Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

----------------


HÀ VĂN CÁT


SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH


Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60340403


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN


TP Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do cá nhân tôi khảo sát, tham khảo tài liệu và thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu các dữ liệu, tài liệu nhiều cơ quan, đơn vị và khảo sát thực tế của tác giả./.

.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2016

TÁC GIẢ


HÀ VĂN CÁT


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu: 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 4

1.2.1. Mục tiêu tổng quát: 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu: 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

1.4.1. Đối tượng: 4

1.4.2. Phạm vi: 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin: 5

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu: 5

1.5.2. Nguồn thông tin dự kiến: 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

2.1. Tình hình thiên tai và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 8

2.2. Tình hình thiên tai và BĐKH ở tỉnh Bình Định: 12

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: 12

2.2.1.1. Vị trí địa lý: 13

2.2.1.2. Đặc điểm địa hình 13

2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu: 14

2.2.1.4. Đặc điểm sông ngòi: 15

2.2.1.5. Hiện trạng kinh tế - xã hội 17

2.2.2. Các loại hình thiên tai và phạm vi ảnh hưởng: 20

2.2.2.1. Đặc điểm và phạm vi ảnh hưởng của các loại hình thiên tai: 20

2.2.2.2. Tác động của thiên tai đến các mặt của đời sống xã hội: 22

2.2.2.3. Tác động của BĐKH tại tỉnh Bình Định: 25

2.2.3. Tình hình quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam:...25

2.2.3.1. Thực tiễn quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới 26

2.2.3.2. Đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của người dân (dựa vào cộng đồng) tại Viêt Nam: 28

2.2.3.3. Công tác PCTT và đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của người dân tại tỉnh Bình Định: 29

2.2.3.4. Khái quát tình trạng dễ bị tổn thương ở tỉnh Bình Định 32

2.2.3.5. Nhận định về nguy cơ những loại hình thiên tai (lụt bão) có thể xảy ra trong thời gian tới: 32

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1. Lý thuyết về sự tham gia của người dân: 34

3.1.1. Một số quan niệm 34

3.1.2. Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân: 35

3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về sự tham gia của người dân: 42

3.3. Khái niệm thiên tai, BĐKH và tình trạng dễ bị tổn thương: 44

3.3.1. Thiên tai: 44

3.3.2. Rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai 44

3.3.3. Hiểm họa: 45

3.3.4. Biến đổi khí hậu: 45

3.3.5. Thích ứng với BĐKH 46

3.3.6. Năng lực phòng, chống thiên tai (ứng phó): 46

3.3.7. Tình trạng dễ bị tổn thương: 46

3.3.8. Đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai 47

3.3.9. Đánh giá rủi ro có sự tham gia: 47

3.4. Phương pháp nghiên cưú: 48

3.4.1. Địa bàn nghiên cứu: 48

3.4.2. Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu: 48

CHƯƠNG 4: 51

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 51

4.1. Đặc điểm tình hình các xã, phường nghiên cứu: 51

4.1.1. Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn: 51

4.1.2. Xã Cát Chánh, huyện Phù Cát: 52

4.1.3. Xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân: 52

4.1.4. Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh 53

4.2. Thực trạng tham gia của người dân trong QLRRTT: 54

4.2.1. Thông tin về thiên tai, BĐKH: 54

4.2.2. Ứng phó của người dân trong PCTT: 59

4.2.3. Người dân tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch PCTT: 61

4.2.4. Người dân trực tiếp tham gia QLRRTT: 66

4.2.5. Người dân tham gia kiểm tra, giám sát: 71

4.3. Một số khó khăn khi người dân tham gia QLRRTT: 73

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75

5.1. Kết luận: 75

5.2. Khuyến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Phụ luc 2

Phụ lục 3


DANH MC CÁC CHVIT TT


BCHPCTT Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai BĐKH Biến đổi khí hậu

BĐRC Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định

CBDRM Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

DRR Giảm thiểu rủi ro thảm họa

DMC Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

HVCA Đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (Còn gọi là Đánh giá rủi ro thiên tai)

