Khái Quát Dự Án Giảm Nghèo Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc - Giai Đoạn 2


2.2 Khái quát dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc - giai đoạn 2


2.2.1 Giới thiệu chung về dự án


2.2.1.1 Mục tiêu


Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 1 (2006 – 2010) triển khai tại 6 tỉnh gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang tập trung vào việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công hạ tầng quy mô nhỏ. Kết thúc giai đoạn 1, dự án đã góp phần cải thiện thu nhập cho 68.000 hộ gia đình. Tiếp nối thành công này, dự án GNMNPB-2 hướng đến các mục tiêu sau (Dự án GNMNPB-2, 2011):

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dân Nâng cao năng lực thể chế của chính quyền địa phương và năng lực sản xuất của người dân Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nông sản và các sáng kiến trong kinh doanh.

2.2.1.2 Nội dung


Để đạt được ba mục tiêu trên, dự án được thiết kế với 4 hợp phần (Dự án GNMNPB-2, 2011), bao gồm:

Hợp phần 1 - Phát triển kinh tế huyện, chiếm 50% nguồn vốn NHTG phân bổ cho tỉnh. Hợp phần này tập trung đầu tư phát triển kinh tế huyện, tăng cường liên kết thị trường và phát huy các sáng kiến.

Hợp phần 2 – Ngân sách phát triển xã, chiếm 35% nguồn vốn NHTG phân bổ cho tỉnh với 4 tiểu hợp phần gồm:

Tiểu hợp phần 2.1: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi.


Tiểu hợp phần 2.2: Cải thiện sinh kế thông qua phát triển các hoạt động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các hộ nông dân.

Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ phụ nữ phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội.


Tiểu hợp phần 2.4: Hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng


Hợp phần 3 – Tăng cường năng lực, chiếm 7,5% nguồn vốn NHTG phân bổ cho tỉnh. Mục tiêu của hợp phần là nâng cao năng lực lập kế hoạch, hỗ trợ đào tạo cán bộ huyện, xã, thôn; đào tạo nghề cho người dân; bảo vệ tài sản công và tài sản của các hộ gia đình.

Hợp phần 4 – Quản lý dự án và Giám sát đánh giá, chiếm 7,5% nguồn vốn NHTG phân bổ cho tỉnh.

Trong bốn hợp phần trên, UBND huyện làm chủ đầu tư các hợp phần 1, 3, 4. Hợp phần 2 sẽ do UBND xã làm chủ đầu tư

2.2.2 Chính sách thu hút sự tham gia của người dân


Theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án GNMNPB-2 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư và NHTG, 2010), thì người dân được huy động tham gia vào tất cả các khâu của dự án, cụ thể như sau:

2.2.2.1 Một số nguyên tắc phát triển


Đối với vấn đề giới: Có sự bình đẳng trong tham gia giữa nam và nữ. Ưu tiên phụ nữ đối với các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế (thuộc tiểu hợp phần 2.3)

Phân bổ và sử dụng nguồn vốn: Người dân có quyền ra quyết định việc sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ một cách phù hợp và hiệu quả

Về quyền và lợi ích của người dân vùng dự án được thể hiện trên các khía cạnh : 1) Thảo luận và ra quyết định về việc sử dụng nguồn vốn được phân bổ cho Ngân sách Phát triển xã phù hợp với nhu cầu tại địa phương; 2) Tham gia công tác lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động; 3) Đóng góp lao động được trả công cho dự án để cải thiện thu nhập; 4) Đóng góp các nguồn lực sẵn có như tiền, lao động, đất đai, vật liệu cho dự án.

2.2.2.2 Tham gia trong lập kế hoạch


Nguồn vốn được phân bổ cho các thôn, trong đó ưu tiên những thôn nghèo, xa trung tâm xã. Việc phân bổ nguồn vốn được dán công khai tại các xóm.

Địa điểm họp là hội trường UBND xã hoặc nhà văn hóa các thôn, thuận tiện cho việc đi lại của người dân.


Việc mời thành phần tham dự được thực hiện trước ít nhất một ngày và được tổ chức lúc nông nhàn.

Thành phần tham dự bao gồm cả nam và nữ từ các hộ gia đình, Trưởng xóm, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ (HPN) xóm, Ban Phát triển xã (BPTX), Hội trưởng HPN xã, Hướng dẫn viên cộng đồng (Cán bộ CF) và có thể có Ban quản lý dự án (BQLDA) huyện. Cuộc họp được thực hiện khi có từ 51% số hộ gia đình tham gia trở lên.

