Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------------


TỪ NGUYỄN HOÀNG THÀNH


SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 8340403

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do các nhân tôi khảo sát, tham khảo tài liệu và thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu các dữ liệu, tài liệu nhiều cơ quan, đơn vị và khảo sát thực tế của tác giả./.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2018

TÁC GIẢ


TỪ NGUYỄN HOÀNG THÀNH

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Bố cục luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5

2.1 Các khái niệm liên quan 5

2.1.1 Khái niệm về sự tham gia (Participation) 5

2.1.2 Khái niệm về sự tham gia của xã hội (Social Participation) 5

2.1.3 Khái niệm về rác thải (Waste) 10

2.1.4 Khái niệm về quản lý rác thải (Waste management) 11

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước 12

2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 12

2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 13

2.3 Khung phân tích áp dụng 14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Hoạt động quản lý rác thải tại huyện Đất Đỏ 16

3.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đất Đỏ 16

3.1.2 Hiện trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ 18

3.2 Thiết kế nghiên cứu 19

3.2.1 Quy trình nghiên cứu 19

3.2.2 Mẫu nghiên cứu 21

3.2.3 Tiến hành thu thập dữ liệu 21

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

4.1 Thực trạng sự tham gia của người dân vào quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ 23

4.1.1 Phân loại rác thải 24

4.1.2. Thu gom rác thải 26

4.1.3 Vị trí tập kết rác 31

4.1.4 Phí vệ sinh môi trường 31

4.1.5 Xử lý rác thải 34

4.2 Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải 35

4.2.1 Phân loại rác thải 35

4.2.2 Thu gom rác thải 38

4.2.3 Tập kết rác thải 41

4.2.4 Vận chuyển rác thải 42

4.2.5 Xử lý rác thải 43

4.2.6 Sự tham gia của người dân khi nảy sinh vấn đề liên quan đến rác thải 44

4.2.7 Việc tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện các quyết định quản lý rác thải 44

4.2.8 Mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý rác thải 45

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Khuyến nghị 54

Bảng 3.1. Dân số huyện Đất Đỏ giai đoạn 2012 – 2016 17

Bảng 4.1. Thống kê chất lượng đường 29

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đất Đỏ 16

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 20

Hình 4.1 Những hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ 23

Hình 4.2 Thực trạng người dân phân chia các loại rác thải 24

Hình 4.3 Thực trạng cách thứcphân loại rác thải tại hộ gia đình 25

Hình 4.4 Thực trạng thu gom rác của các hộ gia đình trên địa bàn huyện 26

Hình 4.5 Điểm tập kết rác của hộ dân lúc 5 giờ 54 phút 27

Hình 4.6 Thực trạng về việc người dân nhận biết được vị trí xe đẩy chở rác 28

Hình 4.7 Công nhân đang thu gom rác vào thùng ép rác tại trạm trung chuyển rác thị trấn Đất Đỏ 29

Hình 4.8 Thực trạng tham gia đóng góp ý kiến của người dân 30

Hình 4.9 Thực trạng về mức độ hài lòng đối với thời gian thu gom rác 30

Hình 4.10 Thực trạng người dân nhận biết được điểm tập kết rác thải trong khu phố 31

Hình 4.11 Thực trạng về mức đóng phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện 33

Hình 4.12 Thực trạng người dân không đóng thêm phí vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã, thị trấn nghiên cứu 34

Hình 4.13 Thực trạng xử lý rác thải của người dân trên địa bàn huyện 35

Hình 4.14 Sự tham gia của chính quyền trong phân loại rác thải 35

Hình 4.15 Sự tham gia của tổ dân phố/trưởng ấp 36

Hình 4.16 Sự tham gia của đoàn thể xã hội 36

Hình 4.17 Sự tham gia của công nhân vệ sinh môi trường 37

Hình 4.18 Sự tham gia của người dân trong phân loại rác thải 37

Hình 4.19 Sự tham gia của Công ty vệ sinh môi trường 38

Hình 4.20 Sự tham gia của chính quyền trong thu gom rác thải 38

Hình 4.21 Sự tham gia của tổ trưởng tổ dân phố/trưởng ấp 39

Hình 4.22 Sự tham gia của đoàn thể xã hội trong thu gom rác thải 40

Hình 4.23 Sự tham gia của công nhân vệ sinh trong thu gom rác thải 40

Hình 4.24 Sự tham gia của người dân trong thu gom rác thải 41

Hình 4.25 Sự tham gia của công ty vệ sinh môi trường trong thu gom rác thải 41

Hình 4.26 Sự tham gia của các biên liên quan trong tập kết rác thải 42

Hình 4.27 Sự tham gia của các bên liên quan trong vận chuyển rác thải 43

Hình 4.28 Sự tham gia các bên trong xử lý rác thải 43

Hình 4.29 Sự tham gia của người dân khi có vấn đề về môi trường 44

Hình 4.30 Mức độ tham gia của người dân trong việc ra quyết định về quản lý rác thải 45

Hình 4.31 Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quét dọn vệ sinh khu vực 46

Hình 4.32 Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc họp thu gom rác thải 46

Hình 4.33 Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc họp phân loại rác thải 47

Hình 4.34 Mức độ tham gia của người dân trong việc đề xuất thu gom rác thải 47

Hình 4.35 Mức độ tham gia của người dân trong việc tuyên truyền thu gom rác thải 48

Hình 4.36 Mức độ tham gia của người dân trong việc tuyên truyền phân loại rác thải 49

Hình 4.37 Tinh thần tham gia của người dân trên địa bàn huyện trong hoạt động gìn giữ về sinh môi trường 49

Hình 4.38 Vai trò của người dân trong hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong khu phố 50

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất đang được mở rộng và phát triển nhanh chóng, quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ phát sinh nhiều loại chất thải, gia tăng về khối lượng, đa dạng về thành phần, bao gồm các nguồn chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước ta. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã không ngừng phát triển, đặc biết là tiềm năng phát triển của các ngành khai thác dầu khí, công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch dịch vụ, các dịch vụ cảng,... Những lợi ích kinh tế đem lại do quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, đi kèm với đó là, tình trạng ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư.

Ngày 01/02/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến năm 2025, theo đó, huyện Đất Đỏ được định hướng trở thành mục tiêu nhằm phát triển tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp, cảng biển theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị với chức năng cảng biển, trung tâm Logistics, công nghiệp chuyên sâu, dịch vụ, du lịch, thương mại, giáo dục, đào tạo nghề,… song song với đầu tư phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn. Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một cải thiện thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải rắn ngày một nhiều. Hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng hơn 600 tấn rác thải rắn sinh hoạt/ngày và khoảng trên 200 tấn rác thải công nghiệp/ngày. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý hiện nay chưa triệt để đã khiến nguy cơ lượng rác thải rắn tồn dư bị phát tán ra môi trường bên ngoài rất cao, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.1.


1http://www.baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-phat-trien/201607/ba-ria-vung-tau-chat-thai-ran-chua-

duoc-thu-gom-xu-ly-triet-de-2720326/

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022