Mô Hình Tập Đoàn Theo Cấu Trúc Công Ty Mẹ Nắm Giữ Vốn (Holding Structure)


2.4.2 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn (Holding Structure)

Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn thường được tổ chức theo liên kết công ty mẹ - công ty con, trung tâm điều hành của tập đoàn được tổ chức tại công ty mẹ. Tuy nhiên trong mô hình này, trung tâm điều hành không can thiệp sâu cào hoạt động của các tổng công ty mà chỉ thực hiện các chức năng định hướng, điều phối những vấn đề quan trọng của cả tập đoàn. Công ty mẹ và các công ty con trong mô hình này đều có tư cách pháp nhân, hoạt động tương đối độc lập về tài chính và kinh doanh. Đặc điểm cốt lõi của mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm vốn là không có sự can thiệp trực tiếp từ công ty mẹ, công ty mẹ chi phối hoặc không chi phối dựa trên tỷ lệ vốn góp. Tùy trường hợp cụ thể (phụ thuộc vào vốn góp của công ty mẹ) mà công ty mẹ có hoặc không có đại diện của mình trong hội đồng quản trị nhưng nhìn chung, quan hệ được thiết lập trên cơ sở đầu tư vốn. Công ty con hoạt động độc lập nhưng nếu không hiệu quả hoặc không phù hợp với lợi ích chung của tập đoàn thì quan hệ có thể chấm dứt bằng việc công ty mẹ rút vốn ở công ty con. Mô hình này phù hợp với những tập đoàn có năng lực tài chính dồi dào, có công ty tài chính hoặc ngân hàng nằm trong công ty mẹ, tuy nhiên trong những năm gần đây việc các quốc gia thực hiện luật chống độc quyền cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình tài chính này. Hiện nay nhiều tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm vốn đã chuyển sang mô hình phù hợp hơn với mô hình tập đoàn đa trung tâm.

Hình 1.2 : Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm vốn


CTC


2.4.3 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm (Multi – divisional)


Đặc điểm nổi bật của mô hình đa trung tâm (còn gọi là cấu trúc hỗn hợp) là sự kết hợp giữa tính chất tập trung quyền lực trong chỉ đạo, điều hành những vấn đè quan trọng và tính chất phân quyền trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hình 1.3: Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm


Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 4

Trung tâm điều hành của tập đoàn được tổ chức tại công ty mẹ với cơ cấu bao gồm hội đồng quản trị và các phòng ban chức năng phụ trách những vấn đề quan trọng như chiến lược, điều phối các hoạt động chung của cả tập đoàn. Các công ty con được phân quyền khá lớn, hoạt động tương đối độc lập về tài chính, kinh doanh và chịu sự giám sát của các phòng ban chức năng. Như vậy mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm một mặt tạo tính thống nhất, tập trung trong việc thực hiện chiến lược phát triển tổng thể, định hướng phát triển chung của cả tập đoàn, mặt


khác vẫn đảm bảo được tính độc lập trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các công ty con.

Với đặc điểm vừa đảm bảo tính tập trung, vừa đảm bảo phân quyền một cách khoa học, phù hợp, mô hình tập đoàn đa trung tâm có thể phát huy thế mạnh về vốn, thị trường, tiềm lực công nghệ…đồng thời khai thác được tính độc lập, linh hoạt, chủ động của các công ty con. Cấp lãnh đạo cao nhất của tập đoàn chỉ tập trung vào những quyết định chiến lược, dài hạn, các hoạt động kinh doanh cụ thể được phân quyền cho các công ty con chủ động thực hiện. Với những lợi thế đó, mô hình này hiện được nhiều các tập đoàn trên thế giới áp dụng và trở nên rất phổ biến hiện nay.

2.5. Căn cứ theo quan hệ đầu tư


Ngoài những mô hình chủ yếu của các tập đoàn kinh tế dưới góc độ mô hình tổ chức và cơ chế quản lý, nhìn nhận dưới góc độ sở hữu, cơ chế đầu tư, quản lý vốn, quan hệ công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn có thể phân loại theo 3 hình thức với đặc điểm cụ thể:

2.5.1 Quan hệ đầu tư xuôi


Quan hệ đầu tư xuôi là quan hệ đầu tư mà trong đó công ty mẹ đầu tư vào công ty con, quan hệ đầu tư này có thể kéo dài theo chuỗi tương ứng với mô hình tổ chức của mỗi tập đoàn. Quan hệ đầu tư xuôi gồm hai loại loại. Thứ nhất, công ty mẹ đầu tư vào công ty con trực tiếp (công ty con cấp 1), công ty này tiếp tục đầu tư vào vào công ty con cấp 2…; Thứ hai, công ty mẹ vừa đầu tư vào công ty con cấp 1, vừa đầu tư vào công ty con cấp 2 (không thuộc cấp dưới trực tiếp). Đặc điểm nổi bật của quan hệ đầu tư xuôi là sự chi phối trực tiếp của công ty cấp trên (công ty đầu tư) với công ty cấp dưới (công ty nhận đầu tư), với thứ bậc được phân định khá rõ ràng, mối liên hệ khá chặt chẽ và công ty mẹ có thể kiểm soát chặt toàn bộ hoạt động của tập đoàn. Đây là dạng đơn giản trong cấu trúc tài chính của tập đoàn, trên thực tế, mối quan hệ này thường đa dạng và phức tạp hơn.

2.5.2 Quan hệ đầu tư ngang


Ngoài quan hệ đầu tư xuôi vốn là đặc trưng của môi liên kết tài chính trong mỗi tập đoàn, quan hệ đầu tư ngang của các công ty con cùng cấp tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn, đồng thời hạn chế việc các công ty bên ngoài kiểm soát các công ty thành viên. Đặc điểm của quan hệ đầu tư ngang là một công ty con có thể trở thành công ty mẹ của một công ty đồng cấp, hoặc cũng có thể trở thành công ty con của cả công ty mẹ và công ty đồng cấp, tạo mối liên kết và kiểm soát nhiều chiều trong nội bộ tập đoàn.

2.5.3 Quan hệ đầu tư chéo, ngược


Bên cạnh quan hệ đầu tư xuôi, đầu tư ngang, quan hệ đầu tư ngược, đầu tư chéo phản ánh trình độ phát triển của các tổ chức tài chính và mối quan hệ đan xen của các hình thức sở hữu. Biểu hiện của quan hệ đầu tư ngược là công ty cấp dưới có thể đầu tư trở lại đối với công ty cấp trên trực tiếp (công ty mẹ) hoặc công ty cùng cấp với công ty mẹ trực tiếp, chẳng hạn một công ty con cấp 3 có thể đầu tư trở lại đối với công ty mẹ trực tiếp (cấp 2) hoặc đầu tư đối với công ty cấp 2 khác cùng cấp với công ty mẹ. Đầu tư chéo biểu hiện bằng việc một công ty không chỉ đầu tư đối cới công ty con trực tiếp mà có thể đầu tư đối với công ty con của một công ty cùng cấp khác, chẳng hạn công ty cấp 2 đầu tư đối với công ty cấp 3 trực tiếp và có thể đầu tư đối với công ty cấp 3 không trực tiếp (công ty này thuộc cấp dưới trực tiếp của một công ty cấp 2 đồng cấp).

Hình 1.4. Mối quan hệ đầu tư trong tập đoàn kinh tế


Chú thích:


Quan hệ đầu tư xuôi Quan hệ đầu tư ngược


Quan hệ đầu tư ngang Quan hệ đầu tư chéo Quan hệ đầu tư vượt cấp

Về mặt lý thuyết, các quan hệ đầu tư có thể phân định dưới 3 hình thức nêu trên nhưng trên thực tế, ít có tập đoàn kinh tế nào áp dụng cứng nhắc một trong các hình thức đó, quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở lợi ích giữa các thành viên và lợi ích chung của cả tập đoàn. Với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính, các tập đoàn hiện nay thường áp dụng cả 3 hình thức quan hệ nêu trên, tạo nên một mối quan hệ đầu tư đan xen với cấu trúc sở hữu hỗn hợp. Công ty mẹ đầu tư, chi phối các công ty con trực tiếp (cấp 1), đồng thời cũng kiểm soát một số các công ty con tiếp theo (cấp 2); các công ty con cùng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau; Công ty con đầu tư xuôi đối với các công ty cấp dưới trực tiếp hoặc chéo đối với công ty cấp dưới không trực tiếp; công ty con đầu tư ngược trở lại đối với công ty cấp trên trực tiếp hoặc không trực tiếp.‌

Kết quả của các quan hệ đầu tư đan xen là các công ty có mối quan hệ chặt chẽ trên cơ sở đầu tư vốn. Mỗi công ty trong tập đoàn có thể chịu sự chi phối của một hoặc một số công ty khác đồng thời cũng có thể chi phối một số công ty nào đó. Một công ty cụ thể có thể vừa là công ty mẹ, vừa là công ty con, vừa đi đầu tư, vừa nhận đầu tư, kể cả đối với công ty mẹ của mội tập đoàn. Sự phát triển cao độ của thị trường tài chính và mối quan hệ đan xen có thể tạo ra những công ty mẹ của tập đoàn là công ty con, chịu sự chi phối của một số công ty khác. Mô hình này được gọi là tập đoàn trong tập đoàn.

3. Con đường và xu hướng hình thành các tập đoàn kinh tế


3.1. Điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế


Là tổ hợp kinh doanh quy mô lớn, tập đoàn kinh tế là kết quả của tích tụ, tập trung sản xuất và các liên kết giữa các pháp nhân. Vì vậy, tập đoàn kinh tế được hình thành và phát triển trong những điều kiện nhất định.


3.1.1 Điều kiện từ môi trường


3.1.1.1 Trình độ xã hội hóa sản xuất:


Lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định đòi hỏi các quan hệ sản xuất phải được xã hội hóa. Xã hội hóa sản xuất một mặt phản ánh sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất, đồng thòi tạo điều kiện để mỗi doanh nghiệp đa dạng hóa sở hữu, mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh, tăng cường hợp tác dưới nhiều hình thức. Sản xuất được xã hội mạnh mẽ thúc đẩy cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh có tác động trở lại, làm cho xã hội hóa sản xuất đạt trình độ cao hơn. Với điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp cần tạo lập các liên kết kinh tế, nâng cao năng lực…từng bước đáp ứng được yêu cầu về vốn, về tập trung sản xuất, về thị trường…,đồng thời đòi hỏi lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, từ đó thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế.

3.1.1.2 Liên kết kinh tế:


Liên kết kinh tế là quá trình vận động khách quan phụ thuộc vào trình độ, phạm vi phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất vào sự phát triển các quan hệ kinh tế của mỗi doanh nghiệp, và lợi ích của các bên tham gia. Có thể nói, tập đoàn kinh tế thực chất là tổ hợp các liên kết kinh tế với tính chất, trình độ, cấp độ của các liên kết phản ánh trình độ các quan hệ sản xuất. Mỗi cấp độ liên kết thường có mô hình kinh doanh tương ứng, liên kết đến một cấp độ nhất định (các chủ thể ngày càng gắn bó trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ lợi ích) đòi hỏi mô hình kinh doanh tương ứng. Như vậy, các liên kết kinh tế là tiền đề để hình thành các tập đoàn kinh tế, các tập đoàn kinh tế ra đời thúc đẩy các liên kết cả ở trình độ, cấp độ và các hình thức biểu hiện.

3.1.1.3 Trình độ phát triển của kinh tế thị trường:


Nền kinh tế thị trường phải đạt đến một trình độ nhất định, các quy luật cơ bản của thị trường cũng như cung cầu, cạnh tranh, giá cả…phải được tôn trọng. Các nguồn lực được phân bổ tối ưu dựa trên nguyên tắc thị trường, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của thị trường trong nước, có sự liên kết chặt chẽ giữa thị trường


trong nước và thị trường quốc tế, từng bước hoàn thiện và đồng bộ hóa các loại thị trường, trước hết là những thị trường chủ yếu như thị trường vốn, lao động, khoa học, công nghệ, bất động sản…Thị trường phát triển đến một trình độ nhất định vừa là các điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế, vừa là yếu tố tác động để chúng từng bước hoàn thiện và phát triển.

3.1.2 Điều kiện từ bản thân các doanh nghiệp


Với con đường phát triển truyền thống, các doanh nghiệp cần đạt trình độ nhất định về vốn, thị phần, năng lực sản xuất, trình độ quản lý. Khi đã đạt đến trình độ cần thiết, điều kiện cần thiết để hình thành các tập đoàn kinh tế là việc thiết lập các liên kết giữa công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên. Quá trình thiết lập liên kết này được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định như tự nguyện, hợp tác cùng có lợi…Đối với các quốc gia lựa chọn con đường hình thành các tập đoàn kinh tế với sự can thiệp mạnh của chính phủ, các điều kiện bên trong của mỗi tập đoàn cần được tính toán kỹ lưỡng, bao gồm quy mô vốn của công ty mẹ và của cả tập đoàn, trình độ tích tụ, tập trung sản xuất của đối tượng lựa chọn, tính chặt chẽ trong các liên kết; số lượng công ty con, tư cách pháp nhân của công ty con…Ngoài ra, các điều kiện về nhân lực, bộ máy quản lý, trình độ quản lý kinh doanh mũi nhọn, trình độ khoa học, công nghệ cũng là những nội dung quan trọng cần xem xét khi hình thành tập đoàn kinh tế.

3.1.3 Điều kiện từ Chính phủ


Chính phủ phải đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường chính trị - xã hội nhằm tạo lập nền tảng cần thiết cho các tập đoàn kinh tế ra đời và hoạt động. Bên cạnh đó, chính phủ cần ban hành các quy định và chính sách liên quan đến hình thành và phát triển các tập đoàn trong từng giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, lựa chọn cơ chế quản lý phù hợp, vừa đảm bảo thực hiện được chức năng quản lý của chủ thể, vừa thúc đẩy các tập đoàn phát triển cũng là điều kiện cần thiết cho mô hình này ra đời và hoạt động. Đối với các quốc gia lựa chọn con đường hình thành tập đoàn kinh tế trên cơ sở tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn sẽ xây dựng cần được lựa chọn kỹ lưỡng, phù hợp với


chiến lược phát triển quốc gia, phát huy được lợi thế của ngành, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

Với những điều kiện nhất định, khi xuất hiện một doanh nghiệp hạt nhân với vai trò công ty mẹ và các doanh nghiệp xung quanh nó, có mối quan hệ dưới nhiều hình thức thì tập đoàn kinh tế ra đời. Khi công ty mẹ duy trì được các mối quan hệ với các doanh nghiệp bao quanh nó bằng các hình thức góp vốn, liên kết, hợp đồng…nghĩa là tập đoàn đang tồn tại. Khi công ty mẹ chấm dứt các quan hệ nêu trên, trong tổ hợp không xuất hiện công ty mẹ khác thì đồng nghĩa với việc phá sản hay giải thể tập đoàn.

3.2. Con đường hình thành các tập đoàn kinh tế


Tập đoàn kinh tế là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, đáp ứng sự phát triển của kinh tế thế giới. Song bên cạnh đó, các tập đoàn còn hình thành nhờ sự hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm rút ngắn thời gian hình thành và phát triển. Có thể khái quát hai con đường chủ yếu hình thành các tập đoàn kinh tế:

Thứ nhất, tập đoàn kinh tế được hình thành bằng con đường truyền thống. Thông qua tích tụ, tập trung vốn, các doanh nghiệp từng bước mở rộng sản xuất, tái đầu tư, mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động, tăng vốn, mở rộng phạm vi… từng bước chiếm lĩnh thị trường. Nhu cầu liên kết trên nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo lợi ích của mỗi doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh hoặc yêu cầu đầu tư lớn mà bản thân mỗi thành viên đơn lẻ không đủ năng lực thực hiện cũng là nhân tố thúc đẩy tập đoàn kinh tế ra đời. Nhìn chung, tập đoàn kinh tế được hình thành theo con đường truyền thống bằng một trong các cách thức sau. Đầu tiên là các doanh nghiệp đang hoạt động kết hợp lại với nhau bằng cách bán cổ phần cho một công ty mới lập (thường gọi là công ty nắm vốn). Công ty này say khi đã thanh toán cho các doanh nghiệp đã bán cổ phần cho mình, trở thành công ty nắm giữ phần vốn của từng doanh nghiệp, tham gia điều hành đối với mỗi doanh nghiệp ở mức độ khác nhau. Công ty nắm vốn trở thành công ty mẹ, các công ty nhận vốn trở thành các công ty con, việc góp vốn trả tiền được thực hiện trên văn bản, do các chủ nhân của các công ty con quyết định với nhau. Thứ hai là một doanh nghiệp có quy mô lớn,

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí