4) Tham vấn (Consultation): Người dân đóng vai trò là người tư vấn cho các hoạt động của dự án dưới hình thức trả lời các câu hỏi khảo sát hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp. Mặc dù vậy, những ý kiến của người dân chỉ được xem như một kênh thông tin để tham khảo, họ không có quyền trong việc ra quyết định.
5) Động viên (Placation): Mức độ “Động viên” người dân bắt đầu thể hiện quyền lực của mình thông qua việc bầu các thành viên tham gia vào các nhóm ra quyết định như: Tổ giám sát, đánh giá; Tổ lập kế hoạch hoặc những ý kiến đóng góp của người dân được lắng nghe và ghi nhận.
Người dân được trao quyền:
6) Đối tác (Parnership): Quyền lực và trách nhiệm được chia sẻ giữa các bên có liên quan. Do đó, người dân, chính quyền và cán bộ phát triển có vai trò như nhau: cùng bàn bạc, thảo luận và cùng ra quyết định những vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
7) Ủy quyền (Delegated power): Mức độ này người dân có tầm ảnh hưởng và quyền ra quyết định cao hơn các bên có liên quan khác thông qua quá trình đàm phán, thương lượng. Ngoài ra, người dân có thể được ủy quyền làm chủ trong một số hợp phần của dự án.
8) Người dân điều khiển (Citizen control): Đây là nấc thang cao nhất của sự tham gia. Người dân khởi xướng dự án nhằm giải quyết những khó khăn và nhu cầu của họ. Đồng thời họ huy động nguồn lực và sự hỗ trợ từ bên ngoài để triển khai dự án. Ở nấc thang này, người dân làm chủ và có toàn quyền ra quyết định về những vấn đề liên quan tới cuộc sống của họ.
Kết hợp nghiên cứu của Schusterman (1997), Onen (2007), sự tham gia của người dân trong các dự án giảm nghèo theo trình tự các khâu gồm: Xác định nhu cầu và các vấn đề liên quan; xếp hạng nhu cầu ưu tiên giải quyết; lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động; tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá dự án. Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong từng khâu được đánh giá bằng thang đo 8 nấc với ba mức độ của Arnstein (1969).
Tham gia mang tính hình thức
Hình 3.1: Khung phân tích sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo
Giám sát và đánh giá | |
Thực hiện kế hoạch | |
Lập kế hoạch - Xác định và xếp hạng ưu tiên các khó khăn/nhu cầu - Lập kế hoạch giải quyết các khó khăn/nhucầu | |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 1
- Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 2
- Khái Quát Dự Án Giảm Nghèo Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc - Giai Đoạn 2
- Lý Do Người Dân Không Tham Gia Xếp Hạng Các Nhu Cầu Ưu Tiên
- Người Dân Đóng Góp Ý Kiến Cho Kế Hoạch Của Các Tiểu Dự Án
- Kết Luận Và Khuyến Nghị Chính Sách
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Người dân điều khiển | |
| |
Ủy quyền | |
| |
Đối tác | |
Động viên | |
| |
Tham vấn | |
Được thông tin | |
| |
Liệu pháp | |
| |
Bị điều khiển | |
Người dân được trao quyền
Không tham gia
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Arnstein (1969), Schusterman (1997) và Onen (2007)
3.1.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Một số nghiên cứu sử dụng thang đo của Arnstein (1969) để đo lường mức độ tham gia của người dân trong các dự án phát triển nói chung và trong dự án giảm nghèo nói riêng. Cụ thể:
3.1.3.1 Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch
a. Tham gia xác định và xếp hạng khó khăn/nhu cầu:
Mục đích của các dự án giảm nghèo là tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo. Do đó, dự án sẽ hiệu quả khi đánh giá đúng khó khăn/nhu cầu của người dân và giải quyết chúng. Ở nấc
thang thấp nhất là “Bị điều khiển” được biểu hiện là dự án hoàn toàn không quan tâm tới nhu cầu và các vấn đề gặp phải của người dân (Khaledi, 2012) mà căn cứ vào định hướng từ cấp trên đưa xuống hoặc định hướng phát triển của địa phương để lập kế hoạch (Phạm Bảo Dương, 2011). Tuy nhiên, đôi khi việc lập kế hoạch cũng căn cứ vào nhu cầu của người dân, nhưng những nhu cầu này được nhận diện bởi người bên ngoài cộng đồng (Khaledi, 2012). Đây là hình thức tham gia “Liệu pháp”, nấc thang thứ hai của mức độ “Không tham gia”. Nghiên cứu của Bejrananda (2009) và Phạm Bảo Dương (2013) cho thấy, người dân “Được thông tin” trong các buổi tập huấn, hội nghị về những nội dung mà dự án sẽ triển khai, một số khác tham gia với vai trò “Tham vấn” bằng cách cung cấp thông tin cho các cuộc khảo sát, hoặc đóng góp ý kiến trong các cuộc họp xác định nhu cầu
b. Lập kế hoạch giải quyết các khó khăn/nhu cầu:
Ở khâu lập kế hoạch, người dân tham gia với vai trò là người “Tham vấn” bằng cách tham dự cuộc họp và đóng góp ý kiến cho kế hoạch đã được xây dựng sẵn hoặc đề xuất bản kế hoạch (Bowen, 2007 và Bejrananda, 2009). Đề cử thành viên trong cộng đồng tham gia vào Ban lập kế hoạch – tham gia “Động viên” (Bejrananda, 2009). Trong cuộc họp lập kế hoạch, Bejrananda (2009), đánh giá sự tham gia của người dân ở các mức độ khác nhau trong thang đo của Arnstein (1969): 1) Mức độ “Bị điều khiển”: Người dân tham dự cuộc họp với tư cách là một người lắng nghe, không có sự đóng góp ý kiến và không có vai trò trong việc ra quyết định; 2) Mức độ “Liệu pháp”: Người dân đóng góp ý kiến theo định hướng của chính quyền; 3) Mức độ “Thông tin”: Người dân đóng góp ý kiến dựa trên tình hình thực tế tại địa phương; 4) Mức độ “Tham vấn”: Tham dự cuộc họp và có sự trao đổi, thảo luận với chính quyền; 5) Mức độ “Động viên”: Những ý kiến, quan điểm bày tỏ trong cuộc họp được lắng nghe và ghi nhận; 6) Mức độ “Đối tác”: Chia sẻ trách nhiệm với chính quyền/các tổ chức tài trợ trong việc xây dựng kế hoạch; 7) Mức độ “Ủy quyền”: Tham dự và được chính quyền ủy quyền ra quyết định trong một số nội dung; 8) Mức độ “Người dân điều khiển”: Người dân toàn quyền ra quyết định trong cuộc họp.
3.1.3.2 Sự tham gia của người dân trong thực hiện dự án
Ở giai đoạn thực hiện vai trò của người dân được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, đóng góp nguồn lực bao gồm: đất đai, lao động, vật liệu xây dựng, tài chính…cho việc triển khai các
hoạt động (Bowen, 2007 và Phạm Bảo Dương, 2013). Theo Bowen (2007), việc đóng góp nguồn lực của người dân có thể là bắt buộc theo quy định của chính quyền hoặc đóng góp công lao động để nhận được những khích về vật chất như tiền hay bữa ăn (tham gia ở nấc thang “Bị điều khiển”). Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động người dân có thể đóng góp nguồn lực một cách tự nguyện vì những lợi ích của cộng đồng (Bejrananda, 2009) – hình thức “Người dân điều khiển”. Thứ hai, trực tiếp thực hiện các hoạt động (Bejrananda, 2009), người dân có thể là thành viên của các tổ chức nhóm như nhóm tín dụng, hợp tác xã (Khaledi, 2012). Đây là hình thức tham gia “Đối tác”. Thứ ba, thành lập và tham gia các nhóm tình nguyện tức là tham gia ở nấc thang cao nhất – “Người dân điều khiển” (Khaledi, 2012)
3.1.3.3 Sự tham gia của người dân trong giám sát, đánh giá dự án
Trong quá trình triển khai dự án, việc giám sát, đánh giá là cần thiết nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, đáp ứng được mục tiêu và có hiệu quả. Ở giai đoạn cuối cùng này, người dân cũng tham gia ở các mức độ khác nhau theo Deshler (1997): 1) Bị điều khiển: Không tham gia vào việc giám sát, đánh giá nhưng cung cấp thông tin và những minh chứng về kết quả họ đạt được cho đơn vị triển khai dự án; 2) Được thông tin: Nhận thông báo về những kết quả giám sát, đánh giá từ cán bộ phát triển nhưng không được yêu cầu đóng góp ý kiến; 3) Tham vấn: Nhận kết quả giám sát, đánh giá từ cán bộ phát triển và được yêu cầu đưa ra những phản hồi cùng những ý kiến đóng góp nhằm cải thiện chương trình; 4) Đối tác: Thực hiện và cùng ra quyết định về việc giám sát, đánh giá cùng với các nhà quản lý; 5) Người dân điều khiển: Thực hiện việc giám sát, đánh giá một cách độc lập và trình bày kết quả với nhà quản lý. Nghiên cứu của Phạm Bảo Dương (2013) còn cho thấy, người dân tham gia dưới hình thức bầu Ban giám sát, đánh giá. Đây chính là sự tham gia “Động viên”
3.2 Kinh nghiệm thế giới về thúc đẩy sự tham gia của người dân trong giảm nghèo
Những bài học chính sách về thúc đẩy sự tham gia của người dân trong giảm nghèo được lựa chọn từ những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam hoặc có thực trạng về triển khai các dự án giảm nghèo tương tự như xã Do Nhân.
3.2.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Phong trào làng mới của Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1970 không những giúp Hàn Quốc giảm nghèo rò rệt mà còn làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nông thôn. Nghiên cứu của Phạm Thị Oanh (2011) cho thấy,thành công của mô hình chính là huy động được sự tham gia tích cực, tự lực của người dân. Trong đó, các cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân tham gia bao gồm:
Thứ nhất, thay đổi nhận thức và tinh thần của người dân về sự phát triển dựa vào nội lực. “Tinh thần làng mới” được nhấn mạnh ngay từ khi phát động phong trào với ba tiêu chí: cần cù, tự lực và hợp tác. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu động viên và khích lệ tinh thần người dân cũng được sử dụng bao gồm: “Nhất định phải làm”, “Tất cả đều có thể làm được” và “Đã làm là được”.
Thứ hai, tạo ra niềm tin và tinh thần phấn khởi cho người dân. Để lấy lại niềm tin cho người dân sau một loạt các chương trình đầu tư công thất bại, ở giai đoạn đầu, phong trào đưa ra các hành động thiết thực, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân như làm đường; vệ sinh xóm, làng; đào giếng nước…. Những hành động này thường đơn giản dễ tham gia và nhanh có kết quả.
Thứ ba, lựa chọn và đào tạo cán bộ thôn, bản có tâm huyết và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi. Sự thành công của mỗi làng có đóng góp quan trọng của người lãnh đạo. Chính phủ nhận thấy, người lãnh đạo thôn, bản phải do dân cử ra, không phân biệt nam nữ, có năng lực lãnh đạo và tâm huyết. Những người được dân bầu này tham gia khóa học “bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn” trước khi triển khai chương trình ở thôn, bản.
Thứ tư, tạo ra phong trào thi đua và cạnh tranh giữa các làng. Năm đầu tiên, Chính phủ phân bổ ngân sách đồng đều giữa các thôn. Trong những năm tiếp theo, sự hỗ trợ dựa trên sự tham gia của người dân được đo lường bằng tỷ lệ người dân góp tiền và công lao động.
3.2.2 Kinh nghiệm từ Kenya
Dự án xây cầu kết nối hai làng Nkumburu và Ngage ở huyện Bắc Tharaka, tỉnh Tharaka Nithi, Kenya được hoàn thành trong một thời gian ngắn kỷ lục là 4 tháng và đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân nhờ việc lưu thông hàng hóa giữa hai làng. Nghiên cứu của Runguma (2014) cho thấy, có được thành công đó là do người dân ở hai làng được trao quyền hoàn toàn trong việc ra bàn bạc và ra quyết định.
Người dân hai làng tổ chức các cuộc họp và bầu ra Ủy ban dự án gồm 7 người. Những người được chọn vào Ủy ban bao gồm cả nam và nữ, là những người có năng lực lãnh đạo và sẵn sàng làm việc hết mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Trong 7 người đó, lựa chọn 1 người có năng lực và kinh nghiệm trong việc xây dựng đảm nhiệm việc tư vấn về kỹ thuật xây cầu; 1 người năng nổ, nhiệt tình làm nhiệm vụ xin tư vấn và sự hỗ trợ từ Chính phủ và 5 người còn lại huy động nguồn lực từ người dân, các bên có liên quan và quản lý những mâu thuẫn trong cộng đồng.
Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban, người dân bàn bạc và lập kế hoạch xây cầu. Họ cũng nhiệt tình đóng góp các nguồn lực như cát, xi măng, lao động để xây cầu
Dựa trên kế hoạch đã được xây dựng, Ủy ban sẽ tổ chức việc thực hiện và khuyến khích người dân tham gia công tác giám sát, đánh giá việc xây cầu.
Như vậy, trong dự án trên, Chính phủ chỉ đóng vai trò tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết cho dự án. Người dân được chủ động trong việc thành lập Ủy ban dự án, tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá dự án xây cầu bắc qua sông Mukothima.
Nghiên cứu khác của Waweru (2015) về các yếu tố thúc đẩy người dân tham gia vào dự án phát triển ở huyện Thika East, Kenya chỉ ra rằng, người dân sẽ có động lực tham gia vào các dự án phát triển nếu họ nhận được những lợi ích vật chất và phi vật chất trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, những lợi ích hiện hữu trong ngắn hạn ảnh hưởng nhiều nhất tới sự tham gia của người dân bao gồm: lợi ích tài chính, lợi ích vật chất. Tiếp theo là khả năng đáp ứng của dự án với sở thích, nhu cầu cá nhân. Kinh nghiệm từ những dự án trước và lợi ích dự án mang lại cho nhóm cũng khuyến khích người dân tham gia. Cuối cùng, họ quan tâm tới những lợi ích và nhu cầu của cộng đồng có được đáp ứng hay không.
3.2.3 Kinh nghiệm từ Ghana
Những phát hiện chính của Osei-Kufuor và Koomson (2014) về sự tham gia của người dân trong Chương trình giảm nghèo quốc gia triển khai tại huyện Dangme Tây của Ghana bao gồm:
Lãnh đạo nhóm và cán bộ thực địa của các tổ chức xã hội dân sự bao gồm các tổ chức NGO đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về dự án giảm nghèo cho
người dân. Vì vậy, chương trình cần phải đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của lãnh đạo nhóm để họ có động lực trở thành kênh thông tin chính giúp truyền tải những thông điệp của dự án. Bên cạnh đó, Chính phủ cần giới thiệu chương trình của mình với các tổ chức NGO đang hoạt động trên địa bàn và phối hợp với họ để tuyên truyền và công khai các thông tin liên quan đến chương trình.
Sự có mặt của cán bộ dự án và lãnh đạo nhóm trong các cuộc họp sẽ định hướng các câu hỏi và câu trả lời của người dân theo những vấn đề mà họ quan tâm.
Người dân và lãnh đạo nhóm tham dự các lớp đào tạo như hội thảo nâng cao nhận thức, tập huấn nâng cao kỹ năng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tập huấn đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có mức độ tham gia cao hơn những người khác.
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng trình tự các bước sau: 1) Nhận diện vấn đề chính sách; 2) Tổng quan tài liệu và các nghiên cứu có liên quan; 3) Xây dựng khung phân tích; 4) Thiết kế nghiên cứu;
5) Xây dựng bảng hỏi; 6) Thu thập thông tin; 7) Tổng hợp và xử lý thông tin và 8) Viết báo cáo.
Tổng quan tài liệu và các nghiên cứu có liên quan
Phân tích hình thức và mức độ tham gia, nguyên nhân cản trở sự tham gia của người dân
Tham gia lập kế hoạch
- Chính sách lập kế hoạch có sự tham gia
- Điều tra người dân
- Phỏng vấn đại diện BPTX, Tổ lập kế hoạch, Tổ công tác xóm, cán bộ CF
Tham gia thực hiện
- Chính sách triển khai thực hiện các tiểu dự án
- Điều tra người dân
- Thông tin thứ cấp về thực trạng đóng góp nguồn lực của người dân
Tham gia giám sát, đánh giá
- Chính sách giám sát, đánh giá dự án cấp xã.
- Điều tra người dân
- Phỏng vấn BGS xã, Tổ giám sát xóm
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu
Nhận diện vấn đề chính sách
Xây dựng khung phân tích | |
Thiết kế nghiên cứu Xây dựng bảng hỏi | |
Thu thập thông tin | |
Khuyến nghị chính sách