CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh nghiên cứu:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một trong những ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt, nhất là thiên tai bão lụt. Trong 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có 750 người chết và mất tích, thiệt hại về người và tài sản ước tính tương đương khoảng 1 - 1,5% GDP. Thêm vào đó, BĐKH toàn cầu đã và đang làm thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng gia tăng và phức tạp, kèm theo những đột biến khó lường (DMC - BNNPTNT, 2011). Minh chứng cụ thể nhất là Cơn bão số 6 (Xangsane) năm 2006 đã gây thiệt hại 1,2 tỉ đô la Mỹ tại 15 tỉnh miền Trung. Hoàn lưu cơn bão số 3 ở các tỉnh phía Bắc và lũ lụt ở các tỉnh Bắc miềm Trung 2016 đã làm hàng chục người chết và mất tích, thiệt hại cho các tỉnh này lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng và dân cư ngày càng tập trung tại các vùng có mức độ tổn thương cao như vùng đồng bằng hay bị lũ lụt và vùng ven biển. Qua đó thấy rằng thiệt hại sẽ ngày càng lớn trong tương lai, khoảng 70% dân số Việt Nam dễ bị rủi ro thiên tai - nhất là tại các vùng nông thôn, nơi sinh kế bị đe dọa nhiều nhất (WB). Trong bối cảnh đó, những năm qua, công tác phòng chống thiên tai được Đảng, nhà nước và nhân dân ta xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đầu tư kinh phí và sức lực liên tục trong nhiều năm để xây dựng hệ thống các công trình, cơ sở vật chất phòng chống thiên tai, nhà nước đã quan tâm hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách, tăng cường năng lực và nhận thức của người dân. Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2020 và gần đây là Luật Phòng, chống thiên tai được ban hành, các đề án, dự án đã và đang được tổ chức thực hiện đã chứng minh cho nỗ lực đó của Đảng và Nhà nước ta. Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT dựa vào cộng đồng” đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua (Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009) với mục tiêu tăng cường nhận thức, kỹ năng cho người dân các xã - vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, qua đó
người dân chủ động tham gia đánh giá hiểm họa, xác định nguồn lực, xây dựng kế hoạch PCTT với trọng tâm là xây dựng phương châm “4 tại chỗ”.
Bình Định là một tỉnh trong khu vực Duyên hải miền Trung, chịu nhiều tác động mạnh của thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… Trong các loại hình thiên tai, thì bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường... cho các địa phương. Hàng năm, UBND tỉnh và các cấp chính quyền địa phương đều xây dựng các kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, nhưng những thiệt hại do thiên tai, nhất là thiên tai bão, lũ lụt gây ra cho Bình Định không những giảm mà còn có xu hướng tăng lên với cường độ mạnh hơn, đời sống của người dân luôn bị de dọa, sản xuất nông - lâm - thủy sản bấp bênh, tổn hại do bão, lũ lụt những năm gần đây đã gây ra rất nhiều thiệt hại lớn cho tỉnh. Từ 1990 đến nay, ở tỉnh Bình Định, năm nào cũng xảy ra bão, lũ lụt; bình quân mỗi năm xảy ra 3,5 đợt lũ lụt, chịu ảnh hưởng của 0,5 cơn bão; trong giai đoạn 1999
- 2015, tỉnh Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 cơn bão, làm 368 người chết, 279 người bị thương, 6.972 hộ bị sập nhà, 56.533 hộ bị hư hỏng, 500 tàu bị chìm và hư hỏng nặng, tổng thiệt thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Điển hình năm 2009, hai cơn bão số 9 và số 11 kết hợp lũ lụt đã làm 29 người chết, 72 người bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 972 tỷ đồng. Năm 2013, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 15 kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động gió Đông trên cao, khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to, mưa lũ từ ngày 13 - 18/11/2013 đến đã làm 19 người chết, 14 người bị thương, 101.470 nhà bị ngập nước, 510.000 người bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính 2.125 tỷ đồng (UBND - KHPCTT, 2015). Từ đầu tháng 11 đến tháng 12/2016, tại tỉnh Bình Định đã xảy ra năm đợt mưa lũ lớn, lượng mưa bình quân 416 mm. Nước các sông trong tỉnh ở mức báo động 3 và trên báo động 3. Đỉnh lũ trên sông Kôn tại Bình Nghi là 17,1 m, dưới báo động 3 0,4 m. Trong năm đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với 42 người chết, 10 người bị thương, 908 nhà sập hoàn toàn, 409 nhà tốc mái hư hỏng nặng, 110.697 lượt nhà ngập nước; 114/159 xã, phường ngập trong nước, trên 70.000 hộ dân phải di dời. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê điều,
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 1
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội:
- Cơ Cấu Kinh Tế Phân Theo Ngành Giai Đoạn 2005 - 2015.
- Tình Hình Quản Lý Và Đánh Giá Rủi Ro Thiên Tai Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam:
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
thiệt hại về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp… là rất lớn; thiệt hại về tài sản ước tính 2.214 tỷ đồng (UBND, 2016). Theo các cụ lớn tuổi định cư lâu năm tại địa phương, thì từ năm 1953 đến nay, tỉnh Bình Định hứng chịu 7 đợt mưa lũ lớn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản (Các cơn mưa lũ lớn diễn ra vào các năm: 1953, 1964, 1972, 1984, 2009, 2013 và 2016). Diễn biến mưa lũ năm 2016 có thể xem đây là đợt mưa lũ lịch sử, thiệt hại nhất của tỉnh Bình Định từ trước tơi nay.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, cần giúp người dân nhận thức một cách đầy đủ và rõ ràng về tác hại của nó; nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chính họ trong các giải pháp ứng phó với thiên tai và thích ứng với điều kiện BĐKH hậu hiện nay. Sự tham gia của người dân, cộng đồng trong QLRRTT,nhất là QLRRTT lụt bão là một quá trình mà trong đó người dân đang đối mặt với RRTT, tham gia tích cực vào việc xác định, phân tích các rủi ro; trên cơ sở đó lập kế hoạch thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ các tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng thích nghi, ứng phó của người dân trước thiên tai và BĐKH. Điều này cũng có nghĩa là người dân trở thành trung tâm của quá trình ra quyết định và triển khai các hoạt động QLRRTT. Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ người dân trong suốt quá trình đó.
Tại một số xã, phường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có triển khai một số dự án về giảm thiểu rủi ro thảm họa (lụt bão) dựa vào cộng đồng, do Hội Chữ thập đỏ Na Uy, Đức, Mỹ, Hà Lan, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ tài trợ (Các cơ quan thực hiện như: Hội Chữ thập đỏ, Sở NNPTNT, Sở TNMT…) đã huy động đông đảo người dân được tham gia vào các hoạt động của dự án, bước đầu mang lại nhiều hiệu quả thiết thực và có nhiều quyết định đúng đắn trong QLRRTT, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, phạm vi thực hiện còn hẹp, sự tham gia của người dân chưa nhiều.
Đề tài “Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định” là cần thiết, góp phần giải quyết những thực trạng nêu trên trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá sự tham gia của người dân trong QLRRTT trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò, sự tham gia của người dân trong hoạt động QLRRTT trong điều kiện BĐKH hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Luận văn làm rõ các vấn đề sau:
- Phân tích và đánh giá sự tham gia, các yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn… của người dân trong QLRRTT trong điều kiện với BĐKH.
- Đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao sự tham gia của người dân trong QLRRTT.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Tại sao cần phải có sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống và QLRRTT?
Câu hỏi 2: Sự tham gia của người dân Bình Định trong các hoạt động QLRRTT, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân như thế nào?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để tăng cường hơn nữa tính chủ động, tham gia tích cực của người dân trên địa bàn tỉnh trong QLRRTT, thích ứng trong điều kiện BĐKH?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng:
Sự tham gia của người dân trong QLRRTT trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1.4.2. Phạm vi:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu mức độ tham gia của người dân tại 4 xã, phường trọng điểm về thiên tai (lụt bão) của tỉnh Bình Định, gồm: Phường Nhơn Bình - Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 1, phía Nam tỉnh), xã Ân Hảo Đông
- Huyện Hoài Ân (xã trung du, huyện trung du, phía Bắc tỉnh), xã Cát Chánh- Huyện Phù Cát (xã ven biển, huyện đồng bằng của tỉnh) và xã Vĩnh Thịnh - Huyện Vĩnh Thạnh (xã miền núi, huyện miền Núi của tỉnh).
- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin, số liệu trong tỉnh và tại các xã, phường nghiên cứu từ năm 2005 đến 2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin:
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận của đề tài: Từ người dân tại địa bàn các xã, phường trọng điểm thiên tai lụt, bão của của 4 huyện, thành phố trong tỉnh.
- Số liệu nghiên cứu:
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu được cập nhật từ nguồn tài liệu của IFRC; BNNPTNT; BTNMT; VNRC; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai Quốc gia; các cục, viện, trường đại học… Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp của tỉnh, cùng với số liệu các cơ quan liên quan như: Sở NNPTNT, Sở TNMT, Văn phòng Điều phối BĐKH tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Cục Thống kê tỉnh; UBND và Hội Chữ thập đỏ các xã, phường nghiên cứu...
+ Số liệu sơ cấp: Khảo sát 120 người dân tại 4 xã, phường nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu số liệu thực chứng từ người dân; cùng với phân tích, so sánh, thống kê mô tả để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên.
- Các công cụ sử dụng trong đề tài: Thang đo của David Arnstein’s, cách tiếp cận “Nghiên cứu sự tham gia” (PR), “Nghiên cứu cộng đồng tham gia” (PAR) và các nghiên cứu khác về sự tham gia của người dân để đánh giá, phân tích.
- Khung phân tích sự tham gia của người dân trong QLRRTT trên địa bàn tỉnh Bình Định:
Mục tiêu:
Phân tích và đánh giá sự tham gia, những yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn của người dân trong QLRRTT; đưa ra các khuyến nghị.
Phương pháp nghiên cứu PA, PAR, phân tích mô tả…
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về PCTT và RRTT
Tham khảo kinh nghiệm và thực chứng với người dân tại cộng đồng
Hộ dân
Chính quyền, hội đoàn thể ở địa phương hỗ trợ trong công tác
QLRRTT
Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp,
sơ cấp
Sơ đồ 1.1: Khung phân tích. (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nghiên cứu cơ sở lý luận, chuẩn bị bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn…
Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp
Điều tra qua bảng hỏi người dân
Góp ý của chuyên gia
Thu thập thông tin thứ cấp khác
Tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu (Phân tích thống
kê, PR, PAR…)
Viết và trình bày luận văn
Sơ đồ 1.2: Trình tự các bước nghiên cứu. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.5.2. Nguồn thông tin dự kiến:
Các số liệu được cập nhật từ nguồn tài liệu của IFRC; BNNPTNT; BTNMT; VNRC; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai Quốc gia; các cục, viện, trường đại học… Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp của tỉnh, cùng với số liệu các cơ quan liên quan như: Sở NNPTNT, Sở TNMT, Văn phòng Điều phối BĐKH tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Cục Thống kê tỉnh; UBND và Hội Chữ thập đỏ các xã, phường nghiên cứu...
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình thiên tai và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khác nhau, đặc biệt là lũ lụt, bão. Trong 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có tới 750 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính tương đương khoảng 1 - 1,5% GDP đã tác động xấu đến nhiều mặt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh BĐKH hiện nay ngày càng biểu hiện rõ ở Việt Nam, thiên tai được dự báo là sẽ ngày càng khốc liệt, khó lường, gia tăng cả về cường độ và tần suất khiến người dân, chính quyền và các thành phần xã hội khác phải gánh chịu những rủi ro thiên tai lớn hơn bao giờ hết.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo PCTTTW: Từ năm 1996 đến năm 2011, số người chết do lụt bão có xu hướng gia tăng (năm 2003 là 180 người, đến năm 2008 là 474 người), đồng thời thiệt hại về kinh tế cũng có xu hướng tăng mạnh, từ 1.589 tỷ năm 2003 đến hơn 18.565 tỷ năm 2006.
Năm 2015, theo ước tính thiên tai đã làm 154 người chết, hơn 445.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, hàng triệu m³ đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi đắp. Ước tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ đồng. Tác động của BĐKH tại nước ta là nghiêm trọng, diễn biến của BĐKH thực tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với các dự báo (Lê Minh Nhật - BTNMT, 2015).
Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất quan tâm đến giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH. Chính phủ đã thể hiện một cam kết mạnh mẽ trong việc giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH thông qua việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 và Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH, và sau đó cụ thể hóa bằng Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 về Phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 Phê duyệt Chương trình mục tiêu