mang tính tự phát và không ổn định. Hoạt động này chủ yếu do người dân thực hiện mà chưa có phong trào phát động rộng rãi trong cộng đồng do chính quyền đảm nhận. Phần lớn người dân chưa có nhận thức đúng đắn về cách thức phân loại, chưa hiểu bản chất của quá trình phân loại rác, cũng như mục đích và hiệu quả của phân loại rác. Mặc dù, thí điểm phân loại rác tại một khu phố của thị trấn Đất Đỏ đã được triển khai nhưng đến nay hoạt động phân loại rác thải cũng không được áp dụng hiệu quả.
4.1.2. Thu gom rác thải
Đối với hình thức thu gom rác thải, qua điều tra kết quả thì hầu như thực tế người dân đều hài lòng với việc một ngày thu gom rác thải 02 lần giống nhau ở các địa bàn dân cư sinh sống.
Tuy nhiên, sau khi hỏi sâu vào việc hình thức thu gom thì phần lớn là công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình để thu gom chiến 68% nhưng không thể nào không nói đến việc tự ý thức của từng hộ gia đình, qua kết quả điều tra cho thấy 23% thường thì người dân và đúng giờ quy định sẽ đem rác thải ra xe đẩy chở rác của công nhân vệ sinh để hỗ trợ và 9% người dân đem rác thải ra vị trí tập kết rác của khu phố hoặc thùng rác công cộng.
Công nhân vệ sinh môi trường đi
thu gom rác trước cửa từng hộ gia đình
Người dân đem rác thải ra vị trí tập kết rác của khu phố hoặc thùng rác công cộng
Vào đúng giờ quy định, người dân đem rác thải ra xe đẩy chở rác của công nhân vệ sinh môi trường
23%
9%
68%
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.4 Thực trạng thu gom rác của các hộ gia đình trên địa bàn huyện
Đối với huyện Đất Đỏ, thùng rác công cộng là một vật dụng rất hiếm gặp trong địa bàn các thôn/xóm. Hầu hết các thôn chỉ có bãi tập kết rác riêng, sau đó thuê xe chở rác lên bãi xử lý chung của huyện. Riêng thị trấn Đất Đỏ và thị trấn Phước Hải, do vị trí địa lý gần với bãi xử lý rác của huyện nên không có bãi tập kết riêng, mà rác sau khi
được thu gom từ các hộ gia đình sẽ được đội thu gom đưa thẳng lên bãi xử lý của huyện; trong khi đó đối với các xã khác trong huyện, đội thu gom sau khi thu hết rác trong thôn/xóm sẽ chở thẳng ra bãi tập kết rác của huyện. Vì thế, người dân không đem rác ra thùng rác công cộng mà để rác ở ngay trước cửa nhà cho đội thu gom đi thu.
Qua khảo sát cho thấy, giờ giấc thu gom rác là một vấn đề của các hộ gia đình hiện nay. Nhiều hộ gia đình thường đi làm về muộn nên không kịp đổ rác theo thời gian quy định. Hệ quả là xuất hiện những bọc rác để cạnh lề đường hay gốc cây.
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.5 Điểm tập kết rác của hộ dân lúc 5 giờ 54 phút
Khi giờ giấc thu gom không đáp ứng nhu cầu của dân cư, giờ đổ rác quá sớm, không phù hợp với lịch sinh hoạt của nhóm người dân đi làm về muộn, thì buộc họ phải lựa chọn giải pháp đem rác ra lề đường, thậm chí để rác xuống đường nếu thùng rác không đủ chỗ để.
