Người Dân Đóng Góp Ý Kiến Cho Kế Hoạch Của Các Tiểu Dự Án


chi tiết không có sự tham gia của người dân (Phụ lục 10). Một trong những nguyên nhân là do chính sách phân cấp UBND xã làm chủ đầu tư nên BPTX chịu áp lực phải bảo vệ tính khả thi của các tiểu dự án với BQLDA huyện. Vì vậy, họ không tin tưởng khi kế hoạch được giao cho người dân xây dựng.

Sau khi các tiểu dự án được phê duyệt, cán bộ thôn, xóm sẽ thông báo tới người dân về kế hoạch sẽ được triển khai thông qua các cuộc họp. Chỉ có 81,5% số người được hỏi tham gia các cuộc họp này. Tuy nhiên, trong cuộc họp, người dân tham gia dưới các hình thức và ở các mức độ khác nhau. Có tới 24,1% số người tham dự cho có lệ tức là đến cho có mặt mà không quan tâm tới nội dung cuộc họp. Đây chính là nấc thấp nhất trong thang đo của Arnstein (1969) – “Bị điều khiển”. Ở nấc thang cao hơn, “Được thông tin”, người dân nghe thông báo về kế hoạch sẽ triển khai nhưng không đóng góp ý kiến, chiếm 9,3%. Một tỉ lệ đáng kể, 40,7% người dân tham dự và đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch đã được xây dựng sẵn nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về chính quyền. Số người này đại diện cho hình thức tham gia “Tham vấn”. Bên cạnh đó, có 7,4% cho rằng những ý kiến của họ được lắng nghe và ghi nhận trong các cuộc họp lập kế hoạch tức là họ tham gia ở nấc cao hơn – “Động viên”.

Bảng 4.3: Người dân tham gia lập kế hoạch



Hình thức tham gia

Tỷ lệ

Mức độ tham gia

1. Không tham gia

Bị điều khiển

18,5%

Không tham gia

2. Tham dự cuộc họp cho có lệ

Bị điều khiển

24,1%

3. Được thông báo về kế hoạch sẽ triển khai nhưng không được yêu cầu đóng

góp ý kiến


Được thông tin


9,3%


Tham gia mang tính hình thức

4. Đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch đã được xây dựng sẵn nhưng các ý kiến

không được lắng nghe và ghi nhận


Tham vấn


40,7%

5. Đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch đã được xây dựng sẵn và các ý kiến đóng

góp được lắng nghe, ghi nhận


Động viên


7,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 6


Nói tóm lại, ở khâu lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động, phần lớn người dân không tham gia (42,6%) hoặc tham gia mang tính hình thức (57,4%). Bởi kế hoạch đã được chính quyền xây dựng sẵn, cuộc họp chỉ mang tính chất thông báo tới người dân.

Trong cuộc họp về kế hoạch, người dân đóng góp ý kiến nhiều nhất cho kế hoạch xây dựng kênh mương nội đồng bởi tiểu dự án này được triển khai ở hầu hết các xóm.Tiếp đó là các tiểu dự án: làm đường bê tông vào các khu sản xuất, nuôi vịt siêu trứng và nuôi lợn thịt giống bản địa có. Các tiểu dự án còn lại chỉ có một số ít người dân tham gia vào các cuộc họp lập kế hoạch. Nguyên nhân là do, các tiểu dự án này chỉ được triển khai ở một số xóm và chỉ có ít người dân có nhu cầu và quan tâm.

Hình 4.11: Người dân đóng góp ý kiến cho kế hoạch của các tiểu dự án


50%

45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%

10%

05%

00%

44,4%

31,5%

20,4%

3,7%

11,1%

5,6%

14,8%

9,3%

3,7%

1,9%


Có ba lý do giải thích cho 18,5% số người được khảo sát không tham gia vào việc lập kế hoạch: đó việc của chính quyền (50%), bận không tham gia (40%) và không được mời (10%). Như vậy, cũng giống như cuộc họp đánh giá nhu cầu, người dân chưa nhiệt tình tham gia các cuộc họp. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức cuộc họp cũng cần phải thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tham gia.


4.4 Người dân tham gia thực hiện dự án


4.4.1 Đóng góp nguồn lực


Sự đóng góp nguồn lực của người dân rất đa dạng và dưới nhiều mức độ khác nhau. Về tiền, chỉ có 9,3% người dân đóng góp. Mức đóng góp do chính quyền quy định đối với những hộ tham gia các tiểu dự án đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn như chăn nuôi trâu, bò. Chẳng hạn, một con trâu 20 triệu thì dự án hỗ trợ 15 triệu còn người dân góp 5 triệu (Ông Bùi Văn Thắng, Trưởng BPTX). Đây là hình thức tham gia thấp nhất “Bị điều khiển”. Đóng góp công lao động được người dân nhiệt tình hưởng ứng với 98,1% số hộ tham gia. Chính quyền đưa ra mức đóng góp công lao động chung của cả xóm và người dân họp để thống nhất mức đóng góp cho từng hộ. Vì vậy, có 30,2% số người được hỏi cho rằng đó là mức đóng góp được người dân thống nhất trong các cuộc họp xóm – hình thức tham gia “Được ủy quyền”. Ngoài tiền và công lao động, người dân còn đóng góp đất đai và các vật liệu sẵn có. Để thực hiện việc làm đường bê tông vào khu sản xuất, xây mương nội đồng đòi hỏi phải có đất đai. Hầu hết các hộ đóng góp một cách tự nguyện đất đai của gia đình nơi đường hoặc mương chạy qua. Đối với vật liệu thì chỉ có ít hộ chủ yếu ở xóm Thung Vòng tham gia. Đây là xóm sống trên núi cao, nơi người dân có sẵn các vật liệu như tre, cọc để kè mương.

Hình 4.12: Người dân tham gia đóng góp nguồn lực


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

00%

98,1%

63%

9,3%

7,4%

Đóng góp Đóng góp Đóng góp Đóng góp tiền vật liệu đất đai công

lao động


Có thể nói người dân xã Do Nhân tham gia một cách chủ động và tích cực vào việc đóng góp các nguồn lực sẵn có. Giải thích cho thực tế này là các tiểu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Mặc dù vậy, việc đóng góp tiền và công lao động vẫn chủ yếu do chính quyền quyết định. Nghiên cứu của Khwaja (2004) chỉ ra rằng, những hoạt động không mang tính kỹ thuật như quyết định về mức đóng góp lao động, tài chính nên để cho người dân quyết định thì dự án sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

Hình 4.13: Mức đóng góp nguồn lực của người dân


Người dân điều khiển

Ủy quyền

Bị điều khiển


Đóng góp tự nguyện:

- Đất đai: 91,2%

- Vật liệu: 100%

Mức đóng góp công lao động được người dân thống nhất trong cuộc họp: 30,2%

Mức đóng góp theo quy định của chính quyền:

- Tiền: 100%

- Công lao động: 69,8%

- Đất đai: 8,8%

Người dân được trao quyền


Không tham gia


Mặc dù người dân nhiệt tình tham gia đóng góp đầu vào cho các tiểu dự án nhưng sự đóng góp của người dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, chưa đến 5% tổng nguồn vốn đầu. Đặc biệt các tiểu dự án về duy tu, bảo dưỡng các công trình xây dựng chưa huy động các nguồn lực từ người dân. Chính sách này làm cho người dân không có ý thức trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi.


Bảng 4.4: Tỉ lệ đóng góp nguồn lực của người dân năm 2013, 2014



Năm

Tổng nguồn vốn (triệu

đồng)

Nguồn vốn NHTG

Dân góp

Đối ứng

Số lượng (triệu đồng)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng)

Tỉ lệ (%)

Số lượng (triệu đồng

Tỉ lệ (%)

Tiểu hợp phần 2.1

1.196,568

1.156,428

96,65

31,209

2,61

8,931

0,75

Tiểu hợp phần 2.2

1.196,253

1.120,453

93.66

59

4,94

16,8

1,4

Tiểu hợp phần 2.3

783,792

715,892

91,33

53,5

6,83

14,4

1,84

Tiểu hợp phần 2.4

92,375

85,975

93,1

0

0

6,4

6,9

Nguồn: Ban Phát triển xã Do Nhân, 2013-2014

4.4.2 Thực hiện các hoạt động


Người dân tham gia thực hiện các hoạt động của dự án dưới nhiều hình thức khác nhau như tham vấn, đối tác, điều khiển. Qua khảo sát cho thấy, 100% người dân xã Do Nhân tham gia vào các nhóm sở thích do dự án tổ chức. Như vậy, ở khâu thực hiện, toàn bộ người dân tham gia với vai trò là “Đối tác”, đây là nấc thang đầu tiên của mức độ “Được trao quyền”. Tuy nhiên, ngoài các nhóm sở thích, người dân không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác. Có nhiều hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: cung cấp con giống, vận hành, bảo trì cơ sở hạ tầng… người dân có thế đấu thầu nhưng không ai tham gia vào các hoạt động này. Lý do là, chính quyền xã, thôn không phổ biến nội dung này tới người dân và không tạo điều kiện để họ tham gia.“Người dân chúng tôi được đấu thầu, mua sắm và cung ứng hoàng hóa mà không biết. Chúng tôi không được thông báo gì về việc này cả”(Ông Đinh Thế Én, 39 tuổi, xóm Tà). Bên cạnh đó, chưa có những hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân lập kế hoạch chi tiết cho mỗi tiểu dự án. Do đó, kế hoạch còn mang tính chung chung, chưa xây dựng thành các hoạt động cụ thể, phù hợp với năng lực của người dân (Phụ lục 11).

4.5 Tham gia giám sát, đánh giá dự án


Giám sát, đánh giá là giai đoạn cuối cùng của một dự án. Tại xã Do Nhân, sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá dự án GNMNPB-2 rất hạn chế. Nhiệm vụ này do BGS xã phụ trách. Cách thức hoạt động của BGS là dựa vào báo cáo củaTổ Hội đồng ở các xóm. Trong khi đó


ở các xóm, Trưởng xóm và cán bộ HPN vừa đóng vai trò chỉ đạo, thực hiện việc lập kế hoạch và giám sát đánh giá các tiểu dự án.

Hộp 4.4: Công tác giám sát, đánh giá Dự án GNMNPB 2


“Khi Tổ Hội đồng và người dân các xóm báo cáo lên chúng tôi sẽ cho người xuống kiểm tra và mỗi kỳ 3, 6 tháng hoặc 1 năm chúng tôi sẽ báo cáo với cấp trên và thông báo cho người dân”

Ông Bùi Mạnh Thưởng, 52 tuổi, Bí thư Đảng ủy xã kiêm Trưởng BGS xã

“Chúng tôi rất nhiều việc nên công tác giám sát, đánh giá thường căn cứ vào những thông tin do người dân cung cấp”

Ông Bùi Mạnh Cường, 34 tuổi, Trưởng xóm kiêm cán bộ Tổ công tác, Tổ Hội đồng xóm Tà


Khảo sát người dân lại cho kết quả ngược lại, theo thang đo của Arnstein (1969) thì 98,1% người dân tham gia ở nấc thang đầu tiên “Bị điều khiển” tức là mức “Không tham gia”.

Hình 4.14: Mức độ tham gia giám sát, đánh giá của người dân


Không tham gia, 98,1%

Người dân điều khiển, 0%

Được ủy quyền, 0%

Người dân được trao quyền, 0%

Đối tác, 0%

Xoa dịu, 0%

Tham vấn, 1,9% Báo cáo sai sót với BGS

Tham gia mang tính hình thức, 1,9%

Được thông tin, 0%

Liệu pháp, 0%

Bị điều khiển, 98,1%

- Không tham gia: 83,3%

- Cung cấp thông tin về kết quả đạt được: 14,8%


Trong số đó, có 14,8% cung cấp thông tin về kết quả đạt được cho dự án nhưng không tham gia giám sát, đánh giá. Ở nấc thang cao hơn là “Tham vấn” chỉ có 1,9% tham gia bằng cách phát hiện sai sót và báo cáo với BGS.

Hộp 4.5: Hiệu quả của công tác giám sát, đánh giá

Chính vì công tác giám sát, đánh giá thiếu sự tham gia của người dân nên một số hoạt động của dự án chưa hiệu quả.

Hộp 4.5: Hiệu quả của công tác giám sát, đánh giá

Quá trình phỏng vấn người dân xóm Tà, gặp một người dân xóm Mương 2, ông bức xúc cho biết: “Dự án chỉ mang lại lợi ích cho những người làm dự án, người dân không có lợi. Tôi thấy, dự án cấp cho người dân cá giống, ngan giống, vịt giống, gà giống…nhưng chết hết. Không hiểu do môi trường sống không phù hợp hay chất lượng con giống không đảm bảo. Họ hứa sẽ cấp giống khác

cho chúng tôi nhưng chưa thấy”.

Ở mức “Không tham gia” có tới 83,3% số người được hỏi hoàn toàn không tham gia vào công tác giám sát, đánh giá. Giải thích cho việc không tham gia có tới 53,4% cho rằng đó là nhiệm vụ của chính quyền hoặc BGS, 28,6% không quan tâm tới công việc này, 4,4% thì cho rằng họ không được yêu cầu tham gia. Đặc biệt có tới 15,6% người dân cho rằng, họ không biết đến công việc này.

Hình 4.15: Lý do người dân không tham gia giám sát, đánh giá


15,6%

28,6%

Không biết đến công việc này

Là công việc của Ban giám sát

Không được yêu cầu

4,4%

Không quan tâm

53,4%


Thực tế trên cho thấy, chính sách thu hút sự tham gia của người dân trong giám sát, đánh giá dự án còn một số tồn tại. Thứ nhất, chưa quy định trách nhiệm của người tiếp nhận và xử lý thông tin được phản ánh từ người dân. Thứ hai, những thông tin chi tiết về từng tiểu dự án (thời gian, địa điểm triển khai, kết quả dự kiến) chưa được dán công khai. Thứ ba, đối với các công trình mang lại lợi ích chung cho cộng đồng như kênh mương, đường kết nối các khu sản xuất sẽ khó thu hút sự tham gia giám sát trực tiếp của người dân nếu không có những khích lệ phù hợp.

Hộp 4.6: Ý kiến đóng góp của người dân không được ghi nhận


Ông Bùi Hoàng Thể, 37 tuổi, xóm Khi cho biết: Trong quá trình triển khai dự án, phát hiện sai phạm ông có báo cáo với chính quyền địa phương nhưng những ý kiến đóng góp của ông không được ghi nhận.

Bà Bùi Thị Tứa, 40 tuổi, xóm Tà thì chia sẻ: “Tôi thấy chất lượng công trình kênh mương kém nhưng không trình bày với cán bộ địa phương vì nghĩ đó không phải việc của mình”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022