Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Mô Hình Bảo Hiến Ở Việt Nam Do Việt Nam Không Tồn Tại Cơ Quan Bảo Hiến Chuyên Trách Nên Hoạt

hiến được ghi nhận trong Hiến pháp mới, nước ta vẫn duy trì và tiếp tục sử dụng mô hình bảo hiến Quốc hội đã sử dụng trong Hiến pháp 1992 để bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp.

Đặc điểm của mô hình:

Thứ nhất, Việt Nam hiện nay không tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách, không tồn tại hội đồng Hiến pháp, không tồn tại tòa án Hiến pháp và hệ thống tòa án tư pháp cũng không có chức năng bảo hiến. Hiến pháp 2013 đã giao cho Quốc hội là chủ thể trung tâm trong việc thực hiện chức năng bảo hiến. Do là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội kiểm soát và chi phối hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước kể cả hoạt động giám sát Hiến pháp. Quốc hội giám sát, bảo vệ Hiến pháp thông qua những quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định cơ chế bảo hiến Việt Nam là hai cấp, thẩm quyền bảo hiến được trao rất nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban pháp luật thuộc Quốc hội, bộ Tư pháp thuộc chính phủ đều được trao thẩm quyền bảo hiến.

Thứ hai, đối tượng chủ yếu của cơ chế bảo hiến hiện tại hướng đến việc xem xét tính hợp hiến những văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quy định về thẩm quyền đều hướng tới hình thức kiểm tra, giám sát chéo nhau giữa các cơ quan nhà nước chứ không đề cập đến yêu cầu bảo hiến của nhân dân. Quyền yêu cầu xem xét tính hợp hiến của công dân không được đề cập đến trong quy định về bảo hiến hiện nay, nhân dân sẽ đòi quyền lợi ích hợp pháp của mình ở đâu khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các văn bản hay hành vi vi phạm Hiến pháp.

Thứ ba, trình tự thủ tục của cơ chế bảo hiến hiện tại không rõ ràng khi không tồn tại quy định nào về cách thức tiến hành hoạt động bảo hiến của cơ quan nhà nước, không có sự công khai, thống nhất khi tiến hành bảo vệ Hiến pháp. Trong điều kiện phát triển và hội nhập hiện nay đòi hỏi cần

tồn tại những quy định về trình tự, thủ tục bảo hiến để các cơ quan, cá nhân và tổ chức có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ bảo hiến.

Thứ tư, Quốc hội đóng vai trò trung tâm trong cơ chế bảo hiến hiện nay. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao mọi hoạt động giám sát thi hành pháp luật, các cơ quan được phân công có nhiệm vụ thực hiện thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy quy định số lượng lớn cơ quan thực hiện bảo vệ Hiến pháp nhưng lại không có cơ quan chuyên trách thực hiện quyền bảo hiến, rà soát tính hợp hiến. Ngay cả Quốc hội cũng chỉ mang tính tham vấn trong vấn đề bảo hiến chứ không đi vào thực tiễn hoạt động bảo vệ Hiến pháp.

Lịch sử lập hiến Việt Nam tính từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp mới 2013 đã trải qua 67 năm với 5 bản Hiến pháp thành văn, tư tưởng lập hiến đã sự thay đổi tiến bộ theo thời gian, bản Hiến pháp sau kế thừa đầy đủ tinh hoa của các bản Hiến pháp trước. Mô hình bảo hiến Quốc hội được xây dựng từ bản Hiến pháp 1959 đến bản Hiến pháp mới nhất năm 2013, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, dưới tác động các yếu tố pháp luật. Cho dù đã có sự thay đổi trong nhận thức bảo vệ Hiến pháp nhưng là vẫn chưa đủ để có thể tiến hành xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách. Đa phần nhân dân vẫn chưa tìm hiểu đầy đủ về yêu cầu phải có Hiến pháp trong xã hội hiện tại. Đồng thời, các quy định pháp luật hiện đều quy định cơ chế kiểm tra, giám sát làm trọng tâm trong hoạt động bảo hiến. Bộ máy nhà nước vẫn tin tưởng vào cơ chế hiện hành, sử dụng việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội vào Hiến pháp. Cho dù, cơ chế bảo hiến hiện tại đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế chưa tạo thành vị thế xứng đáng cũng như không hiệu quả trong hoạt động Hiến pháp.

Thứ hai, việc không xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách nhằm hướng tới việc ổn định lợi ích chính trị, ổn định xã hội, tránh những sự thay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

đổi trong cơ chế kiểm soát quyền lực, Quốc hội đã không thông qua mô hình bảo hiến chuyên trách trong Hiến pháp mới năm 2013. Việt Nam hiện nay thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo với toàn bộ hoạt động nhà nước, mọi thay đổi trong hệ thống các cơ quan nhà nước đều phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quyền lực của Quốc hội hay nhân dân. Mô hình cơ quan bảo hiến Quốc hội đảm bảo đầy đủ những yêu cầu trên, lợi ích chính trị cũng như quyền lực của Quốc hội vẫn được đảm bảo. Xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách sẽ khiến cơ chế quyền lực thống nhất hiện nay có sự ảnh hưởng khi tồn tại cơ quan có thể thực hiện một phần nào đó chức năng giám sát hoạt động của Quốc hội.

Thứ ba, do sự ảnh hưởng mô hình bảo hiến của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng nhất định bởi truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, áp dụng một cách tương đối máy móc va rập khuôn làm hạn chế rất nhiều con đường xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách. Định hướng không có nghĩa là buộc phải tuân thủ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi pháp luật xã hội chủ nghĩa đã không còn phù hợp thì cần mạnh dạn thay đổi sao cho phù hợp với xu hướng thời đại mà không làm mất đi bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách là yêu cầu tất yếu của hoàn thiện hệ thống pháp luật đất nước và hội nhập toàn cầu hiện nay.

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 7

Thứ tư, thời điểm lịch sử khi ban hành các bản Hiến pháp ảnh hưởng đến mô hình bảo hiến được lựa chọn, các bản Hiến pháp trước năm 1992 khi xây dựng đều trong những hoàn cảnh đặc thù khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, bị chiến tranh tàn phá, bước đầu xây dựng đất nước. Khi đó, điều kiện và nền tảng để hoàn thiện cơ chế bảo hiến là chưa đủ, Hiến pháp cũng chưa có được giá trị pháp lý cao nhất nên khó có thể đòi hỏi cơ chế bảo hiến hiệu quả. Đến Hiến pháp 1992, Hiến pháp của thời kỳ mở cửa lại quá tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế mà quên đi những yêu cầu về hệ thống pháp luật gây lên việc vẫn sử dụng cơ chế giám sát

không hiệu quả để bảo vệ Hiến pháp. Hiến pháp 2013 được xây dựng vào thời nền kinh tế vẫn đang suy thoái, các chế định mới chưa đủ sức nặng để đưa vào Hiến pháp mới. Mỗi thời kỳ đều có những nét đặc thù ảnh hưởng đến mô hình bảo hiến, xây dựng mô hình bảo hiến hiệu quả là quá trình đòi hỏi nhiều nguồn lực, thời gian, đúng thời điểm và quyết tâm thay đổi thì mới có thể xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách hoạt động hiệu quả.

2.3. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình bảo hiến ở Việt Nam Do Việt Nam không tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách nên hoạt

động bảo hiến ở nước ta được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra,

giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp.

Với mô hình bảo hiến hiện nay, việc đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện trong toàn bộ những giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Kiểm tra giám sát việc áp dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn.

Trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tính hợp hiến và thống nhất được bảo đảm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành cũng như nội dung và hình thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến đối với văn bản pháp luật giai đoạn này đuợc giao cho nhiều đơn vị phối hợp thực hiện. Quy trình lập pháp thường được xây dựng theo trình tự thủ tục khép kín, được các cơ quan tham gia có trách nhiệm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, dưới những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, với sự tác động của yếu tố ngoại cảnh, mỗi dự án xây dựng văn bản quy phạm thuờng trải qua rất nhiều giai đoạn và mang những hạn chế nhất định. Những văn bản

pháp luật của từng lĩnh vực vẫn mang tính chồng chéo lẫn nhau, mâu thuẫn giữa những văn bản có cùng giá trị pháp lý và kể cả những văn bản quy phạm có giá trị pháp lý thấp hơn cũng không đảm bảo tính thống nhất với văn bản quy phạm có giá trị pháp lý cao hơn như nghị định trái luật, thông tư trái nghị định, những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên không được cơ quan nhà nuớc cấp dưới lấy làm tiêu chuẩn để ban hành văn bản quy phạm. Những văn bản quy phạm còn ban hành thiếu tính thực tế, cụ thể, chỉ dừng lại ở vấn đề đưa khung pháp lý đồng thời là sự hạn chế nhất định trong việc đưa ra văn bản giải thích pháp luật, hướng dẫn thi hành tạo ra những cách hiểu sai lầm khi áp dụng và thực tiễn.

Sau khi kiểm tra tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật ở giai đoạn xây dựng văn bản pháp luật thì đến giai đoạn ban hành văn bản quy phạm vào thực tiễn cụ thể vẫn có những điểm vuớng mắc nhất định. Quy định được xây dựng trên nền tảng lý thuyết bao giờ cũng sẽ thiếu tính thực tiễn ở một phần nào đó. Vậy nên, khi văn bản ban hành vẫn cần sự giám sát kiểm tra hiệu lực của văn bản nhằm có những điều chính thực sự phù hợp với thực tế xã hội. Bên cạnh hoạt động giám sát, kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm, pháp luật quy định những hoạt động Hiến pháp khác như: giải thích Hiến pháp pháp luật, bảo đảm cho quy định của Hiến pháp được hiểu và áp dụng đúng đắn, thống nhất. Những hoạt động này là thực sự cần thiết nhưng hiện giờ ở nước ta chưa có cơ quan chuyên trách Hiến pháp cụ thể để thực hiện hoạt động tương tự.

Từ sự phân tích quy trình thực hiện bảo vệ Hiến pháp thông qua mô hình bảo hiến Quốc hội có thể nhận thấy: Hiến pháp Việt Nam chưa từng ghi nhận một cơ quan bảo hiến chuyên trách. Việt Nam xây dựng mô hình bảo hiến thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát lấy cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội làm trung tâm. Qua một thời gian áp dụng, mô hình bảo hiến Quốc hội đã thể hiện rõ những ưu, nhược điểm.

2.3.1. Ưu điểm

Mô hình bảo hiến hiện tại là mô hình đặc thù phù hợp có những điểm phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia hiện nay.

Thứ nhất, mô hình dựa trên hoạt động giám sát kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của những văn bản pháp lý được ban hành cũng như trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Mô hình lấy nền tảng là Hiến pháp cùng với sự hoạt động của Quốc hội trong vấn đề kiểm sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Phương thức hoạt động kiểm tra giám sát ở nước ta tương đối cụ thể. Việc giám sát bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật là sự phối hợp giữa nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành. Cơ chế được phân cấp quản lý nhà nước rõ ràng, sự phối hợp được ghi nhận mang tính đồng bộ cao.

Thứ hai, cách thức xây dựng mô hình bảo hiến hiện nay đảm bảo cho nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và giám sát. Quyền lực của Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân vẫn được giữ vững. Những văn bản quy phạm quốc hội ban hành đều được đảm bảo tính pháp lý bởi bản thân cơ quan ban hành. Tính pháp lý của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật cũng đáp ứng yêu cầu của mô hình bảo hiến chuyên trách.

Thứ ba, mô hình bảo hiến hoạt động đã bước đầu tạo ra những nền tảng nhất định, từng bước trong việc xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách trong tương lai. Nền tảng bảo hiến đến từ hoạt động phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và quy trình xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm đầy đủ, chi tiết khiến cơ quan chuyên trách nếu được thành lập sẽ hoạt động một cách hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế

Qua nghiên cứu các bản Hiến pháp và quy định của pháp luật, cũng như hoạt động bảo hiến trên thực tiễn ở Việt Nam có thể khẳng định hoạt động bảo hiến ở nước ta hiện nay còn những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, mô hình bảo hiến Quốc hội không đủ khả năng để ngăn chặn những hành vi vi hiến. Mô hình bảo hiến hiện nay cũng không tồn tại quy định rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm, về thủ tục hay trình tự bảo hiến cụ thể. Tất cả chỉ ở mức ước chừng chứ không có văn bản cụ thể xác định. Tính chất hình thức, không sử dụng Hiến pháp trong hoạt động nảy sinh sự sai lầm trong nhận thức của toàn thể xã hội về cơ chế bảo hiến.

Thứ hai, cơ chế bảo hiến hiện nay Việt Nam, Quốc hội giữ hai vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động bộ máy nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cho nhân dân toàn quốc giữa chức năng lập hiến, lập pháp. Quốc hội giữ vai trò quyết định vận mệnh quốc gia, những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội là cơ quan giữ quyền kiểm sát pháp luật và hoạt động bộ máy nhà nước thông qua cơ chế kiểm tra giám sát tối cao hoạt động nhà nước. Vừa giữ vai trò xây dựng pháp luật vừa giữ vai trò kiểm soát pháp luật khiến cho hoạt động bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội gặp nhiều vấn đề khó khăn. Thực hiện xây dựng văn bản pháp theo định hướng đã thông qua, ban hành có hiệu lực trên thực tế rồi mới phát hiện ra những vấn đề vi hiến thì việc tuyên bố huỷ bỏ một phần hay toàn bộ văn bản pháp luật sẽ không hề dễ dàng. Trên thực tế, chưa có một văn bản quy phạm nào bị tuyên huỷ bộ một phần hay toàn bộ văn bản trái Hiến pháp và luật.

Thứ ba, hoạt động xây dựng pháp luật do Quốc hội tự tiến hành trên cơ chế quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên Quốc hội mang bản chất là cơ quan nhà nước, là chủ thể xây dựng từ những yếu tố con người nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất là sai sót

trong việc thực hiện chức năng lập pháp. Những sai sót trong hoạt động lập pháp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động Hành pháp và Tư pháp. Bộ máy nhà nước thiếu hẳn cơ chế giám sát Quốc hội, ít ra là cơ chế giám sát hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, cần có cơ quan chuyên trách độc lập khác để thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động xây dựng ban hành hành và thực hiện pháp luật. Hiến pháp giao cho Quốc hội quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp, các đạo luật, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật không quy định trách nhiệm phát sinh từ các văn bản vi hiến do Quốc hội ban hành. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan lập hiến, cơ quan lập pháp, cơ quan giám sát tối cao, quyền lực của Quốc hội bao trùm lên toàn bộ hệ thống chính trị, không có sự phân chia rạch ròi với hệ thống pháp luật cũng như Hiến pháp. Sự chồng chéo, đan xen và mâu thuẫn về quyền hạn luôn diễn ra khi đặt vị trí của Quốc hội rất cao trong hệ thống chính trị. Quốc hội giữ rất nhiều những quyền năng quan trọng nhưng lại không thể thực hiện tốt và đầy đủ những quyền năng đó. Bên cạnh đó, hoạt động của Quốc hội là những hoạt động của đại biểu kiêm nhiệm, hoạt động theo nhiệm kỳ, giữ chức vụ nhất định trong hệ thống bộ máy nhà nuớc, đa phần làm việc ở địa phương, bị tác động bởi các ngành quyền lực hành pháp và lập pháp.

Đồng thời, hoạt động giải thích pháp luật của Quốc hội, nhiệm vụ của Uỷ ban Thuờng vụ Quốc hội chưa được chú trọng thực hiện. Đặc biệt là vấn đề giải thích quy định Hiến pháp. Hiến pháp chưa mang lại sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật. Hiến pháp khi xây dựng còn nhiều vấn đề chưa được chú trọng và làm sáng tỏ. Nhiệm vụ giải thích Hiến pháp cần được giao cho cơ quan chuyên trách liên quan đến Hiến pháp thực hiện là đảm bảo tính hiệu quả.

Thứ tư, hệ thống kiểm tra, giám sát hiện nay tồn tại nhiều chủ thể; nhiều tầng giám sát làm hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đồng thời giảm đi tính pháp lý, tính hiệu lực của các họat động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023