Các cuộc họp được kéo dài tối thiểu 45 phút, phụ nữ có thể được tổ chức theo nhóm riêng để tăng cơ hội phát biểu. Người dân có thể đóng góp ý kiến theo cá nhân hoặc nhóm, các hoạt động ưu tiên được xác định bằng hình thức bỏ phiếu. Sau đó, người dân bàn bạc sơ bộ cách thức triển khai các hoạt động, riêng đối với các hoạt động về cơ sở hạ tầng cần bàn cụ thể cách thức thực hiện việc vận hành, bảo trì. Chủ trì cuộc họp là Trưởng xóm và cán bộ Chi HPN. Kết thúc cuộc họp, Trưởng xóm và đại diện BPTX ký vào biên bản cuộc họp.

Căn cứ vào nội dung cuộc họp, dưới sự hướng dẫn của BPTX, Cán bộ CF, Trưởng xóm và Chi hội trưởng Chi HPN sẽ lập đề xuất để gửi lên BPTX.

Sau khi các tiểu dự án được phê duyệt, BPTX phối hợp với HPN công bố công khai danh mục các tiểu dự án được phê duyệt, các tiểu dự án không được phê duyệt và lý do không được phê duyệt bằng các hình thức: Dán giấy khổ lớn, thông báo trên loa phát thanh, họp thôn bản, họp HPN.

BPTX lập kế hoạch chi tiết cho từng tiểu dự án về thời gian, nguồn lực, các hoạt động thực hiện việc đấu thầu và công khai kế hoạch này với người dân.

2.2.2.3 Tham gia thực hiện dự án


Trong giai đoạn thực hiện: Ưu tiên người dân, hộ dân, nhóm hộ hoặc các tổ chức NGO tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ nếu họ có khả năng.

2.2.2.4 Tham gia giám sát, đánh giá các công trình


Theo quy định, các tiểu dự án sẽ chịu sự giám sát trực tiếp Ban giám sát (BGS) xã và cá nhân hoặc nhóm người do thôn, xóm đề xuất. Ngoài ra, người dân và BPTX sẽ chịu trách nhiệm giám sát gián tiếp. Những ý kiến, thắc mắc của người dân kiến nghị với bộ phận chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp.


Các thông tin về nguồn vốn đầu tư cho từng tiểu dự án được dán công khai ở trụ sở UBND xã và tại các thôn, xóm.

2.2.3 Tình hình triển khai dự án tại xã Do Nhân


2.2.2.1 Tổ chức thực hiện


Công tác quản lý dự án ở cấp xã được cơ cấu gồm: BPTX, BGS xã và tổ công tác ở các xóm:


BPTX chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của dự án. Thành phần của BPTX gồm Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó ban; Cán bộ phụ trách công tác đấu thầu các tiểu dự án; Cán bộ làm công tác kế toán và cán bộ làm công tác kế hoạch (Cán bộ CF)

BGS được hình thành một cách độc lập có vai trò giám sát toàn bộ các hoạt động của dự án. Cơ cấu tổ chức BGS do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Chủ tịch HPN xã làm phó ban và ủy viên là đại diện các ban ngành, đoàn thể của xã.

Ở các thôn, xóm có các tổ công tác với nhiệm vụ tổ chức việc lập kế hoạch, điều hành và giám sát các hoạt động của dự án. Thành viên Tổ công tác bao gồm Trưởng thôn và các ban ngành, đoàn thể.

2.2.2.2 Kết quả thực hiện


Sau 5 năm triển khai (2010 – 2015), có 66 tiểu dự án được thực hiện với tổng nguồn vốn là 3.972.266.000 đồng.

