được tiến hành để triển khai rộng các chính sách nói trên tại các địa phương trên toàn quốc.

Mục tiêu chung của Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bềnh vững của đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thì nhận thức và sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương là rất quan trọng. Chính vì vậy, ngoài các chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng, Chính phủ còn ban hành Đề án 1002 về Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trước mắt thực hiện cho 6.000 xã có nguy cơ rủi ro thiên tai cao trong toàn quốc. Bên cạnh đó, mục tiêu chiến lược của Chương trình quốc gia ứng phó với BĐKH là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.


Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động cấp khu vực và toàn cầu về BĐKH. Đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Kịch bản ứng phó với BĐKH đã được Bộ TNMT xây dựng năm 2009, được bổ sung, cập nhật cho các vùng năm 2012 là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình hành động ứng phó phù hợp. Việt Nam cũng đã triển khai một số chương trình nghiên cứu về ứng phó BĐKH, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ… qua đó, đã


tăng cường tính chủ động và tích cực của cộng đồng để ứng phó với những ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH thông qua giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, tăng cường năng lực cho cộng đồng bám sát phương châm “4 tại chỗ” là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược và hành động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Tại Hội nghị lần thứ 21 về BĐKH (COP21) - Thủ đô Paris (Pháp), 12/2015, Ông Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu cam kết thực hiện các giải pháp về BĐKH tại Việt Nam là: Một là, giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng chúng tôi tiếp tục tích cực triển khai Chiến lược, Chương trình, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực. Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020. Hai là, đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ xem xét định kỳ, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế” (Nguyễn Tấn Dũng, 2015).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

“Biến đổi khí hậu mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm” (NQ 24 BCHTW Đảng, Khóa XI, 2013). Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng chưa từng có ở nhiều nơi trên thế giới, đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống con người trên phạm vi toàn cầu: theo dự báo đến năm 2080, sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2


- 4 %, khi đó giá sẽ tăng 13 - 45%, số người thiếu lương thực sẽ là 36 - 50%. Nước biển dâng cao là nguyên nhân chính gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng mạnh đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đến công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác cũng như đời sống người dân. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo tiêu

chuẩn hiện tại khó lòng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Theo dự báo, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 3oC và mực nước biển dâng cao 1m (UBND, Kịch bản ứng phó BĐKH Bình Định, 2011).

Theo Tổng quan Báo cáo phát triển con người: Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 3 - 4oC có thể khiến cho 330 triệu người phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt, trong đó khoảng 22 triệu người Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012, nếu mực nước biển dâng lên 1 mét, sẽ có khoảng 39% diện tích ở đồng bằng sông Cửu long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng (UNDP - 2007 – 2008).

Việt Nam là một quốc gia nằm ở trong 5 ổ bão của thế giới, trước diễn biến bất thường của BĐKH, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro thiệt hại đã và sẽ ngày càng tăng trong các năm tới, đòi hỏi chúng ta phải có những hành động ứng phó với lâu dài và kịp thời.


2.2. Tình hình thiên tai và BĐKH ở tỉnh Bình Định:

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội:


Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định Nguồn Kế hoạch PCTT tỉnh Bình 1


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định. (Nguồn: Kế hoạch PCTT tỉnh Bình Định năm 2015)


2.2.1.1. Vị trí địa lý:

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km² với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện, diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14042’10” Bắc, 108055’4” Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13039’10” Bắc, 108054’00” Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14027’ Bắc, 108027’ Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn, có tọa độ: 13036’33” Bắc, 109021’ Đông. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.

2.2.1.2. Đặc điểm địa hình:

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000 m). Các dạng địa hình phổ biến là:

Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 - 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.

Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 100 - 150.

Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi.

Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33


đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách thành phố Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân.

2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Bình Định thuộc khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu đông Trường Sơn. Có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến hết tháng 12, trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão với tần suất trung bình từ 1 - 2 cơn/năm.

Căn cứ vào các chỉ tiêu phân vùng, khí hậu Bình Định được phân thành ba vùng chính: Vùng 1 - vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây huyện Hoài Nhơn, có tổng lượng mưa năm từ 2.200 mm trở lên, nhiệt độ trung bình năm dưới 260C; Vùng 2 - vùng núi phía Nam tỉnh bao gồm huyện Tây Sơn, Vân Canh và các xã phía Tây huyện Phù Cát, có tổng lượng mưa năm từ 1.800 - 2.100 mm, nhiệt độ trung bình năm dưới 260C; Vùng 3 - vùng đồng bằng ven biển của tỉnh, có tổng lượng mưa năm dưới 1.700 - 2.200mm, nhiệt độ trung bình năm trên 260C.

Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ hàng năm khá cao: Từ 140 đến 150 cal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,10C. Trung bình cao nhất là 34,60C trung bình thấp nhất là 19,90C. Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 80C.

Số giờ nắng: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng khá cao; trung bình hàng năm có số giờ nắng 2.268 - 2.412 giờ. Thời kỳ nhiều nắng là từ tháng 3 đến tháng 9 và các tháng ít nắng là tháng 11 và tháng 12.

Bốc hơi: Lượng bốc hơi tiềm năng trong năm và tăng dần từ Bắc vào Nam tỉnh. Tại Hoài Nhơn là 1.029 mm và tăng dần đến Quy Nhơn là 1.131 mm. Bốc hơi tập trung trong các tháng mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8 và các tháng có lượng bốc hơi ít là từ tháng 10 đến tháng 11.

Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng 79%. Các tháng 10 đến tháng 12 hàng năm tương đối ẩm và từ tháng 1 đến tháng 9 là thời kỳ khô.


Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm ở Bình Định dao động từ 1.800 - 3.300 mm. Lượng mưa giảm dần từ Bắc đến Nam, cao nhất là tại vùng núi huyện An Lão với 3.300 mm, thấp nhất tại các xã phía Đông huyện Tuy Phước với lượng mưa dưới 1.700 mm.

Mùa mưa ngắn, chỉ tập trung vào 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), chiếm 70% đến 80% tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn, cường độ mưa lớn nên thường gây ngập, úng làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng 1 đến tháng 8), chiếm khoảng 20 đến 30% tổng lượng mưa năm. Đây là mùa ít mưa nên thường xảy ra tình trạng khô hạn.

Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trong các tháng: mùa Đông thịnh hành là hướng Tây Bắc, sau đó đổi sang hướng Bắc và Đông Bắc. Hướng gió thịnh hành mùa Hạ là hướng Tây hoặc Tây Nam. Thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa có gió Đông, Đông Bắc, Đông Nam. Bão thường tập trung chủ yếu vào 3 tháng: tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Nhiều nhất là tháng 10 chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến Bình Định hàng năm.

2.2.1.4. Đặc điểm sông ngòi:

Các sông ngòi trên khu vực tỉnh Bình Định không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước khoảng 5,2 tỷ m³. Có 4 lưu vực sông chính là sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Đặc điểm các sông như sau:

+ Sông Lại Giang:

Sông Lại Giang gồm hai nhánh sông: sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi phía bắc An Lão giáp tỉnh Quảng Ngãi chảy qua huyện An Lão theo hướng bắc - nam; sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi rừng huyện Hoài Ân chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Sông An Lão và sông Kim Sơn nhập lưu tại ngã ba cách cầu Bồng Sơn khoảng 2 km về phía tây rồi đổ ra biển qua cửa An Dũ. Diện tích lưu vực tính đến ngã ba nhập lưu của sông An Lão và sông Kim Sơn là 1.272 km2 Trong đó sông An Lão là 697 km2 sông Kim Sơn là 575 km2, tổng diện tích lưu vực là 1.40 km2, chiều dài sông chính là 85 km.


+ Sông La Tinh:

Sông La Tinh là sông nhỏ nhất trong bốn con sông chính của tỉnh, sông bắt nguồn từ vùng rừng núi cao 400 - 700 m phía tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng tây bắc - đông nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng tây - đông, sau đó đến đập Cây Ké chuyển hướng đông bắcvà đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông qua biển qua cửa Đề Gi; diện tích lưu vực là 780 km2, chiều dài sông chính là 52 km.

+ Sông Kôn:

Sông Kôn là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh có tổng diện tích lưu vực là 3.067 km2 chiều dài sông chính 178 km. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy Trường Sơn với độ cao từ 700 - 1.000 m. Sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam đến Thanh Quan - Vĩnh Phúc sông chảy theo hướng bắc - nam về đến Bình Tường sông chảy theo hướng tây - đông và đến Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị Nại; nhánh Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lưu khoảng 2 km, sau khi

chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng. Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào đầm Thị Nại được thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.

+ Sông Hà Thanh:

Sông Hà Thanh bắt nguồn từ những đỉnh núi cao 1.100 m phía tây nam huyện Vân Canh chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Khi chảy về đến Diêu Trì sông chia thành hai nhánh: nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc rồi thông ra biển qua cửa Quy Nhơn. Diện tích lưu vực toàn bộ là 539 km2, chiều dài sông chính là 58 km.

+ Các lưu vực sông nhỏ ven biển tỉnh Bình Định:

. Lưu vực sông Quy Thuận là sông nhỏ của tỉnh Bình Định, sông bắt nguồn từ vùng núi cao 700 m phía tây xã Hoài Sơn của huyện Hoài Nhơn chảy theo hướng tây bắc - đông nam sau đó chuyển sang hướng tây - đông và đổ qua cửa biển Tam Quan ra biển Đông. Diện tích hứng nước 82,38 km2.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022