Mặc khác, qua kết quả điều tra của các hộ gia đình trên địa bàn huyện về các vị trí xe đẩy chở rác của công nhân vệ sinh môi trường khi đến thu gom rác trong khu vực sinh sống thì cho thấy phần lớn các hộ gia đình đều cho biết rằng là có (388 người/500 người được điều tra) và cũng có một số người có ý kiến khác (112 người/500 người được điều tra), được biểu hiện cụ thể trong hình 4.6
388
112
Trả lời Có
Ý kiến khác
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.6 Thực trạng về việc người dân nhận biết được vị trí xe đẩy chở rác Mô tả tuyến thu gom
Tuyến 1: Kp Thanh Long, Thanh Bình, Tường Thành, Hòa Hội
- Từ 0h - 7h, 01 nhân viên vệ sinh dùng xe máy có thùng chứa thu gom từng hộ gia đình trong các con đường, hẻm mỗi khu phố, bắt đầu từ khu phố Thanh Long và kết thúc ở khu phố Hòa Hội xong vận chuyển về các điểm tập kết.
- Các điểm tập kết: các trục đường lớn, quốc lộ 55.
- Trong quá trình thu gom, nếu xe máy có gắn thùng chứa đã đầy thì nhân viên vệ sinh chạy xe về vị trí tập kết và tiếp tục thu gom 1 lần nữa đến hết tuyến.
- Từ 0h – 7h, xe ép 4 tấn sẽ đi dọc theo lộ mới và thu gom tại các điểm tập kết rác và các hộ gia đình ven đường trước rồi thu gom các bãi tập kết rác mà xe máy đã thu gom trước đó.
Tuyến 2: Kp Phước Sơn,Phước Thới,Phước Trung,Hiệp Hòa.
- Từ 0h - 7h, 1 nhân viên vệ sinh còn lại dùng xe máy có thùng chứa thu gom từng hộ gia đình trong các con đường hẻm mỗi khu phố ,bắt đầu từ khu phố Phước Sơn và kết thúc ở khu phố Hiệp Hòa xong vận chuyển về các điểm tập kết.
- Các điểm tập kết:các trục đường lớn,tỉnh lộ 52.
- Từ 0h – 7h, xe máy cày sẽ đi dọc theo lộ mới và thu gom tại các điểm tập kết rác và các hộ gia đình ven đường trước rồi thu gom các bãi tập kết rác mà xe máy đã thu gom trước đó.
Tuyến 3: Khu phố Thanh Tân.
- Từ 7h – 8h, xe ép 4 tấn chuyên dụng,xe máy cày và 2 nhân viên vệ sinh chạy xe máy có thùng chứa sao khi thu gom tuyến 1,tuyến 2 xong rồi tập kết lại để thu gom khu phố Thanh Tân rồi chở về trạm trung chuyển rác huyện Đất Đỏ để công ty công trình đô thị huyện vận chuyển lên Công Ty TNHH xử lý chất thải công nghiệp Tóc Tiên để xử lí.
- Chất lượng đường ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu gom. Dưới đây là bảng thống kê chất lượng đường ở thị trấn Đất Đỏ:
Tên đường | Chiều rộng đường(m) | Vỉa hè | Cống thoát nước | Trang bị thùng rác | Ghi chú | |
1 | Quốc lộ 55 | 20 | Có | Có | Cách 200m đặt 1 thùng rác 240l | Có dãi phân cách |
2 | Tỉnh lộ 52 | 20 | Có | Có | Cách 200m đặt 1 thùng rác 240l | Có dãi phân cách |
3 | Đường nông thôn | <10 | không | không | không | Có nhiều ổ gà, không có vỉa hè, đường gập ghềnh khó đi, không trang bị thùng rác. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 2
- Hoạt Động Quản Lý Rác Thải Tại Huyện Đất Đỏ
- Hiện Trạng Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Huyện Đất Đỏ
- Thực Trạng Người Dân Không Đóng Thêm Phí Vệ Sinh Môi Trường Trên Địa Bàn Các Xã, Thị Trấn Nghiên Cứu
- Sự Tham Gia Của Các Biên Liên Quan Trong Tập Kết Rác Thải
- Vai Trò Của Người Dân Trong Các Hoạt Động Phân Loại Và Thu Gom Rác Thải Trong Khu Phố
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra
Bảng 4.1. Thống kê chất lượng đường
Hình 4.7 Công nhân đang thu gom rác vào thùng ép rác tại trạm trung chuyển rác thị trấn Đất Đỏ
Tuy nhiên, khi khảo sát, điều tra trên địa bàn huyện về việc người dân có tham gia đóng góp ý kiến trong tổ dân phố về quyết định đặt vị trí xe đẩy chở rác khi đến thu gom rác trong khu vực sinh sống thì phần lớn là trên địa bàn xã Phước Long Thọ người dân có tham gia đóng góp và thấp nhất là xã Láng Dài cho rằng không tham gia đóng góp ý kiến.
