Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 2


Thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề mà các cơ quan chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết. Tuy vậy, vai trò và sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng và thực hiện mô hình cộng đồng tham gia Bảo vệ môi trường theo chủ trường của Nghị quyết 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Trong bối cảnh mà sự tham gia của người dân vào công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng còn ở mức thấp như tại huyện Đất Đỏ và nhiều địa bàn khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời hiện nay, các xã, thị trấn của huyện Đất Đỏ chỉ tổ chức thu gom ở những con đường lớn, các khu vực xã trung tâm thì người dân tự xử lý rác thải bằng phương pháp riêng của từng hộ kéo theo tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ đạt tỷ lệ chưa cao, do đó, để giải quyết các vấn đề này thì việc nghiên cứu “SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” là điều cấp thiết, góp phần giải thích nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp phù hợp cho vấn đề quản lý rác thải rắn sinh hoạt.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm cung cấp một bức tranh về sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đô thị. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

- Tìm hiểu các hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ.

- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải.

- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị.

Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần tập trung trả lời các câu hỏi sau:


- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt được biểu hiện qua những hoạt động nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt?

- Cần có những giải pháp cụ thể nào để nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ.

- Đối tượng khảo sát: Người dân, chính quyền, nhóm tự quản cấp cơ sở, đại diện đoàn thể xã hội, nhóm cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, người thu mua phế liệu và các bên liên quan đến hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt.

- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cụ thể như sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Một là hoạt động quản lý rác thải rắn sinh hoạt, hai là sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, tài liệu được cung cấp từ các báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo tổng kết quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, báo cáo xây dự đề án nông thôn mới, số liệu thống kê mức sống của huyện Đất Đỏ.

Phỏng vấn các đối tượng bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin định lượng, tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân, chính quyền, tổ trưởng tổ khu phố, ấp và các đoàn thể xã hội trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải.

Thông qua các phân tích trong đề tài, các quy định pháp luật, kinh nghiệm trong quản lý hoạt động rác thải sinh hoạt ở một số nước và các nghiên cứu trước, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cải thiện sự tham gia của người dân trong chính sách quản lý hoạt động rác thải rắn sinh hoạt.


1.5 Bố cục luận văn

Luận văn được kết cấu thành 5 chương bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu đề tài, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận: trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, rút ra mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương giới thiệu quy trình nghiên cứu, cách chọn mẫu, xác định kích thướng mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu thập được từ cuộc khảo sát.

Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị. Tóm lược lại những kết quả quan trọng của đề tài, đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có khuyến nghị những giải pháp nhằm làm gia tăng sự hiểu biết của người dân về những tác hại ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra đến sức khỏe cộng đồng, vẻ mỹ quan đô thị, nâng cao chất lượng dịch vụ. Qua đó, góp sức cùng nhà nước giải quyết vấn đề môi trường, giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách nhà nước.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Chương 2 trình bày các khái niệm về sự tham gia; sự tham gia của xã hội; thang đo của sự tham gia; rác thải; quản lý rác thải. Ngoài ra, để có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả cũng đã tìm hiểu một số nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về sự tham gia (Participation)

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (ICE, 2001) cho rằng sự tham gia có thể là một yếu tố nguồn cho sự hiểu biết rõ hơn của một vấn đề tác động đến quyết định và môi trường sông của cá nhân trong khu vực.

- Theo Van de Valde và cộng sự (2010) lại cho rằng sự tham gia là quá trình tham gia trong một hoạt động của cuộc sống hoặc là quá trình trải qua các hoạt động theo sự thấu hiểu vấn đề mà trong thực tế khu vực họ đang sống.

- Theo ADB (2013): Sự tham gia là cần thiết vì những chương trình được thực hiện nhằm mục đích lợi ích của người dân tai khu vực và thực chất bản thân một chương trình được thực hiện và đánh giá đạt yêu cầu vẫn có xu hướng tốn rất nhiều kinh phí, chương trình thực hiện kém hiệu quả nếu không có sự tham gia của người dân và các bên liên quan. Sự tham gia được xem là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa chính phủ và người dân để lựa chọn và đóng góp vào hoạt động, đồng thời cùng hợp tác thực hiện và tìm kiếm những vấn đề hay những ảnh hướng có thể xảy ra để hoàn thiện. Vì thế, cho đến nay, các hoạt động được đề xuất để thực hiện nhằm phát triển kinh tế xã hội nào cũng đều cho rằng sự tham gia là hạn chế hoặc tham gia ở một khía cạnh nào đó.

2.1.2 Khái niệm về sự tham gia của xã hội (Social Participation)

- Theo Florin và Abraham (1990) cho rằng sự tham gia của xã hội là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ.

- Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” theo hai thuật ngữ thành phần “sự tham gia” và “cộng đồng”. “Sự tham gia” đặc


biệt trong lĩnh vực môi trường, được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm tổ chức và một bên là “nhóm chính quyền” trong việc thảo luận và ra các quyết định môi trường. Thuật ngữ “cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định môi trường, bao gồm những người hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nhân, các cá nhân thụ hưởng, tổ chức dân sự và nhóm người dân. Như vậy, cộng đồng được hiểu là một khái niệm có hội hàm khá rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa, chính trị.

- Trong sách Institute for Social Participation and Health Issues Centre của La Trobe University (2011) cho rằng sự tham gia của xã hội được xem là quá trình tham gia của người tiêu dùng, xuất phát từ người tiêu dùng kết nối hòa nhập với xã hội và các hoạt động dựa trên lợi ích của người tiêu dùng. Theo nội dung của sự tham gia xã hội, ba thành phần trung tâm trong mô tả về sự tham gia của xã hội cho phép mọi người dân được thực hiện các mức đo trong sự tham gia xã hội để tự đánh giá; các yếu tố có liên quan đến các khái niệm về lợi ích xã hội, hòa nhập xã hội và quyền con người của cá nhân để thực hiện các mức đo tự xác định của sự tham gia trong tất cả các khía cạnh của xã hội và trách nhiệm của xã hội để cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc các hoạt động được đề xuất.

- Theo Scand (2013) thì khái niệm về sự tham gia của xã hội có tính tương đồng và tương quan với sự tham gia và đồng thời liên quan đến khái niệm về các vấn đề của tham gia xã hội, hòa nhập xã hội hoặc các hoạt động của xã hội.

- Cuối cùng, sự tham gia của xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý công, sự tham gia của xã hội chủ yếu tập trung vào mức độ tham gia của người dân đó như thế nào vào các hoạt động cung cấp và có tương tác như thế nào với người khác trong xã hội hoặc khu vực cộng đồng sinh sống. Sự tham gia của xã hội còn được nhấn mạnh rằng là sự tham gia có thể được nhìn thấy trên một hoạt động liên tục từ tương đối thụ động đến rất tích cực và cho rằng sự tham gia của xã hội có thể được trên cơ sở tự nguyện hoặc là bắt buộc.


Thang đo sự tham gia của người dân

- Nghiên cứu của Sherry (1969) chú trọng sự tham gia của người dân thông qua việc đưa ra 08 mức độ (Vancouver Community Network, 2014). Thang đo 8 mức độ này được David Wilcox phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau:

MỨC ĐỘ

HÌNH THỨC

MÔ TẢ


Người dân được trao quyền (Citizen Control)


Người dân quản lý (Citizen Control)

Người dân khởi xướng công việc nhằm giải quyết nhu cầu của họ, đồng thời huy động nguồn lực để thực hiện dự án. Ở nấc thang này, người dân thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một

chương trình.


Ủy quyền (Delegated Power)

Người dân nắm đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định cao hơn các bên có liên quan khác thông qua việc đàm phán. Do có quyền cao hơn nên người dân phải chịu trách nhiệm trong các

quyết định của mình.


Đối tác, hợp tác (Partnership)

Có sự dàn xếp để chia sẻ quyền lực và tráchnhiệm giữa các bên có liên quan. Các bên có liên quan này phải có trách nhiệm trong việc lên kế hoạch và ra quyết định trong quá trình thực

hiện công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 2




Tham gia mang tính hình thức (Tokenism)


Động viên (Placation)

Người dân thể hiện quyền lực bằng cách bầu ra một ủy ban để thực hiện chương trình hoặc những ý kiến đóng góp của người dân được lắng

nghe và ghi nhận.


Tham vấn (Consultation)

Chính quyền sẽ khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp và tham khảo ý kiến của cộng đồng, người dân sẽ trả lời câu hỏi khảo sát và tham gia ý kiến. Những ý kiến này chỉ dùng để tham khảo, họ không được ra quyết định. Thông thường đây chỉ là bước nghi

thức.


Cung cấp thông tin (Informing)

Người dân được thông tin về chương trình, tuy nhiên đó là thường là thông tin một chiều, người dân chỉ trả lời câu hỏi mà chính quyền đưa ra mà không có cơ hội phản hồi, không tham gia vào phân tích hay sử dụng thông tin

mình đưa ra.


Không tham gia (Nonpaticipation)


Liệu pháp (Therapy)

Vấn đề của người dân đã được xem xét bởi đại diện của chính quyền, người dân

làm theo ý của người đại diện





mà không hiểu việc mình

đang làm.


Bị điều khiển (Manipulation)

Người dân bị thuyết phục theo mọi ý kiến của chính quyền, mọi việc đều do chính quyền thực hiện bằng cách thuê bên ngoài, người dân không tham gia bất kỳ khâu nào của quá trình, phản ứng của người dân không được

đưa vào.


Tóm lại, ở hai nấc thang dưới cùng, người dân không tham gia vào bất cứ hoạt động nào của chương trình, đây chỉ là bước vận động để có thể lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào chương trình mà chắc chắn ở đó, họ sẽ nhận được lợi ích. Ở ba nấc thang tiếp theo, mặc dù chỉ là hình thức, nhưng người dân đã nhận thức được lợi ích từ chương trình, từ đó từng bước tham gia vào các hoạt động: Từ cung cấp thông tin một chiều thông qua khảo sát của chính quyền đến việc được tham vấn, đưa ra các ý kiến về các vấn đề tại địa phương. Ở ba nấc thang cao nhất, người dân thực sự là chủ thể của chương trình, từ việc hợp tác, đến ủy quyền thực hiện và trực tiếp quản lý.

- Jeremy và Henry (2014) đã đưa ra sáu mức độ tham gia của người dân:


MỨC ĐỘ

MÔ TẢ

1/ Tiêu thụ (Consuming)

Sức mạnh cũ, người dân không có sự tham gia, mất lợi

thế.

2/ Chia sẻ (Sharing)

Lấy nội dung của người khác và chia sẽ nó với những

người khác.

3/ Định hình (Shaping)

Pha trộn lại hoặc thích ứng nội dung hoặc các tài sản

hiện hữu với thông điệp hoặc hương vị mới.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí