Lý Do Người Dân Không Tham Gia Xếp Hạng Các Nhu Cầu Ưu Tiên


4.1.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu


Xã Do Nhân 8 xóm với 536 hộ, hơn 90% là dân tộc Mường. Dự án được triển khai trên cả 8 xóm, với sự tham gia của tất cả các hộ (BPTX Do Nhân, 2015). Giữa các xóm có sự khác nhau về điều kiện kinh tế và địa hình có ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân. Các xóm: Dạ, Tà, Trăng, Sống, Mương 1, Mương 2 gần trung tâm xã hoặc có đường liên xã chạy qua nên thuận lợi trong việc đi lại và tiếp cận thông tin. Do đó, những xóm này có điều kiện kinh tế khá hơn, tỉ lệ hộ nghèo năm 2015 của các xóm dao động từ 21,2% đến 23,8%. Trong khi đó, Khi và Thung Vòng cách xa đường liên xã, giao thông trong xóm không khép kín, hai xóm có tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất xã. Năm 2015, xóm Thung Vòng có tỉ lệ hộ nghèo là 38,5%; xóm Khi có tỉ lệ hộ cận nghèo là 66,2% (UBND xã Do Nhân, 2015c). Vì vậy, đề tài chọn ba xóm làm điểm nghiên cứu gồm: xóm Tà đại diện cho các xóm gần trung tâm xã, có điều kiện kinh tế khá, xóm Khi và Thung Vòng đại diện cho các xóm có điều kiện giao thông và kinh tế khó khăn.

54 hộ dân tộc Mường (chiếm 10% tổng thể) được lựa chọn từ ba xóm với tỉ lệ như sau:

Xóm







62

42,5%

23

42,5%

Khi

71

48,6%

26

48,6%

Thung Vòng

13

8,9%

5

8,9%

Tổng

146

100%

54

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Bảng 4.1: Cách thức chọn mẫu


Số hộ

Tổng thể


Tỉ lệ Số hộ

Mẫu


Tỉ lệ


Số hộ từ mỗi xóm được lựa chọn ngẫu nhiên có loại trừ các hộ là cán bộ chính quyền xóm và các tổ chức đoàn thể.

4.1.3 Phương pháp thu thập thông tin


Thông tin thứ cấp liên quan tới tình trạng nghèo đói và đặc điểm địa bàn nghiên cứu được thu thập từ UBND xã Do Nhân. Thông tin về dự án GNMNPB-2 bao gồm: Chính sách thu hút sự tham gia của người dân và kết quả đạt được, lấy từ website của dự án và BPTX Do Nhân

Thông tin sơ cấp được thu thập từ các nguồn sau:


Phỏng vấn bằng bảng hỏi các 54 người dân về thực trạng tham gia của họ trong dự án GNMNPB-2; những trở ngại đối với sự tham gia. Bảng hỏi người dân được thiết kế gồm hai phần: Phần I là


những thông tin chung về người được phỏng vấn và thực trạng nghèo của hộ trong giai đoạn 2010 – 2015; Phần II là những câu hỏi về sự tham gia trong dự án GNMNPB-2 từ khâu lập kế hoạch cho tới giám sát, đánh giá. Những câu hỏi ở phần II được tổng hợp và xây dựng từ các nghiên cứu về sự tham gia có sử dụng thang đo của Arnstein (1969). Cách thức phỏng vấn được tiến hành như sau: Tác giả đến thăm các hộ vào thời điểm buổi trưa hoặc tối. Hỏi chủ hộ về thành viên trong gia đình tham gia chính trong các cuộc họp của dự án GNMNPB-2. Thực hiện việc phỏng vấn với các thành viên đã tham dự các cuộc họp đó.

Phỏng vấn bán cấu trúc 6 cán bộ bao gồm: 1 cán bộ đại diện BPTX, 1 cán bộ đại diện BGS xã, Cán bộ CF, 3 cán bộ đại diện Tổ công tác của 3 xóm khảo sát. Bảng hỏi bán cấu trúc bao gồm những câu hỏi liên quan tới những thông tin về người trả lời như: tuổi, chức vụ, đơn vị công tác. Bên cạnh đó, bảng hỏi sẽ thiết kế những câu hỏi mở liên quan tới những chính sách và việc thực thi các chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong dự án GNMNPB-2.

4.1.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin


Toàn bộ thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS


Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu tình huống để phân tích sự tham gia của người dân trong dự án GNMNPB-2 triển khai tại xã Do Nhân

4.2 Thông tin chung về hộ được điều tra


4.2.1 Thông tin về người được phỏng vấn


Những người tham gia dự án đều có độ tuổi trung niên từ 25 đến 59 tuổi và trung bình là 42 tuổi. Mặc dù, dự án mời cả nam và nữ trong gia đình tham gia cuộc họp nhưng phần lớn những người tham gia là nam giới chiếm tới 65%. Người dân vẫn theo thói quen cử người đại diện tham gia, những người này thường là nam giới và là chủ hộ. Chỉ có 35% số người tham dự cuộc họp là nữ vì nam giới đi làm ăn xa hoặc họ muốn tham gia để trình bày các nguyện vọng về các tiểu dự án ưu tiên cho phụ nữ. Rò ràng, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền đòi hỏi phải thường xuyên và liên tục.


Hình 4.2: Tuổi của người

được phỏng vấn

Hình 4.3: Giới tính của người

được phỏng vấn



Nữ 35%


Nam 65%

Do Nhân là một xã nghèo điều kiện giao thông không thuận lợi nên khó khăn 1


Do Nhân là một xã nghèo, điều kiện giao thông không thuận lợi nên khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục. Vì vậy, người dân trong xã có trình độ hạn chế. Đa số là tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở (chiếm 61,1%). Hiện xã vẫn còn nhiều người chưa từng đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 31,5%), thường là những người có độ tuổi trên 50 tuổi. Số người tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỉ lệ khiêm tốn, 7,4%.

Hình 4.4: Trình độ văn hóa của người được phỏng vấn


7,4% 1,9%

22,2%

29,6%

Chưa từng đi học

Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT

38,9%

Hầu hết những người được phỏng vấn đều đã có gia đình (chiếm 98,1%), có một hộ là nữ giới sống đơn thân. Nghề nghiệp chính của người dân là sản xuất nông nghiệp với hai hoạt động chính là trồng trọt và chăn nuôi nên thu nhập thấp, nhiều rủi ro.


Hình 4.5: Tình trạng hôn nhân của

người được phỏng vấn

Hình 4.6: Nghề nghiệp chính của

người được phỏng vấn


1,9%


98,1%

Có gia đình Độc thân

1,9%


98,1%


Nông nghiệp Buôn bán nhỏ/dịch vụ


4.2.2 Tình trạng nghèo của hộ


Xét trong một thời kỳ nhất định, tình trạng nghèo của hộ có thể được chia ra thành ba nhóm: 1) Nhóm nghèo kinh niên: Là những hộ nghèo tất cả các năm trong suốt giai đoạn; 2) Nhóm thoát nghèo bền vững gồm những hộ chỉ nghèo trong năm đầu và thoát nghèo trong suốt những năm còn lại; 3) Những hộ nghèo lúc này hoặc lúc khác được xếp vào nhóm nghèo nhất thời hay còn gọi là nghèo động (Baulch và Vũ Hoàng Đạt, 2010, trích trong Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2011).

Hình 4.7: Tình trạng nghèo của hộ


16,7%

16,7%

7,4% Nghèo kinh niên

Thoát nghèo bền vững Nghèo nhất thời

Không thuộc hộ nghèo

59,3%

Giai đoạn sáu năm từ năm 2010 đến năm 2015, xã Do Nhân có tới 83,3% số hộ từng thuộc diện hộ nghèo. Trong đó, có tới 59,3% hộ thuộc nhóm nghèo động, 16,7% hộ nghèo kinh niên và chỉ có


7,4% số hộ thoát nghèo bền vững. Như vậy, nhìn chung tỉ lệ hộ nghèo của xã còn ở mức cao, công tác giảm nghèo chưa mang tính bền vững.

Có 7,4% số hộ đã từng thoát nghèo nhưng lại tái nghèo. Lý do họ đưa ra là không có đất sản xuất, gia đình neo đơn không có sức lao động hoặc gặp cú sốc bệnh tật.

4.3 Người dân tham gia lập kế hoạch


4.3.1 Tham gia xác định khó khăn, nhu cầu


Nhu cầu của người dân là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các tiểu dự án. Đây cũng là động cơ thúc đẩy sự tham gia của người dân (Waweru, 2015).

Trước khi bắt đầu cuộc họp, người dân được thông báo những thông tin về dự án, tổng nguồn vốn được phân bổ cho xã trong cả giai đoạn 2 (Phụ lục 6), danh mục các hoạt động hợp lệ và không hợp lệ (Phụ lục 7, 8).

Bảng 4.2: Người dân tham gia xác định nhu cầu



Hình thức tham gia

Tỷ lệ

Mức độ tham gia

1. Không tham gia

Bị điều khiển

7,4%

Không tham gia

2. Tham dự cuộc họp để nghe thông báo về những nội dung

dự án sẽ triển khai


Được thông tin


42,6%


Tham gia mang tính hình thức

3. Tham dự cuộc họp và đóng góp ý kiến về những khó

khăn/nhu cầu


Tham vấn


50%


Kết quả điều tra cho thấy, có 92,6% số người được hỏi tham gia vào việc xác định nhu cầu và 100% trong số này tham dự thông qua cuộc họp. Điều đó chứng tỏ đa số người dân đều quan tâm tới dự án. Tuy nhiên, có tới 42,6% người dân tham gia các cuộc họp chỉ để nghe phổ biến về mục tiêu và những nội dung dự án sẽ triển khai tức là tham gia ở hình thức “Được thông tin”. Một nửa (50%) “Tham vấn” bằng cách đóng góp ý kiến cho các cuộc họp đánh giá nhu cầu. Như vậy, 92,6% người dân tham gia chỉ mang tính hình thức trong việc xác định các vấn đề cần giải quyết của thôn, bản. Ra quyết định về các tiểu dự án không được thực hiện bởi người dân mà hoàn toàn thuộc về chính quyền và cán bộ thực hiện dự án. Họ cho rằng: “Nhận thức của người dân còn hạn chế nên


Hộp 4.1: Người dân tham gia trong việc ra quyết định về các vấn đề cần giải quyết

họ thường đưa ra những đề xuất truyền thống như nuôi lợn, nuôi bò, không đa dạng hóa các loại hình sản xuất” (Anh Nguyễn Văn Linh, 27 tuổi, cán bộ CF).

Hộp 4.1: Người dân tham gia ra quyết định về các vấn đề cần giải quyết


“Chúng tôi đưa ra khó khăn thấy cán bộ ghi chép lại nhưng không được trả lời kết quả là có được giải quyết hay không”

Bà Bùi Thị Thảng, 48 tuổi, xóm Tà “Tham gia cuộc họp chúng tôi có ý kiến nhưng giải quyết theo quyết định của cán bộ”

Bà Bùi Thị Bầu, 57 tuổi, xóm Tà


Tất cả các tiểu hợp phần đều có chính sách thu hút sự tham gia của người dân vào việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, người dân chỉ được yêu cầu đóng góp ý kiến để xác định nhu cầu cho 3 tiểu hợp phần bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các hoạt động sản xuất (tổng hợp của tiểu hợp phần 2.2 và 2.3) với tỉ lệ thấp.

Hình 4.8: Người dân phản ánh nhu cầu về

các tiểu hợp phần

Hình 4.9: Lý do không tham gia

xác định nhu cầu


38%

37%

36%

35%

34%

33%

32%

31%

37%

33,3%

Xây dựng cơ sở Hỗ trợ các hoạt hạ tầng động sản xuất


25%

50%


25%


Không được mời

Là công việc của chính quyền Bận không tham gia được

Bên cạnh số đông người dân tham gia vào các cuộc họp xác định nhu cầu thì còn 7,4% không tham gia. Giải thích cho việc không tham gia các cuộc họp thì có 25% số người được hỏi cho rằng họ không được mời. Điều này cho thấy, trong điều kiện xã chưa có hệ thống loa phát thanh, giao thông đi lại khó khăn nên những thông tin về cuộc họp chỉ được thực hiện qua Trưởng xóm và cán bộ HPN sẽ không hiệu quả. Bên cạnh đó, 25% số người không tham gia vì họ nghĩ đó là công việc của


chính quyền. Đáng chú ý hơn cả là 50% số người không tham gia nêu lý do là họ bận chứng tỏ công tác tổ chức cuộc họp về thời gian và địa điểm chưa phù hợp hoặc họ thờ ơ với các cuộc họp.

Hộp 4.2: Sự thờ ơ của người dân với cuộc họp xác định nhu cầu

Hộp 4.2: Lý do người dân thờ ơ với cuộc họp xác định nhu cầu

“Thấy được mời đi họp, tôi cũng đi để xem dự án sẽ cho chúng tôi những gì?”