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện dự án


Năm

Tổng số

tiểu dự án

Tiểu hợp

phần 2.1

Tiểu hợp

phần 2.2

Tiểu hợp

phần 2.3

Tiểu hợp

phần 2.4

Tổng vốn

(đồng)

2010 và 2011

2

2

0

0

0

119.910.000

2012

7

6

1

0

0

654.456.000

2013

29

3

14

12

0

1.478.200.000

2014

28

7

7

6

8

1.719.700.000

Tổng số

66

18

22

18

8

3.972.266.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 3


Nguồn: BPTX Do Nhân, 2015


Báo cáo tổng kết dự án GNMNPB-2 (BPTX Do Nhân, 2015) đã chỉ ra những kết quả cụ thể đạt được trong các tiểu hợp phần như sau:

* Cơ sở hạ tầng (Tiểu hợp phần 2.1)


Thủy lợi: Dự án đã thực hiện 7 tiểu dự án cứng hóa kênh mương với tổng chiều dài là 900 m. Nhờ đó, 70 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, góp phần tăng 4% sản lượng sản xuất của nông dân

Giao thông: Để thúc đẩy lưu thông hàng hóa, có 11 tiểu dự án đường giao thông kết nối với các khu sản xuất, kết nối giữa các thôn xóm đã được xây dựng.

* Các hoạt động sinh kế và phát triển kinh tế, xã hội (tiểu hợp phần 2.2 và tiểu hợp phần 2.3)


Dự án đã hình thành được 40 nhóm sinh kế. Hầu hết các hộ được tham gia được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng ghi chép sổ sách, khả năng tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, tham gia vào các nhóm, các hộ còn chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong sản xuất.

* Công tác vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng (Tiểu hợp phần 2.4)


Công tác này được triển khai từ năm 2014. Thông qua việc hình thành các tổ vận hành và bảo trì tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng bị xuống cấp và hư hỏng đảm bảo các công trình này phục vụ hiệu quả cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa cho người dân. Kinh phí duy tu, bảo dưỡng do dự án hỗ trợ.

Kết quả chung, nhờ triển khai tích cực các tiểu dự án, thu nhập của người dân đã được cải thiện, đóng góp tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương: tỷ lệ nghèo giảm từ 61,2% xuống còn 22,6% trong giai đoạn 2011 – 2015.


CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO‌


3.1 Cơ sở lý thuyết


3.1.1 Khái niệm nghèo


Nghèo là một khái niệm đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị chống đói nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok tháng 9/1993 được nhiều nước công nhận và sử dụng: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương” (Ngô Trường Thi, 2014)

Dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu có thể chia thành: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.


Theo Quỹ Đầu tư phát triển Liên hợp quốc (UNCDF, 2003), nghèo tuyệt đối là tình trạng không đáp ứng được nhu cầu vật chất tối thiểu của con người. Tình trạng nghèo được xác định dựa vào ngưỡng nghèo. Ngưỡng nghèo quốc tế là 1,25 USD/người/ngày, tức là những người có mức chi tiêu nhỏ hơn 1,25 USD/ngày sẽ được coi là nghèo (Ravallion, 2010). Ở Việt Nam, chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 là 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và ở thành thị là

500.000 đồng/người/tháng (Thủ tướng Chính phủ, 2011).


Liên quan đến nghèo tương đối xã hội đưa ra tiêu chuẩn sống trung bình. Những người sống dưới mức sống trung bình được gọi là nghèo tương đối (UNCDF, 2003). Chẳng hạn, ở Anh hộ gia đình được coi là nghèo nếu có thu nhập nhỏ hơn 60% thu nhập trung vị (Ashworth-Hayes, 2016).

Rò ràng, nghèo tuyệt đối mang tính tĩnh, vượt qua ngưỡng nhất định người dân sẽ thoát nghèo. Trong khi đó, nghèo tương đối mang tính động.Tức là, khi xã hội phát triển người dân có thể thoát khỏi nghèo tuyệt đối nhưng họ vẫn nghèo so với nhóm dân cư khác tức là vẫn thuộc nghèo tương đối.

Tuy nhiên, cách xác định nghèo dựa vào thu nhập không phản ánh đầy đủ quyền của con người bởi nhiều nhu cầu cơ bản của con người có thể không đáp ứng được bằng tiền (Đặng Nguyên


Anh, 2015). Do đó, nhiều quốc gia đã sử dụng nhiều tiêu chí để xác định tình trạng nghèo được gọi là nghèo đa chiều. Nghèo đa chiều là “sự không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, thiếu hụt về dinh dưỡng, không tiếp cận được dịch vụ y tế, giáo dục và thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao đặc biệt là trẻ sơ sinh, tuổi thọ thấp” (Sharif, 2007).

Trong dự án GNMNPB-2, tình trạng nghèo được xác định là nghèo tuyệt đối dựa trên chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho giai đoạn 2011 – 2015.

3.1.2 Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong giảm nghèo


3.1.2.1 Khái niệm sự tham gia của người dân trong giảm nghèo


Sự tham gia được hiểu là “sự đóng góp của các tác nhân trong tiến trình phát triển của cộng đồng từ nhận dạng vấn đề, tổ chức thực hiện, quản lý việc thực hiện” (Schafft và Greenwood, 2003)

Trong các chương trình giảm nghèo, người dân tham gia vào các khía cạnh khác nhau của chương trình bao gồm từ lập kế hoạch cho tới giám sát, đánh giá (Bowen, 2007)

Theo Onen (2007), sự tham gia của người dân trong giảm nghèo được xem là một quá trình tích cực và toàn diện từ khâu ban đầu là lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện và cuối cùng là giám sát và đánh giá. Trong đó, giai đoạn lập kế hoạch, người dân tham gia với các nội dung: 1) Xác định và xếp hạng ưu tiên các khó khăn/nhu cầu; 2) Lập kế hoạch giải quyết các khó khăn/nhu cầu được ưu tiên (Schusterman, 1997)

3.1.2.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong giảm nghèo


Dựa theo Nguyễn Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng (2012), có thể chia ra ba cách tiếp cận trong đánh giá mức độ tham gia của người dân. Cách tiếp cận thứ nhất, nhìn từ phía người tham gia tức là người dân. Theo Prety (1995), sự tham gia của người dân được chia làm bảy mức độ theo thứ tự từ thấp tới cao, từ bị động tới tích cực, chủ động bao gồm: 1) Tham gia bị động; 2) Tham gia bằng cách cung cấp thông tin; 3) Tham gia bằng cách tham vấn; 4) Tham gia do những khích lệ vật chất; 5) Tham gia mang tính chất chức năng; 6) Tham gia có tác động qua lại; 7) Tự vận động. Cách tiếp cận thứ hai, sự tham gia của người dân được nhìn nhận trong việc chia sẻ vai trò và quyền lực với các bên có liên quan khác. Goethert (1998), đưa ra năm mức độ tham gia của


người dân từ thấp đến cao bao gồm: Không tham gia; Tham gia bằng cách cung cấp thông tin; Tham vấn; Quyền kiểm soát được chia sẻ và Toàn quyền điều khiển. Cách tiếp cận thứ ba, nhìn dưới góc độ chính sách tức là từ các nhà quản lý, Arnstein (1969), mô tả dưới tám hình thức với ba cấp độ. Đề tài lựa chọn thang đo của Arnstein (1969) để phân tích sự tham gia của người dân bởi đây là cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu chính sách và đã được nhiều nghiên cứu sử dụng. Bằng thang đo này, các nhà quản lý có thể nhận diện được người dân đã được tham gia dưới các cấp độ nào, yếu tố chính sách nào cản trở sự tham gia của họ để có những thay đổi phù hợp.

Sự tham gia của người dân theo thang đo của Arnstein (1969) được mô tả như sau:


Không tham gia bao gồm 2 hình thức:


1) Bị điều khiển (Manipulation): Đây là mức độ thấp nhất trong thang đo sự tham gia. Người dân được đào tạo, vận động, thuyết phục theo ý kiến, quan điểm của chính quyền hoặc các tổ chức tài trợ. Chẳng hạn, chương trình thu hút sự ủng hộ của người dân bằng cơ chế dân chủ giả tạo. Đó là tạo ra các tổ chức mang ý nghĩa đại diện cho người dân nhưng thực chất họ không có vai trò và quyền lực trong chương trình/dự án.

2) Liệu pháp (Therapy): Ở nấc thang này, vấn đề của người dân được nhận diện bởi người triển khai dự án. Tuy nhiên, thay vì nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân thực sự của vấn đề thì người dân bị đổ lỗi là có nhận thức và kiến thức hạn chế. Vì vậy, họ được mời tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo. Ví dụ, nông dân được khuyến cáo sử dụng một số giống lúa có năng suất cao nhưng kết quả sản xuất thì ngược lại. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan chuyên môn đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho nông dân.

Tham gia mang tính hình thức với các 3 hình thức:


3) Được thông tin (Informing): Người dân được thông báo về dự án. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất một chiều tức là người dân không có cơ hội để phản hồi. Sau khi nhận được thông tin, người dân có thể đặt ra các câu hỏi chất vấn nhưng chính quyền trả lời quanh co, không mang lại sự hài lòng cho người dân là minh chứng cho cấp độ “Được thông tin”

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí