BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
--------------------
ĐỖ THỊ NHÀI
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIẢM NGHÈO: TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC –
GIAI ĐOẠN 2 (2010 – 2015) TẠI XÃ DO NHÂN, HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu độc lập của tôi. Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài đều được trích dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất theo hiểu biết của tôi. Những nhận định trong luận văn là quan điểm của tôi, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Nhài
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho nghiên cứu và hành trang cho công việc của tôi sau này.
Cảm ơn các thầy cô trong nhóm seminar đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức thực tế và đóng góp ý kiến giúp tôi hình thành nên ý tưởng nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới thầy Đinh Công Khải. Trong thời gian qua, Thầy luôn tạo động lực, tận tình hướng dẫn giúp tôi có hướng đi đúng đắn trong quá trình thực hiện, chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn
Tôi cảm ơn chính quyền xã Do Nhân và người dân địa phương đã tạo điều kiện và cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết
Cảm ơn các anh chị học viên MPP6 và MPP7 đã luôn động viên, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Học viên
Đỗ Thị Nhài
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, một trong những địa bàn triển khai dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 (GNMNPB-2). Do Nhân mang những đặc trưng của các tỉnh Tây Bắc như dân tộc thiểu số là chủ yếu, địa bàn đồi núi đi lại khó khăn, tỉ lệ nghèo của xã hiện còn cao hơn tỉ lệ nghèo chung của vùng Tây Bắc. Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát 54 hộ gia đình, kết hợp với phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ địa phương, cán bộ dự án và các thông tin thứ cấp có liên quan đến dự án GNMNPB-2, tình hình nghèo đói tại xã Do Nhân.
Tiếp cận dưới góc độ thể chế, chính sách, vận dụng thang đo của Arnstein (1969) để phân tích sự tham gia của người dân. Kết quả cho thấy, người dân tham gia vào tất cả các khâu từ lập kế hoạch đến giám sát, đánh giá trong dự án GNMNPB-2. Tuy nhiên, sự tham gia của người dân chủ yếu mang tính hình thức và có sự khác nhau về mức độ tham gia giữa các khâu. Hầu hết người dân đều tham gia cuộc họp xác định nhu cầu song chủ yếu tham gia ở nấc thang “Được thông tin” và “Tham vấn” - hai nấc thang đầu tiên của mức độ “Tham gia mang tính hình thức”. Ở khâu thực hiện, người dân tích cực đóng góp các nguồn lực. Tuy nhiên, việc xếp hạng các vấn đề ưu tiên chưa có sự tham gia của người dân. Rất ít người dân tham gia khâu giám sát, đánh giá dự án. Có nhiều bất cập chính sách cản trở sự tham gia của người dân bao gồm: một số chính sách vẫn áp đặt từ trên xuống, chưa tạo điều kiện cho người dân tham gia; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát việc triển khai dự án ở cấp xã và thiếu vắng những chính chính sách tạo động lực thúc đẩy người dân tham gia.
Dựa trên kết quả phân tích thực trạng sự tham gia của người dân và bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Kenya và Ghana tác giả đưa ra tám nhóm khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện sự tham của người dân bao gồm: 1) Khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực của người dân; 2) Trao quyền để người dân lựa chọn lãnh đạo thôn, xóm trong triển khai dự án; 3) Cải thiện công tác thông tin, tuyên truyền; 4) Đào tạo lãnh đạo cộng đồng và người dân; 5) Thay đổi cách thức tổ chức các cuộc họp thôn, bản; 6) Phân cấp quản lý đầu tư cho thôn, bản; 7) Có cơ chế, chính sách thu hút người dân tham gia vào khâu giám sát, đánh giá dự án; 8) Có cơ chế giám sát việc triển khai thực hiện dự án ở cấp xã.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH, HỘP ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh chính sách 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi chính sách 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC - GIAI ĐOẠN 2 TẠI XÃ DO NHÂN 4
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.1.2 Địa hình 4
2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 4
2.1.2 Điều kiện kinh tế và công tác giảm nghèo 5
2.2 Khái quát dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc - giai đoạn 2 8
2.2.1 Giới thiệu chung về dự án 8
2.2.1.1 Mục tiêu 8
2.2.1.2 Nội dung 8
2.2.2 Chính sách thu hút sự tham gia của người dân 9
2.2.2.1 Một số nguyên tắc phát triển 9
2.2.2.2 Tham gia trong lập kế hoạch 9
2.2.2.3 Tham gia thực hiện dự án 10
2.2.2.4 Tham gia giám sát, đánh giá các công trình 10
2.2.3 Tình hình triển khai dự án tại xã Do Nhân 11
2.2.2.1 Tổ chức thực hiện 11
2.2.2.2 Kết quả thực hiện 11
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO 13
3.1 Cơ sở lý thuyết 13
3.1.1 Khái niệm nghèo 13
3.1.2 Khung phân tích về sự tham gia của người dân trong giảm nghèo 14
3.1.2.1 Khái niệm sự tham gia của người dân trong giảm nghèo 14
3.1.2.2 Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong giảm nghèo 14
3.1.3 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan 17
3.1.3.1 Sự tham gia của người dân trong lập kế hoạch 17
3.1.3.2 Sự tham gia của người dân trong thực hiện dự án 18
3.1.3.3 Sự tham gia của người dân trong giám sát, đánh giá dự án 19
3.2 Kinh nghiệm thế giới về thúc đẩy sự tham gia của người dân trong giảm nghèo 19
3.2.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc 20
3.2.2 Kinh nghiệm từ Kenya 20
3.2.3 Kinh nghiệm từ Ghana 21
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Phương pháp nghiên cứu 23
4.1.1 Quy trình nghiên cứu 23
4.1.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 24
4.1.3 Phương pháp thu thập thông tin 24
4.1.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 25
4.2 Thông tin chung về hộ được điều tra 25
4.2.1 Thông tin về người được phỏng vấn 25
4.2.2 Tình trạng nghèo của hộ 27
4.3 Người dân tham gia lập kế hoạch 28
4.3.1 Tham gia xác định khó khăn, nhu cầu 28
4.3.2 Xếp hạng ưu tiên các nhu cầu 30
4.3.3 Lập kế hoạch giải quyết khó khăn/nhu cầu 31
4.4 Người dân tham gia thực hiện dự án 34
4.4.1 Đóng góp nguồn lực 34
4.4.2 Thực hiện các hoạt động 36
4.5 Tham gia giám sát, đánh giá dự án 36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Khuyến nghị chính sách 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 49
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải tiếng Anh | Diễn giải tiếng Việt | |
BPTX | Ban Phát triển xã | |
BQLDA | Ban Quản lý dự án | |
CF | Hướng dẫn viên cộng đồng | |
HPN | Hội Phụ nữ | |
GNMNPB-2 | Giảm nghèo miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 | |
GNI | Good Neighbors International | |
GTSX | Giá trị sản xuất | |
IFAD | Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế | |
NGO | Tổ chức phi chính phủ | |
NHTG | Ngân hàng Thế giới | |
PPMU | Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh | |
THCS | Trung học cơ sở | |
THPT | Trung học phổ thông | |
UBND | Ủy ban nhân dân | |
UNCDF | United National Capital Development Fund | Quỹ Đầu tư Phát triển Liên hợp quốc |
USD | Đơn vị đồng Đô la Mỹ | |
WB | World Bank | Ngân hàng thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 2
- Khái Quát Dự Án Giảm Nghèo Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc - Giai Đoạn 2
- Khung Phân Tích Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Dự Án Giảm Nghèo