Bà Bùi Thị Xây, 44 tuổi, xóm Khi “Bao nhiêu dự án rồi, gia đình tôi cần hỗ trợ mua con trâu để nuôi mà chưa được giải quyết”

Bà Bùi Thị Nưng, 48 tuổi, xóm Tà

Rò ràng, trong cuộc họp xác định nhu cầu, nhiều người dân chưa có động lực tham gia và phát biểu ý kiến. Nguyên nhân do những dự án trước không quan tâm tới nhu cầu của họ; hoặc họ đi họp chỉ để quan tâm về những gì dự án hỗ trợ.


4.3.2 Xếp hạng ưu tiên các nhu cầu

Hình 4.10: Lý do người dân không tham gia xếp hạng các nhu cầu ưu tiên


33,3%

Chính quyền tự xếp hạng

Không quan tâm


Không được yêu cầu

55,6%

11,1%

Mặc dù nguồn vốn được phân bổ về các xóm và dự án có hướng dẫn xếp hạng các vấn đề ưu tiên của thôn, xóm bằng hình thức bỏ phiếu nhưng điều tra cho kết quả ngược lại: 100% người dân không tham gia vào quá trình xếp hạng các nhu cầu ưu tiên. Lý do người dân đưa ra là: không được yêu cầu (55,6%), không quan tâm (11,1%) và chính quyền tự xếp hạng (33,3%). Rò ràng, người dân không được huy động tham gia vào việc xếp thứ tự các vấn đề ưu tiên.


Có thể giải thích tình trạng này trên ba khía cạnh. Thứ nhất, việc áp đặt Trưởng xóm và Chi hội trưởng Chi HPN chủ trì cuộc họp thôn, xóm là chưa phù hợp bởi những người này có thể sẽ bị sự chỉ đạo từ chính quyền cấp trên. Hơn nữa, chưa hẳn họ là những người có năng lực, tâm huyết, đại diện cho dân và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi, ông Nguyễn Văn Linh, 27 tuổi, cán bộ CF nhận định: “Một trong những khó khăn lớn để tổ chức cuộc họp có sự tham gia là hầu hết các Trưởng xóm có năng lực yếu và kém nhiệt tình”. Thứ hai, cơ chế Trưởng xóm và đại diện BPTX ký vào biên bản cuộc họp thôn đã tạo điều kiện để chính quyền và cán bộ dự án áp đặt ý kiến chủ quan, điều khiển cuộc họp theo mối quan tâm của họ. Thứ ba, việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư đã trao quyền cho BPTX lựa chọn và ra quyết định về những tiểu dự án sẽ được đề xuất của xã.

4.3.3 Lập kế hoạch giải quyết khó khăn/nhu cầu


Các tiểu dự án được hình thành sau khi xác định và xếp hạng các nhu cầu ưu tiên giải quyết. Kế hoạch sơ bộ sẽ được người chủ trì cuộc họp xây dựng dưới sự hướng dẫn của cán bộ CF và BPTX (Phụ lục 9). Trên cơ sở đó, cán bộ CF sẽ lập bản đề xuất của xã dựa trên kế hoạch của các xóm, cụ thể hóa thời gian thực hiện và phương pháp mua sắm, đấu thầu và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.

Hộp 4.3: Công tác lập kế hoạch tại xã


Ông Bùi Văn Thắng, 34 tuổi, Chủ tịch UBND xã Do Nhân kiêm Trưởng BPTX cho biết: Kế hoạch của xã sẽ căn cứ vào nhu cầu của người dân từ các xóm gửi lên. BPTX mà cụ thể là cán bộ CF do huyện cử về sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch để đảm bảo kế hoạch có tính khả thi vì BPTX sẽ phải bảo vệ tính khả thi của các tiểu dự án trước BQLDA huyện. Chẳng hạn, nguồn vốn đầu tư là 2 tỷ đồng, BPTX sẽ xây dựng kế hoạch và đề xuất 30-40 tiểu dự án, để khi trình lên BQLDA huyện một số sẽ bị loại đi là vừa.

Ông Bùi Mạnh Cường, 34 tuổi, trưởng xóm Tà chia sẻ rằng: Sau khi các tiểu dự án về sinh kế và hỗ trợ các hoạt động sản xuất được phê duyệt, ông cùng với cán bộ Chi hội trưởng Chi HPN sẽ thông báo tới người dân trong các cuộc họp, những hộ gia đình đủ điều kiện tham gia mô hình sản xuất nào thì đăng ký.

Như vậy, mặc dù theo hướng dẫn người dân có quyền phân bổ nguồn lực và xây dựng kế hoạch sơ bộ nhưng việc này không được triển khai trong cuộc họp xóm. Còn ở cấp xã, quy trình lập kế hoạch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022