Có Không
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
18
17
16
12
11
10
6
2
3
2
2
3
4
2
3
1
ĐẤT ĐỎ PHƯỚC PHƯỚC
HẢI HỘI
PHƯỚC LONG THỌ
LONG MỸ LONG TÂN LÁNG DÀI LỘC AN
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.8 Thực trạng tham gia đóng góp ý kiến của người dân
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
16
15
7
Đất Đỏ Phước Hải Phước Hội Phước long
Thọ
Long Mỹ
Long Tân
Láng Dài
Lộc An
Có Không
Đối với thời gian thu gom rác thải của công nhân vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện thì qua kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn xã Láng Dài chiếm phần lớn người hài lòng và không hài lòng, cụ thể được thể hiện trong hình 4.9.
14 | ||||||||||||||||||
10 | ||||||||||||||||||
9 8 | ||||||||||||||||||
6 | 5 | |||||||||||||||||
4 4 | 4 | 3 | ||||||||||||||||
3 2 | 2 | |||||||||||||||||
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.9 Thực trạng về mức độ hài lòng đối với thời gian thu gom rác
4.1.3 Vị trí tập kết rác
Qua kết quả điều tra cho thấy hầu như người dân đều cho rằng là biết địa điểm tập trung rác thải của các khu phố (91%) và có 9% trên tổng số phiếu điều tra cho rằng không biết. Tuy nhiên, điểm tập rác thải là một vị trí tập kết toàn bộ rác thải của các khu phố và công nhân vệ sinh môi trường sau khi thu gom rác trong khu dân cư sẽ đưa xe đẩy chở rác đến vị trí tập kết để chuyển về bãi xử lý rác, do đó, một số người dân có thể bị động trong vấn đề địa điểm này là sẽ ở đâu trong khu phố.
Không 9%
Có
91%
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.10 Thực trạng người dân nhận biết được điểm tập kết rác thải
trong khu phố
4.1.4 Phí vệ sinh môi trường
Đóng phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường là một trong những quy định của Chính phủ đối với các chủ nguồn thải trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành quy định thu phí vệ sinh đối với các hộ dân trên địa bàn tỉnh, trong đó mức phí 3.000 đồng/người/tháng dành cho các cá nhân cư trú ở các phường, còn 1.500 đồng/người/tháng dành cho các cá nhân cư trú ở xã, thị trấn. Tuy nhiên, công tác thu phí gặp nhiều khó khăn do có các xã nằm xa địa bàn quản lý và số lượng dân cư dần tăng lên. Do đó, cơ chế hiện nay là giao cho các đơn vị xã hội hóa trong công tác vệ sinh môi trường tự thu để chi cho các đội thu gom vệ sinh trong các ngõ, xóm, mà phương tiện không lưu thông vào được trên địa bàn được giao. Những đơn vị xã hội hóa, nguồn thu phí được đưa vào chỉ tiêu quyết định hợp đồng hằng năm, các đơn vị được hợp đồngcũng phải tự cân đối thu chi nên hiện nay tất cả các đơn vị vệ sinh môi trường đều gặp nhiều
khó khăn. Từ đó, dẫn đến tình trạng tự thỏa thuận với người dân để thu mức cao hơn quy định, hoặc thu không đủ chi nên rác thải không được thu gom, hình thành bãi rác tự phát, đổ xuống cả mương, sông thoát nước.
Về mặt văn bản pháp quy, việc thu phí vệ sinh đã được quy định khá rõ ràng nhưng trên thực tế quá trình thu phí vệ sinh còn gặp rất nhiều vấn đề. Đối với thị trấn Đất Đỏ, mức phí vệ sinh mọi người đóng là 3.000 đồng/người/tháng và do công nhân của Doanh nghiệp tư nhân Đại Lợi Lợi thu gom và tập kết tại trạm trung chuyển rác của thị trấn Đất Đỏ. Trong khi đó, mức phí vệ sinh tại các xã trên địa bàn huyện là 2.000 đồng/người/tháng và do đội thu gom thu phí.
Đối với việc đóng phí vệ sinh môi trường thì qua thu thập thông tin trong tổng số 500 người thì cho thấy 392 người cho rằng là có đóng phí vệ sinh môi trường và 108 người không đóng phí vệ sinh môi trường được thể hiện trong hình 4.11. Trong đó, 392 người đóng phí vệ sinh môi trường lại cho rằng phần lớn là đóng 1.500 đồng/người/tháng là phù hợp còn đối với các các địa phương xa khu vực thì mức phí có thể cao hơn do các chi phí phát sinh nên có thể giá cao nhất hiện nay đóng phí vệ sinh môi trường là 3.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, hiện nay, mức phí vệ sinh thu từ người dân chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom rác, đồng thời khó khăn không thể thu đủ phí từ tất cả các hộ dân trên địa bàn đã góp phần khiến cho quá trình quản lý rác thải chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, việc tăng mức thu phí được xem là một việc làm cần thiết của chính quyền nhằm huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của người dân trong việc chia sẻ những khó khăn với nhà nước để giữ gìn bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên, sự đánh giá và nhìn nhận từ phía người dân lại không hoàn toàn như vậy. Người dân có thể nhận thức được vấn đề khó khăn trong quản lý rác thải của địa phương, đặc biệt nhận thức được thực tế về mức lương thấp và các điều kiện trang thiết bị không đủ đảm bảo cho đội thu gom rác thải, nhưng lại không sẵn sàng đóng thêm phí vệ sinh. Do đó, trong số 108 người không đóng phí vệ sinh môi trường lại cho rằng các chi phí của người công nhân thu gom, kinh phí cho việc vận chuyển rác thải, kinh phí xử lý rác thải là không thể đáp ứng được trong tình hình hiện nay và được thể hiện qua kết quả khảo sát thì trong số 108 người lại có 95 người cho rằng cần tăng thêm mức phí đóng vệ sinh môi
trường và 13 người lại không đóng phí cũng không cần tăng thêm mức phí vì lý do là gia đình không đủ điều kiện tài chính để đóng.
200
150
100
184
129
50
79
0
1.500
đồng/người/tháng
2.000
đồng/người/tháng
3.000
đồng/người/tháng
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.11 Thực trạng về mức đóng phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện
Đồng thời, qua tìm hiểu sâu trong bảng điều tra cho thấy rằng lý do không muốn đóng thêm phí vệ sinh môi trường thì phần lớn trên địa bàn thị trấn Phước Hải cho rằng là địa phương đã có quỹ ngân sách của Nhà nước nên không cần đóng. Điều nay cho thấy người dân có sự phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước nhiều hơn là sự tự nguyện. Đồng thời tại địa bàn xã Láng Dài có mức độ thấp nhất thì các người dân lại cho rằng không thấy lợi ích của việc đóng phí vệ sinh môi trường, điều này nói lên rằng việc tuyên tuyền tại địa phương để người dân được nắm bắt và thông hiểu về các quy định của luật bảo vệ môi trường còn hạn chế, thể hiện trong hình 4.12.