GRC Hội Chữ thập đỏ Đức

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IFRC Liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ RRTT Rủi ro thiên tai

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PCD Phương pháp phát triển cộng đồng

PCLB Phòng chống lụt bão

PCTT Phòng chống thiên tai

PR Nghiên cứu sự tham gia (Participatory Research)

PAR Nghiên cứu hành động tham gia (Participatory Action Research) TKCN Tìm kiếm cứu nạn

TNTM Tài nguyên và Môi trường

UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (United Nations Development Programme)

UBND Ủy ban nhân dân

VCA Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực VNRC Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới (World bank)


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH


Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích. 6

Sơ đồ 1.2: Trình tự các bước nghiên cứu. 7

Sơ đồ 3.1: Các cấp độ tham gia của người dân. 38

Sơ đồ 3.2. Bậc thang của sự tham gia. 38

Sơ đồ 3.3. Bậc thang của sự tham gia từ cao xuống thấp. 40

Bảng:

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành. 18

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2005 - 2015. 19

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP (%). 19

Biểu đồ:

Biểu đồ 4.1: Thông tin nhận biết về thiên tai của người dân. 56

Biểu đồ 4.2: Công tác chuẩn bị của người dân khi nắm bắt thông tin về thiên tai. 57

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ người dân biết về BĐKH. 58

Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người dân về tác động của BĐKH 59

Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người dân về quản lý, ứng phó với RRTT. 61

Biều đồ 4.6: Tỷ lệ người dân biết kế hoạch PCTT ở địa phương 62

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ người dân biết về mục đích của kế hoạch PCTT. 62

Biểu đồ 4.8: Ý kiến người dân là quyết định trong lập kế hoạch PCTT. 63

Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của Bản đồ QLRRTT. 64

Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động PCTT tại địa phương 66

Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ người dân biết phương châm “4 tại chỗ”. 67

Biểu đồ 4.12: Người dân quyết định về mức đóng góp các công trình. 68

Biểu đồ 4.13: Hình thức đóng góp của người dân. 69

Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát. 72

Hình:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 12

Hình 4.2: Bản đồ PCTT phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn 65


TÓM TẮT


Hiện nay, trong điều kiện thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Trong đó người dân là đối tượng chịu tác động nhiều nhất.

Mục tiêu của luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản là: phân tích sự tham gia của người dân trong quản lý rủi ro thiên tai, các yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, thuận lợi… và đưa ra một số khuyến nghị để làm tốt hơn công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng.

Luận văn sử dụng Lý thuyết “Bậc thang của sự tham gia” của David Arnstein’s, và cách tiếp cận “Nghiên cứu sự tham gia” (PR), “Nghiên cứu cộng đồng tham gia” (PAR), cùng với việc phân tích thống kê, tham vấn, thực chứng để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Tác giả luận văn đã đi nghiên cứu, khảo sát 120 hộ dân với phương pháp chọn mẫu phi xác suất tại 4 xã, phường trọng điểm về thiên tai (bão lũ) và mang tính đại diện cho các vùng, địa phương của tỉnh, gồm: Phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn; xã Cát Chánh, huyện Phù Cát; xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân và xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh. Thời gian thực hiện khảo sát là 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy: Sự tham gia của người dân trong công tác quản lý rủi ro thiên tai là cần thiết, người dân là “trung tâm” của quá trình ra quyết định các hoạt động, quản lý rủi ro thiên tai làm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương, tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng với tác động của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; hành vi của người dân đã thay đổi từ “ỷ lại” và “trông chờ” hỗ trợ từ bên ngoài sang chủ động, ứng phó, bảo vệ tính mạng bản thân, gia đình và xây dựng cộng đồng mà họ đang sinh sống an toàn hơn. Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ người dân trong công tác này.

Đề tài đã đưa ra 7 khuyến nghị cơ bản nhất với mục đích góp phần cùng với địa phương và người dân làm tốt công tác quản lý rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí